1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Xuất phát từ nguyên tắc nêu trên và từ những yếu kém, bức xúc đang tồn tại (mà nếu không được giải quyết tốt sẽ cản trở lớn quá trình phát triển đất nước), chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề lý luận chính trị cơ bản cần được tập trung nghiên cứu ở giai đoạn 2006-2010:
    1. Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn quá thấp trong tương quan quốc tế; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển và tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; những giải pháp chính sách đột phá khắc phục căn bản tình trạng đó ở giai đoạn 2006-2010.
    2. Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, thực dụng, thiếu trung thực và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; mức độ tác hại của tình trạng này đến công cuộc đổi mới, phát triển đất nước; những giải pháp cần kiên quyết thực hiện nhằm đẩy lùi tình trạng này ở giai đoạn 2006-2010.
    3. Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ (sở hữu và thành phần kinh tế); vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp cổ phần; hướng đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trước tác động khách quan của toàn cầu hoá; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý giáo dục, y tế, văn hoá; đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng và hệ thống chính trị; phương hướng và các giải pháp khắc phục tình trạng chậm đổi mới tư duy nói trên ở giai đoạn 2006-2010.
    4. Quan hệ giữa kinh tế thị trường và CNXH; quan hệ giữa cái đặc thù và cái phổ biến của kinh tế thị trường; những vấn đề có tính quy luật trong quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường; những diễn biến mới của kinh tế thị trường thế giới trong tương tác với kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, tác động đến sự phát triển của nước ta ở giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020; các giải pháp chính sách phát triển tương thích.
    5. Những vấn đề lớn sẽ đặt ra về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội khi nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn và chính thức tham gia WTO; các giải pháp chính sách cần thiết.
    6. Tính quy luật của CNH rút ngắn; những lợi thế bên trong, những nhân tố mới của thời đại (cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá?) cần khai thác và bắt kịp; những điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện có kết quả việc rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước; mô hình tổng thể về CNH, HĐH rút ngắn ở nước ta và vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020; hệ thống giải pháp và lộ trình thực hiện.
    7. Các thiết chế, cơ chế, chính sách bảo đảm tính khả thi của nguyên tắc tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ bền vững môi trường sinh thái trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển đất nước.
    8. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta ở những năm đầu thế kỷ XXI và các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2006-2010, tạo nền tảng chủ yếu để nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    9. Phương hướng và các giải pháp cơ bản bảo đảm giải quyết có kết quả các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
    10. Lý luận về xây dựng nền an ninh và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
    11. Tổng kết những giá trị khoa học đích thực (đặc biệt là về phương pháp luận) của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những tinh hoa của lý thuyết phát triển hiện đại trên thế giới; những vấn đề thực tiễn cơ bản trong nước, những xu thế mới và đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay và lý thuyết phát triển của Việt Nam.
    Trên đây chỉ là những đề xuất bước đầu, chắc là khó tránh khỏi khiếm khuyết. Song, chúng tôi ý thức sâu sắc rằng, công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế càng đi vào chiều sâu, càng phải coi trọng vai trò của lý luận và công tác lý luận, càng phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận đồng bộ hơn nữa. Càng đi sâu vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, chúng ta càng phải thấm nhuần phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn xã hội; lý luận và thực tiễn là ở trong một thể thống nhất gắn bó, cái này không tồn tại nếu không có cái kia, và hai cái luôn tác động lẫn nhau; thực tiễn luôn vận động và phát triển khiến cho lý luận phải được đổi mới, con người không được tự trói mình vào những quan niệm sẵn có, lỗi thời. Hơn bao giờ hết, lúc này chúng ta lại càng phải thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ?oLý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế?4, ?ocó lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng?5.

    1 Thông tin chi tiết về từng chương trình, đề tài này có thể tham khảo cuốn sách "Danh mục và tóm tắt nội dung, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 1991-1995", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội-2004.
    2 Thông tin chi tiết hơn về từng chương trình và đề tài có thể tham khảo tài liệu lưu hành nội bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương: "Một số văn bản chỉ đạo, quản lý các chương trình KHXH cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000", Hà Nội, 5.1997.
    3 Những thông tin chi tiết hơn về các chương trình, đề tài này có thể tham khảo tài liệu "Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2001-2005" (Lưu hành nội bộ).
    4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, tr. 233-235.
    5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, tr. 47-49.
    ( Bộ KHCN)
  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Nói về vấn đề nhân lực thì QB càng ngày càng yếu kém. Việc thu hút nhân tài vế Qb hiện nay gần như là con số 0. Ngay cả người QB cũng phải rời quê hương đi kiếm ăn, nói chi la người tỉnh khác. Hay xem thế hệ trẻ những năm gần đây:
    2004:
    [​IMG]
    Không có người nào đạt điểm tuyệt đối. Chỉ 7 người trên 27 điểm.
    Nam 2005 còn tệ hơn. Cả nước có đển 99 thí sinh 30 điểm và 7481 thí sinh trên 27 điểm. Vậy mà QB không có nhân mạng nào. Ngay hàng xóm Quảng Trị cũng được 37 thí sinh trên 27, Hà Tĩnh có 1thí sinh 30 điểm và 189 thí sinh trên 27. Nguyên nhân tại sao? Cái này có lẽ Nokhóc biết rõ nhất. Vậy phải làm thế nào với hiện thực trên. Chẳng lẽ lanhx đạo chỉ muốn những người bất tài về làm việc kẻo mình bị mất ghế sao. Nghĩ đến tương lai mà não lòng.
    Bởi vậy nếu nói QB có nhiều nhân tài là không đúng. Nhân tài càng ngày càng hiếm, mà các xếp lại không quan tâm. Có chăng sự phát triển ở QB tập trung vào các tệ nan nhu tham nhũng.... Người Trung Quốc xưa có câu người tướng giỏi là người biết dùng người nào vào việc gì. Như Khổng Minh thời xưa tướng tài đâu nhiều bằng Tào Tháo hay Tôn Quyền mà vẫn tạo được thế chân vạc đó thôi. Bởi vậy nếu QB kém phát triển thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là lãnh đạo tỉnh. Chỉ có điều thời nay các xếp hay đổ lỗi cho tập thể quá. Cài gì cũng tập thể thì sinh ra người lãnh đạo để làm gì?
    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 01:27 ngày 22/05/2006
  3. hoaquynhft

    hoaquynhft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Em thì thấy cái này đúng cho cả đất nước VN luôn, chứ không riêng gì QB cả. Vụ PMU18 đó, chả thấy ông lãnh đạo nào ló mặt ra xin lỗi đất nước, nhân dân cả. Ông nào cũng lại được tham gia bầu cử rồi trúng cử lại, trừ ông Thủ tướng vì quá già mà fải về hưu và ngoại trừ thêm cả mấy ông khác dính quá nặng thôi
  4. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với Math0 ở những điểm này:
    Hôm vừa rồi nghe mấy đứa bạn thời cấp 3 (mà nay là giáo viên ở các trường THPT Bố Trạch, Đồng Hới) nó kêu quá trời, nghĩ lại cái thời của mình (chục năm về trước) khác nhiều quá. Có đứa nó còn bảo ngày xưa Hoa Học Trò = Học and Hoa, ngày nay Hoa Học Trò = Học or Hoa.
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=137415&ChannelID=20
    Sát thủ kinh tế. Đó là nội dung bài báo này viết. Một bài báo rất hay, rất có ý nghĩa khi VN gia nhập WTO. QB ta có gì khi gia nhập WTO thì chắc phải nhờ kinh tế gia Goals phát biểu cái nhẩy.
  6. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua mới công bố chỉ số cạnh tranh cấp Tỉnh PCI, QB miềng không biết thế nào nhỉ. Pacon ai sưu tầm được bảng đánh giá về QB thì post lên cho mọi người cùng tham khảo cái nhẩy. Sau đây là đánh giá chung:
    Mười chỉ số cấu thành PCI
    1 - Chi phí gia nhập thị trường
    2 - Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
    3 - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.
    4 - Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước
    5 - Chi phí không chính thức
    6 - Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước (môi trường cạnh tranh)
    7 - Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
    8 - Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân
    9 - Đào tạo lao động
    10 - Thiết chế pháp lý
    Có tới 62 tỉnh thành đạt dưới 6 điểm về thời gian, trong đó 50 tỉnh dưới 5, thậm chí có cả điểm 2 - 3, như vậy chỉ số thời gian hay đúng hơn là thời gian làm các thủ tục hành chính vẫn là một nỗi khổ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó 61 tỉnh thành chỉ số thiết chế pháp lý dưới 6; 45 tỉnh thành tính minh bạch từ mức trung bình trở xuống... Hầu hết các tỉnh đều có vấn đề cho mỗi lĩnh vực cụ thể.
    Ngay cả Bình Dương đứng đầu nhưng chỉ số thiết chế pháp lý vẫn dưới 6 và ít nhất có 4 chỉ số cần cải tiến hơn nữa. Đà Nẵng nổi tiếng về xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chỉ số tiếp cận đất đai mới đạt 4,7... Như vậy, cải cách vẫn chưa đến với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
    Thậm chí, ở Hà Nội nơi trung tâm, có số lượng doanh nghiệp đông đảo, nhưng 9/10 chỉ số dưới 6 điểm, Hà Nội nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhưng thể chế pháp lý mới đạt 3,39 điểm... thực sự là báo động của Thủ đô.
    Top 10 trong Chi? số PCI 2006
    Bi?nh Dương 76.23 điê?m / 100
    Đa? Năfng 75.39
    Bi?nh Định 66.49
    Vifnh Long 64.67
    Đô?ng Nai 64.64
    La?o Cai 64.11
    TP. HCM 63.39
    Vifnh Phúc 61.27
    An Giang 60.45
    Câ?n Thơ 58.30
    Top dưới:
    Kết qua?, trong ba?ng xếp hạng năm nay, Ha? Tây nhích lên vị trí 62 (40.73 điê?m), trên Dak Nông va? Lai Châu.
  7. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Có đây bác math0
    http://www.asiafoundation.org/pdf/VN_PCI2006Summary.pdf
    Quảng Bọ quê ta đứng đâu thứ 48/64, PCI được 47.80 , thuộc hàng mid-low
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được tdna sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 02/06/2006
  8. portalvn2000

    portalvn2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình cần có một hình ảnh ​
    Nếu như du khách biết đến Thành phố Hồ Chí Minh qua hình ảnh chợ Bến Thành, Hội An qua Chùa Cầu thì với Quảng Bình hình ảnh nào sẽ là tiêu biểu, in đậm vào tâm trí của du khách.
    Định vị chiến lược và hình ảnh Quảng Bình :

    Khi mà các yếu tố về tài nguyên du lịch và các nguồn lực đã được thống kê và xác định, việc cần thiết nhất là định vị chiến lược để xây dựng một hình ảnh và thông điệp đồng bộ về một vùng du lịch trong tâm trí du khách trước khi triển khai các kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ. Quảng Bình càng cần làm điều đó bởi Phong Nha hoàn toàn có thể làm nên một kỳ tích cho Du lịch Việt Nam. Người ta đã làm gì để du khách biết về đảo Bali hoặc Jamaica - Hawaii của vùng Caribe, trong khi ở nơi đó không hề có một kỳ quan đáng giá của thế giới như Phong Nha.
    Vì vậy, Quảng Bình cần làm gì đó để Phong Nha với 7 điểm nhất là nơi mơ ước được viếng thăm của nhiều du khách trên toàn thế giới. Cần định vị rõ ràng những thông điệp trong tâm trí những người đang làm việc, tiếp xúc, chiêm ngưỡng hay hưởng thụ vẻ đẹp thiên nhiên kỳ ảo đó.
    Một khi đã định vị được hình ảnh và thông điệp trong suy nghĩ của các nhà hoạch định chiến lược thì một tổng thể hài hoà của các quy hoạch du lịch vùng và liên vùng sẽ phát huy tối đa những ưu thế về nội lực. Một hình ảnh và thông điệp rõ ràng về Quảng Bình sẽ là động lực để các nhà đầu tư phát triển ý tưởng kinh doanh theo một xu thế chung, việc này cũng sẽ giảm thiểu những kiểu kinh doanh và khai thác và trục lợi thiên nhiên. Một hình ảnh và thông điệp rõ nét về Quảng Bình trong tâm trí của những nhà thiết kế sản phẩm du lịch sẽ là cội nguồn cho việc làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch, đó là động lực để có những tour mới, dịch vụ mới, sản phẩm mới mà không cần ?ogặm nhấm? thiên nhiên để bán cho du khách. Một hình ảnh và thông điệp rõ nét về Quảng Bình trong cư dân địa phương sẽ làm họ thêm yêu qúy, trân trọng thiên nhiên và môi trường sinh sống, làm giảm thiểu những tác động bất lợi cho cộng đồng cư dân địa phương khi du lịch phát triển.
    Hơn hết, khi hình ảnh và thông điệp của Quảng Bình đã ở trong tâm trí du khách thì việc lên kế hoạch đến với Quảng Bình là việc họ muốn làm. Khi đó, du lịch Quảng Bình mới có thu nhập nhiều hơn so với khoản bán vé tham quan hiện nay (1,1 tỷ đồng trong quí 1 năm 2005).
    Các vấn đề chính trong xây dựng hình ảnh

    Các yếu tố cơ sở để có hình ảnh và thông điệp cho du lịch Quảng Bình
    - Yếu tố thiên nhiên: Đó là tính độc đáo và đa dạng của địa chất, địa hình và địa mạo Quảng Bình mà tiêu biểu là hệ thống động Phong Nha hay bãi Đá Nhảy. Hay tính đa dạng sinh học và kỳ vĩ của sinh cảnh vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, suối khoáng nóng?
    - Yếu tố xã hội và văn hoá bản địa : Đó là các đặc điểm về văn hoá của các tộc người Kinh, Bru ?" Vân Kiều, Chứt?
    - Yếu tố lịch sử và khảo cổ : Đó là các di tích về khảo cổ học tiền sử, văn hoá Champa, dòng sông Gianh, các di tích về ?ođường mòn Hồ Chí Minh? hoặc có thể là khu lưu niệm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    - Yếu tố thẩm mỹ bản địa: Đó là kiểu kiến trúc, các hoa văn trang trí, màu sắc tiêu biểu, loại hình nghệ thuật yêu thích? Là giá trị về vẻ đẹp mà cộng đồng cư dân tại địa phương thường dùng hoặc tôn sùng.

    Các yếu tố đó sẽ được ngôn ngữ tạo hình đương đại và nghệ thuật ?oẩn dụ? khái quát hoá để trở thành một khái niệm gắn liền với tên gọi Quảng Bình.

    Các tiêu chí để định vị hình ảnh và thông điệp:

    - Dựa trên các yếu tố cơ sở bản địa.
    - Dựa trên sự so sánh với các điểm du lịch tương đồng khác trong vùng, liên vùng hay quốc gia khác.
    - Dựa trên yếu tố về các luồng khách du lịch.
    - Dựa trên yếu tố về tâm lý hiện đại của du khách.
    Hình ảnh và thông điệp (logo và slogan) của Quảng Bình không phải chỉ để in ấn trên các ấn phẩm, nó dùng để chuyển tải toàn bộ ?onhân tính? của một kỳ quan thế giới vào tâm trí những người đến với kỳ quan đó tại Quảng Bình.

    Mối quan hệ giữa việc định vị hình ảnh với việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch

    Hình ảnh và thông điệp đẹp đẽ thông qua những chương trình quảng bá được tổ chức chuyên nghiệp sẽ tạo dựng trong cộng đồng một ý thức (tình cảm) tích cực từ đó điều khiển các hành động tích cực. Thông điệp và hình ảnh nhất quán hỗ trợ tích cực cho các giải pháp về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên du lịch.

    Mặt khác, các khái niệm về một hình ảnh và thông điệp hay còn có thể lay động cảm xúc. Và chính cảm xúc của mỗi đối tượng bị tác động sẽ làm nảy sinh sự sáng tạo. Sự thiếu sáng tạo trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay đang khiến các doanh nghiệp lữ hành buộc phải chọn cách cạnh tranh theo giá cả tour chứ không phải là giá trị của tour. Có thể mường tượng tác động này qua Hội An với hình ảnh Chùa Cầu và thông điệp ?ophố cổ? đã khơi dậy mong muốn và nhiều hoạt động bảo tồn phố cổ cũng như ấn tượng ?ođêm phố cổ? Hội An trong các tour du lịch. Và du lịch Hội An trở nên là một điểm hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
    Định vị hình ảnh còn giúp các nhà hoạch định chiến lược có một ?ohành lang an toàn? cho các dự đoán về tương lai, ví dụ như đảo quốc Singapore được mệnh danh là có môi trường xanh và sạch nhất. Để bảo vệ thông điệp đó bền vững, Singapore đã lựa chọn sự phát triển trong các ngành dịch vụ và thu hút sự ủng hộ của nhân dân cũng như du khách trong các giải pháp hành động để bảo vệ môi trường.
    Gái Ôm Anh Là Sướng: Cái này chắc phải chuyên gia kinh tế Goals. Chú làm được cái này thì chắc là không phải chia sẽ cục xương đâu mà ăn được đặc sản đó
  9. portalvn2000

    portalvn2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)
    Thích Dê Nè Anh: Hà Nội hơn QB chút đỉnh àh, nói rứa là hơi cực đoan với quê miềng đó chú.
  10. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    He he, em nghĩ là tương lai thì HN còn tụt chỉ số PCI và QB sẽ vượt HN . HN ngàn năm văn vật, trì trệ cũng nhiều, lại tập trung quá nhiều ngành bộ rắm rối, "nhà trẻ trung ương", "nhà trẻ búa tạ" dành cho COCC đông như kiến ... thì PCI lên quái thế nào được. HN cũng giống như hệ thống giao thông, hệ thống điện nước ... của nó, gỡ ra được thì cũng chết.

Chia sẻ trang này