1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Hê hê hê, điểm lại một chút nền kinh tế Việt Nam để có bức tranh toần cảnh. Đầu tiên điểm sơ qua về vị trí địa lý và dân số
    Diện tích: 331,114 sq. km. (127,243 sq. mi.);
    Các TP lớn: Capital--Hanoi (2.842 million). Other cities--Ho Chi Minh City (formerly Saigon; 5.378 million), Hai Phong (1.711 million), Da Nang (715.000).
    Dân số (2004): 82.1 million.
    Tỷ lệ tăng trưỏng (2004): 1.02%.
    Các dân tộc: Vietnamese (85%-90%), Chinese (3%), Hmong, Thai, Khmer, Cham, mountain groups.
    Ngôn ngữ: Vietnamese (official), English (increasingly favored as a second language), some French, Chinese, and Khmer, mountain area languages.
    Trình độ giáo dục (2002): Literacy--91%.
    Sức khoẻ cộng đồng (2003): Birth rate--19.58/1000 Infant mortality rate--26/1000. Life expectancy--66.7 yrs. male, 71.4 yrs. female. Death rate--6.56/1,000.
    (Vì sao math0 muốn đưa ra những con số này???)
    Phát triển Kinh tế của Việt Nam:
    Sau đại hội 6 của Đảng, Việt nam bắt đầu công cuộc đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việt nam trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới với tốc độ phát triển GDP trung bình 8% từ 1990 đến 1997 và 6.5% trong 1998-2003. Năm 2004, tốc độ tăng GDP là 7.7%. Về tỷ lệ lạm phát, VN kìm giử ở tỷ lệ dưới 4% từ năm 1997( Riêng năm 1998 là 9.2%- do khủng hoảng KT Châu Á). Tỷ lệ lạm phát năm 2004 tăng lên 9.5% và năm nay còn tăng nữa( Do khủng hoảng dầu của TG). Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ $220 năm 1994, đến $483 năm 2003. Điểm đáng chú ý là thu nhập binh quân đầu người cao ở các TP lớn như TP HCM: $1,640 , còn ở các vùng nông thông thì khá thấp.
    Về nông nghiệp, VN từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước lớn thứ 2 về xuất khẩu gạo. Tỷ trong của ngành nông trong GDP là 42% năm 1989 và 16.6% in 2004. Tuy nhiên, số nông dân không có việc làm trong thời điểm ngoài vụ mừa là 25%-35%. Đây là con số đáng báo động.
    Công nghiệp chiếm 33.8% GDP trong năm 2004. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(FDI) để phát triển công nghiệp là xu hướng mới và khá linh động ở VN. Việc xuất khẩu, đào tạo lao động trình độ cao cũng là một hướng đang được quan tâm.
    Về thương mại quốc tế, hiện nay VN đang tham gia các tổ chức thương mại tự do sau: AFTA( tổ chức mậu dịch tự do của ASEAN, BTA( quan hệ song thương Việt-Mỹ), và đang hướng đến việc gia nhăp WTO trong năm nay hoặc năm sau. Năm 2004, xuất khẩu đạt 57% GDP. Tuy nhiên Vietnam vẫn đang nhập siêu. Số nợ nước ngoài năm 2004c chiếm 34% of GDP in 2004, tức là khoảng $15.4 billion. Riêng kim ngạch buôn bán 2 chiều với Mỹ ngày càng gia tăng và đạt $6.12 billion năm 2004. Tuy nhiên các doanh nghiệp VN đang phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện (như bán phá giá) trên thế giới. Đây là một điều các doanh nghiệp cũng như nhà nước cần quan tâm.
  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Sẳn đưa luôn bài về TQ và Ấn xem có giúp gì cho phát triển của mình kô! Đặc biệt việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mình còn kém quá. Không tạo được môi trường đầu tư thích hợp nhất là trong ngành du lịch. Qb có lợi thế là đang có nhiều dự àn nghiên cứu Khoa học của nước ngoài tại Phong Nha Ke Ban, nhưng sao không tận dụng để phát triển các dự án du lịch
    Gót chân asin của 2 người khổng lồ Trung - Ấn
    15:29'' 28/08/2005 (GMT+7)
    Không quốc gia đang phát triển nào có tốc độ phi mã nhanh bằng Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai quốc gia đông dân nhất thế giới có nhiều nét giống nhau: sự hiện diện của các công ty đa quốc gia; sự đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin; sự hợp lý trong chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài; sự đúng đắn trong chiến lược giáo dục?

    Trung Quốc đang nổi lên như một con rồng mới
    Và cả hai đều được đánh giá là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như thay đổi diện mạo cán cân kinh tế thế giới. Mổ xẻ tiềm lực cũng như sự tiềm ẩn bất ổn trong hiện tượng phát triển Trung Quốc và Ấn Độ là cần thiết cho tham khảo kinh nghiệm đối với một ?ocon rồng ẩn mình? (cách nói của Newsweek) như Việt Nam.
    Ngọa hổ tàng long
    Hai thập niên qua, Trung Quốc tăng trưởng ở tỉ lệ chóng mặt 9,5%/năm và Ấn Độ 6%/năm. Business Week (22/8/2005) cho biết hai quốc gia châu Á này tiếp tục duy trì tốc độ phát triển trung bình 7-8% trong vài thập niên tiếp theo. Và sự cạnh tranh Trung Quốc - Ấn Độ sẽ tạo ra động lực thay đổi bộ mặt thế giới thế kỷ 21, như cách mà Nhật từng thực hiện trong thế kỷ 20.
    Theo đà tiến như hiện thời, Ấn Độ có thể qua mặt Đức để trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới. Vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành sức mạnh kinh tế số một hành tinh. Đến thời điểm đó, Trung Quốc-Ấn Độ sẽ chiếm ½ xuất lượng toàn cầu.
    Bộ ba Mỹ-Trung Quốc-Ấn Độ sẽ cùng nhau chiếm lĩnh tất cả nền kinh tế thế giới. Theo nhận xét BusinessWeek, điều khiến Ấn Độ và Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế là họ học hỏi lẫn nhau. Cả hai đều đầu tư mạnh vào ngành nghề kỹ năng cao liên quan kỹ thuật và quản lý.
    Hiện thời, Trung Quốc đang thống trị khu vực sản xuất hàng loạt và Ấn Độ chiếm lĩnh phần mềm, thiết kế công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp chính xác.
    Sự phát triển Ấn Độ-Trung Quốc có vẻ vững đến mức nhà nghiên cứu Navi Radjou thuộc Forrester Research Inc tin rằng nếu hai quốc gia cùng bắt tay, họ sẽ ngồi trên ngai vàng công nghiệp kỹ thuật thế giới. Trong thực tế, Ấn Độ-Trung Quốc đã hợp tác trong một số lĩnh vực.
    Mậu dịch song phương hàng năm dù chỉ đạt 14 tỷ USD nhưng sự có mặt của các công ty đa quốc gia đã đẩy nhanh sự liên hợp giữa hai khối kinh tế khổng lồ này (thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc nhưng bo mạch và phần mềm được làm tại Ấn Độ). Chi phí nghiên cứu rẻ tại Ấn Độ cùng chi phí sản xuất rẻ tại Trung Quốc đã giúp ra đời dòng sản phẩm ?ochế tạo tại Trung Quốc-Ấn Độ? và điều đó cho thấy sự liên kết gián tiếp giữa hai nền kinh tế năng động nhất châu Á đang bắt đầu định hình.
    Trung Quốc và Ấn Độ, trên bề mặt, có đủ nền móng cơ sở để bật lên thay thế Mỹ và châu Âu: tổng số kỹ sư và nhà khoa học Trung Quốc-Ấn Độ tốt nghiệp mỗi năm lên đến nửa triệu trong khi Mỹ chỉ có 60.000. Viện Toàn cầu McKinsey dự báo số nhà nghiên cứu trẻ Trung Quốc-Ấn Độ sẽ tăng 35%, lên 1,6 triệu vào trước năm 2008.
    Trong cùng thời gian, nguồn cung ứng nhân sự khoa học Mỹ có thể giảm 11%, còn 760.000. Trung Quốc và Ấn Độ hưởng lợi thế tiếp nhận công nghệ cao cũng như kinh nghiệm phương Tây. Như Mỹ trong thập niên 1980-1990, Trung Quốc và Ấn Độ hiểu rằng sáng tạo là yếu tố then chốt cho tăng trưởng. Và sự xuất hiện một thế hệ người tiêu dùng mới càng đẩy nhanh sự bùng nổ của nền kinh tế đặt nền móng từ sáng tạo.
    Năm 2005, thị trường xe hành khách Trung Quốc dự kiến đạt 3 triệu (thứ ba thế giới) và hiện nước này có ?ophần nền? lớn nhất thế giới cho thị trường điện thoại di động với 350 triệu người đăng ký (có thể tăng gần 600 triệu vào trước năm 2009).
    Hai năm nữa, Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ trở thành nơi có số hộ dân được kết nối băng thông rộng nhiều nhất. Ấn Độ tương tự, từ năm 2000 đến nay, số thuê bao điện thoại di động đã tăng từ 5,6 triệu lên 55 triệu.
    Điều đáng chú ý hơn nữa là thái độ sống của giới trẻ Ấn Độ-Trung Quốc. Như thanh niên Mỹ cách đây vài thập niên, giới trẻ Ấn Độ-Trung Quốc bây giờ cũng tự tin, hoài bão, tham vọng và lạc quan về tương lai. Khuynh hướng thích cái mới và tiếp nhận liên tục cái mới đã thể hiện điều này (tại Trung Quốc, thời gian trung bình sử dụng một mẫu điện thoại di động chỉ ba tháng).
    ?oChúng tôi tin rằng Trung Quốc vài năm nữa sẽ từ kẻ theo sau trở thành người đi trước trong việc định dạng xu hướng tiêu dùng sản phẩm điện tử?, đó là phát biểu của Leon Husson, phó chủ tịch điều hành Philips Semiconductors.
    Và đâu là những nhược điểm của hai gã khổng lồ?
    Trung Quốc - Ấn Độ hiện thời chiếm vỏn vẹn 6% GDP toàn cầu (bằng ½ Nhật Bản) và mỗi năm có hàng triệu người tiếp tục được bổ sung cho lực lượng lao động.
    Tuy nhiên, do yêu cầu về lương cao tăng nhanh (cho ngành nghề kỹ thuật cao), lợi thế nhân công giá rẻ tất nhiên không tồn tại mãi. Đến nay, Trung Quốc - Ấn Độ vẫn chưa đủ lực tạo ra những công ty đẳng cấp cao như Samsung, Nokia, Toyota hoặc Boeing?
    Do chính sách hạn chế sinh đẻ, lực lượng lao động Trung Quốc sẽ đạt 1 tỷ người vào năm 2015 nhưng sẽ giảm dần sau đó và họ phải nuôi một tỉ lệ người già đáng kể. Ấn Độ hiện có gần 500 triệu người dưới 19 tuổi. Đến giữa thế kỷ 21, dân số Ấn Độ có thể đạt 1,6 tỷ (nhiều hơn 220 triệu nhân công so với Trung Quốc) và vấn đề này cũng tiềm tàng nhiều bất ổn cho phát triển.
    Xét kỹ hơn, có thể thấy bản thân Trung Quốc tiềm ẩn không ít nguy cơ trong cái gọi là ?onội lực kinh tế?.
    Cần biết, có đến 57% hàng xuất khẩu Trung Quốc thật ra được sản xuất tại các công ty nước ngoài đóng tại nước này và Trung Quốc tiếp tục chậm chạp trong lĩnh vực phần mềm (át chủ bài cốt lõi của công nghệ thông tin). Dù có 35 trường đại học chuyên ngành lập trình với khả năng cho ra trường 200.000 kỹ sư phần mềm mỗi năm, Trung Quốc vẫn không có một đội ngũ chuyên gia tầm cỡ thế giới.

    Các ngân hàng Trung Quốc phải chấp nhận 20% khoản nợ là khó đòi, còn ngân hàng tư Ấn Độ cũng hoạt động không hiệu quả.
    Ngoài ra, còn có một thực trạng: thay vì tập trung nghiên cứu phát triển, nhiều công ty ?okỹ thuật cao? vẫn chú tâm rình rập ăn cắp sản phẩm của thiên hạ.
    Newsweek (22/8/2005) cho biết Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu khựng lại trong phát triển. Một trong những bằng chứng rõ nhất là sự giảm nhu cầu nhập dầu (giảm 1,3% dầu thô và 21% dầu lọc trong nửa đầu năm 2005).
    Tỉ lệ phát triển 9,5% năm 2004 của Trung Quốc sẽ trở nên bớt ấn tượng hơn khi người ta biết rằng 850 tỷ USD (1/2 GDP) đã được dùng cho các ngành công nghiệp nặng (ít lợi nhuận) chẳng hạn thép, công nghiệp xe hơi và xây dựng nhà cửa.
    Nhà máy Trung Quốc sử dụng nhiên liệu kém hiệu quả gấp 5 lần phương Tây và hơn 20% nợ ngân hàng đều thuộc loại trầm kha khó đòi. 2/3 trong 13.000 công ty có đăng ký kinh doanh tại Trung Quốc đã không làm ăn có lãi - theo Chủ tịch Viện Kiểm toán quốc gia Trung Quốc Chen Xiaoyue. ?oChúng tôi xây nhiều đường sá và nhà máy công nghiệp nhưng chúng tôi cũng hy sinh quá nhiều?, Chen nói.
    So với Trung Quốc, Ấn Độ có phần nhỉnh hơn về tính ổn định. Do áp dụng mô hình quản lý ít bị chi phối bởi sự can thiệp nhà nước, tại Ấn Độ, ít có chỗ cho sự thao túng của viên chức tham nhũng, ít có chỗ cho hoang phí ?ocủa chùa? (tài sản nhà nước)?
    Ngoài ra, Ấn Độ cũng có hệ thống ngân hàng tư hoạt động hiệu quả. Bảng dữ liệu Compustat của Standard & Poor cho thấy trong 346 công ty hàng đầu Ấn Độ-Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều công ty hoạt động tốt hơn.
    Tổng quát, người hùng nào cũng có điểm yếu (kể cả sức mạnh kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ) và riêng với Trung Quốc, có thể lọc ra 5 yếu tố quan trọng đang là rào cản của sự phát triển.
    Thứ nhất, đó là sự tụt hậu nghiêm trọng trong kinh tế nông nghiệp. Thứ hai, đó là nguồn vốn và tỉ lệ cho tái đầu tư (tập trung quá mạnh cho xây dựng hạ tầng). Thứ ba, đó là sức ép lạm phát (chỉ số tiêu dùng chỉ tăng 2,8% trong quý một năm 2005 do giá cả tăng nhanh bởi biến động từ thị trường dầu...).
    Thứ tư, đó là sức ép nghiêm trọng của nhu cầu năng lượng. Và cuối cùng, đó là sự đầu tư phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
    Mỹ và nhiều nước châu Âu đã mất cả thế kỷ để có thể tạo ra bức tranh cân đối giữa đời sống đô thị và nông thôn (tỉ lệ chênh lệch tiện nghi sinh hoạt giữa thành phố và nông thôn Mỹ là cực thấp), vậy Trung Quốc chắc chắn cũng cần ngần ấy thời gian hoặc hơn để rút lại khoảng cách đang tồn tại (một cách) thực tế này.
    (Theo Thời báo kinh tế VN)

  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Bài phỏng vấn này rất hay. Bà con cùng đọc nhé:
    "Sẽ đạt mục tiêu nếu có những bước chuyển đổi chiến lược"
    08:53'' 29/08/2005 (GMT+7)
    (VietnamNet) - Đó là nhận định của GS. David Dapice đến từ ĐH Harvard (Mỹ) về những cơ hội và thách thức của Việt Nam trên con đường đi đến mục tiêu "Năm 2010, VN sẽ không còn là một nước kém phát triển" mà Đảng đã đề ra.


    Là người tâm huyết, đã từng có 20 năm nghiên cứu về Việt Nam nên cuộc trò chuyện của ông với Tổng biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn dài gần 3 tiếng đồng hồ với những phân tích và đề xuất sắc sảo có thể là những dữ liệu nghiên cứu có giá trị.
    Tăng trưởng tốt nhưng chưa xứng với tiềm năng
    - Thưa GS. David Dapice, tôi rất ấn tượng trước phát biểu của ông từ bàn chủ tọa của cuộc thảo luận trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải vừa qua. Theo quan điểm của ông thì VN có thể đạt tốc độ tăng trưởng 12% một năm. Vậy tôi muốn biết VN làm thế nào để có thể tăng trưởng như vậy? Ông có cơ sở nào để nêu ra dự đoán đó?
    - Điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi đưa ra dự đoán về mức tăng trưởng của VN (hiện đang ở mức 7%) là đặt VN trong thế so sánh với Trung Quốc hiện nay và Đài Loan những năm trước đây. Đó là hai nền kinh tế ở ngay cạnh các bạn và có cơ cấu kinh tế không khác biệt nhiều lắm so với VN.
    Khoảng thập kỷ 60 và 70, khi Đài Loan có mức thu nhập bình quân đầu người như VN hiện nay, họ đã tăng trưởng trên 11% trong suốt 10 năm liền tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% GDP.
    Hiện nay mức đầu tư của VN là 35% GDP, tương đương với hơn 1/3 tổng sản lượng nhưng mức tăng trưởng chỉ là 7%. Rõ ràng là Đài Loan đã sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn nhiều so với VN. Chúng ta có thể bàn nhiều về vấn đề na?y, nhưng hiệu quả thấp của đầu tư công là một trong những yếu tố khiến các bạn tăng trưởng chậm hơn so với tiềm năng.
    Một cách khác là so sánh với Trung Quốc. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay là 1.200 USD, hơn gấp đôi con số khoảng 500 USD của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhận thấy khi mức thu nhập thấp hơn thì dễ tăng trưởng nhanh hơn, do các bạn đang đuổi theo. Khi mức thu nhập cao hơn, con đường sẽ dốc đứng hơn và các bạn vẫn tiến lên nhưng không dễ như trước. Do vậy trong vài năm tới, VN sẽ dễ tăng trưởng nhanh.
    Mọi người có thể nói ?otại vì chúng tôi nghèo nên không đủ vốn?. Nếu xét viện trợ bình quân đầu người, VN là 20 USD, Trung Quốc là 2 USD; nhìn vào lượng kiều hối từ nước ngoài, bình quân đầu người ở VN là 50 USD, ở Trung Quốc là 7 USD; nhìn vào lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong năm nay, hai nước gần như bằng nhau, đều khoảng 40 USD mỗi đầu người. Rồi nhìn vào dầu mỏ, sản lượng VN là 1,5 thùng/người, trong khi của Trung Quốc là 1 thùng/người. Tóm lại, tính bình quân đầu người thì VN có nhiều viện trợ hơn, nhiều kiều hối hơn, nhiều dầu mỏ hơn, thu nhập bình quân thấp hơn và mức tăng trưởng chậm hơn so với Trung Quốc. Tăng trưởng của Trung Quốc đang ở mức khoảng 9%, còn VN hiện khoảng 7%.
    Tôi cho rằng, điều đó có nghĩa là VN hiện chưa sử dụng tốt nguồn vốn như Trung Quốc. So với Đài Loan trong thập niên 60, 70 hay Trung Quốc ngày nay, VN dường như đang tăng trưởng tương đối tốt, nhưng chưa xứng với tiềm năng.
    Tăng quyền quyết định cho cấp tỉnh và nhà đầu tư

    Giáo sư David Dapice.
    - Theo ông, làm thế nào VN có thể tăng trưởng nhanh hơn?
    - Tôi nghĩ có hai lĩnh vực Việt Nam có nhiều cơ hội. Một là: VN đã tiến bộ trong việc tăng nguồn vốn FDI (hiện nay khoảng 3 tỉ USD/năm). Nhưng tỉnh Quảng Đông, với cùng dân số và trình độ giáo dục, họ thu hút được 10-15 tỉ USD vốn FDI mỗi năm. Bởi vì Nhật bản ngày càng lo ngại về Trung Quốc, tôi nghĩ Nhật Bản đang đặc biệt chú trọng đến VN như điểm đến thứ hai cho vốn FDI của Nhật.
    Tuy nhiên, VN vẫn còn có nhiều hạn chế về chính sách, ví dụ như giới hạn 3% lao động nước ngoài làm việc trong một công ty?, điều đó quá ngặt nghèo. Tôi có làm việc với tỉnh Quảng Nam và khu Kinh tế mở Chu Lai, nơi có dự án đầu tư 500 triệu USD vào bảo dưỡng sửa chữa máy bay. Đó là khoản đầu tư rất lớn và rất tốt. Nhưng nếu hạn chế 3% lao động nước ngoài, (tất nhiên không phải với Chu Lai vì họ là khu kinh tế mở), thì không thể thu hút dự án đầu tư như vậy vì phải cần tới hàng nghìn lao động tay nghề cao. Tất nhiên dự án có thể đào tạo người VN để sau vài năm sẽ tiếp quản công việc. Nhưng cần phải để cho nhà đầu tư quyết định điều đó. Chính phủ không cần quyết định điều đó.
    Một khi VN nới lỏng quy định như ở Chu Lai, tôi nghĩ các bạn sẽ thành công. Tôi không hiểu tại sao lại không nới lỏng quy định như vậy đối với nhiều nơi khác, hoặc để cho các tỉnh tự quyết định. Nếu các tỉnh muốn thu hút vốn đầu tư, hãy để họ làm. Đừng lấy đó là một chính sách quốc gia, hãy coi đó là một quyết định ở cấp tỉnh. Đó là cơ hội thứ nhất.
    Cơ hội thứ hai là đừng làm những gì không cần thiết. Ví dụ dự án nhà máy lọc dầu Dung Quốc, tôi được biết là đã quyết định rồi, nhưng theo ước tính của tôi thì chi phí đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra sẽ ngang nhau. Nghĩa là các bạn đang đầu tư 2,5 tỉ USD với lợi nhuận ròng là 0. Nếu các bạn muốn, VN có thể để một tập đoàn đa quốc gia kết hợp với Petro Vietnam đầu tư vào phía Nam, nơi đó hợp lý vì gần các giếng dầu và gần thị trường tiêu thụ. Nhiều công ty rất quan tâm và họ sẽ đổ tiền vào phía Nam. VN không cần dùng tiền của Chính phủ như vậy.
    - Tôi đồng ý với ngài. Nhưng giáo sư có nghĩ Dung Quất có thể thay đổi mô hình và trở thành khu kinh tế mở giống Chu Lai, không chỉ cho dầu khí mà cho cả các ngành công nghiệp khác?
    - Đó là một ý hay. Theo tôi, có lẽ ý tưởng lúc đầu khi xây dựng nhà máy lọc dầu là ưu đãi những tỉnh miền Trung còn nghèo và không muốn chỉ tập trung phát triển ở những vùng quanh Hà Nội và TP.HCM. Đó là điểm quan trọng và tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng nếu các bạn tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nới lỏng quy chế hơn, các bạn có thể thu hút nhiều đầu tư mà chẳng phải liên quan gì với lọc dầu. Tất nhiên, Quảng Ngãi cần phải phát triển, Quảng Nam cần phải phát triển, nhưng đừng làm những việc không hợp lý. Cần tạo điều kiện để nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể thực sự đưa ra những quyết định kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng bền vững. VN đang từng bước thực hiện điều này, song chưa đủ và các bạn đang lãng phí hàng tỉ đô la.
    Thêm một ví dụ nữa là dự án sân bay tại Đồng Nai, cách TP.HCM khoảng 40-50km. Tôi cho rằng trong 10-20 năm tới, điều này hoàn toàn chưa cần thiết. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất rộng tương đương với khu sân bay Changi của Singapore, đó là còn chưa tính đến diện tích do quân đội quản lý. Changi có thể thu hút tới 64 triệu khách mỗi năm. Các bạn có thể xây dựng một nhà ga đón khách như vậy, nhỏ hơn nhiều so với sân bay Đồng Nai và vẫn đảm nhận được lượng hành khách tại khu vực TP.HCM trong 20-30 năm tới. Năm ngoái, sân bay Tân Sơn Nhất mới có khoảng 3,5 triệu khách quốc tế và năm nay ước tính khoảng 4 triệu khách. Giai đoạn 1 của sân bay Đồng Nai sẽ thu hút tới 40-50 triệu khách. Rõ ràng là quá lớn, quá dư thừa... Hiện các bạn đang mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất một cách hợp lý và nên tiếp tục như vậy. Điều đó ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Tóm lại, các bạn nên tư duy giống một nhà đầu tư chứ không nên giống một người có nhiều tiền để có thể phung phí.
    Muốn thu hút đầu tư, cần cải cách hệ thống tài chính và luật pháp
    - Như ông đã biết, VN vẫn chưa thu hút được nhiều vốn FDI, vậy chúng tôi nên làm thế nào để hút nhiều hơn?
    - Có tới 3, 4 khía cạnh. Ngoài vấn đề yêu cầu về lao động mà tôi coi là đang khó khăn, tôi cho rằng chủ yếu là các chính sách tổng thể. Cần phát triển hệ thống tài chính và pháp lý tốt hơn, hai lĩnh vực này hiện còn khá yếu kém. Theo tôi, hệ thống tài chính đang là trở ngại cho sự phát triển của các bạn. VN cần phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, thường là ở cấp địa phương. Hiện nay các ngành công nghiệp này chưa đáp ứng được nhu cầu, bởi lẽ các công ty VN không dễ dàng có được công nghệ tốt, marketing tốt, và thực ra là thiếu cả công nhân có kỹ thuật. Tôi cho rằng hệ thống giáo dục đang trở thành một trở ngại vì không đào tạo những con người có kỹ thuật một cách hợp lý. Người lao động làm việc tích cực và họ muốn học. Nhưng họ lại không được đào tạo kỹ thuật đúng đắn.
    - Còn gì nữa thưa GS?
    - Nếu các bạn thu hút nhiều vốn đầu tư, tất nhiên là đầu tư thông minh, và tạo ra nhiều ngành công nghiệp phụ trợ để tạo một mạng lưới có năng lực cạnh tranh. Vấn đề chính sẽ là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm được công nghệ và marketing. Tôi nghĩ một điều cần làm là hình thành nên những hiệp hội công nghiệp thật sự do các công ty tư nhân điều hành.
    Hiện các bạn đã có các hiệp hội, song về cơ bản vẫn thuộc Nhà nước và điều hành bởi các công chức. Những công ty trông cậy vào hiệp hội chủ yếu để tiếp cận với chính phủ, không phải để tiếp cận với thế giới. Cần có những hiệp hội công nghiệp như ở Đài Loan, ví dụ như hiệp hội đồ gỗ sẽ tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất đồ gỗ, về loại gỗ nào tốt hơn, xử lý gỗ như thế nào, cách marketing ở châu Âu khác gì so với ở Nhật Bản hay ở Úc? Doanh nghiệp cần những kiến thức đó. Nếu VN không có cơ chế giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ học tập, các bạn sẽ ở thế bất lợi so với Trung Quốc.
    Như vậy, bước kế tiếp là tìm ra cơ chế để giúp những công ty vừa và nhỏ phát triển. Hiện các doanh nghiệp loại này đang hoạt động tốt, tăng trưởng khoảng 20%/năm song đó vẫn đang ở trình độ thấp. Tôi cho rằng họ đang tiến gần tới chỗ: những yếu tố của luật doanh nghiệp, đã từng giúp họ bứt lên lúc đầu, bắt đầu giảm hiệu quả và bạn cần phải tạo ra những cơ chế khác để giúp họ phát triển và để họ không cần chính phủ trợ giá nhiều. Sự tăng trưởng của họ sẽ chậm lại nếu hệ thống thông tin và hệ thống tài chính không được cải thiện. Các bạn không muốn điều đó xảy ra, vì họ đang là nguồn chủ yếu tạo công ăn việc làm.
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)Chính phủ phải chủ động và cần có cách cho những người trong hệ thống lắng nghe!
    - Còn những biện pháp nào khác VN cần tiến hành để có thể tăng trưởng nhanh và mạnh?
    - Theo tôi, tham nhũng đang là một vấn đề. Nếu nhìn vào hầu hết những bảng xếp hạng quốc tế, có thể thấy VN chưa được đánh giá cao. Khi đến Quảng Nam tôi đã hỏi "Bao nhiêu tiền để chuyển một container từ Quảng Nam vào TP.HCM"?. Câu trả lời là "Tốn nhiều hơn so với vận chuyển một container từ TP.HCM tới Singapore". Tại sao chi phí cao như vậy, khi đơn giản chỉ là chạy xe dọc theo Quốc lộ 1, không mất tới nhiều ngày, và đưa ra cảng. Lý do không phải là giá xe tải hay giá nhân công cao, mà là chi phí quá cao qua hàng loạt các trạm kiểm soát. Đó là điều hết sức phi lý.
    Điều đó giống như phá hoại cơ sở hạ tầng của các bạn. Các bạn đã xây dựng nên những con đường tốt, nhưng chi phí như vậy làm mất giá trị con đường. Tôi cho là tham nhũng đang phủ nhận và làm hỏng những đầu tư vào hạ tầng ?ocứng?. Cần cải thiện hạ tầng ?omềm? cùng với cơ sở hạ tầng cứng. Nếu Quảng Nam và Đồng bằng sông Cửu Long gần gũi hơn về kinh tế nhờ giảm chi phí vận tải và cầu cảng, thì VN sẽ thu hút thêm vốn đầu tư vào công nghiệp. Người ta sẽ sẵn lòng tới những vùng này vì đất rẻ, lao động rẻ. Tôi nghĩ một số ngành công nghiệp sẽ tới, ví dụ như thép, đồ gỗ v.v?
    Tôi nghĩ, kiểm soát tham nhũng là một thách thức lớn đối với Chính phủ. Cần tiến hành một số việc, đầu tiên là tính minh bạch. Điều rất tốt là cho phép báo chí và các phương tiện truyền thông đưa tin về tham nhũng, để người ta luôn phải lo ngại bị vạch trần. Đó là cách hiệu quả để kiềm chế tham nhũng. Ngoài ra theo tôi tăng lương cũng là một biện pháp tốt để chống tham nhũng. Người ta sẽ sợ bị mất việc làm (không phải mức lương 50 USD mà có thể vài trăm USD) và họ có thể sống bằng đồng lương của mình. Việc thứ ba cần làm là thay đổi quy tắc để người ta dễ "xử sự" một cách trung thực.
    Khi tôi nhìn vào hệ thống hải quan, trước đây bảng thuế rất phức tạp. Một mặt hàng có thể xếp loại theo hai mức thuế 5% hay 50%. Tất nhiên anh sẽ phải "nói chuyện" với hải quan để đảm bảo được hưởng mức thuế 5%. Nhưng nếu như mọi mặt hàng đều phải nộp mức thuế 10%, thì lúc đó anh chỉ phải nộp 10% và tham nhũng sẽ giảm đi. VN có thể tạo ra một hệ thống ít cơ hội cho tham nhũng. Cuối cùng, nếu người dân than phiền, họ phải được làm điều đó dễ dàng hơn, an toàn hơn, và hiệu quả hơn.
    Khi có trường hợp tham nhũng xảy ra, cần có cách để ai đó trong hệ thống lắng nghe, điều tra, và có hành động. Điều này rất quan trọng, vì nếu mọi người muốn làm gì cũng được, cứ vơ vét, có xe Mercedes, có dinh cơ đồ sộ, trong khi mức lương chỉ khoảng 50 USD/tháng... thì.chẳng ai nghĩ việc chống tham nhũng là việc làm nghiêm túc.
    Kết hợp các chính sách trên sẽ làm cho cả Đảng và Chính phủ có uy tín cao hơn nhiều và hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
    - Những gì GS vừa nói có thể nằm trong chủ đề: "Làm thế nào VN có thể kiểm soát tham nhũng". Theo GS, liệu chúng tôi có làm được việc đó không?
    - Tất nhiên, các bạn hoàn toàn có thể. Một số nước đã đạt được tiến triển. Khi nhìn cách những nước khác kiềm chế tham nhũng, bạn sẽ thấy thường có một tầng lớp trung lưu ngày càng tăng trong xã hội cảm thấy tham nhũng là điều khó chấp nhận. Họ đã tìm ra cách để lên tiếng và gây sức ép buộc Chính phủ phải cải thiện. Khối doanh nghiệp là một phong trào đang đi theo xu hướng này. Còn có những biện pháp chống tham nhũng khác cũng đang tiến hành như thông tin minh bạch. Tiến triển đang tốt, nhưng chưa thực sự đủ và các bạn cần phải mạnh tay hơn.
    Chúng ta biết rằng Chính phủ có thể đợi cho đến khi những vấn đề ngày càng tích tụ và trở nên nghiêm trọng. Nhưng nếu Chính phủ nhìn thấy trước vấn đề, phải chủ động hành động sớm hơn một chút, để hệ thống tự chuyển đổi trước khi nhất thiết phải phải chuyển đổi. Đó là cách chống tham nhũng tốt hơn và ít gặp khó khăn hơn. Tóm lại, tôi ủng hộ cách làm chủ động.
    - Chúng ta nhất trí rằng cần phải kiểm soát tham nhũng thông qua các chính sách cải cách hệ thống hành chính, hệ thống hải quan và nhất là tăng lương?
    - Lương và đào tạo là rất quan trọng. Còn một vấn đề nữa mà tôi cho rằng cần phải làm. Khi các bạn bắt đầu giao trách nhiệm cho các tỉnh, dễ nhận thấy một số tỉnh được điều hành tốt hơn, có uy tín cao hơn và thu hút nhiều vốn đầu tư. Trong khi đó, những tỉnh khác không được uy tín như vậy. Thế là người ta sẽ chuyển tới những tỉnh tốt. Có thể phân biệt rõ tỉnh nào được điều hành tốt và tỉnh nào không. Chỉ cần "khuyếch tán" thông tin này cũng đủ gây sức ép đối với những tỉnh còn yếu kém về quản lý.
    Nếu nhìn vào kết quả áp dụng luật doanh nghiệp, tăng trưởng doanh nghiệp đã cao hơn ở các tỉnh phía Bắc và Trung bộ. Bởi vì trước đó các doanh nghiệp phía Nam đã hoạt động khá tốt. Luật doanh nghiệp đã làm mất đi sự quyền tự ra qui định của các địa phương. Ở phía Bắc và Trung bộ, điều này mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Nếu luật doanh nghiệp mới lại cho phép quyền tự ra quy định, tôi cho rằng nhiều tỉnh yếu kém về quản lý sẽ tiếp tục yếu kém và những tỉnh được quản lý tốt sẽ tiếp tục phát triển. Vậy nên, tạo thêm sự phức tạp chỉ làm tăng tình trạng mất cân bằng giữa các vùng. Còn nếu muốn có sự cân bằng giữa các khu vực, hãy tiếp tục đi theo hướng của luật doanh nghiệp.
    Ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo cho các công ty làm ăn có hiệu quả được phát triển
    - Theo GS, chính phủ VN nên làm gì để có thể đầu tư hiệu quả vào khối nhà nước?
    - Tôi cho rằng, điều trước tiên là chính phủ phải nhận thức rõ thực tế. Chính phủ đã rất đúng đắn trong việc tạo ra môi trường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa những công ty làm ăn có hiệu quả sẽ phát triển, vì các bạn không thể bảo hộ dễ dàng như trước đây. Xét lực lượng lao động ở VN hiện nay, 60% làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 30% làm cho các công ty nước ngoài và chỉ 10-12% làm cho các DNNN. Vai trò của DNNN ngày càng nhỏ hơn. Đó cũng là thực tế ở nhiều nước.
    Hãy nhìn vào sản lượng, tất nhiên khối nhà nước có nhiều vốn hơn nhưng các doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra chưa đầy 20% giá trị sản lượng. Phần còn lại do các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài. Do vậy, nếu các bạn hiểu được rằng: tăng trưởng đi liền với những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và rằng các bạn phải các công ty hiệu quả, bất kể đó là của nhà nước, ngoài nhà nước, hay nước ngoài, thì VN sẽ có những bước tiến đúng.
    - Còn về việc cổ phần hoá các công ty nhà nước thì sao thưa GS?
    - Tôi nghĩ rằng cổ phần hoá là điều tốt song không phải là nhân tố chính giúp các công ty làm ăn có hiệu quả. Bạn biết đấy, nếu một công ty nào đó làm ăn không hiệu quả và cũng không muốn cổ phần hoá thì sao. Tôi không nghĩ rằng bản chất việc cổ phần hoá doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu. Đối với ngân hàng, vấn đề lại khác vì ngân hàng cần phải cạnh tranh. Tôi thấy cổ phần hoá sẽ tốn nhiều công sức và không đem lại nhiều hiệu quả, trong khi cần những nỗ lực lớn về chính trị. Tôi không phản đối cổ phần hoá song tôi không cho rằng nó là ưu tiên hàng đầu. Theo tôi, ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo cho các công ty hiệu quả được phát triển.
    - Vậy là theo GS, điều đầu tiên cần làm là hỗ trợ và giúp các công ty làm ăn có hiệu quả, không chỉ công ty nhà nước mà bất kì công ty nào hoạt động hiệu quả trong khối tư nhân...
    - Nói chung, các công ty tư nhân cần cạnh tranh. Song tôi cũng đã tới tham quan một số công ty nhà nước hoạt động có hiệu quả. Một số công ty nhà nước đã tiến hành chuyển đổi, tất cả nên được đối xử công bằng hơn.
    - Vậy là sẽ mất một thời gian nữa trước khi VN đạt được mức tăng trưởng 12%. Nếu là Thủ tướng VN, GS sẽ làm gì bây giờ?
    - Chính sách chung là phải nghĩ xem làm thế nào để giúp những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Các doanh nghiệp này cũng có thể ở những vùng nông thôn. Tôi thấy rằng ở VN nhiều người chỉ nghĩ đến thành phố.
    Tất nhiên, Thủ tướng rất bận rộn. Tôi nghĩ việc mà Thủ tướng nên làm là chuyển đổi hệ thống tài chính. Lấy ví dụ, ngân hàng ở VN hiện nay vẫn không cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vay tiền. Có thể họ nghĩ cho doanh nghiệp nhà nước mượn tiền thì an toàn hơn. Thị trường trái phiếu không có tác động đến doanh nghiệp tư nhân; thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế. Do đó, không nhiều các doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả. Việc huy động vốn theo kênh chính thức còn nhiều khó khăn. Điều Thủ tướng nên làm là cố gắng thúc đẩy nhanh hơn việc tái cơ cấu hệ thống tài chính. Đó là một thách thức lớn.
    Một vấn đề khác cần thảo luận là việc chuyển đổi hệ thống giáo dục bậc cao vì theo tôi, khi các bạn tiếp tục tăng trưởng, đó sẽ thực sự là một rào cản. Nhiều nhà đầu tư tới VN sẽ không tìm thấy những lao động họ cần. Có nghĩa là họ vừa phải trả tiền cho lao động là vừa phải đào tạo lao động - việc làm đó khá tốn kém. Vậy là nhà đầu tư sẽ tới Ấn Độ hay Trung Quốc, bởi vì VN chưa làm tốt những gì cần làm. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ giáo dục chính là vấn đề cần bàn thảo hiện nay và các bạn phải dành cho giáo dục sự quan tâm như với vấn đề điện lực hay đường giao thông.
    Cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng bằng cách tăng mạnh cạnh tranh
    - Việc thứ hai là cải thiện hệ thống tài chính, ngân hàng. Tôi xin trở lại câu hỏi: Nếu là Thủ tướng VN, GS sẽ đưa ra chính sách gì để thúc đẩy hệ thống tài chính và ngân hàng?
    - Tôi cho rằng việc cần làm nhất là cho phép nước ngoài cạnh tranh nhiều hơn nữa. Trong lĩnh vực ngân hàng, các bạn không nhất thiết để nước ngoài kiểm soát hệ thống tài chính của VN, nhưng các bạn có thể cho phép họ góp thị phần. Dù sao thì với hàng loạt thoả thuận mà VN vừa đạt được, hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ở VN sẽ tăng cường. Tôi nghĩ nhiều ngân hàng nước ngoài hiện đang hoạt động khá tốt, họ phát hiện được những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có những khoản đầu tư thông minh.
    Ngoài ra, nếu các bạn nới lỏng quy định về trái phiếu doanh nghiệp để các công ty có thể phát thành trái phiếu thường xuyên hơn, tôi nghĩ các công ty bảo hiểm sẽ mua trái phiếu dài hạn của các công ty tư nhân và điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính lâu dài ổn định cho họ.
    Nói một cách thẳng thắn, nếu tôi là một doanh nghiệp ở VN, tôi sẽ suy nghĩ tới việc niêm yết tại Singapore vì thị trường chứng khoán ở hiện VN hiện nay khá trì trệ, không mấy năng động. Nếu tôi là một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả ở VN, giao dịch chứng khoán ở Singapore tốt hơn so với ở VN.
    - GS có nghĩ rằng VN có thể thúc đẩy việc cải cách hệ thống tài chính và ngân hàng không?
    - Hoàn toàn có thể. Tôi muốn nói rằng các nước khác đã làm điều đó. Trung Quốc đang làm. Thực sự không có lý do nào để không làm.
    - GS là người hiểu rất rõ về VN. Theo ngài, tại sao VN nên đi theo các nước khác trong việc cải cách hệ thống ngân hàng?
    - Tôi nghĩ có những quan điểm khác nhau về cách vận hành nền kinh tế. Hiện tại hệ thống tài chính ở VN là một cơ chế để kiểm soát hơn là để tăng tốc nền kinh tế. Chừng nào mọi người còn nghĩ là phải kiểm soát mọi thứ, mọi việc không thể tiến triển nhanh được. Việt Nam đang gia nhập WTO, 90% tăng trưởng lao động và 80% gia tăng sản lượng đến từ ngoài khu vực quốc doanh, trong khi đó thành thật mà nói, hệ thống tài chính vẫn gần như 10 năm trước.
    Hãy chuyển container bằng đường bộ thay vì đi từ cảng này sang cảng khác!
    - Giáo sư biết rằng VN có tới 3000 km đường ven biển. Đây là một lợi thế lớn đối với chúng tôi. Vậy VN nên làm gì để tận dụng lợi thế này?
    - Ở VN, nhiều người không hiểu về cách hoạt động của "Tàu mẹ". Cách ít tốn kém nhất để chuyển một container từ VN tới Mỹ, hay Nhật, hay châu Âu là dùng tàu mẹ. Tàu mẹ rất lớn, có thể chở từ 5.000-10.000 container. Hiện, các tàu mẹ chưa đến VN, mà đến Singapore, Hong Kong, hay Đài Loan. Nhưng tôi nghĩ trong vòng 3-4 năm tới, tàu mẹ sẽ tới cập cảng Vũng Tàu. Khi đó chi phí vận chuyển sẽ giảm. Các vùng phía nam Việt Nam cần làm sao giảm thiểu chi phí chuyển container đến tàu mẹ. Có lẽ cách tiết kiệm nhất là chuyển bằng đường bộ, không phải bằng cách chuyển từ cảng này sang cảng khác. Các tỉnh đều muốn có cảng riêng, nhưng nếu tàu mẹ chỉ đến mỗi tuần một lần, hoặc giả sử đến Đà Nẵng hàng ngày và mỗi lần chỉ xếp đi vài container, chi phí sẽ rất tốn kém.
    Tôi cho rằng cách tốt nhất là chuyên chở trên đất liền, bằng đường sắt hay đường bộ từ các tỉnh phía nam ra Vũng Tàu và lợi dụng thời điểm tàu mẹ tới. Đó sẽ là chiến lược đem lại thắng lợi cho các bạn, vừa giảm chi phí lại tăng khả năng cạnh tranh của VN.
    Tôi đã tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gợi ý rằng các tỉnh nên hợp tác tìm cách giảm chi phí vận chuyển. Nếu nhìn vào con đường từ TP.HCM tới Cần Thơ, đó là một con đường hai làn xe, với nhiều xe đạp và người băng ngang đường tuỳ tiện... Đó không giống đường quốc gia mà giống một con đường địa phương. Cần xây một con đường song song xuyên qua vùng này để dành riêng cho các phương tiện chuyên chở nặng, bởi vì thật là phi lý khi các bạn có giao thông dày đặc mà lại để cho xe container chạy chung với đường địa phương, nơi người ta bán gà bán cơm.
    - GS có cho rằng VN nên tạo ra một thương hiệu kiểu như "Đồng bằng sông Cửu Long" tại miền Trung không? Nếu có, chúng tôi nên xây dựng như thế nào?
    - Tôi nghĩ rằng đối với miền Trung, các bạn nên tập trung hợp tác trong những lĩnh vực đào tạo và vận tải. Tôi không rõ liệu miền Trung có sản phẩm nào đặc trưng như trái cây và rau xanh giống Đồng bằng sông Cửu Long hay không, song một lần nữa tôi nhấn mạnh rằng nếu họ tìm được cách hợp tác với ngành đường sắt để giảm giá thành chở container ra Vũng Tàu, đó sẽ là điều rất tốt. Hiện thời, đường sắt vẫn chưa hoạt động có hiệu quả.
    - Tức là chúng tôi cần một hệ thống đường sắt như hệ thống "TGV" ở Pháp?
    - VN có thể. Ở châu Âu và Mỹ, người ta vận chuyển container trên xe lửa và cách này rất nhanh và hiệu quả. Các bạn có thể chuyển hàng ra Vũng Tàu rất nhanh và rẻ.
    - Liệu có gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài để thực hiện điều này không?
    - VN hiện đang sử dụng viện trợ nước ngoài để nâng cấp hệ thống xe tải và thiết bị khác. Tôi cho rằng, vấn đề chính là sự quản lý. Ở thời điểm này, tôi không nghĩ hạ tầng là rào cản lớn nhất, ít nhất là phần miền Trung ở phía nam Đà Nẵng. Các bạn đã có xe tải chất lượng tốt, những đoàn tàu tốt. Vấn đề chính là phải để lãnh đạo các tỉnh làm việc với lãnh đạo ngành đường sắt để đạt được thoả thuận.
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Du lịch: chỉ là hỗ trợ chứ không phải là nhân tố chính cho tăng trưởng
    - Về lĩnh vực du lịch, GS có nghĩ đây là lợi thế đối với VN không?
    - Năm nay, du lịch VN đặc biệt tăng trưởng, có lẽ do thảm họa sóng thần. Điều này tạo ra sự nhảy vọt tạm thời. Nhưng tôi không nghĩ rằng tốc độ tăng trưởng đó sẽ tái diễn hàng năm. Năm nay, VN có khoảng 3,5 triệu du khách và số lượng du khách có thể sẽ tăng 8-10% mỗi năm. Đó là điều tốt đối với những tỉnh còn nghèo và không có những hoạt động khác làm cứu cánh như Quảng Nam hay Đà Lạt. Nhưng tôi cho rằng đối với VN, du lịch chỉ là một ngành đóng góp tốt cho tăng trưởng, không phải là nhân tố chính tạo ra sự tăng trưởng. Du lịch không tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm. Du lịch cũng tốt về khía cạnh tạo nguồn thu ngoại tệ, nhưng không mang tính quyết định. Với 82 triệu dân, chế biến hàng xuất khẩu sẽ là ngành công nghiệp tăng trưởng chủ yếu, không phải du lịch hay nông nghiệp - mặc dù cả hai đều đang tăng trưởng.
    Cơ hội đang đến với từng người
    - Thưa GS, ĐCS VN đặt kế hoạch sau 5 năm nữa, tức là năm 2010, VN sẽ không còn là một nước kém phát triển. GS nhận định về điều này như thế nào?
    - Tất nhiên đó là mục tiêu khả thi nhưng cần phải có sự quan tâm nhiều hơn để xác định đâu là trọng tâm của vấn đề, và đôi khi cần sự khuyến khích. VN đang phát triển hàng năm nhưng theo tôi, khó có một định nghĩa chính xác nào về thời gian mà bạn sẽ vượt qua một cái mốc lý tưởng nào đó.
    Nếu là tôi, tôi sẽ tập trung nhiều hơn để tiếp tục tăng trưởng. Nếu các bạn không có những biện pháp thực hiện quyết liệt, một khi thu nhập bình quân đầu người tăng, các bạn lên một mức mới và cuộc cạnh tranh sẽ khó khăn hơn. Khi không thực sự bước vào cuộc chơi, các bạn sẽ khó đạt được mức đã đặt ra.
    Cũng cần nhìn vào một thực tế: trong vòng 3 năm tới, giá dầu có thể bắt đầu giảm và du lịch không tăng trưởng như hiện nay. Ngoài ra, Nhật Bản có thể đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc... Nếu tất cả những việc này xảy ra, và VN không thay đổi đúng đắn, các bạn có thể phải thốt lên: "Ôi, tôi nhức đầu". Tất nhiên, không ai muốn bị "nhức đầu".
    - GS có khẳng định đến năm 2010, VN sẽ không còn nghèo nữa?
    - Có lẽ khi ấy mức thu nhập bình quân đầu người sẽ là 600-700 USD, Ngân hàng Thế giới cũng dự đoán vậy và thực sự các bạn đang phấn đấu để đạt được mức đó. Nhưng hãy nhìn vào Thái Lan, mức thu nhập bình quân đầu người của họ gấp 4 lần VN và sẽ mất một thời gian để VN đuổi kịp họ. Không phải năm 2010 và cũng không phải 2020. Với cách phát triển như hiện nay, nếu may mắn, VN sẽ có thể cứ 10 năm lại tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người lên, nghĩa là đến năm 2025 các bạn sẽ bằng với Thái Lan hiện nay. Đó là điều tốt nhưng các bạn có thể làm tốt hơn thế.
    - Nhiều người nghĩ rằng VN đang có nhiều cơ hội lớn và chúng tôi phải nắm bắt những cơ hội ấy. Theo ý kiến GS, VN đang có những cơ hội cụ thể nào?
    - Đó là những cơ hội đối với người VN, đối với cả các nhà đầu tư nước ngoài. Khi tôi gặp những người VN và hỏi: "Nếu có nhiều tiền, anh sẽ dùng tiền làm gì?". Hầu hết đều nói: "Địa ốc". Tất nhiên đầu tư địa ốc chẳng có gì là sai, nhưng đó không phải là cách hiệu quả nhất. Khi mà tư duy chủ yếu vẫn là: "Địa ốc dễ kiếm tiền, còn thành lập doanh nghiệp và tạo ra việc làm thì quá khó", khi ấy bạn sẽ không lợi dụng được những cơ hội.
    Khi tới Đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy ở đây có rất nhiều việc có thể làm bằng cách cải thiện nông nghiệp và chế biến nông sản, ví dụ như làm tăng giá trị của rau quả. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc nâng cấp hệ thống giao thông, chế biến, marketing. Cần phải có hành động phối hợp, không phải của một công ty, đặc biệt đối với công ty nhỏ. Khi tôi tới An Giang, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp nói: "Chúng tôi phải xây dựng một kế hoạch về hải sản cho An Giang". Tôi đáp: "Ông nên xây dựng một kế hoạch cho cả Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang không đủ lớn và ông cần sự phối hợp?.
    Nếu các tỉnh cùng phối hợp với nhau như một vùng thống nhất, họ có thể làm nhiều việc để tăng tốc phát triển, ví dụ như qui hoạch giao thông, cấp thoát nước, giáo dục, marketing v.v...
    "Tôi muốn hỏi Ngài tổng biên tập một câu..."
    - Nếu như chính phủ VN thực hiện những điều mà GS chia sẻ với chúng tôi hôm nay, Ngài có nghĩ VN sẽ tăng trưởng 12% không?
    - Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi cho rằng các bạn có thể tăng trưởng nhanh hơn một chút. Hiện, giá dầu đang giúp các bạn, rắc rối giữa Trung Quốc và Nhật cũng giúp tăng nguồn vốn FDI của các bạn. Hơn nữa, những vấn đề như thảm họa sóng thần đã giúp ngành du lịch của các bạn tăng trưởng. Năm nay sẽ là một năm tốt đẹp với VN khi các bạn tăng trưởng 7-8%. Nhưng nếu nhìn vào tương lai 3-4 năm nữa, nếu không có thêm những cải cách, các bạn có thể tụt lại mức tăng trưởng 6-7%. Có thể các bạn đã cải cách và tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục vì như vậy tỉ lệ nghèo đói sẽ giảm, người trẻ tuổi sẽ có việc làm tốt hơn. Hiển nhiên, đó là điều đáng mừng cho đất nước này, xã hội này. Nhưng tất cả sẽ không xảy ra nếu các bạn không có những bước chuyển đổi chiến lược.
    - GS.David Dapice: Tôi có thể hỏi Ngài một câu: Theo Ngài, VN sẽ tăng trưởng như thế nào trong vào 4-5 năm tới?
    - Vì VN hiện vẫn còn là một nền kinh tế nhỏ, tôi hy vọng trong vòng 4-5 năm tới, chúng tôi có khả năng tăng trưởng 15%. Nếu chính phủ nắm bắt được vận hội đang đến, nếu có những quyết tâm giải phóng và phát huy mọi nguồn lực của đất nước, điều ấy sẽ biến thành hiện thực. Nhưng nói một cách thực tế hơn, chúng tôi có thể đạt mức tăng trưởng 10%.
    Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn (thực hiện)
  6. Nguyen_cntt

    Nguyen_cntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình đang vươn mình đứng dậy trong sự cổ vũ của cả nước và đang lớn mạnh lkhông ngừng . Tương lai đang rộng mỡ và Quảng Bình đang hoàn thiện mình . Có đầy đủ mọi điều kiện để phát triển và thăng tiến. Cô giái" Đồng Hới" sẽ xinh đẹp thêm với những công viên những con đường và những chùm hoa sữa sực mùi zẫy zụa thơnm ngát cả Đồng Hới . Cô gái đó đang bước vào tuổi yêu và mộng mơ xinh đẹp của chính mình!
    Chúng ta cần và xác định rằng cần góp công sức của thanh niên vào công cuộc xây dựng và kiến tạo Một Quảng Binh phát triển và mọi lĩnh vực.Theo tôi QB cần phát triển mạnh nhất là CNTT là phưong châm đi tắt đón đầu hiệu quả. Cần chú trọng đào tạo và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin. Hướng một hướng đi mạnh dạn và hiệu quả. Định hướng cho Thanh Niên một con đường đi đúng đắn và nhìn xa trông rộng kẻo một khi nhìn lại thì QB lại đi sau không biết bao nhiêu TỈnh khác. Theo các bạn ý kiến thì thế nào . Mọi ngườ hãy trao đổi nhé????
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Bác này nói giống như là các bác lãnh đạo tỉnh đang phát biểu zậy. Hoan hô bác!!!
    Vì bài viết của bác có cùng chủ đề với topic nên đã chuyển vào đây, các cô các bác nào có hứng xin mời tiếp tục
  8. Nguyen_cntt

    Nguyen_cntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa xem và đọc hết các bài viết của mọi người và tôi cũng cần nêu quan điểm của mình!. Đó là các bác đưa ra một lô một bài toàn là nói suông thôi. Chứ hỏi các bác hiểu gì về nhiều Quảng Bình được bao nhiêu %?. Một miền Quê còn nghèo và rất còn nhiều khó khăn , Khó khăn do khách quan cũng như chủ quan Khách quan ở chổ điều kiện thiên nhiên khí hậu Nhưng các bác thấy đấy QB cũng co di sản thiên nhiên thế giới , Có biển có rừng Có đường quốc lộ 1A? Thế là điều kiện Thuân lợi rồi còn gì .. Ngoài ra còn có đa dạng văn hoá bản sắc, Các nghề thủ công như làm nón đan lát nỗi tiếng ....vv Đó là việc giải quyết trước mắt thôi . Các bác không nghỉ đến những tài nguyên to lớn và khai thác nó thi làm sao mà phát triển được ?Ví dụ không nghỉ đến đăng kí thương hiệu nón chẳng hạn nghỉ đến khai thác tiềm lực du lịch? Nghành công nghiệp không khói ? Không lo đi trước đón đầu có những biện pháp mới nhìn xa trông rộng thì làm sao phát triển kịp được
    Vì vậy tôi nghỉ mọi người hãy bàn thật rõ ràng và chúng ta cần phải làm như thế nào thì cũng nên bàn luôn nữa đó. ý kiến tôi là vậy mọi thì thế nào nhỉ ? Cảm ơn đã nhìn qua bài của tôi!
  9. CuuVan

    CuuVan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Bác phải nói cụ thể ra chú trọng CNTT ở mảng ĐÀO TẠO và ỨNG DỤNG nhưng cụ thể là NHƯ THẾ NÀO? Bác là người làm việc trong lĩnh vực IT, về chuyên môn bác nắm được và thấy nó QUAN TRỌNG cần CHÚ TRỌNG nhưng giả định bác được quyền quyết định thì CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH??? Nói cụ thể hơn bác đã trả lời 3 câu hỏi:
    1. Cái gì? CNTT
    2. Khi nào? Bây giờ
    3. Ở đâu? Quảng Bình
    Vậy thì bác trả lời nốt 3 câu hỏi còn lại:
    4. Ai?
    5. Tại sao?
    6. Như thế nào?
    Đấy, để có cái thảo luận tiếp thì nhờ bác châm mồi cho.
  10. shanex

    shanex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi! Tiếp tục thảo luận đi cho những đứa em như Shanex có cơ hội học tập và hiểu biết nhiều hơn về QB với! Nói thật với các Bác nhe, tuy em là người QB thật nhưng em chẳng biết gì về QB hết, thậm chí tên, tuổi của các ông lãnh đạo tỉnh nhà mà ko hề biết nữa kìa........Nói chung chưa có động lực để quan tâm đến tỉnh nhà. Nhưng mấy hôm nay ngồi đọc ở Box thì cũng biết 1 chút rồi ( Hihihi....các Bác đừng cười Shanex khi đọc những lời chân thành này nhe!)

Chia sẻ trang này