1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Hì, lâu rồi mới thấy có một ý kiến mới. Phát triển CNTT hiện là xu hướng chung của các nước, các TP muốn đi tắt đón đầu. Nhưng nếu xét vào mặt bằng trình độ dân trí QB thì điều này đã phù hợp chưa? Rồi thêm vào cở sở hạ tầng,( Cơ sở hạ tầng mạng chứ không phải chỉ về GTVT) điều kiện khí hậu. Làm thế nào để đầu tư, khuyến khích đầu tư??? Hì hì hì, rất mong được chỉ giáo
  2. cumeothichleotreo

    cumeothichleotreo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Vẫn biết là vậy nhưng thử hỏi nói thì làm được gì, chính ban cũng đang nói suông đấy thôi, Quảng Bình có cái này , các tỉnh khác có cái khác, phat triển công nghệ thông tin, ừ hay đấy nhưng tiền đâu, mà có tiền thì làm sau để giử được tiền hay chui vào túi người khác, có máy ok nhưng có thằng nào đủ khả năng sử dụng nó, xem cái trang web chết toi (xin lỗi) của UBND Tỉnh QuangBìnhkia kìa, chán òm, xấu tệ. Có rừng tỉnh nào mà chẳng có, đường số một, hic vô số, mà giờ bán cơm bụi lại khó khăn.
    ok ý tưởng thì lúc nào chẳng hay, dói meo mấy ngày đếch có cái gì ăn vẫn nằm mơ, (may quá vẫn ngủ được) đi ăn vịt quay bắc kinh, có hoa hậu Nhật bóp lưng và ngủ tại một nơi lảng mạn o venise. hic đấy đời là vậy.
    tớ nói thế thôi, đi ngủ đây chào mọi người, vừa về quê xong , mà chẳng hiểu hoa sữa người ta trồng gì mà lắm thế, thơm chẳng thấy, mùi nồng nặc thối khủng khiếp ko chịu được, đề nghị có ý kiến cho chặt bớt đi.
    ý kiến của tôi là dành một tý tiền net về cho ông bà, gia đinh người thân, hay những người nghèo.
    làm các việc tình nghĩa mà mình đã được hoc từ bé sẽ ý nghĩa hơn.
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ phát triển cần phải bắt đầu, và được đúc rút từ như sáng kiến cho dù là nhỏ nhất. Đây là một ví dụ:
    Bài dự thi số 1133: Phát hiện các sáng kiến bảo vệ môi trường
    (Đài Tiếng nói Việt Nam )
    Khai thác nước dùng sinh hoạt ở vùng ven đồi cát
    --------&--------
    Lê Văn Thưa
    (Thôn Tiền, xã Võ Ninh
    huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)
    Tỉnh Quảng Bình có vùng cồn cát trắng nổi tiếng chạy dài ven biển. Như câu thơ vẫn sống mãi của Tố Hữu: ?oChang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình?. Nhưng thực ra bên dưới lòng cát chang chang vẫn luôn có một lượng nước ngầm. Đây là thứ nước ngọt trong mát.
    Người dân ở ven đồi cát huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, Quảng Bình từ xa xưa đã sử dụng nguồn nước này cho mọi nhu cầu sinh hoạt, bằng cách lấy nước trực tiếp từ ao rãnh ngay trên bờ cát chảy ra, hoặc làm một cái giếng nhỏ đơn giản là có nước dùng. Tuy nhiên lấy nước cách này dễ mất vệ sinh. Mặt khác đại đa số các gia đình trước đây phải dùng quang gánh để gánh nước nên rất bất tiện, hoặc đào giếng nước tại nhà, thì chất lượng nước không tốt. Để khắc phục các nhược điểm trên, những năm gần đây, các xã ở ven bờ cát thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã có cách khai thác nước sinh hoạt rất sáng tạo. Phương pháp chính là sử dụng ống nhựa để dẫn nước từ bờ cát về từng gia đình. Tuy nhiên ý tưởng sáng tạo chính là ở việc xử lí đầu lấy nước vào, đó là sử dụng nhiều ống lọc bằng nhựa từ giếng khoan Unisep (có bán nhiều ở thị trường) gắn kết lại thành một cụm, nhằm tăng diện tích tiếp xúc của đấu lọc để có nhiều nước chảy vào ống dẫn nước.
    Nơi đặt bộ lọc lấy nước phải có bình, độ cao hơn nơi lấy nước chảy ra. Ống dẫn được nối dài cho nước chảy tự nhiên về nơi cần dùng. Sử dụng loại ống nhỏ hơn gắn vào ống chính để dẫn nước vào từng gia đình. Cách làm này thường kết hợp nhiều gia đình cùng tuyến đường ống dẫn nước, để giảm bớt chi phí, số lượng khoảng trên dưới 10 gia đình dùng chung.
    Cách làm khá đơn giản : Ta mua sắm ống dẫn và ống lọc có đường kính 49mm. Chọn vị trí phù hợp từ bờ cát thường có sẵn nước chảy ra, đào xuyên vào một vị trí vừa đủ để đặt cụm ống lọc nước, độ sâu đủ ngập hẳn xuống mức nước ngầm chảy qua. Ráp các ống lọc đầu tiên - nối 2 ống tiếp theo chiều dài với nhau, sau đó nối các ống đôi này với một đoạn ống lớn hơn, cỡ ống phi 60 đến 100mm, bít 2 đầu lại (đây là ống gom nước). Số lượng ống lọc gắn trên ống gom nước từ 4 đến 5 ống, khoảng cách từ 0,5 đến 1 mét. Đặt cụm ống lọc này nằm song song với mặt đất ở vị trí ống gom nước. Sau đó dùng loại cát trắng sạch lấp đầy lên cụm ống lọc nước cho bằng với địa hình tự nhiên. Ống dẫn nước chính cần đào rãnh và nằm dưới mặt đất để tránh hư hỏng ống. Dẫn nước vào từng gia đình sử dụng loại ống nước cỡ phi 17 đến 27mm gắn vào ống dẫn nước chính. Nước chảy trong ống chính thường chậm do độ chênh lệch của địa hình, bù lại nước chảy thường xuyên, nên mỗi nhà cần một bể cỡ 1 khối để chứa nước. Khi bể đầy nước. Điều lưu ý là để có lượng nước chia đều cho mọi nhà (chung một ống dẫn nước chính) thì độ cao của các vòi nước chảy ra phải điều chỉnh bằng nhau theo mức nước.
    Trên đây là một phương pháp sáng tạo khai thác nước dùng cho sinh hoạt ở vùng ven cát trắng của huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Với cách làm này đã tận dụng được nguồn nước sẵn có tự nhiên, chất lượng lại tốt, bảo đảm vệ sinh. Mặt khác khai thác nước theo phương thức này thu hut nhiều gia đình cùng chung một hệ thống dẫn nước, sẽ giảm được chi phí của từng gia đình, vừa có tính cộng đồng làng xóm
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Đây có:

    Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Bình
    về đẩy mạnh hoạt động tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong Thập niên Chất lượng lần thứ 2 (2006-2015)
    Để tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ, năng lực cạnh tranh của các tổ chức và cá nhân, tạo điều kiện tiền đề để phát triển bền vững và hội nhập thành công. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa ra Chỉ thị số 27/2005/CT-UBND về đẩy mạnh hoạt động tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong Thập niên Chất lượng lần thứ 2 (2006-2015). Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu:
    1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Thuỷ sản, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Công nghiệp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bưu chính - Viễn thông, Văn hoá - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại - Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Thể dục thể thao có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hoá đặc thù tương ứng theo các Bộ, ngành được quy định tại Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch Thập niên Chất lượng (2006-2015) trong toàn ngành và trong phạm vi quản lý chuyên ngành về chất lượng của mình.
    2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh căn cứ vào quy mô, tính chất và điều kiện cụ thể của mình, cần có chiến lược, kế hoạch dài hạn về phát triển năng suất và chất lượng. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu khoa học hiện đại, chuyển giao công nghệ và thiết bị tiên tiến, phát huy phong trào lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 9000; ISO 14000; SA 8000; HACCP; TQM; QS 9000...) vào các quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tham gia Giải thưởng Chất lượng Việt Nam và các hình thức tôn vinh khác trong lĩnh vực chất lượng. Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để tăng năng lực cạnh tranh khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
    3. Các phòng thí nghiệm thuộc các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trong toàn tỉnh cần có kế hoạch xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17020 hoặc ISO/IEC 17025 và được chứng nhận xong trước năm 2008, nhằm đảm bảo tính pháp lý thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
    4. Khuyến khích các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế vào các hoạt động của mình để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hành chính và sự nghiệp.
    5. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá và tổ chức phát động phong trào Thập niên Chất lượng (2006-2015) trên địa bàn huyện, thành phố.
    6. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền các phong trào hoạt động tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong Thập niên Chất lượng lần thứ 2; đưa tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng những điển hình tiên tiến được biểu dương, tôn vinh trong phong trào năng suất và chất lượng.
    7. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
    - Xây dựng Chương trình, Chính sách khoa học công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập sớm trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt;
    - Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Chỉ thị.
    Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
    Chỉ thị trên do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Lâm Phương ký vào ngày 27/7/2005 gửi Văn phòng Chính phủ, các Bộ liên quan, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thường vụ Tỉnh uỷ, thường trực HĐND tỉnh, các Sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện - thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn... thể hiện quyết tâm cao của Quảng Bình trong việc hưởng ứng Thập niên chất lượng lần thứ 2 (2006-2015).
    http://tcvn.gov.vn/web_pub_pri/magazine/index.php?p=show_page&cid=&parent=113&sid=128&iid=2766
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo kết quả bước đầu nuôi tôm sú trên vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình
    Ngày: 23/ 4/ 2004

    Tỉnh Quảng Bình có 37.000ha đất cát ven biển, trong đó có khoảng 4.500ha có khả năng quy hoạch nuôi tôm và nuôi các đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu.




    Tỉnh Quảng Bình có 37.000ha đất cát ven biể;n, trong đó có khoảng 4.500ha có khả năng quy hoạch nuôi tôm và nuôi các đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu. Thự hiện chương trình nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2000, chương trình nuôi và chế biển thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 của UBND tỉnh Quảng Bình, ngành thủy sản t"1;nh đã phát triển nuôi thủy sản trên cát với nhiều hình thức như: Xây dựng các trại sinh sản tôm giống nhân tạo, nuôi cá nước ngọt trên cát, nuôi đặc hải sản trong bể ao xi măng, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nuôi tôm sú trên vùng cát ven biển.
    Đến tháng 10 năm 2003 toàn tỉnh đã xây dựng được 45ha ao đầm nuôi tôm trên cát, trong đó có 34ha ao nuôi, 6 hâo chứa lắng và 5ha ao xử lý. Đã thả nuôi 17,61triệu tôm giống P15 trong đó:vụ 1 thả nuôi 5,85 trtiệu P15 trên diện tích 13,9ha, vụ 2 thả nuôi 11,76triệu P15 trên diện tích 13,9ha (trong đó có 8 ha nuôi 2 vụ).
    Kết quả đến cuối tháng 9 năm 2003, 13,9 ha nuôi tôm sú vụ đầu đã thu hoạch 57,5tấn tôm sú đạt năng suất bình quân 4,13tấn/ha.
    Công ty TNHH Đức Thắng vụ đầu thả nuôi 2,8 triệu tôm giống P15 trên diện tích 5,5ha tôm sú , sản lượng thu hoạch 35 tấn, đạt năng suất trung bình 6,36 tấn/ha ao cao nhất đạt năng suất 9 tấn/ha. Lợi nhuận 430 triệu đồng, bình quân 78,2triệu/ha ao nuôi.p>
    lign="justify">- Sở Khoa học công nghệ thả nuôi vụ đầu 0,42 triệu tôm giống P15 trên diện tích 1,4ha, thu hoạch 7,655 tấn đạt năng suất trung bình 5,46 tấn/ha. Ao cao nhất 5,9 tấn/ha lãi 61,6 triệu đồng/ha.
    - Mô hình khuyến ngư do ông Nguyễn Văn Hữu, Lê Khương ở xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch thả nuôi 0,31 triệu tôm giống P15 trên diện tích 1,3 ha. Thu hoạch 4 tấn đạt năng suất 3 tấn/ha, ao cao nhất đạt năng suất 3,8 tấn/ha, lợi nhuận 127 triệu đồng/ha.
    - Mô hình Khuyến ngư do anh Trần Đức Thông xã Ngư Thủy huyện Lệ Thủy thả nuôi 7 vạn tôm giống P15 trên diện tích 0,3ha kết quả thu hoạch 1327kg, đạt năng suất trung bình 4,40tấn/ha ao cao nhất đạt 4,63 tấn/ha lợi nhuận tương đương 120 triệu đồng/ha.
    - Mô hình Khuyến ngư Sa động Bảo Ninh do công ty TNHH Hưng Biển thực hiện thả nuôi 15 vạn tôm giống P15 trên diện tích 0,5ha, thu hoạch 1500kg, đạt năng suất trung bình 3 tấn/ha ao cao nhất đạt 4t845;n/ha.</font>
    - Mô hình Quang Phú do công ty Kinh doanh tổng hợp thả nuôi 30vạn tôm giống P15 trên diện tích 0,6ha, thu hoạch 1,7tấn, đạt năng suất trung bình 2,8tấn/ha, ao cao nhất đạt 4tấn/ha.
    - Công ty Sông Gianh thả nuôi trên diện tích 1,5ha, thu hoạch 2,7 tấn.
    Hiện nay cáccông ty KDTH, Đức Thắng, Hưng Biển, Lương Thực và các hộ gia đình đang thả nuôi vụ thu 11,76 triệu P15 trên 28,2ha, trong đó có 8 ha nuôi 2 vụ. Hiện tại tôm đang thời kỳ phát triển tốt.
    Nuôi tôm trên cát vụ 1 đã thu được kết quả bước đầu đáng phấn khởi. Đại bộ phận cơ sở sản xuất đã thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đã khẳng định chủ trương đúng đắn chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng cát ven biển sang nuôi trồng thủy sản xuất khẩu tạo việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân trong tỉnh.

    http://www.mofi.gov.vn
  6. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược là gì:
    Chiến lược phát triển
    Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn
    ( Tham luận hội gị về đổi mới phương pháp xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thuỷ sản )

    Tại một hội nghị quan trọng bàn về những vấn đề lớn và phức tạp như mục đích đạt ra của hội nghị thật là phấn khích, song cũng không thể không dè dặt. Với hiểu biết hạn hẹp của một người làm công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chiến lược, quy hoạch phát triển quốc gia chúng tôi mạnh dạn trình bày một vấn đề mà chúng tôi coi chúng là quan trọng và cần thiết để hội nghị tham khảo.

    Trước hết xin các đồng chí cùng chúng tôi xem xét một câu hỏi lớn: thế nào là chiến lược ? Thế giới nhìn nhận và hành xử vấn đề này như thế nào ?
    Ở bắc Mỹ và ở Mỹ người ta sử dụng khái niệm ?o Kế hoạch chiến lược ? tức là kế hoạch có tính chiến lược hay mang tầm chiến lược của quốc gia. Họ quan niệm một kế hoạch chiến lược như là một hệ thống các quan điểm chiến lược, những mục tieu cơ bản mà đất nước cần đạt được trong thời kỳ chiến lược và đưa ra lộ trình cũng những giải pháp quyết định thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược đó. Người Mỹ có chiến lược an ninh quốc gia, đây là chiến lược bao quát nhất của đất nước, trong có có cả chiến lược quốc phòng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

    Nhật Bản lại sử dụng khái niệm ?o Kế hoạch phát triển dài hạn ? cũng để chỉ những vấn đề chiến lược của sự phát triển của đất nước của họ trong thời gian dài; trong đó nêu rõ mục tiêu cơ bản cho thời kỳ chiến lược và những giải pháp then chốt nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

    Các nước ASEAN lại sửdụng khái niệm ?o Tầm nhìn ? để chỉ những chủ trương lớn ( mang tính quan điểm ) về phát triển đối với các quốc gia.

    Trung Quốc sử dụng khái niệm ?oĐại chiến lược ? để chỉ những đuờng lối tổng thể về phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ dài hạn. Đại chiến lược của Trung Quốc gồm Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược an ninh quốc gia. Người Trung Quốc cho rằng chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những vấn đề trọng đại mang tính toàn cục và lâu dài; Họ xem chiến lược như là một nghệ thuật dẫn tới thành công của lãnh đạo. Văn bản chiến lược bao quát những vấn đề toàn cục, có tầm dại hạn và cơ bản để thịnh vựợng quốc gia.

    Từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới mà chúng tôi biết được cho thấy phàm những mưu tính vầ những vấn đề có tính toàn cục, cơ bản, lâu dài thì chúng được xem là chiến lược. Quốc gia nào cũng có chiến lược phát triển cho riêng mình. Khi tiếp xúc với một số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về chiến lược của các nước họ nói với tôi rằng chiến lược chứa đựng những điều rất ?onội bộ?, không thể đem phơi bày chiến lược quốc gia.

    Ở Việt Nam lâu nay quan niệm thế nào về chiến lược ? Các nhà nghiên cứu về chiến lược cho rằng chiến lược là thể hiện sự lựa chọn và phản ánh các chủ trương lớn, tổng thể, toàn cục về phát triển đất nước cho thời kỳ dài hạn; phản ánh mục tiêu, cách thức/ phương thức và lực lượng để đạt được mục tiêu của chiến lược. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược bảo vệ tổ quốc tạo thành chiến lược phát triển quốc gia. Các chiến lược này được ********************** thông qua; nó cụ thể hoá cương lĩnh phát triển đất nước của Đảng.

    Thực tế cho thấy để phát triển quốc gia người ta phải xây dựng các chiến lược phát triển cấp quốc gia cho toàn thể đất nước như: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược bảo vệ tổ quốc; Chiến lược phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ và đồng thời phải xây dựng chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp.

    Những vấn đề cần nắm vững khi xây dựng một chiến lược là gì ?

    Chiến lược là vấn đề lớn và phức tạp, có vị trí vai tròquan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước như vậy nên cần có đầu tư thính đáng; cần có lực lượng chuyên tránh nghiên cứu, đó là những người có hiểu biết thấu đáo về các vấn đề liên quan và biết tiến hành chiến lược một cách bài bản. Để xây dựng có giá trị cần chú ý nhữngvấn đề cốt yếu sau đây:

    2.1 Tư tưởng chủ đạo của chiến lược: Xuất phát từ mục đích tối thượng của xã hội cần hướng tới người ta xác định tư tưởng hay hệ thống tư tưởng làm nền tảng chỉ đạo đối vời chiến lược. Tư tưởng chỉ đạo chiến lược phải thể hiện tính Đảng, tính hệ thống, tính bao quát, tính nhất quán, tính lựa chọn, tính linh hoạt và mềm dẻo. Tư tưởmg chỉ đạo phải bám sát đường lối phát triển đất nước của Đảng, phải xâydựng lên từ phân tích và dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế, phân tích mục tiêu cao cả của dân tộc cũng những thách thưc đặt ra cho đất nước trong thời kỳ chiến lược và tiềm lực của nhân dân.
    2.2 Mục tiêu chiến lược: Đây chính là đích cao nhất, cơ bản nhất của dân tộc cần đạt được trong thời kỳ chiến lược. Mục tiêu chiến lược phải rõ rang, tổng quát, có tính cụ thể tói mức cần thiết. Mục tiêu không rõ, chung chung hoặc qua chi tiết thì khó thiết kế chính sách và khó thiết kế các kế hoạch hành động để thực thi.
    2.3 Các thức tiến hành chiến lược: Cách thức hay phương thức tiến hành chiến lược phải chính sách, linh hoạt, đa dạng và mềm dẻo. Trong quá trình thực hiện chiến lược các điều kiến sẽ có sự thay đổi ( thậm chí có điều kiện xuất hiện mới ) vì thế ngay mục tiêu chiến lược có thể cũng cần điều chỉnh và cách thức cũng có sự thay đổi để phù hợp.
    2.4 Phương tiện thực hiện chiến lược: Phải đầy đủ và có dự phòng. Như chúng ta đã biết lực lượng vật chất chỉ bị đánh đổ bởi lực lực vật chất khác. Việc huy động lực lượng và tạo dựng điều kiện vật chất để thực thi chiến lược có ý nghĩa cực kỹ quan trọng.
    2.5 Tổ chức thực hiện chiến lược: Đòi hỏi kiên quyết, sáng tạo, khôn khéo, mau lệ và kịp thời. Vấn đề thời cơ và nắm bắt thời cơ bao giờ cũng có giá trị như những yếu tố vật chất thật sự để phát triển đất nước. Xoay chuyển tình hình là đòi hỏi thường trực đối với những người thực hiện chiến lược.
    Đổi mới công tác quy hoạch của nước ta cần quán triệt và được tiến hành tích cực đối với tất cả các cấp các ngành !
    Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong điều kiện kinh tế thị trường mang đặc tính xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là vấn đề chúng ta phải làm và phải làm bằng được để tiếp tục hưng thịnh đất nước. Trước hết chúng ta cần thống nhất về nhận thức sau đó là thống nhất về hành động. Đây là vấn đề quan trọng vì nếu không thống nhất trên phạm vi cả nước sẽ dẫn tới quan niệm sai lệch (ý nói về cả chiến lược, quy hoạch và kế hoạch )và làm ăn tuỳ tiện; Do đó đem lại tổn hại chung cho nền kinh tế đất nước. Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 32/1998/CT-TTg ban hành ngày 23/09/1998 đã chỉ rõ trình tưk kế hoạch hoá của nước ta đi từ Chiến lược đến Quy hoạch rồi đến kế hoạch. Trước hết cả nước phải có chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược bảo vệ tổ quốc; Đồng thời khi xây dựng chiến lược cả nước, các ngành tiến hành xây dựng phát triển chiến lược ngành. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội Dự án quy hoạch cả nước sẽ được thiết lập. Từ đó các cấp, các ngành tiến hành quy hoạch phát triển ngành và sau đó lập kế hoạch phát triển 5 năm và hang năm. Đó là cách tương đối bài bản, có hệ thống và có khả năng đem lại kết quả, hiệu quả rệt. Tuân thủ trình tự này có tính tới yêu cầu thị trường, cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh và luôn luôn làm tốt công tác dự báo thì chắc chắn công tác kế hoạch hoá của nhà nước sẽ có tiến bộ và cótác dụng to lớn. Nếu không theo trình tự như vậy và lại bỏ qua yếu tố thị trường, yếu tố toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, lại không phát huy tốt nội lực thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều hiệu quả như nhiều người đã biết. Nhiều dự án quy haọch có chất lượng không cao thậm chí có quy hoạch sai; Tính định hướng kế hoạch không rõ, đầu tư của quốc gia chưa tạo ra mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực cho đất nước và cuối cùng chưa làm cho nền kinh tế có được khả năng phát triển với tốc độ cao, hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua, căn cứ vào thông tư hướng dẫn đổi mới côngtác quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( số 5/2003TT-BKH ngày 22/07/2003 ) các ngành, các địa phương triển khai đổi mới công tác quy hoạch và kế hoạch nhằm thực hiện thành công nghị quyết Đại hội IX và xây dựng nước nhà cơ bản trở thành nước công nghiệp vào những năm tiếp theo.

    Các Quy hoạch ngành phải thể hiện những vấn đề cơ bản của chiến lược, quy hoạch phát triển quốc gia, phải cụ thể hoá các chủ trương phát triển ngành trên các vùng lãnh thổ cũng như trên các tỉnh và thành phổ trực thuộc TW. Quy hoạch ngành phải thể hiện rõ tính thị trường, tính tổng thể, tính liên ngành, liên vùng, tính linh hoạt, tính hiệu quả, tính bền vững và đảm bảo yêu cầu an ninh quốc phòng; Đồng thời phải dự báo được bối cảnh thế giới không chỉ về thị trường tiêu thụ sản phẩm mà cả về xu thế chính trị, khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế thế giới ? Các quy hoạch ngành không được cản trở lẫn nhau, không làm ảnh hưởng xấu đến các ngành khác và đến các tỉnh.
    Với tinh thần đã nêu trên chúng tôi một vấn đề mong đóng góp với các nhà hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển thuỷ sản của nước ta.
    4.1 Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển, nước ta là một quốc gia ven biển, chịu tác động mạnh mẽ, trực tiếp từ các chiến lược khai thác biển của các nước trên thế giới và nhất là của các nước trong khu vực. Trong thế kỷ 21 người ta cho là thế kỷ của Biển. Các dân tộc đua nhau ra biển, giành giật lợi ích từ biển. Các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược khai thác biển cho mình. Các chiến lược gia cho rằng nếu nền kinh tế thế giới tăng trẳng với mức 6%/năm, dân sô tăng khoảng 2%/năm và với trình độ công nghệ như hiện nay thì chỉ khoảng 20 năm nữa trên đất liền các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt; với trình độ công nghệ như hiện thời thì không thể giải quyết được vấn đề đói nghèo, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp ? Vì thế nhân loại sẽ phải chuyển sang bốn hướng công nghệ mũi nhọn và một trong số đó là công nghệ đại dương. Trong bối cảnh đó ai ra biển trước người đó đỡ thiệt thòi hơn và có thể thu đươc lợi nhiều hơn từ biển. Đối với Việt Nam, trong khi công tác điều tra cơ bản về biển và ven bờ còn nhiều hạn chế, hiểu biết của chúng ta về các nước trong lĩnh vực khai thác biển cũng chưa thật nhiều, tiềm lực kinh tế cũng như khoa học công nghệ về biển chưa có gì đáng kể, thậm chí có thể nói là yếu mà chúng ta phải xây dựng chiến lược kinh tế biển cho đất nước, không thể nói khác, không thể chậm trễ hơn! vậy thì chúng ta phải làm sao đây ? và làm như thế nào ? Sau khi có chiến lược phát triển kinh tế biển phải tiến hành lập dự án các quy hoạch tổng thể cũng như các quy hoạch chi tiết có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý và cộng đồng dân cư.
    4.2 Một câu hỏi lớn đặt ra là: Biển nước ta có thể nuôi sống đuợc bao nhiêu người ?Biển đóng góp gì để làm giàu cho đất nước ? điều này phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ của nhân dân ta, tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ cũng như tổ chức việc ra biển của chúng ta. Để trả lời câu hỏi này cần có thời gian và cần một đội ngũ các nhà nghiên cứu có trình độ, có tâm huyết được tổ chức, đồng thời cần có những ngư dân có kiến thức nghề nghiệp và quyết tâm cao.
    Trước hết chúng tôi cho rằng chúng ta phải làm rõ bối cảnh quốc tế, nhất là bối cảnh biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh tế Biển của nước ta ? tiềm năng của biển Đông ra sao? vị trí và vai trò của biển Đông như thế nào ? các nước liên quan đến biển Đông có tiềm lực khai thác biển đến đâu ? họ đã làm gì trên biển Đông và kết quả họ đạt được như thế nào ? họ đã có khuôn khổ pháp lỹ gì để tiến ra biển Đông? họ thác thức chúng ta ra sao cũng như tranh chấp với chúng ta về những cái gì ?
    Từ trước đến nay chúng ta đã triển khai nhiều chường trình và đề tài khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về biển nhưng nhìn chung kết quả mang lại còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc xây dựng chiến lược biển của đất nước. Có lẽ việc cần làm ngay và đồng thời với xây dựng chiến lược kinh tế biển là xâydựng chiến lược điều tra cơ bản về biển. Chúng ta tập trung điều tra cơ bản có trọng tâm, trọng điểm, đủ mức. Không nên điều tra dàn trải, làm cái gì thì làm dứt khoát, làm đến nơi đến chốn.
    Chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta cần bao quát những vấn đề cơ bản để quản lý, khai thác biển một cách có hiệu quả. Trong đó nổi bất là: Chiến lược tìm kiếm, bảo vệ, khai thác nguồn lợi biển và ven bờ; chiến lược ngành nghề; chiến lược an ninh; chiến lược bảo vệ và làm giàu môi trường biển; chiến lược khoa học công nghệ biển; chiến lược xây dựng nguồn nhân lực; chiến lược hợp tác khu vực và quốc tế; chiến lược quản lý thống nhất biển quốcgia; và tổ chức thực hiện chiến lược. Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ ngay đến không chỉ biển quốc gia của chúng ta mà phải nghĩ cả đến biển quốc tế. Đừng để ta mãi mãi là người đi sau đến muộn. Phải tạo ra nhận thưc đúng đắn về biển cho toàn dân, làm cho toàn dân coi trọng biển, bảo vệ biển, khai thác biển có hiệu quả. Những người hoạch định chính sách phát triển biển phải nhận thức rõ được vai trò của biển, luôn coi biển là yếu tố ổn định và phồn vinh của đất nước. Mỗi sự tắc trách, mỗi sự lơ là về biển đều có hại cho đất nước. Một sự đồng lòng tiến ra biển là cần thiết. Có lẽ các nhà khoa học phải là người ra biển đầu tiên và thường trực với biển!
    Sau khi có chiến lược phát triển kinh tế biển cần triển khai dự án quy hoạch phát triển Thuỷ sản. Quy hoạch phát triển Thuỷ sản cần quán triệt những nguyên tắc chỉ đạo nêu trên và từng bước đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển như nghị quyết 03/NQ-TW của bộ chính trị ban chấp hành TW Đảng đã đặt ra.
    4.3 Đối với một nước có vùng biển rộng gấp 3 lần đất liền, có 28 trong 64 tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển và khoảng 30% dân số sống ở vùng ven biển thì vấn đềvo cùng quan trọng là phải quản lý và điều hành thống nhất các hoạt động về biển. Vậy ở Việt Nam mô hình quản lý nhà nước là như thế nào đây ? Một tổ chức quản lý hợp lý, đủ năng lực quản lý toàn diện thống nhất về Biển sẽ đem lại kết quả và hiệu quả to lớn cho đất nước. Chúng ta thử nghĩ đến việc thành lập Bộ Biển xem sao ! Bộ này có chức năng quản lý nhà nước tổng hợp, toàn diện về các hoạt động về biển.

    Trên đây là một số ý kiến mong tham góp với hội nghị.
    Kính chúc Bộ trưởng cùng các đồng chí, các bạn sức khoẻ và hạnh phúc.

    PGS.TS Ngô Doãn Vịnh
    Viện trưởng Viện chiến lược phát triển
    Bộ kế hoạch và Đầu tư
    http://www.mofi.gov.vn/ifep/index.asp?progid=3&section=50003&oid=98
  7. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Thật là vui khi có những lớp người suy nghĩ nhiều cho quê hương như các bác. Hãnh diện vô cùng.
    Các bac có ý kiến như thế nào về vấn đề nhân lưcvạ chính sách lao động tỉnh ta, giải pháp hiện tại và tương lai.
  8. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0

    GÓP PHẦN LUẬN BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CÓ TÍNH BỨC XÚC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
    Khái niệm ?olý luận chính trị cơ bản? đề cập trong bài viết này được tạm quy ước là những vấn đề lý luận do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng định hướng, ?ođặt hàng? và được tổ chức thực hiện dưới hình thức các chương trình, đề tài KHXH cấp nhà nước, nhằm cung cấp các luận cứ, cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới và phát triển đất nước.
    Để có căn cứ bàn về những vấn đề lý luận chính trị cơ bản ở nước ta trong giai đoạn 2006-2010, trước hết cần nhìn lại một cách khái quát tình hình và kết quả của các chương trình, đề tài KHXH cấp nhà nước đã được thực hiện trong 20 năm đổi mới (1986-2005) vừa qua.
    Giai đoạn 1986-1990, đã có 8 chương trình KHXH cấp nhà nước được xây dựng và tổ chức thực hiện, song do chưa có ?ođặt hàng? của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nên nội dung và kết quả nghiên cứu của các chương trình này chưa phục vụ trực tiếp việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    Cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng công tác lý luận. Gắn với các nhiệm kỳ Đại hội VII, VIII và IX của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều đã có những định hướng lớn cho việc hình thành các chương trình, đề tài KHXH cấp nhà nước; trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã ra các quyết định thể chế hoá, đầu tư kinh phí ngày càng tăng cho các chương trình, đề tài này, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Khoa giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương để tổ chức thực hiện.
    Giai đoạn 1991-1995, có 10 chương trình, bao gồm 155 đề tài1 đã được phê duyệt và triển khai nghiên cứu. Trong đó, Chương trình KX.01 (15 đề tài) tập trung nghiên cứu và đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta; nghiên cứu những vấn đề phục vụ trực tiếp cho việc triển khai các văn kiện của Đại hội VII, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ sau Đại hội; góp phần vào công tác giáo dục lý luận và cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở giai đoạn tương ứng. Chương trình KX.02 (13 đề tài) tập trung nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam; cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN; mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, xây dựng và bảo vệ đất nước; phát triển kinh tế và văn hoá, xây dựng xã hội mới và con người mới; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc; mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin; vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Chương trình KX.03 (26 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề gắn với đổi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Chương trình KX.04 (17 đề tài) đi sâu nghiên cứu về các luận cứ khoa học cho việc đổi mới và thực hiện các chính sách xã hội. Chương trình KX.05 (12 đề tài) tập trung vào các vấn đề gắn với hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Chương trình KX.06 (17 đề tài) đi sâu nghiên cứu về văn hoá, văn minh, vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Chương trình KX.07 (19 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề về con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển KT-XH. Chương trình KX.08 (12 đề tài) đi sâu nghiên cứu về phát triển toàn diện KT-XH nông thôn. Chương trình KX.09 (15 đề tài) tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến lược an ninh và quốc phòng trong giai đoạn mới. Chương trình KX.10 (9 đề tài) đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay và nội dung của bộ giáo trình quốc gia về khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  9. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, có thể nói, 10 chương trình, với 155 đề tài KHXH cấp nhà nước ở giai đoạn 1991-1995 đã bao quát được những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng.
    Giai đoạn 1996-2000, có 7 chương trình, bao gồm 70 đề tài2 và chuyên đề đã được phê duyệt và triển khai nghiên cứu. Chương trình KHXH.01 (10 đề tài) được gắn với mục tiêu: Luận giải những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị chỉ đạo của những tư tưởng, lý luận đó với tiến trình cách mạng Việt Nam; trên cơ sở tổng kết thực tiễn nước ta và thế giới, xác định mô hình và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Chương trình KHXH.02 (7 đề tài) có nhiệm vụ: Làm rõ mục tiêu và xây dựng phương án cho tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước; định rõ các biện pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo thành phần, ngành, vùng) trong quá trình CNH, HĐH; xác định hệ thống giải pháp đồng bộ trong các lĩnh vực để thực hiện có hiệu quả CNH. Chương trình KHXH.03 (10 đề tài) gắn với mục tiêu: Làm rõ hệ quan điểm xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN; định hướng cho các chính sách tác động hợp lý đến sự biến đổi cơ cấu và quan hệ giữa các giai tầng xã hội. Chương trình KHXH.04 (6 đề tài) có mục đích: Làm rõ quan điểm về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và quan điểm xây dựng con người trong điều kiện mới; đề xuất những chủ trương có tính chiến lược về phát triển văn hoá và con người cho giai đoạn 1996-2000. Chương trình KHXH.05 (7 đề tài) được gắn với mục tiêu: Khẳng định vai trò của Đảng trong lãnh đạo toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường định hướng XHCN; làm rõ phương thức tổ chức và hoạt động của Đảng ở các cấp, các lĩnh vực cơ bản của đất nước. Chương trình KHXH.06 (7 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề của chủ nghĩa tư bản hiện đại, với các mục tiêu: Làm rõ những khả năng thích nghi, tiềm năng phát triển, những mâu thuẫn cơ bản, triển vọng của chủ nghĩa tư bản hiện đại; đặc điểm, vai trò, chiến lược, triển vọng của các nước tư bản phát triển nhất, những trung tâm tư bản lớn, từ đó có giải pháp chiến lược trong phát triển nước ta... Chương trình KHXH.07 tập trung nghiên cứu các vấn đề về an ninh, quốc phòng.
    Giai đoạn 2001-2005, có 8 chương trình, bao gồm 79 đề tài3 đã được phê duyệt và triển khai nghiên cứu. Chương trình KX.01 (11 đề tài) đi sâu vào những vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chương trình KX.02 (10 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề mới về mô hình, con đường và bước đi của CNH, HĐH theo yêu cầu rút ngắn và hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình KX.03 (10 đề tài) gắn với chủ đề xây dựng Đảng trong điều kiện mới. Chương trình KX.04 (9 đề tài) tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Chương trình KX.05 (12 đề tài) gắn với các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH. Chương trình KX.06 (7 đề tài) đi sâu vào các vấn đề dự báo chiến tranh kiểu mới của địch, đề xuất các chủ trương, giải pháp đối phó. Chương trình KX.07 (10 đề tài) tập trung nghiên cứu về âm mưu, ý đồ, chiến lược hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch; đề xuất đối sách của ta. Chương trình KX.08 (10 đề tài) nghiên cứu những đặc điểm chủ yếu, những xu hướng của thế giới và khu vực trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
    Các chương trình, đề tài KHXH cấp nhà nước trong 20 năm đổi mới vừa qua đã được tổ chức thực hiện với quy mô lớn, bao quát khá toàn diện những vấn đề trọng yếu của đất nước, đã bảo đảm đúng định hướng tư tưởng - chính trị, mang lại nhiều kết quả có giá trị, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học có tính hệ thống cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và đã có tác động tích cực đến thực tiễn phát triển KT-XH và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ta.
    Có thể khái quát rằng, những thành tựu nổi bật về nhận thức lý luận trong 20 năm đổi mới vừa qua có sự đóng góp đáng kể của các chương trình, đề tài KHXH cấp nhà nước.
    Về kinh tế, thành tựu nội bật nhất thể hiện ở việc đã tìm phương thức phát triển mới cho đất nước: Kinh tế thị trường định hướng XHCN, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
    Về văn hoá, xã hội, con người, chúng ta đã thấy rõ hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; xác định văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển KT-XH, là nguồn lực nội sinh quan trọng và là nền tảng cơ bản cho sự phát triển; con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược KT-XH, đồng thời tìm được những cơ chế mới mở rộng cơ hội, điều kiện cho con người phát triển.
    Về hệ thống chính trị, chúng ta đã nhận thức sâu sắc hơn mối quan hệ có tính quy luật giữa dân chủ hoá kinh tế và dân chủ hoá chính trị, xác định thực chất của công cuộc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
    Về đối ngoại, chúng ta đã có nhiều đổi mới nhận thức về thời đại, tình hình thế giới và chính sách quan hệ song phương, đa phương; coi mục tiêu đối ngoại là góp phần củng cố môi trường quốc tế để phát triển kinh tế; lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển KT-XH là lợi ích cao nhất của Tổ quốc; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế; nhận thức rõ hơn phương sách cân bằng quan hệ với các nước lớn; có sự nhìn nhận khoa học và hợp lý hơn về đối tác và đối tượng.
    Về các xu hướng lớn và đặc điểm chủ yếu của thời đại, đã làm rõ những nội dung cơ bản của kinh tế tri thức, tác động khách quan của nó đến nước ta, khẳng định kinh tế tri thức là cơ hội để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Đã có những nhận thức mang tính hệ thống về toàn cầu hoá, thấy rõ hơn tác động tích cực và tiêu cực của nó, sự bức thiết không chỉ chủ động mà còn phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, kể cả quốc phòng và an ninh. Đã làm rõ hơn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.
  10. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Về CNH, HĐH theo định hướng XHCN, đã luận chứng rõ hơn tính tất yếu và sự cần thiết phải rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước trên cơ sở gắn quá trình đó với phát triển kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời làm rõ hơn nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
    Về quốc phòng, an ninh, đã có nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc toàn diện, sâu sắc hơn: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tinh hoa, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN; bảo vệ an ninh lãnh thổ, an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh đối ngoại, an ninh và trật tự an toàn xã hội, an ninh môi trường...
    Về xây dựng Đảng, đã làm rõ hơn yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng ta với sứ mệnh là Đảng cầm quyền trong điều kiện mới; nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nhân tố tác động đến quá trình hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế và tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; khẳng định quy luật tồn tại và phát triển của Đảng là tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đã có những nhận thức mới về mối quan hệ giữa dân chủ trong Đảng và dân chủ trong xã hội: Chỉ có thực hiện tốt dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến xây dựng được tốt nền dân chủ XHCN...
    Từ những kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực trọng yếu nêu trên, tổng quát lại, thành tựu lý luận quan trọng hơn cả trong 20 năm đổi mới được biểu hiện tập trung ở những nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
    Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với lực lượng sản xuất hiện đại phù hợp với quan quan hệ sản xuất tiên tiến; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
    Con đường để đi tới xã hội đó là: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; đẩy mạnh và rút ngắn quá trình CNH, HĐH bằng cách khai thác tốt nhất các lợi thế của đất nước, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức; xây dựng và tạo nền tảng văn hoá vững chắc; xây dựng nền dân chủ XHCN hài hoà với quá trình mở rộng dân chủ hoá kinh tế; thực hiện đại đoàn kết dân tộc; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vì hoà bình, độc lập, hợp tác và phát triển.
    Về mặt thực tiễn, công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt thế và lực của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH; nhìn chung, đã giữ vững được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức cao vào loại hàng đầu trong khu vực châu Á. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp dần với xu thế chung của thế giới. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến lớn, rất quan trọng: Tính đến năm 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký kết được 90 hiệp định thương mại song phương, có thoả thuận đối xử tối huệ quốc với 82 quốc gia, đồng thời đã tham gia hầu hết các tổ chức kinh tế quan trọng của khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô giữ được thế ổn định, các mối quan hệ và cân đối chủ yếu giữa tích luỹ và tiêu dùng, thu - chi ngân sách, xuất khẩu và nhập khẩu? được cải thiện đáng kể. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây dựng. Vấn đề việc làm và xoá đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả rõ rệt. Kinh tế nhà nước đã được sắp xếp lại, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhất là kinh tế tư nhân phát triển khá sôi động. Kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội được đầu tư mạnh hơn và có tiến bộ rõ nét. Tính cơ động xã hội của con người Việt Nam khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần hình thành và phát triển ở Việt Nam?
    Không ai có thể phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về nhận thức lý luận và về đời sống KT-XH trong 20 năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam. Tuy nhiên, mọi nhận thức và kể cả một hệ thống lý luận cho dù là mới của chúng ta về sự phát triển, về CNXH và con đường đi tới CNXH ở Việt Nam cuối cùng phải được và sẽ được kiểm chứng trong thực tiễn. Tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn xã hội. Chỉ có thực tiễn xã hội đang vận động phát triển mới có thể khẳng định hoặc bác bỏ hoàn toàn một quan niệm nào đó của con người.

Chia sẻ trang này