1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Làng tuổi 20 giữa Trường Sơn
    15:37'' 12/01/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Một ngôi nhà nhỏ với chiếc giường đơn, căn bếp loảng xoảng vài ba cái soong, chục bát. "Mảnh vườn" hơn hecta với dăm ba chục con gà, một con lợn khoảng dăm chục cân kêu ủn ỉn ở góc chuồng. Những khoảng rừng đang rợp dần màu xanh... Đó là cơ ngơi của đa số công dân ở làng thanh niên lập nghiệp An Mã (Lệ Thuỷ, Quảng Bình), nằm bên đường Trường Sơn mới mở.
    "Nếu em có chuyện gì thì gia đình không bắt đền BQL ..."
    [​IMG]
    Cổng làng lập nghiệp An Mã. Ảnh: Hoài Nam
    An Mã cách thị xã Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng sáu, bảy chục cây số về phía Tây. Bây giờ đã có đường Trường Sơn nên nhắm mắt ngồi trên ô tô một chút là đã thấy mình đứng trước cái biển to đùng: "Làng thanh niên lập nghiệp An Mã".
    Cái biển ở đầu con đường xi măng dẫn vào những ngọn đồi lúp xúp, nơi có những túp nhà nhỏ lợp bằng Fibro-cement. Những mảnh vườn mang dáng dấp trang trại bởi loại cây nào cũng được trồng "ra tấm ra món": gừng, hành hoa, sả, khoai từ, sắn... của vườn nào cũng phải có diện tích từ cả sào trở lên.
    Đi từ nhà này qua nhà kia, phải mỏi rạc chân mới tới nơi. Có 120 hộ dân thì chỉ duy nhất một hộ gia đình, còn lại là độc thân. Công dân "già" nhất 35 tuổi. Trẻ nhất làng An Mã là Hoàng Thị Nhị, quê ở xã Thái Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) năm nay 18 tuổi nhưng đã có "thâm niên" ở làng hai năm. Nguyễn Trường Giang, cán bộ của dự án kể: "Khi cô bé mới lên, chúng tôi phải nửa đùa nửa thật bảo: "Gia đình em phải viết bản cam kết là em có "chuyện gì" thì không "bắt đền" bọn anh". Thấy cô bé trẻ quá, chúng tôi cũng... sợ. Nhưng cô bé khá phết".
    Nhị "to xác" (theo cách nói của địa phương) so với tuổi 18 của mình và quả thực là trông cứng cáp. Cô bé bảo: "Làm việc mệt cả ngày, cứ đặt mình lên giường là ngủ thôi chứ có gì đâu mà phải sợ. Hôm nào thấy khoẻ thì sang hàng xóm xem ti vi nhờ".

    Để tăng thêm thu nhập, tiền thuê nhân công, họ để dành thuê ngay chính mình... Ảnh: Hoài Nam
    Nhà của Nhị rộng khoảng 30 mét vuông, chia thành hai "phòng": phòng khách, phòng ngủ và một chái dùng để làm bếp. Cũng rido treo ngoài chiếc giường nhỏ, cũng ấm chén tiếp khách, cũng thùng phi nước y như cả một gia đình đang sống, và đặc biệt là có cả một con lợn chừng dăm chục cân đang ụt ịt đòi ăn. Cô bé cười: "Em còn nuôi cả trâu nhưng "cô trâu" của em đang ở rừng, tối mới lùa về". Giang bảo: "Nhị đã trồng được trên chục hecta rừng rồi đấy. Bây giờ mỗi năm Nhị thu hoạch cả vài ba chục triệu đồng từ vườn và chăn nuôi..."
    Hỏi: - Nếu có một chàng trai làng yêu mà không chịu lên đây thì em làm thế nào?
    - Thì em nói: "Yêu em thì phải theo em lên đây chứ?"
    Dùng bò nối duyên
    Hiện giờ, Nhị vẫn "phòng không". Sắp tới, các hộ được hỗ trợ một ít tiền để mua bò giống, Giang đang có "âm mưu" ghép một cô một cậu chung một con bò để mong họ... dính nhau. Hàng xóm của Nhị là Lê Văn Khoa - một thanh niên đen như cột nhà cháy quê ở xã Liên Thuỷ, trông rất hóm. Cậu cười hề hề khi thấy Giang đang cố "ép duyên" theo cách rất ngộ này: "Tán mãi mà không dính rồi. Giờ nhờ vậy mới may ra... Lúc nào bò ốm thì hai đứa sẽ thức đêm cùng để chăm".
    Khoa sinh năm 1980. Năm 2002, cậu đang làm rẫy ở Đak Lak thì được xã Đoàn gọi về. "Ở đâu cũng làm rẫy cả. Thì về thôi". Cậu có vẻ rất quen cảnh ở một mình, làm một mình. Làm rẫy, trồng rừng xa, mấy hàng xóm cùng nhau đi xa nơi ở cả vài chục cây số, làm đổi công cho nhau. "Mải làm ăn quá nên mấy cô cậu này quên cả chuyện yêu đương" - Giang kể.
    Đám cưới đầu tiên và hiện giờ là duy nhất ở đây là của Nguyễn Ngọc Quân quê Thái Thuỷ và và Trần Thị Liêng quê An Thuỷ. Họ lấy nhau 2003 và hiện đã có con 8 tháng tuổi.
    "Kẻ" có gia đình mà vẫn phải sống như độc thân ở cái làng này là Võ Trường Giang - ở Ban Quản lý dự án.
    [​IMG]
    Trồng cây, đào giếng, dựng nhà, thu hoạch... họ đều tự làm lấy. Ảnh: Hoài Nam
    Năm nay Giang 32 tuổi, là một trong những cư dân đầu tiên ở làng này. Giang kể: "Lúc ấy Ban quản lý có bảy người nhưng chỉ có em và Hành trực chiến. Mới lên, cái gì cũng thiếu, không đường, không điện, không nước, không tiền và... không tình. Lúc đó những người dân ở đây phải đi bộ 2km vác từng can nước từ hồ về làm nước ăn, nước uống. Cũng phải đi bộ 2km ra hồ tắm. Cậu Hành uống nước khe nhiều quá bảo: "Em mà bị đau thận thì bắt đền BQL đấy". Có những đợt hai đứa phải ăn mì tôm ba ngày liên tục. Buồn thì "làm" chai rượu. Lúc say lại ngủ. Cứ như người rừng".
    Giang và Hành bắt đầu "sự nghiệp" dựng làng của mình ở An Mã bằng việc đào giếng. Đào 4 ngày mới được cái giếng sâu 3m.
    Sau sáu tháng, những công dân đầu tiên của làng ở rừng thì nhìn thấy điện lên với An Mã, cũng từ đó họ thấy Trường Sơn bắt đầu gần gũi dần với thành thị hơn. Nhưng sự kiện đón điện giữa Trường Sơn cũng diễn ra một cách đặc biệt. "27 Tết năm 2002, điện hoà mạng ở An Mã. Đóng xong cầu dao điện mà tay Giang run lập cập. Đến lúc thấy điện sáng oà lên cũng chẳng hò hét gì cả, chỉ có hai cậu với nhau giữa núi rừng im phăng phắc... Xách chai rượu ra uống, "hâm" lại vài chuyện đời rồi lăn ra ngủ bên bếp lửa. Lúc tỉnh dậy thì đã sang nửa ngày hôm sau" - Giang kể.
    Từ năm đó tới giờ, Tết nào Giang cũng ở lại ở An Mã, nhưng không buồn như Tết đầu tiên nữa. Bây giờ Ban quản lý đã có 17 người, 120 hộ và 286 nhân khẩu. Giao thừa 2 năm vừa rồi cũng xôm trò ra phết: có đốt lửa trại, nhảy nhót, ca hát và hái hoa dân chủ. Cũng nấu bánh chưng. "Thế nhưng ít người quá nên muốn vui lại phải mua rượu. Vui. Chỉ có điều đã ba Tết không được ăn Tết cùng vợ con". Giang cười buồn.
    Bao giờ thì làng bén đất?
    Mô hình An Mã là một trong 4 làng thí điểm được thành lập theo quyết định 1136 của TW Đoàn về các làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Trường Sơn. Tính ra tổng đầu tư vào dự án này chưa đến 10 tỷ. "Công dân" của làng bắt buộc phải là đoàn viên thanh niên ưu tú của các làng và nguyện gắn bó với Trường Sơn lâu dài. Ban đầu mỗi hộ nhận 1ha vườn và 4-5 triệu tiền nhân công và tiền mua cây giống để phủ kín 3ha rừng.
    [​IMG]
    Phóng viên VietNamNet và các cư dân làng An Mã. Ảnh: Hoài Nam
    Nói thì nghe đơn giản vậy nhưng để đất rừng thành vườn và rừng trọc phủ kín cây, những chàng trai cô gái ở đây đã làm việc quên cả nỗi buồn ở một mình.
    Sáng sáng, khi mặt trời chưa ló rạng, họ đã bươn bả ra vườn, vào rừng. Để tăng thêm thu nhập, số tiền thuê nhân công họ dành để "thuê" ngay chính mình. Trồng cây, đào giếng, dựng nhà, thu hoạch... họ đều tự làm lấy tất. Việc cực nhọc quá, không làm xuể thì làm đổi công. "Con trai, con gái bình đẳng nên không nhờ vả chi cả, bọn em đổi công với con trai..." - Nhị cười. Nhìn bàn tay cô chai sạn, nước da đen bóng và đôi mắt rắn rỏi của cô bé 18 tuổi này, dễ biết rằng vì sao... BQL làng chưa phải một lần nào phải "tra cứu" lại bản cam đoan ngày nào. Những người con trai, con gái của đất Quảng Bình nắng gió đã sống ở đỉnh Trường Sơn như ý chí của các thế hệ cha anh họ ngày trước.
    Nhờ vậy mà bây giờ An Mã đã giàu, tốc độ giàu nhanh hơn bất kỳ làng lâu đời nào ở đất Quảng Bình này. Sau hai năm lăn với đất, những cư dân của làng đã có tổng cộng 37 chiếc xe máy, 46 cái ti vi, có hộ tổng tài sản lên tới 50 triệu đồng, có hộ mỗi năm làm ra 30 triệu đồng. Độc thân mà như thế là giàu ở đất Quảng Bình này.
    Nhưng các hộ bây giờ vẫn đang có băn khoăn là họ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Thiếu "mảnh giấy" đó, họ vẫn không an tâm để "cắm" lòng mình vào đất rừng Trường Sơn vĩnh viễn. "Tỉnh đã hứa nhưng vẫn bảo chờ... Thành ra, nhiều khi tôi vẫn rất khó trả lời ra môn ra khoai khi anh chị em hỏi" - Giang nói.
    Con đường từ An Mã về Đồng Hới loáng chút đã hết vì đường êm ru. Con đường Trường Sơn mới bây giờ đã đông đúc dần. Và An Mã đang làm nên một điểm đến "hay ho" trên đường Trường Sơn đoạn qua địa phận Quảng Bình. Kiểu làng như An Mã này sẽ là mô hình làm đẹp và làm giàu cho con đường Trường Sơn mới.
    http://www.vnn.vn/psks/phongsu/2005/01/364814/
    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 14/01/2005
  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Không ngờ ở đây cũng có link QB hay ra phết. Hơi cũ một tí, nhưng có còn hơn không. http://www.vnn.vn/chuyenmuc/province/quangbinh/
    Để hôm nào, ngồi bàn luận vè kinh tế VN nói chung và kinh tế Quảng Bình nói riêng trong gia đoạn gia nhập WTO và nói về ảnh hưởng của kinh tế TQ phát goals nhỉ! Không biết về VN rồi có sang lại Nga được hay không mà thấy mất tăm mất tích rồi vậy. Thôi copy từ trang trên một bài cho bà con thư giãn vậy:

    Kinh tế Quảng Bình, thực trạng và tương lai​
    Các ngành sản xuất

    Nông nghiệp
    Nông nghiệp Quảng Bình được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng được bố trí ngày càng hợp lý. Sản lượng lương thực liên tục tăng trưởng. Năm 2000 đạt trên 20 vạn tấn lương thực có hạt. Cây công nghiệp phát triển mạnh, nhất là cây công nghiệp dài ngày. Tổng diện tích cây công nghiệp hiện có 14.105 ha, trong đó diện tích cây cao su là 6.400ha với sản lượng mủ khô đạt 2.000 tấn. Ðàn gia súc tiếp tục tăng trưởng.
    Tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp bình quân thời kỳ 1996-2000 là 5,7%.
    Phương hướng phát triển nông nghiệp:
    Trên cơ sở coi trọng bảo đảm an ninh lương thực, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lấy hiệu quả sản xuất làm thước đo nhằm làm cho mỗi ha đất nông nghiệp tạo ra cho xã hội một giá trị ngày càng lớn hơn. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái và theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm làm cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh đưa diện tích cây cao su từ 6400 ha hiện nay lên 8000 - 10.000ha năm 2005, hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao như: Lạc, Mía, Hồ tiêu, Dứa và các loại cây ăn quả khác; áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong công nghiệp chế biến nông, lâm và thuỷ sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển chăn nuôi, gia cầm với quy mô lớn chất lượng cao.

    Lâm nghiệp
    Trong những năm qua sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi dần cơ cấu từ khai thác là chủ yếu sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng, nhằm duy trì, bảo tồn tài nguyên; giá trị sản xuất ngành lâm sinh tăng 87,3%, riêng từ năm 1996-2000 tăng 65,3%; mỗi năm toàn tỉnh trồng được khoảng 4.000 ha, đến nay đã trồng được 38.851 ha rừng.
    Phương hướng phát triển:
    Tăng cường phát triển vốn rừng, đặc biệt coi trọng bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm người dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Phấn đấu đến năm 2005 độ che phủ của rừng đạt 65%. Trong 5 năm 2001 - 2005, đưa diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 50.000 ha, rừng trồng mới từ 20.000ha đến 25.000 ha, trong đó tập trung trồng cây thông nhựa đưa diện tích thông nhựa lên 30.000ha.

    Thuỷ sản
    Nghề cá Quảng Bình từng bước được phát triển và ngày càng thể hiện là ngành trọng điểm của tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có gần 3.200 tàu thuyền đánh bắt với tổng công suất trên 67.000CV. Năm 2000, sản lượng thuỷ sản là 17.104 tấn, trong đó nuôi trồng gần 1.600tấn. Tỉnh có 3 trại sản xuất và ươm giống tôm, 8 trại sản xuất cá giống, hàng năm sản xuất 5-7 triệu tôm sú giống, 40-45 triệu cá bột và 4-5 triệu cá hương. Hiện tại, tỉnh có 2 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh và 4 cơ sở chế biến hàng khô xuất khẩu. Dịch vụ cho nghề cá như đóng, sửa chữa tàu thuyền, thu mua, chế biến, hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng các cảng cá đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên phát triển thuỷ sản trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
    Phương hướng phát triển:
    Quảng Bình có trữ lượng hải sản khoảng 99.000 tấn, khả năng cho phép khai thác trên 40.000 tấn/năm. Nguồn lợi hải sản biển đa dạng, phong phú và có nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao. Các loài cá có giá trị kinh tế cao có trữ lượng trên 70.000 tấn, khả năng khai thác 35.000 tấn/năm; các loài tôm biển có giá trị kinh tế cao khả năng khai thác trên 1.000 tấn/năm; các loại mực như mực ống, mực nang có khả năng cho phép khai thác 8.000 đến 10.000 tấn. Tỉnh Quảng Bình có 15.000 ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 4.000ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản măn lợ, 11.000ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
    Ðể khai thác tiềm năng đó phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà, trong những năm tơí cần đầu tư tập trung để phát triển đồng bộ ngành Thuỷ sản trên cả 3 lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến để tăng nhanh sản lượng, chất lượng sản phẩm và tỷ trọng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của toàn ngành; phấn đấu đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá tạo ra giá trị xuất khẩu lớn cho tỉnh.
    Tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề đánh bắt hải sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chuyển dịch cơ cấu mặt hàng đạt giá trị cao. Rút kinh nghiệm, đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ. Phấn đấu đến năm 2005 sản lượng thuỷ sản đạt 25.000 tấn, trong đó nuôi trồng đạt 4.000 tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng ngư trường.
    Tích cực đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh nuôi bán thâm canh trên diện tích rộng, chú trọng đầu tư thâm canh, nâng dần tỷ trọng nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp. Ðưa vào sản xuất ổn định, có hiệu quả Nhà máy đông lạnh Sông Gianh, nâng cấp và sử dụng hết công suất Xí nghiệp đông lạnh Ðồng Hới nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. Phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 đạt 15 triệu USD.

    Công nghiệp
    Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp 5 năm qua là 17,1% từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Các cơ sở được đầu tư xây dựng mới hay mở rộng quy mô sản xuất đều chú ý áp dụng công nghệ mới, bước đầu đã phát huy hiệu quả, năng lực sản xuất được tăng nhanh như: xi măng đạt 170.000 tấn, nước khoáng 7,5 triệu lít, gạch tuynel 50 triệu viên, gạch ceramic đạt 1 triệu m2, thanh nhôm định hình 2.000 tấn, đường 20.000 tấn, phân lân vi sinh 60.000 tấn, chế biến tùng hương 3.000 tấn.
    Phương hướng phát triển:
    Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, sử dụng có hiệu quả các cơ sở công nghiệp hiện có, phát triển những ngành có lợi thế, có ưu thế về lao động, về tài nguyên của tỉnh. Hướng chính là phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, khuyến khích cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ tiến tiến. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, trước hết đối với những mặt hàng chế biến từ gỗ, lâm sản, cao su... Mở rộng các cơ sở công nghiệp hoá chất hiện có như: Phân vi sinh Sông Gianh, đất đèn ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may xuất khẩu dày da, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phát triển công nghiệp bao bì bằng giấy, gỗ, thuỷ tinh, công nghiệp cơ khí phục vụ sửa chữa và cho sản xuất vật liệu xây dựng. Ðầu tư xây dựng các khu công nghiệp Tây- Bắc Ðồng Hới, cảng Gianh, Nhật Lệ v.v..
    Cùng với việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và quan tâm tạo môi trường đầu tư cho các đối tác trong và ngoài nước, cần chú trong đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, lực lượng quản lý doanh nghiệp bảo đảm phát triển lâu dài và ngày càng đạt hiệu quả cao.

    Vật liệu xây dựng
    Quảng Bình là tỉnh giàu tiềm năng về khoáng sản vật liệu xây dựng. Từ năm 1989-1999 các công trình về vật liệu xây dựng đã đưa vào khai thác như xi măng lò đứng 16,2 vạn tấn/năm và vỏ bao 8 triệu bao/năm, gạch tuynen 50 triệu viên, đá xây dựng 100.000 m3/năm; gạch ceramic 1triệu m2/năm, nhôm thanh định hình 2.000 tấn/ năm.
    Phương hướng phát triển:
    Trong qui hoạch kế hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình và Bộ Xây dựng sẽ đầu tư một số dự án mới về lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ hiện đại như xi măng lò quay (đen và trắng) công suất giai đoạn I: 1,4 triệu tấn, giai đoạn II: 2,8 triệu tấn/năm, kính thuỷ tinh, sứ vệ sinh, sứ cách điện, gốm xây dựng, gạch block, gạch thuỷ tinh và một số dây chuyền gạch tuynel khác. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có. đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà máy chế biến cao lanh tinh.
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Không ngờ ở đây cũng có link QB hay ra phết. Hơi cũ một tí, nhưng có còn hơn không. http://www.vnn.vn/chuyenmuc/province/quangbinh/
    Để hôm nào, ngồi bàn luận vè kinh tế VN nói chung và kinh tế Quảng Bình nói riêng trong gia đoạn gia nhập WTO và nói về ảnh hưởng của kinh tế TQ phát goals nhỉ! Không biết về VN rồi có sang lại Nga được hay không mà thấy mất tăm mất tích rồi vậy. Thôi copy từ trang trên một bài cho bà con thư giãn vậy:

    Kinh tế Quảng Bình, thực trạng và tương lai​
    Các ngành sản xuất

    Nông nghiệp
    Nông nghiệp Quảng Bình được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng được bố trí ngày càng hợp lý. Sản lượng lương thực liên tục tăng trưởng. Năm 2000 đạt trên 20 vạn tấn lương thực có hạt. Cây công nghiệp phát triển mạnh, nhất là cây công nghiệp dài ngày. Tổng diện tích cây công nghiệp hiện có 14.105 ha, trong đó diện tích cây cao su là 6.400ha với sản lượng mủ khô đạt 2.000 tấn. Ðàn gia súc tiếp tục tăng trưởng.
    Tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp bình quân thời kỳ 1996-2000 là 5,7%.
    Phương hướng phát triển nông nghiệp:
    Trên cơ sở coi trọng bảo đảm an ninh lương thực, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lấy hiệu quả sản xuất làm thước đo nhằm làm cho mỗi ha đất nông nghiệp tạo ra cho xã hội một giá trị ngày càng lớn hơn. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái và theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm làm cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh đưa diện tích cây cao su từ 6400 ha hiện nay lên 8000 - 10.000ha năm 2005, hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao như: Lạc, Mía, Hồ tiêu, Dứa và các loại cây ăn quả khác; áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong công nghiệp chế biến nông, lâm và thuỷ sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển chăn nuôi, gia cầm với quy mô lớn chất lượng cao.

    Lâm nghiệp
    Trong những năm qua sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi dần cơ cấu từ khai thác là chủ yếu sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng, nhằm duy trì, bảo tồn tài nguyên; giá trị sản xuất ngành lâm sinh tăng 87,3%, riêng từ năm 1996-2000 tăng 65,3%; mỗi năm toàn tỉnh trồng được khoảng 4.000 ha, đến nay đã trồng được 38.851 ha rừng.
    Phương hướng phát triển:
    Tăng cường phát triển vốn rừng, đặc biệt coi trọng bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm người dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Phấn đấu đến năm 2005 độ che phủ của rừng đạt 65%. Trong 5 năm 2001 - 2005, đưa diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 50.000 ha, rừng trồng mới từ 20.000ha đến 25.000 ha, trong đó tập trung trồng cây thông nhựa đưa diện tích thông nhựa lên 30.000ha.

    Thuỷ sản
    Nghề cá Quảng Bình từng bước được phát triển và ngày càng thể hiện là ngành trọng điểm của tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có gần 3.200 tàu thuyền đánh bắt với tổng công suất trên 67.000CV. Năm 2000, sản lượng thuỷ sản là 17.104 tấn, trong đó nuôi trồng gần 1.600tấn. Tỉnh có 3 trại sản xuất và ươm giống tôm, 8 trại sản xuất cá giống, hàng năm sản xuất 5-7 triệu tôm sú giống, 40-45 triệu cá bột và 4-5 triệu cá hương. Hiện tại, tỉnh có 2 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh và 4 cơ sở chế biến hàng khô xuất khẩu. Dịch vụ cho nghề cá như đóng, sửa chữa tàu thuyền, thu mua, chế biến, hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng các cảng cá đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên phát triển thuỷ sản trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
    Phương hướng phát triển:
    Quảng Bình có trữ lượng hải sản khoảng 99.000 tấn, khả năng cho phép khai thác trên 40.000 tấn/năm. Nguồn lợi hải sản biển đa dạng, phong phú và có nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao. Các loài cá có giá trị kinh tế cao có trữ lượng trên 70.000 tấn, khả năng khai thác 35.000 tấn/năm; các loài tôm biển có giá trị kinh tế cao khả năng khai thác trên 1.000 tấn/năm; các loại mực như mực ống, mực nang có khả năng cho phép khai thác 8.000 đến 10.000 tấn. Tỉnh Quảng Bình có 15.000 ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 4.000ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản măn lợ, 11.000ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
    Ðể khai thác tiềm năng đó phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà, trong những năm tơí cần đầu tư tập trung để phát triển đồng bộ ngành Thuỷ sản trên cả 3 lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến để tăng nhanh sản lượng, chất lượng sản phẩm và tỷ trọng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của toàn ngành; phấn đấu đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá tạo ra giá trị xuất khẩu lớn cho tỉnh.
    Tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề đánh bắt hải sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chuyển dịch cơ cấu mặt hàng đạt giá trị cao. Rút kinh nghiệm, đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ. Phấn đấu đến năm 2005 sản lượng thuỷ sản đạt 25.000 tấn, trong đó nuôi trồng đạt 4.000 tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng ngư trường.
    Tích cực đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh nuôi bán thâm canh trên diện tích rộng, chú trọng đầu tư thâm canh, nâng dần tỷ trọng nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp. Ðưa vào sản xuất ổn định, có hiệu quả Nhà máy đông lạnh Sông Gianh, nâng cấp và sử dụng hết công suất Xí nghiệp đông lạnh Ðồng Hới nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. Phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 đạt 15 triệu USD.

    Công nghiệp
    Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp 5 năm qua là 17,1% từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Các cơ sở được đầu tư xây dựng mới hay mở rộng quy mô sản xuất đều chú ý áp dụng công nghệ mới, bước đầu đã phát huy hiệu quả, năng lực sản xuất được tăng nhanh như: xi măng đạt 170.000 tấn, nước khoáng 7,5 triệu lít, gạch tuynel 50 triệu viên, gạch ceramic đạt 1 triệu m2, thanh nhôm định hình 2.000 tấn, đường 20.000 tấn, phân lân vi sinh 60.000 tấn, chế biến tùng hương 3.000 tấn.
    Phương hướng phát triển:
    Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, sử dụng có hiệu quả các cơ sở công nghiệp hiện có, phát triển những ngành có lợi thế, có ưu thế về lao động, về tài nguyên của tỉnh. Hướng chính là phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, khuyến khích cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ tiến tiến. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, trước hết đối với những mặt hàng chế biến từ gỗ, lâm sản, cao su... Mở rộng các cơ sở công nghiệp hoá chất hiện có như: Phân vi sinh Sông Gianh, đất đèn ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may xuất khẩu dày da, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phát triển công nghiệp bao bì bằng giấy, gỗ, thuỷ tinh, công nghiệp cơ khí phục vụ sửa chữa và cho sản xuất vật liệu xây dựng. Ðầu tư xây dựng các khu công nghiệp Tây- Bắc Ðồng Hới, cảng Gianh, Nhật Lệ v.v..
    Cùng với việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và quan tâm tạo môi trường đầu tư cho các đối tác trong và ngoài nước, cần chú trong đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, lực lượng quản lý doanh nghiệp bảo đảm phát triển lâu dài và ngày càng đạt hiệu quả cao.

    Vật liệu xây dựng
    Quảng Bình là tỉnh giàu tiềm năng về khoáng sản vật liệu xây dựng. Từ năm 1989-1999 các công trình về vật liệu xây dựng đã đưa vào khai thác như xi măng lò đứng 16,2 vạn tấn/năm và vỏ bao 8 triệu bao/năm, gạch tuynen 50 triệu viên, đá xây dựng 100.000 m3/năm; gạch ceramic 1triệu m2/năm, nhôm thanh định hình 2.000 tấn/ năm.
    Phương hướng phát triển:
    Trong qui hoạch kế hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình và Bộ Xây dựng sẽ đầu tư một số dự án mới về lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ hiện đại như xi măng lò quay (đen và trắng) công suất giai đoạn I: 1,4 triệu tấn, giai đoạn II: 2,8 triệu tấn/năm, kính thuỷ tinh, sứ vệ sinh, sứ cách điện, gốm xây dựng, gạch block, gạch thuỷ tinh và một số dây chuyền gạch tuynel khác. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có. đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà máy chế biến cao lanh tinh.
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Các ngành dịch vụ sản xuất và xã hội
    Giao thông
    Quảng Bình là một tỉnh có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, Trung Lào và Ðông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó tỉnh Quảng Bình, hệ thống giao thông đường bộ, đường sông nội tỉnh rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quảng Bình có 116,04 km bờ biển, có cảng Nhật Lệ cho tàu dưới 500 tấn, cảng Gianh cho tàu từ 2 nghìn đến 5 nghìn tấn và vịnh nước sâu Hòn La có khả năng xây dựng cảng hoặc khu neo đậu tàu thuyền có trọng tải 3 - 5 vạn tấn. Quảng Bình có sân bay Ðồng Hới đã từng được khai thác sử dụng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
    Phương hướng phát triển:
    Cùng với đầu tư của Trung ương nâng cấp các tuyến quốc lộ IA, 12A và hai tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Bình, tỉnh tăng cường đầu tư nâng cấp các đường tỉnh, đường huyện và đường xã, bảo đảm đến năm 2005: 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm. Tích cực thực hiện chương trình cứng hoá giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ nay đến 2005 phấn đấu hoàn thành bê tông hoá và nhựa hoá các tuyến giao thông liên xã. Nâng cấp dần các tuyến đường sông, đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại. Khai thác tốt năng lực cảng Gianh, nâng cấp cảng Nhật Lệ, lập dự án để xây dựng khu neo đậu tàu, thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá tại vịnh Hòn La. Ðề nghị Trung ương sớm khôi phục sân bay Ðồng Hới.
    Huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế để nâng cao năng lực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
    Bưu điện
    Ðến cuối năm 2000, mạng lưới trên địa bàn toàn tỉnh gồm có 82 bưu cục và điểm bưu điện văn hoá xã. Các dịch vụ truyền thống được duy trì, nhiều dịch vụ mới như bưu chính uỷ thác, điện hoa, bưu phẩm chuyển phát nhanh(EMS), bưu phẩm không địa chỉ, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện được phát triển. Mạng lưới viễn thông Quảng Bình đang phát triển mạnh, thiết bị tự động, công suất lớn, chất lượng truyền dẫn tốt. Ngoài các dịch vụ viễn thông truyền thống, đã mở thêm nhiều dịch vụ mới.
    Phương hướng phát triển:
    Phát triển và hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, tích cực phát triển các bưu cục và các tổng đài đến các cụm dân cư, vùng sâu vùng xa; đổi mới thiết bị và nâng dung lượng của các tổng đài hiện có phát triển, mở rộng phủ sóng điện thoại di động đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn; phối hợp các ngành, địa phương đẩy mạnh phát hành báo chí, phát triển các loại hình dịch vụ.
    Ðiện lực
    Tại thị xã Ðồng Hới có trạm biến áp 220/110/10KV-2 x 63MVA. Ðây là trạm nút nguồn của hệ thống điện Quốc gia. Trạm 220KV Ðồng Hới cung cấp điện cho một số tỉnh trong khu vực như Quảng Bình, Quảng Trị và Thữa Thiên Huế.
    Mạng lưới điện Quảng Bình đã hoà nhập vào điện lưới Quốc gia. Ðiện lực Quảng Bình hiện quản lý, vận hành hệ thống lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh cấp điện áp đến 35 KV, phân phối điện cho 18.500 khách hàng sử dụng điện. Sản lượng điện cung cấp cho các nhu cầu địa phương và các ngành Trung ương đóng trên địa bàn; năm 2000 ước thực hiện 135 triệu kwh, tăng 21%. Tốc độ tăng trưởng qua các năm từ 1996-2000 là 15% - 25%. Hiện nay đã có 132 xã trong tổng số 153 xã phường toàn tỉnh có điện. Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đã đảm bảo hệ thống điện được vận hành thông suốt, có uy tín với khách hàng. Ðiện lực Quảng Bình có đủ nguồn để cung cấp cho các dự án hoạt động.
    Phương hướng phát triển:
    Tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới điện đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các nhu cầu khác. Tích cực phát triển mới và cải tạo nâng cấp lưới điện hiện có. Ðến năm 2005, 100% xã được dùng điện lưới quốc gia hoặc nguồn điện khác, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là các dự án mới đầu tư.
    Ngân hàng
    Sau hơn một thập kỷ đổi mới, hệ thống Ngân hàng Quảng Bình đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện nay, ngoài chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, toàn tỉnh có 5 chi nhánh và công ty kinh doanh cấp tỉnh, bao gồm: Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Công ty Vàng Bạc Ðá quý và Quỹ tín dụng khu vực với 52 chi nhánh đầu mối từ huyện xuống cơ sở. Trong 10 năm (1991-2000) ngành Ngân hàng đã đầu tư cho nền kinh tế trên 3.600 tỷ đồng, riêng 2 năm 1999-2000 doanh số cho vay đạt gần 1.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quảng Bình đã thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, chiết khấu thương phiếu, cho vay cầm đồ... tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động ngoại hối bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay, chi trả kiều hối, cho vay, bảo lãnh được mở rộng ra nhiều loại ngoại tệ, sẵn sàng phục vụ quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau.
    Phương hướng phát triển:
    Ngân hàng Quảng Bình sẽ thành lập thêm ngân hàng ngoại thương, ngân hàng chính sách, mở rộng màng lưới các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân xuống các cơ sở, tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng. Chất lượng các dịch vụ ngân hàng sẽ được cải tiến, mở rộng và nâng cao. Các hoạt động của ngân hàng ngày càng gắn chặt với các dự án đầu tư phát triển kinh tế, các mối quan hệ đối tác ngày càng củng cố, phát triển và mở rộng. Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Các hoạt động ngoại hối, giao dịch ngoại tệ, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế không ngừng được phát triển, mở rộng. Cơ chế thanh toán qua biên giới với Lào phục vụ quan hệ thương mại giữa hai nước đang được xúc tiến. Ngân hàng Quảng Bình đang tập trung vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm như: kinh tế trang trại, khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản, các dự án chế biến hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án khai thác, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

    Thương mại và du lịch
    Thương mại nội địa đảm bảo cung cấp các mặt hàng phục vụ sản xuất tiêu dùng, góp phần ổn định giá cả, thị trường. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân trong 10 năm là 6,2%, ước đạt 14 triệu USD trong năm 2000. Các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu đang được xây dựng và nâng cấp như Nhà máy đông lạnh Sông Gianh, Xí nghiệp đông lạnh Ðồng Hới, Xí nghiệp chế biến nhựa thông, chế biến cao su...
    Trong 11 tháng đầu năm 2000, Quảng Bình đón trên 250.000 lượt khách đến thăm các địa điểm nổi tiếng như động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng, đến nghỉ tại bãi biển Nhật Lệ, Ðá Nhảy,v.v. Quảng Bình hiện có 23 cơ sở lưu trú với 504 phòng, trong đó 70% tổng số phòng có tiện nghi tương đối đẩy đủ. Tuy nhiên các cơ sở và cán bộ công nhân viên phục vụ chưa đáp ứng yêu cầu của du khách đến tỉnh.
    Phương hướng phát triển:
    Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thương mại và Du lịch là mở rộng thị trường để phát triển sản xuất, tăng cường thông tin thị trường, chú trọng liên kết với thị trường các tỉnh, mở rộng thị trường khu vực và quốc tế để tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của tỉnh.
    Cùng với việc tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ổn định và mở rộng thị trường, tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, có quy hoạch và cơ chế chính sách để phát triển sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, một số mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu như mặt hàng hải sản, sản phẩm chế biến từ nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu 28-30 triệu USD, tăng 12-13%/năm. Ðầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo- Nà Phàu, khu kinh tế Hòn La và các Trung tâm thương mại.
    Phát triển du lịch được đưa vào một trong những chương trình kinh tế quan trọng của Quảng Bình. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, trước hết tập trung khu du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng, gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với du lịch sinh thái đường Hồ Chí Minh, phát triển khu du lịch suối nước khoáng Bang, Ðồng Hới, Ðá Nhảy. Mở thêm các tuyến du lịch đèo Ngang-Hòn La, đường Hồ Chí Minh, đường 12 A..., mở thêm các tua du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng, nâng cấp các khu vui chơi giải trí, khách sạn; coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ, tăng cường giữ gìn trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu 5 năm tới đón 1,3-1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 1,6-1,9 lần so với thời kỳ 1996-2000.
    Y tế
    Mạng lưới cơ sở y tế chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân được tổ chức thành hệ thống từ tỉnh xuống tận cơ sở, từ Sở Y tế đến các trung tâm y tế cấp huyện và xã với tổng số 1.855 giường bệnh. Trong đó: Bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cuba Ðồng Hới có 450 giường; bệnh viện các huyện 325 giường và các trạm chuyên khoa như trung tâm y tế dự phòng, trạm da liễu, trạm mắt, trạm sốt rét, trạm bướu cổ, 17 phòng khám đa khoa. Các cơ sở y tế được trang bị tương đối đồng bộ, đảm bảo việc khám, điều trị bệnh cho mọi đối tượng.
    Phương hướng phát triển:
    Nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tăng cường hệ thống y tế xã phường, từng bước nâng cấp hệ thống y tế huyện và tiến hành hiện đại hoá bệnh viện tỉnh. Tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh; khuyến khích phát triển các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; quản lý tốt hành nghề y dược tư nhân; coi trọng giáo dục y đức người thầy thuốc.

    Giáo dục, đào tạo và dạy nghề
    Quảng Bình đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tương đối đồng bộ. Toàn tỉnh có 239 trường tiểu học, 115 trường trung học cơ sở, 18 trường trung học phổ thông và 3 trường dân tộc nội trú. Nhiều trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Ngày càng nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Nhiều nhà hảo tâm trên thế giới đã tài trợ cho ngành Giáo dục - Ðào tạo Quảng Bình xây dựng quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ khuyến học. Nhiều học sinh giỏi đã nhận được học bổng trong nước và du học nước ngoài.
    Hệ thống cơ sở dạy nghề Quảng Bình đã có bước phát triển về chất lượng và số lượng. Trường trung cấp kỹ thuật công nông nghiệp dạy nghề Quảng Bình hàng năm đào tạo 400 công nhân kỹ thuật. Trường trung học y tế đào tạo khoảng 150 sơ cấp y, dược phục vụ ngành Y tế. Các trung tâm đào tạo hướng nghiệp dạy nghề đã đào tạo khoảng 1.500 lượt người/năm.
    Phương hướng phát triển:
    Thấu suốt hơn nữa quan điểm Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Thực hiện giáo dục toàn diện, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trong đó lấy mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kịp thời chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm trọng tâm.
    Thời gian tới, cần đặt lên hàng đầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển hệ thống trường bán công, dân lập và tư thục; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, phấn đấu đến năm 2005 toàn tỉnh đạt 100% trẻ trong độ tuổi vào tiểu học, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở và 70-75% vào trung học phổ thông.
    Xây dựng hệ thống dạy nghề hoàn chỉnh có quy mô, cơ cấu ngành nghề hợp lý. Hệ thống gồm trường dạy nghề chính quy đào tạo công nhân lành nghề chất lượng cao cho các ngành công nghiệp, xây dựng, vận hành, sửa chữa thiết bị cơ điện nông nghiệp, khai thác thuỷ sản. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện chủ yếu dạy nghề , phổ cập nghề cho lao động địa phương, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Các ngành dịch vụ sản xuất và xã hội
    Giao thông
    Quảng Bình là một tỉnh có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, Trung Lào và Ðông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó tỉnh Quảng Bình, hệ thống giao thông đường bộ, đường sông nội tỉnh rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quảng Bình có 116,04 km bờ biển, có cảng Nhật Lệ cho tàu dưới 500 tấn, cảng Gianh cho tàu từ 2 nghìn đến 5 nghìn tấn và vịnh nước sâu Hòn La có khả năng xây dựng cảng hoặc khu neo đậu tàu thuyền có trọng tải 3 - 5 vạn tấn. Quảng Bình có sân bay Ðồng Hới đã từng được khai thác sử dụng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
    Phương hướng phát triển:
    Cùng với đầu tư của Trung ương nâng cấp các tuyến quốc lộ IA, 12A và hai tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Bình, tỉnh tăng cường đầu tư nâng cấp các đường tỉnh, đường huyện và đường xã, bảo đảm đến năm 2005: 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm. Tích cực thực hiện chương trình cứng hoá giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ nay đến 2005 phấn đấu hoàn thành bê tông hoá và nhựa hoá các tuyến giao thông liên xã. Nâng cấp dần các tuyến đường sông, đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại. Khai thác tốt năng lực cảng Gianh, nâng cấp cảng Nhật Lệ, lập dự án để xây dựng khu neo đậu tàu, thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá tại vịnh Hòn La. Ðề nghị Trung ương sớm khôi phục sân bay Ðồng Hới.
    Huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế để nâng cao năng lực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
    Bưu điện
    Ðến cuối năm 2000, mạng lưới trên địa bàn toàn tỉnh gồm có 82 bưu cục và điểm bưu điện văn hoá xã. Các dịch vụ truyền thống được duy trì, nhiều dịch vụ mới như bưu chính uỷ thác, điện hoa, bưu phẩm chuyển phát nhanh(EMS), bưu phẩm không địa chỉ, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện được phát triển. Mạng lưới viễn thông Quảng Bình đang phát triển mạnh, thiết bị tự động, công suất lớn, chất lượng truyền dẫn tốt. Ngoài các dịch vụ viễn thông truyền thống, đã mở thêm nhiều dịch vụ mới.
    Phương hướng phát triển:
    Phát triển và hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, tích cực phát triển các bưu cục và các tổng đài đến các cụm dân cư, vùng sâu vùng xa; đổi mới thiết bị và nâng dung lượng của các tổng đài hiện có phát triển, mở rộng phủ sóng điện thoại di động đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn; phối hợp các ngành, địa phương đẩy mạnh phát hành báo chí, phát triển các loại hình dịch vụ.
    Ðiện lực
    Tại thị xã Ðồng Hới có trạm biến áp 220/110/10KV-2 x 63MVA. Ðây là trạm nút nguồn của hệ thống điện Quốc gia. Trạm 220KV Ðồng Hới cung cấp điện cho một số tỉnh trong khu vực như Quảng Bình, Quảng Trị và Thữa Thiên Huế.
    Mạng lưới điện Quảng Bình đã hoà nhập vào điện lưới Quốc gia. Ðiện lực Quảng Bình hiện quản lý, vận hành hệ thống lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh cấp điện áp đến 35 KV, phân phối điện cho 18.500 khách hàng sử dụng điện. Sản lượng điện cung cấp cho các nhu cầu địa phương và các ngành Trung ương đóng trên địa bàn; năm 2000 ước thực hiện 135 triệu kwh, tăng 21%. Tốc độ tăng trưởng qua các năm từ 1996-2000 là 15% - 25%. Hiện nay đã có 132 xã trong tổng số 153 xã phường toàn tỉnh có điện. Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đã đảm bảo hệ thống điện được vận hành thông suốt, có uy tín với khách hàng. Ðiện lực Quảng Bình có đủ nguồn để cung cấp cho các dự án hoạt động.
    Phương hướng phát triển:
    Tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới điện đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các nhu cầu khác. Tích cực phát triển mới và cải tạo nâng cấp lưới điện hiện có. Ðến năm 2005, 100% xã được dùng điện lưới quốc gia hoặc nguồn điện khác, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là các dự án mới đầu tư.
    Ngân hàng
    Sau hơn một thập kỷ đổi mới, hệ thống Ngân hàng Quảng Bình đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện nay, ngoài chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, toàn tỉnh có 5 chi nhánh và công ty kinh doanh cấp tỉnh, bao gồm: Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Công ty Vàng Bạc Ðá quý và Quỹ tín dụng khu vực với 52 chi nhánh đầu mối từ huyện xuống cơ sở. Trong 10 năm (1991-2000) ngành Ngân hàng đã đầu tư cho nền kinh tế trên 3.600 tỷ đồng, riêng 2 năm 1999-2000 doanh số cho vay đạt gần 1.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quảng Bình đã thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, chiết khấu thương phiếu, cho vay cầm đồ... tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động ngoại hối bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay, chi trả kiều hối, cho vay, bảo lãnh được mở rộng ra nhiều loại ngoại tệ, sẵn sàng phục vụ quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau.
    Phương hướng phát triển:
    Ngân hàng Quảng Bình sẽ thành lập thêm ngân hàng ngoại thương, ngân hàng chính sách, mở rộng màng lưới các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân xuống các cơ sở, tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng. Chất lượng các dịch vụ ngân hàng sẽ được cải tiến, mở rộng và nâng cao. Các hoạt động của ngân hàng ngày càng gắn chặt với các dự án đầu tư phát triển kinh tế, các mối quan hệ đối tác ngày càng củng cố, phát triển và mở rộng. Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Các hoạt động ngoại hối, giao dịch ngoại tệ, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế không ngừng được phát triển, mở rộng. Cơ chế thanh toán qua biên giới với Lào phục vụ quan hệ thương mại giữa hai nước đang được xúc tiến. Ngân hàng Quảng Bình đang tập trung vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm như: kinh tế trang trại, khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản, các dự án chế biến hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án khai thác, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

    Thương mại và du lịch
    Thương mại nội địa đảm bảo cung cấp các mặt hàng phục vụ sản xuất tiêu dùng, góp phần ổn định giá cả, thị trường. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân trong 10 năm là 6,2%, ước đạt 14 triệu USD trong năm 2000. Các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu đang được xây dựng và nâng cấp như Nhà máy đông lạnh Sông Gianh, Xí nghiệp đông lạnh Ðồng Hới, Xí nghiệp chế biến nhựa thông, chế biến cao su...
    Trong 11 tháng đầu năm 2000, Quảng Bình đón trên 250.000 lượt khách đến thăm các địa điểm nổi tiếng như động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng, đến nghỉ tại bãi biển Nhật Lệ, Ðá Nhảy,v.v. Quảng Bình hiện có 23 cơ sở lưu trú với 504 phòng, trong đó 70% tổng số phòng có tiện nghi tương đối đẩy đủ. Tuy nhiên các cơ sở và cán bộ công nhân viên phục vụ chưa đáp ứng yêu cầu của du khách đến tỉnh.
    Phương hướng phát triển:
    Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thương mại và Du lịch là mở rộng thị trường để phát triển sản xuất, tăng cường thông tin thị trường, chú trọng liên kết với thị trường các tỉnh, mở rộng thị trường khu vực và quốc tế để tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của tỉnh.
    Cùng với việc tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ổn định và mở rộng thị trường, tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, có quy hoạch và cơ chế chính sách để phát triển sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, một số mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu như mặt hàng hải sản, sản phẩm chế biến từ nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu 28-30 triệu USD, tăng 12-13%/năm. Ðầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo- Nà Phàu, khu kinh tế Hòn La và các Trung tâm thương mại.
    Phát triển du lịch được đưa vào một trong những chương trình kinh tế quan trọng của Quảng Bình. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, trước hết tập trung khu du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng, gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với du lịch sinh thái đường Hồ Chí Minh, phát triển khu du lịch suối nước khoáng Bang, Ðồng Hới, Ðá Nhảy. Mở thêm các tuyến du lịch đèo Ngang-Hòn La, đường Hồ Chí Minh, đường 12 A..., mở thêm các tua du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng, nâng cấp các khu vui chơi giải trí, khách sạn; coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ, tăng cường giữ gìn trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu 5 năm tới đón 1,3-1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 1,6-1,9 lần so với thời kỳ 1996-2000.
    Y tế
    Mạng lưới cơ sở y tế chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân được tổ chức thành hệ thống từ tỉnh xuống tận cơ sở, từ Sở Y tế đến các trung tâm y tế cấp huyện và xã với tổng số 1.855 giường bệnh. Trong đó: Bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cuba Ðồng Hới có 450 giường; bệnh viện các huyện 325 giường và các trạm chuyên khoa như trung tâm y tế dự phòng, trạm da liễu, trạm mắt, trạm sốt rét, trạm bướu cổ, 17 phòng khám đa khoa. Các cơ sở y tế được trang bị tương đối đồng bộ, đảm bảo việc khám, điều trị bệnh cho mọi đối tượng.
    Phương hướng phát triển:
    Nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tăng cường hệ thống y tế xã phường, từng bước nâng cấp hệ thống y tế huyện và tiến hành hiện đại hoá bệnh viện tỉnh. Tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh; khuyến khích phát triển các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; quản lý tốt hành nghề y dược tư nhân; coi trọng giáo dục y đức người thầy thuốc.

    Giáo dục, đào tạo và dạy nghề
    Quảng Bình đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tương đối đồng bộ. Toàn tỉnh có 239 trường tiểu học, 115 trường trung học cơ sở, 18 trường trung học phổ thông và 3 trường dân tộc nội trú. Nhiều trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Ngày càng nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Nhiều nhà hảo tâm trên thế giới đã tài trợ cho ngành Giáo dục - Ðào tạo Quảng Bình xây dựng quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ khuyến học. Nhiều học sinh giỏi đã nhận được học bổng trong nước và du học nước ngoài.
    Hệ thống cơ sở dạy nghề Quảng Bình đã có bước phát triển về chất lượng và số lượng. Trường trung cấp kỹ thuật công nông nghiệp dạy nghề Quảng Bình hàng năm đào tạo 400 công nhân kỹ thuật. Trường trung học y tế đào tạo khoảng 150 sơ cấp y, dược phục vụ ngành Y tế. Các trung tâm đào tạo hướng nghiệp dạy nghề đã đào tạo khoảng 1.500 lượt người/năm.
    Phương hướng phát triển:
    Thấu suốt hơn nữa quan điểm Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Thực hiện giáo dục toàn diện, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trong đó lấy mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kịp thời chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm trọng tâm.
    Thời gian tới, cần đặt lên hàng đầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển hệ thống trường bán công, dân lập và tư thục; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, phấn đấu đến năm 2005 toàn tỉnh đạt 100% trẻ trong độ tuổi vào tiểu học, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở và 70-75% vào trung học phổ thông.
    Xây dựng hệ thống dạy nghề hoàn chỉnh có quy mô, cơ cấu ngành nghề hợp lý. Hệ thống gồm trường dạy nghề chính quy đào tạo công nhân lành nghề chất lượng cao cho các ngành công nghiệp, xây dựng, vận hành, sửa chữa thiết bị cơ điện nông nghiệp, khai thác thuỷ sản. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện chủ yếu dạy nghề , phổ cập nghề cho lao động địa phương, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
  6. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Khởi sắc du lịch Quảng Bình
    21/12/2004 2:30:24 PM GMT +7Đến với Quảng Bình, cửa ngõ đường vào xứ Huế gối đầu lên đỉnh Đèo Ngang những ngày này, du khách sẽ "ngợp" trong một bầu không khí tươi tắn, rộn ràng của liên tiếp các sự kiện vừa được ghi nhận tại đây.
    Chiếc cầu mới bắc qua sông Nhật Lệ lung linh ánh điện khiến thành phố trẻ Đồng Hới (được công nhận tháng 8/2004 và chính thức được công bố vào ngày 12/12/2004) trở nên rực rỡ, khang trang hơn. Phía bên kia cầu, khu du lịch cao cấp Sun Spa Resort mới được hoàn thành giai đoạn 1 với mức đầu tư ban đầu 225 tỷ đồng do Công ty Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh quản lý, thi công, khai thác, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. 236 phòng chất lượng cao nằm trong Sun Spa Resort đã bắt đầu đưa vào sử dụng cùng với hơn 1.100 phòng hiện có trên toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Đây là một trong tổng số 8 hạng mục chính của khu du lịch Mỹ Cảnh - Bảo Ninh, phần còn lại gồm khu Trung tâm thương mại, khu Đại lộ xanh, khu khách sạn cao 15 tầng, khu sinh thái, khu văn hóa thể thao biển... sẽ hoàn tất vào cuối năm 2006.
    Đánh giá về lợi thế du lịch của khu du lịch trên, ông Paul Stoll, Tổng Giám đốc khách sạn Furama cho rằng, cảnh quan du lịch của khu Resort đạt tiêu chuẩn quốc tế, sẽ trở thành điểm nhấn du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, trong thời gian tới, Quảng Bình sẽ nằm trong tour du lịch thuận tiện khi tuyến xe buýt cao cấp nối liền 17 tỉnh được hình thành (do công ty Mai Linh thực hiện). Và đến mùa Hè năm 2005, sân bay Đồng Hới đưa vào hoạt động sẽ khai thông thêm phương tiện đưa du khách đến với vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử truyền thống như Thành Đồng Hới, Quảng Bình quan, Di chỉ khảo cổ Bàu Tró, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, khu du lịch suối nước khoáng nóng 105 độ C...
  7. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Khởi sắc du lịch Quảng Bình
    21/12/2004 2:30:24 PM GMT +7Đến với Quảng Bình, cửa ngõ đường vào xứ Huế gối đầu lên đỉnh Đèo Ngang những ngày này, du khách sẽ "ngợp" trong một bầu không khí tươi tắn, rộn ràng của liên tiếp các sự kiện vừa được ghi nhận tại đây.
    Chiếc cầu mới bắc qua sông Nhật Lệ lung linh ánh điện khiến thành phố trẻ Đồng Hới (được công nhận tháng 8/2004 và chính thức được công bố vào ngày 12/12/2004) trở nên rực rỡ, khang trang hơn. Phía bên kia cầu, khu du lịch cao cấp Sun Spa Resort mới được hoàn thành giai đoạn 1 với mức đầu tư ban đầu 225 tỷ đồng do Công ty Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh quản lý, thi công, khai thác, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. 236 phòng chất lượng cao nằm trong Sun Spa Resort đã bắt đầu đưa vào sử dụng cùng với hơn 1.100 phòng hiện có trên toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Đây là một trong tổng số 8 hạng mục chính của khu du lịch Mỹ Cảnh - Bảo Ninh, phần còn lại gồm khu Trung tâm thương mại, khu Đại lộ xanh, khu khách sạn cao 15 tầng, khu sinh thái, khu văn hóa thể thao biển... sẽ hoàn tất vào cuối năm 2006.
    Đánh giá về lợi thế du lịch của khu du lịch trên, ông Paul Stoll, Tổng Giám đốc khách sạn Furama cho rằng, cảnh quan du lịch của khu Resort đạt tiêu chuẩn quốc tế, sẽ trở thành điểm nhấn du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, trong thời gian tới, Quảng Bình sẽ nằm trong tour du lịch thuận tiện khi tuyến xe buýt cao cấp nối liền 17 tỉnh được hình thành (do công ty Mai Linh thực hiện). Và đến mùa Hè năm 2005, sân bay Đồng Hới đưa vào hoạt động sẽ khai thông thêm phương tiện đưa du khách đến với vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử truyền thống như Thành Đồng Hới, Quảng Bình quan, Di chỉ khảo cổ Bàu Tró, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, khu du lịch suối nước khoáng nóng 105 độ C...
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình
    Ngày 29/9/2004. Cập nhật lúc 11h 30''


    Vùng ven biển Quảng Bình với 20 xã có 13.000 ha đất cát, có nhiều bãi cát bằng phẳng; có vịnh nước sâu Hòn La; ven bờ có 5 đảo nhỏ; vùng đặc quyền kinh tế có trên 20.000 km2, trữ lượng ước tính từ 50 - 60 ngàn tấn/năm; ngoài cá, tôm còn nhiều loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao.
    I- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO CỦA TỈNH.
    1- Quán triệt Nghị quyết 03-CV/TW và Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển đảo:
    Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI, khóa XII đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương, ngành, các đơn vị trong tỉnh thực hiện có hiệu quả kinh tế biển đảo; có nhiều chương trình, dự án khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, quốc phòng hoạt động tốt có hiệu quả. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2001- 2005), xác định phát triển kinh tế biển đảo là thế mạnh kinh tế của tỉnh trong thời kỳ mới. Việc phát triển kinh tế biển đảo nằm trong 4 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh nhiệm kỳ 2001- 2005.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chỉ rõ đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với thủy sản phải coi trọng cả ba lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến:
    - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong đánh bắt, chú trọng sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu, củng cố phát triển đánh bắt xa bờ.
    - Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi tôm bán thâm canh và phát triển nuôi tôm công nghiệp.
    - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
    Chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã chú trọng đến việc khai thác, đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu du lịch ven biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh.
    Quảng Bình, với kế hoạch phát triển thủy sản toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt giá trị kinh tế cao.
    - Về khai thác: tiếp tục củng cố các dự án khai thác hải sản xa bờ, sản xuất có hiệu quả, trả được nợ cho Nhà nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukhai thác theo hướng vươn khơi, sắp xếp hợp lý và hạn chế đánh bắt gần bờ, chú trọng khai thác hải sản xuất khẩu, kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thu hút lao động, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống ngư dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền vùng biển của quê hương, Tổ quốc.
    - Về nuôi trồng: mở rộng diện tích tăng vốn đầu tư cho các dự án nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm trên cát.
    - Về chế biến: nâng cao năng lực và phát huy các nhà máy chế biến thủy sản (Sông Gianh, Đông lạnh Đồng Hới) mở rộng thị trường xuất khẩu, kết hợp đồng bộ công tác chế biến và tiêu thụ hàng thủy sản nội địa.
    2- Một số giải pháp.
    - Tiếp tục đầu tư, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả của đội tàu khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện kỹ thuật, quản lý cho cán bộ và ngư dân; cải tiến các nghề sản xuất ven bờ; kết hợp sản xuất với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh hải.
    - Sử dụng có hiệu quả cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá
    Hòn La.
    - Đầu tư xây dựng hồ nuôi tôm trên cát; hoàn thiện nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Hải sớm đưa vào sản xuất.
    - Chú trọng hơn nữa công tác đầu tư xây dựng cơ bản, về cải cách hành chính, công tác phòng chống lụt bão, hạn chế tổn thất do thiên tai, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất trên biển.
    - Đến nay chương trình đánh bắt của tỉnh đã đầu tư được 34.067 triệu đồng; đóng mới 39 chiếc công suất 105 - 320 CV.
    - Xây dựng và đưa vào sử dụng 2 cảng cá sông Gianh và Nhật Lê; nâng cấp Nhà máy Đông lạnh sông Gianh, xí nghiệp đông lạnh Đồng Hới, hoàn thiện Nhà máy chế biến nông thủy sản xuất khẩu Phú Hải. Dự án nuôi tôm trên cát đã đưa 17 ha vào nuôi, tiếp tục xây dựng đưa diện tích nuôi tôm trên cát ở Bảo Ninh lên 120 ha.
    - Tiếp tục xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá Hòn La; khai thác khu du lịch ven biển Nhật Lệ, triển khai xây dựng khu du lịch Bảo Ninh.
    3- Kết quả phát triển kinh tế biển đảo năm 2001, 2002 và 3 tháng đầu năm 2003.
    a- Kết quả năm 2001:
    Tổng sản lượng thủy sản: 21.000 tấn, bằng 105% kế hoạch.
    - Sản lượng khai thác đạt 18.782 tấn, bằng 104,3% kế hoạch, tăng 9,4% so với năm 2000.
    - Sản lượng thủy sản nuôi: 2.218 tấn, trong đó sản lượng nuôi của vùng ven biển là 1.721 tấn.
    Tổng kim ngạch xuất khẩu 8,5 triệu USD, tăng 4,3% so với năm 2000. Thu hút thêm 1.150 lao động, đưa tổng lao động toàn ngành là 5.450 người.
    b- Kết quả thực hiện năm 2002:
    - Giá trị thủy sản toàn ngành: 185 tỷ đồng.
    - Tổng sản lượng là 24.900 tấn, bằng 113% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác hải sản: 22.115 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 2.240 tấn.
    - Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD, tăng 17%.
    - Thu hút thêm 500 lao động, đưa lao động toàn ngành lên 25.950 người.
    c- Kết quả 3 tháng đầu năm 2003:
    - Tổng sản lượng: 4.350 tấn, bằng 17% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác biển là 3.850 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 400 tấn.
    - Chế biến xuất khẩu: 427 tấn.
    - Kim ngạch xuất khẩu: 1.741.720 USD.
    Theo tài liệu tuyên truyền biển đảo năm 2003-2004
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình
    Ngày 29/9/2004. Cập nhật lúc 11h 30''


    Vùng ven biển Quảng Bình với 20 xã có 13.000 ha đất cát, có nhiều bãi cát bằng phẳng; có vịnh nước sâu Hòn La; ven bờ có 5 đảo nhỏ; vùng đặc quyền kinh tế có trên 20.000 km2, trữ lượng ước tính từ 50 - 60 ngàn tấn/năm; ngoài cá, tôm còn nhiều loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao.
    I- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO CỦA TỈNH.
    1- Quán triệt Nghị quyết 03-CV/TW và Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển đảo:
    Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI, khóa XII đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương, ngành, các đơn vị trong tỉnh thực hiện có hiệu quả kinh tế biển đảo; có nhiều chương trình, dự án khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, quốc phòng hoạt động tốt có hiệu quả. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2001- 2005), xác định phát triển kinh tế biển đảo là thế mạnh kinh tế của tỉnh trong thời kỳ mới. Việc phát triển kinh tế biển đảo nằm trong 4 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh nhiệm kỳ 2001- 2005.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chỉ rõ đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với thủy sản phải coi trọng cả ba lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến:
    - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong đánh bắt, chú trọng sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu, củng cố phát triển đánh bắt xa bờ.
    - Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi tôm bán thâm canh và phát triển nuôi tôm công nghiệp.
    - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
    Chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã chú trọng đến việc khai thác, đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu du lịch ven biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh.
    Quảng Bình, với kế hoạch phát triển thủy sản toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt giá trị kinh tế cao.
    - Về khai thác: tiếp tục củng cố các dự án khai thác hải sản xa bờ, sản xuất có hiệu quả, trả được nợ cho Nhà nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukhai thác theo hướng vươn khơi, sắp xếp hợp lý và hạn chế đánh bắt gần bờ, chú trọng khai thác hải sản xuất khẩu, kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thu hút lao động, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống ngư dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền vùng biển của quê hương, Tổ quốc.
    - Về nuôi trồng: mở rộng diện tích tăng vốn đầu tư cho các dự án nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm trên cát.
    - Về chế biến: nâng cao năng lực và phát huy các nhà máy chế biến thủy sản (Sông Gianh, Đông lạnh Đồng Hới) mở rộng thị trường xuất khẩu, kết hợp đồng bộ công tác chế biến và tiêu thụ hàng thủy sản nội địa.
    2- Một số giải pháp.
    - Tiếp tục đầu tư, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả của đội tàu khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện kỹ thuật, quản lý cho cán bộ và ngư dân; cải tiến các nghề sản xuất ven bờ; kết hợp sản xuất với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh hải.
    - Sử dụng có hiệu quả cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá
    Hòn La.
    - Đầu tư xây dựng hồ nuôi tôm trên cát; hoàn thiện nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Hải sớm đưa vào sản xuất.
    - Chú trọng hơn nữa công tác đầu tư xây dựng cơ bản, về cải cách hành chính, công tác phòng chống lụt bão, hạn chế tổn thất do thiên tai, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất trên biển.
    - Đến nay chương trình đánh bắt của tỉnh đã đầu tư được 34.067 triệu đồng; đóng mới 39 chiếc công suất 105 - 320 CV.
    - Xây dựng và đưa vào sử dụng 2 cảng cá sông Gianh và Nhật Lê; nâng cấp Nhà máy Đông lạnh sông Gianh, xí nghiệp đông lạnh Đồng Hới, hoàn thiện Nhà máy chế biến nông thủy sản xuất khẩu Phú Hải. Dự án nuôi tôm trên cát đã đưa 17 ha vào nuôi, tiếp tục xây dựng đưa diện tích nuôi tôm trên cát ở Bảo Ninh lên 120 ha.
    - Tiếp tục xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá Hòn La; khai thác khu du lịch ven biển Nhật Lệ, triển khai xây dựng khu du lịch Bảo Ninh.
    3- Kết quả phát triển kinh tế biển đảo năm 2001, 2002 và 3 tháng đầu năm 2003.
    a- Kết quả năm 2001:
    Tổng sản lượng thủy sản: 21.000 tấn, bằng 105% kế hoạch.
    - Sản lượng khai thác đạt 18.782 tấn, bằng 104,3% kế hoạch, tăng 9,4% so với năm 2000.
    - Sản lượng thủy sản nuôi: 2.218 tấn, trong đó sản lượng nuôi của vùng ven biển là 1.721 tấn.
    Tổng kim ngạch xuất khẩu 8,5 triệu USD, tăng 4,3% so với năm 2000. Thu hút thêm 1.150 lao động, đưa tổng lao động toàn ngành là 5.450 người.
    b- Kết quả thực hiện năm 2002:
    - Giá trị thủy sản toàn ngành: 185 tỷ đồng.
    - Tổng sản lượng là 24.900 tấn, bằng 113% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác hải sản: 22.115 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 2.240 tấn.
    - Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD, tăng 17%.
    - Thu hút thêm 500 lao động, đưa lao động toàn ngành lên 25.950 người.
    c- Kết quả 3 tháng đầu năm 2003:
    - Tổng sản lượng: 4.350 tấn, bằng 17% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác biển là 3.850 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 400 tấn.
    - Chế biến xuất khẩu: 427 tấn.
    - Kim ngạch xuất khẩu: 1.741.720 USD.
    Theo tài liệu tuyên truyền biển đảo năm 2003-2004
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Không biết cái topic QB những con số của Halffreeze đâu rùi nên post vào đây vậy:
    Quảng Bình: Cơ hội đầu tư

    Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2004 - 2010 như sau: Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư
    http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=111&id=6788
    Tên dự án
    Quy mô dự án
    Tổng vốn dự kiến
    Hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư xí nghiệp giày da xuất khẩu
    1,2 triệu đôi.năm
    2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy gốm mỹ nghệ xuất khẩu
    100.000 sản phẩm/năm
    1,5 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy sứ, thuỷ tinh cách điện
    120.000 sản phẩm/năm
    1,5 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy bột tít và sơn tường
    10.000 tấn sản phẩm/năm
    9,5 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu
    5.000 tấn sản phẩm/năm
    3 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Soda
    100.000 tấn sản phẩm/năm
    1,5 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy sứ vệ sinh
    100.000 sản phẩm/năm
    2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy đóng tàu và sàlan
    Đóng tàu sà lan 2000-3000 tấn
    2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy
    Diện tích trồng 4,6 ha
    2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật cao
    20 triệu sản phẩm/năm
    3 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư nhà máy thuỷ tinh ao cấo Ba Đồn
    1 triệu sản phẩm/năm
    12,5 triệu USD
    Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài

    Nhà máy sản xuất xi Áng Sơn
    1,4 triệu tấn/năm
    15,5 triệu USD
    Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài

    Nhà máy sản xuất xi măng Đen
    1,4 triệu tấn/năm
    19 triệu USD
    Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài

    Đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm sau Tùng Hương
    3000 tấn sản phẩm/năm
    2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Quảng Bình
    5-6 tầng, diện tích 2000-2500 m2/1 tầng
    2,5-3 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư khu di tích Đá Nhảy
    tổng diện tích 30 ha
    1-2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng

    3-4 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư khu du lịch Khe Đá
    Diện tích quy hoạch dự kiến 1 -2 ha
    1 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư du lich Thác Mơ
    1-2 ha
    1 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Dự án đầu tư khu vui chơi giải trí công viên Cầu Rào
    64,8 ha
    9,5 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Xây dựng khu đô thị mới
    350 ha
    5 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    Xây dựng khu chung cư Nam Lý
    62.360 m2
    2 triệu USD
    khuyến khích mọi hình thức đầu tư

    (Nguồn: TTCN)

    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 18:18 ngày 11/03/2005

Chia sẻ trang này