1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thaptothanh

    thaptothanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả các bạn !.
    Rất vui khi thấy rất nhiều bạn tham gia vào chủ đề này.
    Làm thế nào để phát triển kinh tế QB thì còn nhiều chuyện để nói. Và các bạn cũng đã có nhiều bài viết rất hay.
    Theo tôi để phát triển bất cứ lĩnh vực gì yếu tố con người đều rất quan trọng. QB mình không thiếu người giỏi. Tuy nhiên rất nhiều người sau khi đi học ở các trung tâm lớn đều tìm cách ở lại để tìm việc làm mà chẳng thiết tha gì quay về quê hương. Và đến bây giờ tỉnh mình còn thiếu rất nhiều cán bộ giỏi. Nguyên nhân có thể do QB ta chưa có chế độ thu hút nhân tài và đãi ngộ một cách xứng đáng. Và khi người trong tỉnh cũng chưa muốn về thì làm sao mà những người ở nơi khác có thể đến được. Đây một phần do bộ máy của chúng ta còn hơi yếu nhưng cái chính vẫn nằm ở mỗi người.
    Là một sinh viên đang đi học xa nhà tôi rất hy vọng ngày càng có càng nhiều người con_ sau một thời gian đi xa _ trở về với quê hương để cùng góp phần vào công cuộc xây dựng QB ta ngày càng giàu đẹp. Mong QB sớm thoát khỏi danh xưng " một trong những tỉnh nghèo nhất nước".
    Qua diễn đàn này tôi cũng rất mong được làm quen với tất cả tất cả các bạn. Những người con QB và những người ở những nơi khác. Chúc các bạn luôn thành công và hạnh phúc !.
  2. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Cũng là có nhiều tiềm năng. Vẫn là du lịch. Rõ ràng là có nhiều người tài. Nhưng chẳng chịu về quê hương...
  3. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Cũng là có nhiều tiềm năng. Vẫn là du lịch. Rõ ràng là có nhiều người tài. Nhưng chẳng chịu về quê hương...
  4. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Phong Nha: Đánh thức vẫn chưa dậy!

    (VietNamNet) - Phong Nha vẫn được ví như kho báu để quên trong rừng. Phong Nha ơi, bao giờ mới thực sự thức dậy để làm giàu cho vùng đất Quảng Bình?
    Động Phong Nha nằm trên địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Cái nơi vốn bị coi là ''''chó ăn đá gà ăn sỏi'''' ấy lại khiến không ít du khách vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp tuyệt vời của miền sơn cước. Đồi núi nhấp nhô và những thửa xuộng bậc thang uốn lượn theo dòng sông xanh biếc. Làng quê yên bình nằm dưới lùm tre thấp thoáng những mái nhà nâu đỏ bên dòng sông Son. Những o thôn nữ giặt giũ bên bến nước...
    Nhưng vẻ đẹp mỹ miều của kỳ quan Phong Nha và thiên nhiên hữu tình ở Sơn Trạch chưa thực sự ''''đẻ trứng vàng'''' cho Quảng Bình?
    Thừa ánh sáng điện...
    Phong Nha được UNESCO công nhận là hang động nước có thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất thế giới thật không ngoa. Vô số những khối thạch nhũ đủ hình thù uyển chuyển đua nhau soi mình trong dòng nước trong xanh. Hai hàng cột thạch nhũ xen nhau xếp bên vách động mà không cột nào giống cột nào. Rừng cột chôn mình dưới làn nước sâu 6 - 7m, thành dãy đền lung linh bí ẩn như 1 toà thuỷ cung nguy nga tráng lệ. Ở đây có khối thạch nhũ Đại Kim chuông (vì gõ nhẹ vào sẽ có tiếng chuông ngân âm vang), cũng là khối thạch nhũ lớn thứ 2 Đông Nam Á, khối Tóc tiên dài đến 24m lóng lánh ánh kim tuyến...''''.
    Điều đáng tiếc là hệ thống ánh sáng xanh xanh đỏ đỏ như đèn sân khấu hiện đang sử dụng trong hang động Phong Nha khiến du khách cảm thấy như đang lạc vào động của một cô đồng nào đó. Chúng làm cho vẻ đẹp lóng lánh tự nhiên của thạch nhũ bị nhạt nhoà. Anh Thiết - một hướng dẫn viên khẳng định: '''' Phải có hệ thống ánh sáng thật tinh tế mới có thể tôn vinh được vẻ đẹp của thạch nhũ từ những mái vòm cao đến 50m''''.
    Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch văn hoá và sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết: Một dự án cải tạo ánh sáng trong hang động lớn nhất từ trước tới nay dành cho Phong Nha sắp được khởi động và sẽ hoàn tất trước khi năm 2004 kết thúc. Dự án này sẽ tránh lạm dụng ánh sáng màu nhằm tôn vẻ tự nhiên của thạch nhũ.
    Thiếu nơi tế nhị...Đang thăm động, tôi chợt bắt gặp vẻ mặt ''''day dứt'''' của anh bạn đi cùng, tôi băn khoăn: "Không hiểu ông này cứ lao vào những ngách đá tối tối để tìm cái gì". Chết thật, thì ra trong hang động không hề có một... nhà vệ sinh nào. Vấn đề vô cùng tế nhị nhưng lại vô cùng thiết yếu, nhất là để đảm bảo vệ sinh cho Phong Nha.
    Để thăm hết động nước bằng đường bộ phải mất khoảng 45 phút, động khô phải leo hơn 400 bậc xi măng và cũng phải mất chừng ấy thời gian nữa mới xem hết. Ở đây chỉ có 1 nhà vệ sinh ở cửa động khô và 1 nhà vệ sinh ở chân động khô, gần cửa động nước. Tuy nhiên hành trình của khách lại đi thẳng từ bến thuyền xuất phát (Trung tâm xã Sơn Trạch) vào động nước hết khoảng hơn 1 giờ rồi mới ra bến thuyền đến để lên động khô. Rủi thay có vị khách nào... yếu thận chỉ có cách tìm cái cột thạch nhũ nào ''''khuất khuất''''.
    Nằm bên di sản vẫn nghèo!
    Thăm xong Động Tiên Sơn (Động khô) trở ra, mới 3h chiều, thấy những người bán hàng đã lục đục thu dọn ''''đồ nghề''''. Hàng hoá cũng chỉ mấy lon nước ngọt, vài quả trứng luộc, mấy quả xoài, chai bia. ''''Nếu là ngày lễ, Tết, khách đông thì mới bán muộn, còn bình thường thì họ chỉ dọn hàng từ 9h sáng tới 3h chiều'''', Thiết nói.
    Lúc đi xuống bến thuyền chúng tôi gặp 1 thằng nhóc vác bao tải phăm phăm đi lên động Khô, hỏi xem nó mang con thú hay củ gì đi bán thì nó nói ''''Đi nhặt loong bia''''. "Kiếm được bao nhiêu tiền?" - "Một ngày được khoảng 3-4 ngàn". "Thế thôi à?" Nó nói ngay: ''''Cho cháu xin 1 ngàn''''.
    Xã Sơn Trạch có hơn 10.000 khẩu vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông. Cả đội thuyền Phong Nha có 252 chiếc do các hộ dân sở hữu. Mỗi chuyến chở khách vào ra họ được 100 ngàn đồng. Mức thu nhập như vậy không cao bởi nếu có cố gắng thì 1 đò trong 1 ngày cũng chỉ được 2 chuyến khách là nhiều. Nhưng số 252 hộ có đò chưa thấm là bao so với con số hơn 1.000 hộ dân Sơn Trạch. Mà trông chờ thu nhập vào khách du lịch thì thất thường. Nằm trên báu vật nhưng những người Quảng Bình chưa hết lam lũ, di sản chưa mang lại một đời sống ấm no cho họ như vốn dĩ nó phải thế.
    Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, họ đang tập trung quy hoạch lại bãi bến thuyền, bãi xe, nhà đón tiếp. Ông Đặng Đông Hà cũng cho biết, hiện Phong Nha mới khai thác du lịch được một phần nhỏ là Động Khô và Động Nước, còn mảng du lịch rất lớn là du lịch sinh thái thì vẫn như nàng công chúa ngủ yên hàng ngàn năm chưa được ai đánh thức. Điều đó cũng có thể lý giải bởi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứ không thuộc ngành du lịch.
    Khi thám hiểm Phong Nha cách đây hàng chục năm, Các thành viên Hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) cho rằng Phong Nha sẽ là điểm thu hút du khách đông nhất và là nguồn thu ngoại tệ bậc nhất của Quảng Bình. Nhưng Quảng Bình ơi, sao ở trên di sản mà vẫn còn nghèo khó tới chừ?
    Còn một Phong Nha nguyên sơ
    Phong Nha quý hơn hẳn các điểm du lịch khác ở Việt Nam là động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Cư dân nơi đây vẫn nghèo khó và lạc hậu, trẻ con vẫn hồn nhiên cởi truồng chạy theo khách lạ. Những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng. Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần khiết hơn là nhìn nhận du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng đòi hỏi Phong Nha phải biết giữ gìn để thêm hấp dẫn khách du lịch.
    Nhưng đây cũng chính là một nhược điểm của Phong Nha. GS-TS. Nguyễn Quang Mỹ cho rằng, trong cách nhìn và phương án khai thác hang động phục vụ du lịch của Việt Nam, đời sống xã hội - văn hoá của cư dân bản địa chưa được chú trọng.
    Hệ thống hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng chính là nơi cư trú của các tộc người thiểu số từ lâu đời với nhóm người Rục, ARem, Mã Liềng thuộc tộc người Chứt. Những tộc người này vẫn còn giữ nguyên vẹn các lễ hội dân tộc: lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới, lễ rằm tháng ba... Các điệu hát sắc bùa, hát dân ca, các tập tục văn hoá phong phú và lạ.
    Mỗi tộc người này có một nền văn hoá riêng rất độc đáo và quý giá có thể khai thác phục vụ du lịch. Như vậy, tại sao Quảng Bình chưa tổ chức thêm các nhà trưng bày các mẫu vật quý về rừng nguyên sinh Kẻ Bàng cũng như giới thiệu về các dân tộc nơi đây. Đặc biệt là những tư liệu về người Rục (người Arem) - một tộc người thiểu số còn giữ lại rất nhiều những đặc điểm sinh hoạt của người nguyên thuỷ mà chỉ còn duy nhất ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
    ...Ra bãi xe, chúng tôi đã thấy anh chàng thợ chụp hình đứng đợi. Vì mang theo máy ảnh nên chỉ chụp 2 tấm hình. Giá 6 ngàn 1 tấm. Tìm mãi không có tờ 2000. Anh thợ ảnh cười: ''Kỷ niệm ảnh chị". Tôi biết, cả ngày hôm ấy anh đi theo đoàn chúng tôi và cũng chỉ chụp được khoảng chục tấm ảnh mà thôi.
    Những người chèo đò cho đoàn chúng tôi nhịn cả cơm trưa theo khách và đợi hết nửa ngày dưới chân động Phong Nha mà không đòi thêm tiền lấy 1 xu. Tôi chợt nhớ lại cảnh cò cưa với khách đòi bằng được tiền bồi dưỡng riêng cho chủ đò ở chùa Hương.
    Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn còn quá hoang sơ. Sự hoang sơ cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Đáng yêu nhưng bùi ngùi!
    "Di sản mà chỉ có thế thôi à?"
    Nếu ai đã nghe nhiều về Phong Nha nhưng sau khi tham quan hết hành trình của chiếc vé mới thốt lên ''''Di sản thế giới mà chỉ có thế thôi à?''''.
    Không! Không chỉ có vậy.
    Ít ai biết rằng động Phong Nha còn có thể nói là ghi dấu tích cuối cùng của người Chăm ra phía Bắc. Sách Phổ thông Việt Nam thắng cảnh tập I, xuất bản năm 1978 còn ghi lại: Ngay cửa động là chân của 1 pho tượng Chàm bằng đá đã đổ từ bao giờ, có lẽ là di tích đầu tiên của nền văn hoá Chàm mà ta gặp trên đường đi từ Bắc vào Nam báo trước một sêri di tích quý báu của người Chăm tiếp theo vào phía Nam. Sâu trong hang động Bi Ký, người ta còn thấy dấu tích 1 bàn thờ và những chữ Chăm khắc lên vách đá. Anh Thiết cho biết ngày xưa có 1 tượng đá trên bàn thờ, có hình chữ ''''Vạn'''' trước ngực nhưng đã bị đổ xuống sông từ lúc nào.
    Từ xa trên thuyền nhìn vào cửa động thấp lè tè nhưng tới nơi mới biết nó cao tới gần 10m, rộng 25m. Từ trên cao nhũ đã toả xuống tua tủa như những chiếc răng lớn gồ ghề. Từ cửa động phát ra tiếng gió lúc ào ào như giông bão lúc lúc lại réo lên như tiếng phì hơi của 1 con quái vật khổng lồ. Đó là tiếng gió từ trong động thổi ra ngoài vì khí lạnh trong động có áp suất cao hơn nhiều so với khí áp bên ngoài trời. Có lẽ vì tiếng gió và những răng kia mà động này được đặt cái tên lạ lùng: Phong Nha?
    Phong Nha - Kẻ Bàng còn là tài nguyên nhiên nhiên vô giá. Nó có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái núi đá của Việt Nam. Rừng Phong Nha Kẻ Bàng có tới 94% là rừng nguyên sinh, nắng không chạm tới đất vì rừng kín đặc.
    Tổng số loài thực vật ở Phong Nha là gần 800 loài, 67 loài thú và 26 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam đặc biệt là Sao la và mang lớn, 15 loài chim có trong sách đỏ Việt Nam, hệ cá đa dạng với 64 loài và cao nhất trong số các khu bảo tồn Việt Nam.
    Sự đa dạng sinh học của khu Phong Nha - Kẻ Bàng được quyết định bởi sự đa dạng về sình cảnh: Núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung lũng, sinh cảnh hang động mà các nơi khác không thể nào có được.
    Những cây chò nơi đây còn lớn hơn cả Cúc Phương, nhưng chẳng mấy ai biết tới và các học sinh Việt Nam vẫn ngày đêm ra rả theo sách giáo hoa rằng cây chò chỉ ở rừng Cúc Phương là cây chò lớn nhất Việt Nam.
    Phong Nha còn mang trên mình tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Khoảng 3km đường dọc theo bờ sông Son, trong đó có bến phà Nguyễn Văn Trỗi (cách cửa động Phong Nha 800m) là một điểm rất ác liệt trong chiến tranh. Nơi đây hoàn toàn có thể mở ra thành 1 tuyến du lịch nhỏ cho du khách. Rồi có thể đi thăm lại hang ''''Tám cô'''', nơi 8 cô gái Thanh niên xung phong hy sinh khi chưa đầy 20 tuổi.
    Nơi đây hội tụ đầy đủ những giá trị về thẩm mĩ, cảnh quan, địa chất, văn hoá, lịch sử, sinh học... duy nhất ở Việt Nam. Thế nhưng phần lớn du khách đã tới đây chỉ biết đến Phong Nha qua hang động đi khoảng hơn 1 giờ đã hết.
    Ông Phan Lâm Phương- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trong hội nghị thu hút đầu tư của tỉnh đã khẳng định với VietNamNet, thời gian tới tỉnh này sẽ chú trọng phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá di sản thiên thiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng như tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu du lịch trọng điểm.
    Về Hà Nội, hay tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ Đức vừa cam kết tài trợ trên 13 triệu USD vốn ODA cho Dự án Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hy vọng rằng người dân nơi đây sẽ không chỉ được biết đến số tiền trên qua báo chí.
    Phong Nha vẫn được ví như 1 kho báu để quên trong rừng. Phong Nha ơi, bao giờ mới mở cửa ra? Công bằng mà nói, Quảng Bình chưa tạo được trước mắt du khách một Phong Nha tuyệt đẹp và vô cùng quý giá như chính cái danh hiệu của nó: Di sản.
  5. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Phong Nha: Đánh thức vẫn chưa dậy!

    (VietNamNet) - Phong Nha vẫn được ví như kho báu để quên trong rừng. Phong Nha ơi, bao giờ mới thực sự thức dậy để làm giàu cho vùng đất Quảng Bình?
    Động Phong Nha nằm trên địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Cái nơi vốn bị coi là ''''chó ăn đá gà ăn sỏi'''' ấy lại khiến không ít du khách vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp tuyệt vời của miền sơn cước. Đồi núi nhấp nhô và những thửa xuộng bậc thang uốn lượn theo dòng sông xanh biếc. Làng quê yên bình nằm dưới lùm tre thấp thoáng những mái nhà nâu đỏ bên dòng sông Son. Những o thôn nữ giặt giũ bên bến nước...
    Nhưng vẻ đẹp mỹ miều của kỳ quan Phong Nha và thiên nhiên hữu tình ở Sơn Trạch chưa thực sự ''''đẻ trứng vàng'''' cho Quảng Bình?
    Thừa ánh sáng điện...
    Phong Nha được UNESCO công nhận là hang động nước có thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất thế giới thật không ngoa. Vô số những khối thạch nhũ đủ hình thù uyển chuyển đua nhau soi mình trong dòng nước trong xanh. Hai hàng cột thạch nhũ xen nhau xếp bên vách động mà không cột nào giống cột nào. Rừng cột chôn mình dưới làn nước sâu 6 - 7m, thành dãy đền lung linh bí ẩn như 1 toà thuỷ cung nguy nga tráng lệ. Ở đây có khối thạch nhũ Đại Kim chuông (vì gõ nhẹ vào sẽ có tiếng chuông ngân âm vang), cũng là khối thạch nhũ lớn thứ 2 Đông Nam Á, khối Tóc tiên dài đến 24m lóng lánh ánh kim tuyến...''''.
    Điều đáng tiếc là hệ thống ánh sáng xanh xanh đỏ đỏ như đèn sân khấu hiện đang sử dụng trong hang động Phong Nha khiến du khách cảm thấy như đang lạc vào động của một cô đồng nào đó. Chúng làm cho vẻ đẹp lóng lánh tự nhiên của thạch nhũ bị nhạt nhoà. Anh Thiết - một hướng dẫn viên khẳng định: '''' Phải có hệ thống ánh sáng thật tinh tế mới có thể tôn vinh được vẻ đẹp của thạch nhũ từ những mái vòm cao đến 50m''''.
    Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch văn hoá và sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết: Một dự án cải tạo ánh sáng trong hang động lớn nhất từ trước tới nay dành cho Phong Nha sắp được khởi động và sẽ hoàn tất trước khi năm 2004 kết thúc. Dự án này sẽ tránh lạm dụng ánh sáng màu nhằm tôn vẻ tự nhiên của thạch nhũ.
    Thiếu nơi tế nhị...Đang thăm động, tôi chợt bắt gặp vẻ mặt ''''day dứt'''' của anh bạn đi cùng, tôi băn khoăn: "Không hiểu ông này cứ lao vào những ngách đá tối tối để tìm cái gì". Chết thật, thì ra trong hang động không hề có một... nhà vệ sinh nào. Vấn đề vô cùng tế nhị nhưng lại vô cùng thiết yếu, nhất là để đảm bảo vệ sinh cho Phong Nha.
    Để thăm hết động nước bằng đường bộ phải mất khoảng 45 phút, động khô phải leo hơn 400 bậc xi măng và cũng phải mất chừng ấy thời gian nữa mới xem hết. Ở đây chỉ có 1 nhà vệ sinh ở cửa động khô và 1 nhà vệ sinh ở chân động khô, gần cửa động nước. Tuy nhiên hành trình của khách lại đi thẳng từ bến thuyền xuất phát (Trung tâm xã Sơn Trạch) vào động nước hết khoảng hơn 1 giờ rồi mới ra bến thuyền đến để lên động khô. Rủi thay có vị khách nào... yếu thận chỉ có cách tìm cái cột thạch nhũ nào ''''khuất khuất''''.
    Nằm bên di sản vẫn nghèo!
    Thăm xong Động Tiên Sơn (Động khô) trở ra, mới 3h chiều, thấy những người bán hàng đã lục đục thu dọn ''''đồ nghề''''. Hàng hoá cũng chỉ mấy lon nước ngọt, vài quả trứng luộc, mấy quả xoài, chai bia. ''''Nếu là ngày lễ, Tết, khách đông thì mới bán muộn, còn bình thường thì họ chỉ dọn hàng từ 9h sáng tới 3h chiều'''', Thiết nói.
    Lúc đi xuống bến thuyền chúng tôi gặp 1 thằng nhóc vác bao tải phăm phăm đi lên động Khô, hỏi xem nó mang con thú hay củ gì đi bán thì nó nói ''''Đi nhặt loong bia''''. "Kiếm được bao nhiêu tiền?" - "Một ngày được khoảng 3-4 ngàn". "Thế thôi à?" Nó nói ngay: ''''Cho cháu xin 1 ngàn''''.
    Xã Sơn Trạch có hơn 10.000 khẩu vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông. Cả đội thuyền Phong Nha có 252 chiếc do các hộ dân sở hữu. Mỗi chuyến chở khách vào ra họ được 100 ngàn đồng. Mức thu nhập như vậy không cao bởi nếu có cố gắng thì 1 đò trong 1 ngày cũng chỉ được 2 chuyến khách là nhiều. Nhưng số 252 hộ có đò chưa thấm là bao so với con số hơn 1.000 hộ dân Sơn Trạch. Mà trông chờ thu nhập vào khách du lịch thì thất thường. Nằm trên báu vật nhưng những người Quảng Bình chưa hết lam lũ, di sản chưa mang lại một đời sống ấm no cho họ như vốn dĩ nó phải thế.
    Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, họ đang tập trung quy hoạch lại bãi bến thuyền, bãi xe, nhà đón tiếp. Ông Đặng Đông Hà cũng cho biết, hiện Phong Nha mới khai thác du lịch được một phần nhỏ là Động Khô và Động Nước, còn mảng du lịch rất lớn là du lịch sinh thái thì vẫn như nàng công chúa ngủ yên hàng ngàn năm chưa được ai đánh thức. Điều đó cũng có thể lý giải bởi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứ không thuộc ngành du lịch.
    Khi thám hiểm Phong Nha cách đây hàng chục năm, Các thành viên Hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) cho rằng Phong Nha sẽ là điểm thu hút du khách đông nhất và là nguồn thu ngoại tệ bậc nhất của Quảng Bình. Nhưng Quảng Bình ơi, sao ở trên di sản mà vẫn còn nghèo khó tới chừ?
    Còn một Phong Nha nguyên sơ
    Phong Nha quý hơn hẳn các điểm du lịch khác ở Việt Nam là động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Cư dân nơi đây vẫn nghèo khó và lạc hậu, trẻ con vẫn hồn nhiên cởi truồng chạy theo khách lạ. Những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng. Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần khiết hơn là nhìn nhận du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng đòi hỏi Phong Nha phải biết giữ gìn để thêm hấp dẫn khách du lịch.
    Nhưng đây cũng chính là một nhược điểm của Phong Nha. GS-TS. Nguyễn Quang Mỹ cho rằng, trong cách nhìn và phương án khai thác hang động phục vụ du lịch của Việt Nam, đời sống xã hội - văn hoá của cư dân bản địa chưa được chú trọng.
    Hệ thống hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng chính là nơi cư trú của các tộc người thiểu số từ lâu đời với nhóm người Rục, ARem, Mã Liềng thuộc tộc người Chứt. Những tộc người này vẫn còn giữ nguyên vẹn các lễ hội dân tộc: lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới, lễ rằm tháng ba... Các điệu hát sắc bùa, hát dân ca, các tập tục văn hoá phong phú và lạ.
    Mỗi tộc người này có một nền văn hoá riêng rất độc đáo và quý giá có thể khai thác phục vụ du lịch. Như vậy, tại sao Quảng Bình chưa tổ chức thêm các nhà trưng bày các mẫu vật quý về rừng nguyên sinh Kẻ Bàng cũng như giới thiệu về các dân tộc nơi đây. Đặc biệt là những tư liệu về người Rục (người Arem) - một tộc người thiểu số còn giữ lại rất nhiều những đặc điểm sinh hoạt của người nguyên thuỷ mà chỉ còn duy nhất ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
    ...Ra bãi xe, chúng tôi đã thấy anh chàng thợ chụp hình đứng đợi. Vì mang theo máy ảnh nên chỉ chụp 2 tấm hình. Giá 6 ngàn 1 tấm. Tìm mãi không có tờ 2000. Anh thợ ảnh cười: ''Kỷ niệm ảnh chị". Tôi biết, cả ngày hôm ấy anh đi theo đoàn chúng tôi và cũng chỉ chụp được khoảng chục tấm ảnh mà thôi.
    Những người chèo đò cho đoàn chúng tôi nhịn cả cơm trưa theo khách và đợi hết nửa ngày dưới chân động Phong Nha mà không đòi thêm tiền lấy 1 xu. Tôi chợt nhớ lại cảnh cò cưa với khách đòi bằng được tiền bồi dưỡng riêng cho chủ đò ở chùa Hương.
    Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn còn quá hoang sơ. Sự hoang sơ cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Đáng yêu nhưng bùi ngùi!
    "Di sản mà chỉ có thế thôi à?"
    Nếu ai đã nghe nhiều về Phong Nha nhưng sau khi tham quan hết hành trình của chiếc vé mới thốt lên ''''Di sản thế giới mà chỉ có thế thôi à?''''.
    Không! Không chỉ có vậy.
    Ít ai biết rằng động Phong Nha còn có thể nói là ghi dấu tích cuối cùng của người Chăm ra phía Bắc. Sách Phổ thông Việt Nam thắng cảnh tập I, xuất bản năm 1978 còn ghi lại: Ngay cửa động là chân của 1 pho tượng Chàm bằng đá đã đổ từ bao giờ, có lẽ là di tích đầu tiên của nền văn hoá Chàm mà ta gặp trên đường đi từ Bắc vào Nam báo trước một sêri di tích quý báu của người Chăm tiếp theo vào phía Nam. Sâu trong hang động Bi Ký, người ta còn thấy dấu tích 1 bàn thờ và những chữ Chăm khắc lên vách đá. Anh Thiết cho biết ngày xưa có 1 tượng đá trên bàn thờ, có hình chữ ''''Vạn'''' trước ngực nhưng đã bị đổ xuống sông từ lúc nào.
    Từ xa trên thuyền nhìn vào cửa động thấp lè tè nhưng tới nơi mới biết nó cao tới gần 10m, rộng 25m. Từ trên cao nhũ đã toả xuống tua tủa như những chiếc răng lớn gồ ghề. Từ cửa động phát ra tiếng gió lúc ào ào như giông bão lúc lúc lại réo lên như tiếng phì hơi của 1 con quái vật khổng lồ. Đó là tiếng gió từ trong động thổi ra ngoài vì khí lạnh trong động có áp suất cao hơn nhiều so với khí áp bên ngoài trời. Có lẽ vì tiếng gió và những răng kia mà động này được đặt cái tên lạ lùng: Phong Nha?
    Phong Nha - Kẻ Bàng còn là tài nguyên nhiên nhiên vô giá. Nó có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái núi đá của Việt Nam. Rừng Phong Nha Kẻ Bàng có tới 94% là rừng nguyên sinh, nắng không chạm tới đất vì rừng kín đặc.
    Tổng số loài thực vật ở Phong Nha là gần 800 loài, 67 loài thú và 26 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam đặc biệt là Sao la và mang lớn, 15 loài chim có trong sách đỏ Việt Nam, hệ cá đa dạng với 64 loài và cao nhất trong số các khu bảo tồn Việt Nam.
    Sự đa dạng sinh học của khu Phong Nha - Kẻ Bàng được quyết định bởi sự đa dạng về sình cảnh: Núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung lũng, sinh cảnh hang động mà các nơi khác không thể nào có được.
    Những cây chò nơi đây còn lớn hơn cả Cúc Phương, nhưng chẳng mấy ai biết tới và các học sinh Việt Nam vẫn ngày đêm ra rả theo sách giáo hoa rằng cây chò chỉ ở rừng Cúc Phương là cây chò lớn nhất Việt Nam.
    Phong Nha còn mang trên mình tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Khoảng 3km đường dọc theo bờ sông Son, trong đó có bến phà Nguyễn Văn Trỗi (cách cửa động Phong Nha 800m) là một điểm rất ác liệt trong chiến tranh. Nơi đây hoàn toàn có thể mở ra thành 1 tuyến du lịch nhỏ cho du khách. Rồi có thể đi thăm lại hang ''''Tám cô'''', nơi 8 cô gái Thanh niên xung phong hy sinh khi chưa đầy 20 tuổi.
    Nơi đây hội tụ đầy đủ những giá trị về thẩm mĩ, cảnh quan, địa chất, văn hoá, lịch sử, sinh học... duy nhất ở Việt Nam. Thế nhưng phần lớn du khách đã tới đây chỉ biết đến Phong Nha qua hang động đi khoảng hơn 1 giờ đã hết.
    Ông Phan Lâm Phương- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trong hội nghị thu hút đầu tư của tỉnh đã khẳng định với VietNamNet, thời gian tới tỉnh này sẽ chú trọng phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá di sản thiên thiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng như tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu du lịch trọng điểm.
    Về Hà Nội, hay tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ Đức vừa cam kết tài trợ trên 13 triệu USD vốn ODA cho Dự án Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hy vọng rằng người dân nơi đây sẽ không chỉ được biết đến số tiền trên qua báo chí.
    Phong Nha vẫn được ví như 1 kho báu để quên trong rừng. Phong Nha ơi, bao giờ mới mở cửa ra? Công bằng mà nói, Quảng Bình chưa tạo được trước mắt du khách một Phong Nha tuyệt đẹp và vô cùng quý giá như chính cái danh hiệu của nó: Di sản.
  6. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Về Hà Nội, hay tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ Đức vừa cam kết tài trợ trên 13 triệu USD vốn ODA cho Dự án Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hy vọng rằng người dân nơi đây sẽ không chỉ được biết đến số tiền trên qua báo chí.
    -------------
    Chắc chắn là không đâu bác Dế mèn à, theo em biết Dự án này định triển khai từ lâu rồi. Hồi học lớp 12, em được dịch một số tài liệu ở chuyến khảo sát để triển khai Dự án làm dây cáp treo ở rừng Phong Nha- Kẻ Bàng (của Chính phủ Đức). Hi vọng đến lúc đó, Di sản mới phát huy được phần giá trị to lớn là rừng quốc gia nguyên sinh quý báu.
  7. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Về Hà Nội, hay tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ Đức vừa cam kết tài trợ trên 13 triệu USD vốn ODA cho Dự án Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hy vọng rằng người dân nơi đây sẽ không chỉ được biết đến số tiền trên qua báo chí.
    -------------
    Chắc chắn là không đâu bác Dế mèn à, theo em biết Dự án này định triển khai từ lâu rồi. Hồi học lớp 12, em được dịch một số tài liệu ở chuyến khảo sát để triển khai Dự án làm dây cáp treo ở rừng Phong Nha- Kẻ Bàng (của Chính phủ Đức). Hi vọng đến lúc đó, Di sản mới phát huy được phần giá trị to lớn là rừng quốc gia nguyên sinh quý báu.
  8. ftof

    ftof Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chu choa, mọi người bàn tán ở đây sôi động quá.
    Mà răng không thấy ai bàn đến cái vụ mía đường thua lỗ nặng vừa rồi vậy. Tui thì chỉ nghĩ rằng chúng ta đang quá thụ động trong việc lựa chọn chiến lược. Chúng ta hầu như đang đi lại con đường mà người ta đã chọn, sự rập khuôn máy móc ấy không phù hợp với đk tỉnh nhà nên thất bại là một điều dễ hiểu.
    Tương lai sẽ thế nào?Chúng ta đang tự hào về sự hình thành cua khu CN Tây Bắc ĐH, và nhìu khu CN khác nữa(trên dự kiến). Nhưng thục sự thì hiện nay ở KCN Tây Bắc ĐH đã có bao nhiu cơ sở đi vào hoạt động và hiệu quả thế nào? Mọi người có biết không, tui sẽ đi sâu vào vấn đề này trong thời gian gần nhất.
  9. ftof

    ftof Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chu choa, mọi người bàn tán ở đây sôi động quá.
    Mà răng không thấy ai bàn đến cái vụ mía đường thua lỗ nặng vừa rồi vậy. Tui thì chỉ nghĩ rằng chúng ta đang quá thụ động trong việc lựa chọn chiến lược. Chúng ta hầu như đang đi lại con đường mà người ta đã chọn, sự rập khuôn máy móc ấy không phù hợp với đk tỉnh nhà nên thất bại là một điều dễ hiểu.
    Tương lai sẽ thế nào?Chúng ta đang tự hào về sự hình thành cua khu CN Tây Bắc ĐH, và nhìu khu CN khác nữa(trên dự kiến). Nhưng thục sự thì hiện nay ở KCN Tây Bắc ĐH đã có bao nhiu cơ sở đi vào hoạt động và hiệu quả thế nào? Mọi người có biết không, tui sẽ đi sâu vào vấn đề này trong thời gian gần nhất.
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp mũi nhọn: ngành nào?
    TT - Trong vòng 5 năm tới, những ngành nào sẽ là các ngành công nghiệp mũi nhọn của VN? Các chuyên gia kinh tế VN và Nhật Bản đã thảo luận rộng rãi về đề tài này trong khuôn khổ hội thảo ?oTăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành CN VN? diễn ra hôm 22-11 tại Hà Nội.
    Cách tiếp cận của VN đã lạc hậu
    Giáo sư (GS) Kenichi Ohno của Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPs) nhận xét cách ?olàm qui hoạch và xác định chiến lược kinh tế? của VN rất lạc hậu. Theo GS, phương pháp luận mà VN đang áp dụng hiện giờ vẫn chỉ là phương pháp ?ođịnh lượng? mà không một nước tiên tiến nào còn áp dụng nữa.
    ?oVN vẫn tính toán chiến lược dựa trên các con số về sản lượng (xuất bao nhiêu tấn gạo, sản xuất bao nhiêu xe máy...), số lượng dự án đầu tư, tỉ lệ nội địa hóa, tỉ lệ cung ứng nội địa... VN chưa biết xác định các mục tiêu dựa trên thế cạnh tranh toàn cục. Câu hỏi đặt ra không phải là sản xuất bao nhiêu nữa mà là các đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan sản xuất như thế nào và vị thế của VN liệu có cạnh tranh được hay không??, GS Kenichi nói.
    Chia sẻ ý kiến này, TS Lê Đăng Doanh cũng nhấn mạnh rằng việc lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn phải rất thận trọng. ?oChúng ta cần nhìn nhận là VN không thể cạnh tranh với Trung Quốc trên tất cả các sản phẩm. Phải xác định được sản phẩm nào cần hợp tác, sản phẩm nào cần cạnh tranh?, ông nói. Ông Doanh đặc biệt lưu ý khi phát triển ngành nào cũng cần tính toán tới nhu cầu của thị trường ở tầm dài hạn, không chỉ nhìn vào thu nhập trước mắt.
    Một tín hiệu mạnh mẽ hơn gửi tới các nhà đầu tư, đó cũng là ý kiến của GS Kenichi. ?oTôi nhớ cách đây 10 năm VN đã tranh cãi về vấn đề này.
    10 năm sau chúng ta vẫn chỉ tiếp tục tranh cãi. Đã đến lúc cần đưa ra những quyết định, những chính sách và cách thức điều hành hiệu quả?, GS Kenichi kết luận.

    Dệt may, da giày hay xe máy, ôtô?
    GS Kenichi đưa ra gợi ý về sáu ngành công nghiệp, theo ông, sẽ đóng vai trò hàng đầu của nền kinh tế VN là: điện tử I (gia công linh kiện phục vụ xuất khẩu), điện tử II (sản xuất các sản phẩm phục vụ trong nước), phần mềm (gia công, thầu phụ), dệt may và da giày, chế biến thực phẩm và xe máy. Theo GS, những ngành này sẽ là các ngành lợi thế của VN bởi đóng góp nhiều cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
    Nhưng theo trình bày của viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công nghiệp) Phan Đăng Tuất, trong số các ngành công nghiệp mũi nhọn mà VN muốn ưu tiên phát triển có cả ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp thép và công nghiệp hóa chất.
    Ông Tuất cho rằng những ngành này tận dụng được nguồn tài nguyên tự nhiên của VN, là những ngành công nghiệp nền tảng và giải quyết được thực trạng là VN đang phải nhập khẩu quá nhiều sản phẩm của các ngành này. GS Kenichi lại không đồng tình với quan điểm này, cho rằng những ngành trên cần nhiều vốn và VN không có các công ty năng động trong lĩnh vực này, vì vậy sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
    Ngành ôtô - xe máy cũng là đề tài nhiều tranh cãi. Một số nhà hoạch định chính sách của VN cho rằng VN cần phát triển ngành này. ?oThái Lan, Trung Quốc đang rất thành công với ngành công nghiệp ôtô, xe máy. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 200.000 ôtô, thu về 8 tỉ USD. VN có thể phát triển theo hướng này, thúc đẩy giá trị xuất khẩu?, một chuyên gia Bộ Kế hoạch & đầu tư nói. GS Kenichi cho biết chính các chuyên gia Nhật Bản cũng còn có nhiều ý kiến rất khác nhau về ngành ôtô của VN.
    Theo TS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo), VN chưa thể có ngành công nghiệp ôtô của riêng mình mà chỉ có thể tham gia mạng lưới sản xuất ở toàn châu Á. ?oTheo ý kiến của tôi, VN vẫn chỉ nên phát huy các ngành công nghiệp dựa vào lợi thế lao động (dệt may, da giày) và tận dụng tài nguyên nông nghiệp (chế biến thực phẩm). Một điều tra mới đây của Nikkei cho biết VN là một trong ba nước hàng đầu được các nhà đầu tư Nhật Bản chọn làm địa điểm sản xuất?, ông Thọ nói.
    Vế còn lại của bài toán: chính sách và điều hành
    Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nào là ngành mũi nhọn, theo các chuyên gia, mới chỉ là một vế của bài toán. Điều quan trọng hơn, đó là đề ra các chính sách và thực hiện nó như thế nào.
    ?oXu thế hiện nay là Nhà nước nên lùi dần vào hỗ trợ hoặc định hướng một cách gián tiếp cho các ngành công nghiệp chứ không can thiệp trực tiếp nữa. Malaysia đã phải trả giá đắt khi nhà nước quyết định thúc đẩy ngành ôtô bằng cách lập ra một doanh nghiệp quốc doanh sản xuất ôtô mà doanh nghiệp này hiện đang lao đao?, TS Trần Văn Thọ trình bày.
    Theo TS Thọ, việc đặt chiến lược phát triển công nghiệp trong mối quan hệ mật thiết với các tập đoàn đa quốc gia là hết sức cần thiết. GS Kenichi cũng cho rằng ?oVN không thể tự mình cạnh tranh với Hàn Quốc hay Trung Quốc mà chỉ có thể cạnh tranh nếu có liên kết với các tập đoàn khu vực và quốc tế?.
    Theo các chuyên gia, chìa khóa để có thể phát triển các ngành công nghiệp mà tránh phải trả giá đắt chính là ở việc xây dựng thực thi các chính sách đảm bảo sự ổn định, không gây tác động xấu đến đầu tư, từ chính sách về thuế đến hệ thống cơ sở hạ tầng, kế hoạch phát triển lực lượng lao động. ?oChính phủ không thể làm việc một mình. Chính phủ phải làm việc với các doanh nghiệp. Các bộ ngành cần nói chuyện với doanh nghiệp, thậm chí cả các nhà đầu tư chưa từng đến VN, để có được thông tin? - GS Kenichi nói.

Chia sẻ trang này