1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của lwt tớ có cảm tưởng như cậu đang nghĩ rằng cái topic này toàn bàn những chuyện không tưởng. Cách đây 200 năm không ai nghĩ rằng có thể bay trên bầu trời được. 100 năm trước, không ai có thể nghỉa rằng có thể chat như bây giờ. Trước khi bác Hồ tìm ra con đường cứu nước không ai nghỉ rằng một Annam nhỏ bé có thể tự dành lại độc lập cho mình. Ngay cả Phan Chu Trinh, hay Phan Bội Châu cũng nghĩ rằng nên mượn quân đội Nhật hay các nước khác để giải phóng đất nước. (Hì mà tớ hồi nhỏ thích đọc nhất là quyển "Búp sen xanh" và "Bông sen vàng" do nhà văn Tùng Sơn viết về Bác). Nói vậy để thấy rằng mọi ý tưởng cho dù viễn tưởng đều không phải là vô dụng mà chính là tiền đề cho sự phát triển.

    Cậu và hon-tu- sy có cùng một quan điểm là nên phát triển Nông nghiệp. Tớ cũng đồng ý là phát triển Nông nghiệp và công nghiệp chế biến lâm sản là rất tốt. Nhưng như cậu nói là hiện nay QB ta không có vốn. Hơn nữa, với điều kiện khí hậu như ở QB, sản lượng các vụ mùa không ổn định thì làm sao người ta có thể yên tâm đầu tư lớn được? Hay cậu có ý tưởng nào hay hơn?
    Mọi người có thể tham khảo về QB ở website tỉnh nhà:
    http://www.quangbinh.gov.vn/tintuc.asp
    Còn nếu muốn biết thêm mô hình KT các nước thì pm cho Goals. Rất mong có sự đóng góp các địa chỉ, các mô hình KT các tỉnh của các bạn.
  2. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Math0 nói thế cũng không được rồi...tốt nhất là nên phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghệp chế biến Lâm sản ư? chỉ một phần nhỏ thôi...nếu bạn là người lập chiến lược thật sự có lẽ chỉ có bọn lâm tặc mới sướng thôi....
    Thực tế theo mình đã là chiến lược thì không thể dễ dàng đến vậy ,đó là cả một qui mô được tạo ra với sự thích ứng tốt nhất của các nghành trong một mô hình thống nhất...Uh thi bây giờ bạn có thể dễ dàng ngồi và tự nhận ra rằng ...răng ngày xưa họ chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể bay nhưng giờ thì quá dễ v.v... nhưng giờ nếu bạn lập một chiến lược phát triển cho tương lai ,đã thế còn đến những 50 năm thì là một vấn đề hết sức phiêu lưu....bạn thật sự nghĩ rằng đây là một chủ đề hết sức nghiêm túc và cả mình cũng nghĩ như bạn nhưng có lẽ bạn đã vô tình làm mất đi tính chất nghiêm túc một phần bởi nếu như là 5,10,15 năm thì có lẽ là khả dĩ hơn và đúng phần nào với khả năng của những người tham gia cùng bạn....
    Mình nhớ có một lần đã lâu lắm rồi tình cơ mình bắt chuyện với một anh làm ở ubnhân dân thành phố Đà Nẵng anh ấy có nói với mình thế này....anh chỉ mới đặt chân lên thị xã ĐHới vài tiếng thôi nhưng anh đã nhận thấy hình như nơi đây đang đặt cả tương lai phát triển của mình chỉ gói gọn trong hai ngành là đánh bắt hải sản và du lịch....nếu thế thì hơi phiêu lưu và chắc chắn rằng không thể nào phát triển tốt đuợc.....Ngày đó đã cách đây 5 năm rồi và lúc đó mình thấy rằng anh ấy đã nói đúng...trong minh tự hỏi vì sao một người không phải là dân tỉnh mình lại có thể biết được những điểu mà không phải ai ai ở tỉnh mình điều biết....Nói đến phát triển e có lẽ phải nói từ vấn đề "con người "......
    Như mình đã nói trước đó...một mô hình phát triển phải có sự khá cân bằng giữa các nghành và nếu ta đem nghành nông nghiệp xét riêng gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,dịch vụ nông ngiệp.... thì đã thây cả một sự rắc rối rồi...đã thế cần phải làm sao để một hệ thống nông nghiệp đó hoạt động tốt , tận dụng triệt để tài nguyên , có mối quan hệ tương hỗ vói các nhành kinh tế khác nữa càng là một vấn đề phức tạp....
    Nói thế không phải mình muốn nói là ta không thể tranh luận với một đề tài như vậy mà có chăng ta chỉ nên nói về các vấn đề nhỏ lẽ và xâu chuổi tất cả lại với nhau thì tốt hơn....
    Chúc các bạn tiếp tục phấn đấu vì tỉnh nhà....
  3. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Math0 nói thế cũng không được rồi...tốt nhất là nên phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghệp chế biến Lâm sản ư? chỉ một phần nhỏ thôi...nếu bạn là người lập chiến lược thật sự có lẽ chỉ có bọn lâm tặc mới sướng thôi....
    Thực tế theo mình đã là chiến lược thì không thể dễ dàng đến vậy ,đó là cả một qui mô được tạo ra với sự thích ứng tốt nhất của các nghành trong một mô hình thống nhất...Uh thi bây giờ bạn có thể dễ dàng ngồi và tự nhận ra rằng ...răng ngày xưa họ chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể bay nhưng giờ thì quá dễ v.v... nhưng giờ nếu bạn lập một chiến lược phát triển cho tương lai ,đã thế còn đến những 50 năm thì là một vấn đề hết sức phiêu lưu....bạn thật sự nghĩ rằng đây là một chủ đề hết sức nghiêm túc và cả mình cũng nghĩ như bạn nhưng có lẽ bạn đã vô tình làm mất đi tính chất nghiêm túc một phần bởi nếu như là 5,10,15 năm thì có lẽ là khả dĩ hơn và đúng phần nào với khả năng của những người tham gia cùng bạn....
    Mình nhớ có một lần đã lâu lắm rồi tình cơ mình bắt chuyện với một anh làm ở ubnhân dân thành phố Đà Nẵng anh ấy có nói với mình thế này....anh chỉ mới đặt chân lên thị xã ĐHới vài tiếng thôi nhưng anh đã nhận thấy hình như nơi đây đang đặt cả tương lai phát triển của mình chỉ gói gọn trong hai ngành là đánh bắt hải sản và du lịch....nếu thế thì hơi phiêu lưu và chắc chắn rằng không thể nào phát triển tốt đuợc.....Ngày đó đã cách đây 5 năm rồi và lúc đó mình thấy rằng anh ấy đã nói đúng...trong minh tự hỏi vì sao một người không phải là dân tỉnh mình lại có thể biết được những điểu mà không phải ai ai ở tỉnh mình điều biết....Nói đến phát triển e có lẽ phải nói từ vấn đề "con người "......
    Như mình đã nói trước đó...một mô hình phát triển phải có sự khá cân bằng giữa các nghành và nếu ta đem nghành nông nghiệp xét riêng gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,dịch vụ nông ngiệp.... thì đã thây cả một sự rắc rối rồi...đã thế cần phải làm sao để một hệ thống nông nghiệp đó hoạt động tốt , tận dụng triệt để tài nguyên , có mối quan hệ tương hỗ vói các nhành kinh tế khác nữa càng là một vấn đề phức tạp....
    Nói thế không phải mình muốn nói là ta không thể tranh luận với một đề tài như vậy mà có chăng ta chỉ nên nói về các vấn đề nhỏ lẽ và xâu chuổi tất cả lại với nhau thì tốt hơn....
    Chúc các bạn tiếp tục phấn đấu vì tỉnh nhà....
  4. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp nào cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình?
    Một số bạn khi thảo luận chủ đề này cho rằng ngành công nghiệp không khói sẽ mang lại "luồng gió mát mẻ" cho nền kinh tế Quảng Bình, ý kiến cá nhân tôi cũng hoàn toàn nhất trí như vậy.
    Nếu như hơn 10 năm trước đây khái niệm du lịch chưa hề tồn tại trên mảnh đất Quảng Bình thì ngày nay nó đã trở thành một trong những ngành kinh tế đem lại nhiều ngân sách cho toàn tỉnh.
    Nhưng có vẻ như ngành du lịch Quảng Bình vẫn chưa đáp ứng được với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Chỉ xét một dẫn chứng là tại khu danh thắng Phong Nha ?" Kẻ Bảng, tiền mà Công ty Du lịch Quảng Bình thu được chủ yếu chỉ là tiền bán vé thăm động Phong Nha (giá vé thăm động khô và động nước khoảng 30.000 hay 35.000 đồng gì đó). Tại Phong Nha chưa có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn cho du khách ở xa. Nếu như Phong Nha có cơ sở vật chất của hệ thống nhà nghỉ tốt và thu hút được khách du lịch ở lại thì tiền nghỉ đã gấp 3 đến 4 lần tiền bán vé rồi. Một vấn đề nữa là khách du lịch đến Phong Nha chủ yếu là khách trong nước, khách nước ngoài rất ít vì thông thường họ đi theo tour mà Phong Nha thì chỉ nằm trong số rất ít các tour du lịch dành cho du khách nước ngoài.
    Tôi mạo muội đưa ra một vài giải pháp sau:
    1.Nhanh chóng thành lập thị trấn Phong Nha để nâng cơ sở hạ tầng của khu vực này lên. Xây dựng trường học, chợ, đặc biệt là bệnh viện. Tôi cũng đã nhiều lần thử hỏi nếu có du khách khi thăm động Phong Nha mà bị bệnh đột xuất thì không biết xoay xở như thế nào. Việc xây dựng một bệnh viện ở đây (không cần lớn lắm) sẽ tạo cảm giác an tâm cho du khách.
    2. Nhanh chóng đưa Phong Nha vào tour du lịch di sản thế giới của miền Trung ?oHội An ?" Mỹ Sơn ?" Huế - Phong Nha?. Nếu làm được điều này sẽ thu hút được một lượng khách du lịch nước ngoài rất đông đảo của tour ?oHội An ?" Mỹ Sơn ?" Huế? hiện nay. Hơn nữa tiền thu về từ khách Tây bao giờ cũng lớn hơn khách ta (thông thường là gấp đôi).
    3. Xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tại Phong Nha để thu hút khách du lịch nghỉ lại Phong Nha qua đêm.
    4. Khi đã có hệ thống khách sạn rồi, muốn khách nghỉ lại qua đêm buộc phải có các khu giải trí mới thu hút được họ. Nên chăng bắt chước ngành du lịch Huế, họ có những tour du thuyền trên sông Hương để nghe ca Huế, hoặc xem các lễ hội hoa đăng thật là tuyệt. Mà sông Son của mình có đẹp thua gì sông Hương của họ đâu.
    5. Kiện toàn lại hệ thống tiếp viên khách sạn Quảng Bình. Có một sự thật không thể phủ nhận là các tiếp viên (lễ tân và nhân viên phục vụ phòng) của các khách sạn Quảng Bình rất "tiết kiệm" nụ cười đối với du khách, kể cả phong cách nói năng cũng vậy. Nó hoàn toàn khác xa với bản chất của con người Quảng Bình.
    Nên chăng ngành du lịch Quảng Bình hàng năm mở một lớp tập huấn cho các tiếp viên này để nâng cao khả năng giao tiếp cho họ.
    Được demen3_8 sửa chữa / chuyển vào 20:40 ngày 09/09/2004
  5. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp nào cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình?
    Một số bạn khi thảo luận chủ đề này cho rằng ngành công nghiệp không khói sẽ mang lại "luồng gió mát mẻ" cho nền kinh tế Quảng Bình, ý kiến cá nhân tôi cũng hoàn toàn nhất trí như vậy.
    Nếu như hơn 10 năm trước đây khái niệm du lịch chưa hề tồn tại trên mảnh đất Quảng Bình thì ngày nay nó đã trở thành một trong những ngành kinh tế đem lại nhiều ngân sách cho toàn tỉnh.
    Nhưng có vẻ như ngành du lịch Quảng Bình vẫn chưa đáp ứng được với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Chỉ xét một dẫn chứng là tại khu danh thắng Phong Nha ?" Kẻ Bảng, tiền mà Công ty Du lịch Quảng Bình thu được chủ yếu chỉ là tiền bán vé thăm động Phong Nha (giá vé thăm động khô và động nước khoảng 30.000 hay 35.000 đồng gì đó). Tại Phong Nha chưa có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn cho du khách ở xa. Nếu như Phong Nha có cơ sở vật chất của hệ thống nhà nghỉ tốt và thu hút được khách du lịch ở lại thì tiền nghỉ đã gấp 3 đến 4 lần tiền bán vé rồi. Một vấn đề nữa là khách du lịch đến Phong Nha chủ yếu là khách trong nước, khách nước ngoài rất ít vì thông thường họ đi theo tour mà Phong Nha thì chỉ nằm trong số rất ít các tour du lịch dành cho du khách nước ngoài.
    Tôi mạo muội đưa ra một vài giải pháp sau:
    1.Nhanh chóng thành lập thị trấn Phong Nha để nâng cơ sở hạ tầng của khu vực này lên. Xây dựng trường học, chợ, đặc biệt là bệnh viện. Tôi cũng đã nhiều lần thử hỏi nếu có du khách khi thăm động Phong Nha mà bị bệnh đột xuất thì không biết xoay xở như thế nào. Việc xây dựng một bệnh viện ở đây (không cần lớn lắm) sẽ tạo cảm giác an tâm cho du khách.
    2. Nhanh chóng đưa Phong Nha vào tour du lịch di sản thế giới của miền Trung ?oHội An ?" Mỹ Sơn ?" Huế - Phong Nha?. Nếu làm được điều này sẽ thu hút được một lượng khách du lịch nước ngoài rất đông đảo của tour ?oHội An ?" Mỹ Sơn ?" Huế? hiện nay. Hơn nữa tiền thu về từ khách Tây bao giờ cũng lớn hơn khách ta (thông thường là gấp đôi).
    3. Xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tại Phong Nha để thu hút khách du lịch nghỉ lại Phong Nha qua đêm.
    4. Khi đã có hệ thống khách sạn rồi, muốn khách nghỉ lại qua đêm buộc phải có các khu giải trí mới thu hút được họ. Nên chăng bắt chước ngành du lịch Huế, họ có những tour du thuyền trên sông Hương để nghe ca Huế, hoặc xem các lễ hội hoa đăng thật là tuyệt. Mà sông Son của mình có đẹp thua gì sông Hương của họ đâu.
    5. Kiện toàn lại hệ thống tiếp viên khách sạn Quảng Bình. Có một sự thật không thể phủ nhận là các tiếp viên (lễ tân và nhân viên phục vụ phòng) của các khách sạn Quảng Bình rất "tiết kiệm" nụ cười đối với du khách, kể cả phong cách nói năng cũng vậy. Nó hoàn toàn khác xa với bản chất của con người Quảng Bình.
    Nên chăng ngành du lịch Quảng Bình hàng năm mở một lớp tập huấn cho các tiếp viên này để nâng cao khả năng giao tiếp cho họ.
    Được demen3_8 sửa chữa / chuyển vào 20:40 ngày 09/09/2004
  6. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Nếu được phép phát triển dịch vụ du lịc ở Phong Nha thì tất cả lo do sáng kiến của tôi. Và tôi chắc rằng tôi ko có cơ hội đó. Nên đừng có hỏi tôi sẽ có sáng kiến gì. Vấn đề là sáng kiến à? Hay vốn đầu tư?Theo tôi vấn đề là ai đầu tư và đầu tư ra làm sao?
    Vậy theo anh hướng là thu hút đầu tư?
  7. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Nếu được phép phát triển dịch vụ du lịc ở Phong Nha thì tất cả lo do sáng kiến của tôi. Và tôi chắc rằng tôi ko có cơ hội đó. Nên đừng có hỏi tôi sẽ có sáng kiến gì. Vấn đề là sáng kiến à? Hay vốn đầu tư?Theo tôi vấn đề là ai đầu tư và đầu tư ra làm sao?
    Vậy theo anh hướng là thu hút đầu tư?
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ mọi người đọc vào topic này khô khan quá chăng? Tôi xin được đổi không khí một chút. Bài viết này mang tính chất kể chuyện, tâm sự và tính cách làm KH hơn là làm KT .
    Hôm qua, tụi tôi được xếp NVH đến thăm. Xếp cũng thuộc hạng cao thủ được gửi đi học ở Đức trong những năm chiến tranh chống đế quốc. Là một người đã bỏ địa vị là Nhóm trưởng một nhóm nghiên cứu ở Đức để về VN. Các bạn nên biết rằng ở bên nay nhóm trưởng của một nhóm nghiên cứu la rất oai, lương cao và việc thi vào vị trí bên này là rất khó khăn. Xếp đã tâm sự lịch sử ở VN đang lặp lại. Nhưng năm trước và sau 75 NN ta đã gửi đi hàng loạt lưu học sinh ở các nước Liên Xô, Đức,.... Đến những năm 80-90 hàng loạt lưu học sinh đã đổ dồn về để tái thiết đất nước. Bẵng đi một thời gian khá lâu 10-20 năm, bây giờ nước ta mới lại có chương trình gửi lưu học sinh đi học. Có lẽ, tính chất, cách suy nghĩ của 2 thế hệ khác nhau khá nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn có thể thảo luận rất tích cực vấn đề ở lại hay về nước. Một người trong nhóm chúng tôi bảo rằng không về nước thì vẫn có thể đóng góp cho đất nước, cho xã hội. Chúng tôi được chú phân tích rằng, nếu bây giờ các cháu không gánh vai vào thì ai sẽ làm việc đó đây? Các cháu ở nước ngoài thì có bài báo nào của các cháu được đăng có 2 chữ Việt nam hay không?
    Có lẽ khi nhắc đến vietnam thì trong mỗi chúng tôi có một ngọn lửa tưởng chừng như tắt lụi từ lâu lại bốc cháy hừng hực. Niềm tự hào dân tộc, truyền thống của tổ quốc có lẽ vẫn mãi mãi cháy trong mỗi chúng tôi. Vậy mà đã có lần tôi đọc bài ở một diễn đàn khác khi nói về điều chưa hay của Ca sỹ Mỹ Lệ được trích dẫn ở box chúng ta:
    Mỹ Lệ mặc dù sinh ra ở Quảng Bình nhưng thời gian sống và học tập âm nhạc là phần lớn ở Huế, từ thời Bình Trị Trời đền giờ. Cái trường âm nhạc đó rất chi là quen thuộc với tui vì nói chung là biết khá nhiều, cho nên nếu người dân QB, cứ trách thì cứ trách, nhưng mà hãy nghĩ lại vì quê hương như cha mẹ đã nuôi nấng và giúp đỡ Mỹ Lệ được những gì? đã giúp Mỹ Lệ thành công như thế nào ? và nhiều cái khác, để được như ngày hôm nay không? cái đó là một vấn đề khác. Tuy nhiên cái mà Mỹ Lệ đối xử thì tui nghĩ chắc hông đến nỗi vậy mô. Cũng có thể vì trên đường bôn ba vào xứ Nam để làm ăn, để được các ông bầu lăng xê thì các bạn Mỹ Lệ đã trả những giá như thế nào chưa? dân QB có mấy ai biết không? Giờ làm ăn chạy xô kiếm tiền nhiều như rứa thì làm chi có thời gian về thăm bố mẹ nữa chứ đừng nói là biểu diễn trên Quê Hương, nhưng nếu Mỹ Lệ không khôn làm vậy thì dân chúng trách, mắng,... là đúng thôi, không có gì lạ.
    Tự nhiên tôi thấy rất buồn. Buồn không phải vì chuyện của Mỹ Lệ. Mà buồn vì người đặt ra câu hỏi quê hương đã làm gì cho Mỹ Lệ. Không biết có phải tôi là người theo chủ nghĩa lý tưởng quá hay không mà trong người tôi luôn vang vọng câu hát : "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay". Buồn hơn nữa là bài viết của một người đã từng hoạt động, từng được đánh giá, và giữ chức vụ cao trong Đoàn Thanh Niên. Không lẽ người ta đi học nước ngoài một thời gian là có thể thay đổi suy nghĩ như vậy sao?
    Thật sự thời gian và sự an nhàn đã khiến chúng tôi những lưu học sinh ngày càng mai một dần ý chí, lý tưởng của mình. Nhưng sự quan tâm, nhưng đêm tâm sự của các xếp dường như khơi dậy, thổi bùng lên những ngọn lửa những ước mở hoài bão trong mỗi chúng tôi. Đúng, " Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" nhưng làm thế nào để chiêu hiền đãi sỹ? Rất mong được nghe ý kiến của chính các bạn, những hiền, sỹ của QB!
    Cuối cùng, tôi xin trích dẫn một đoạn thơ tôi tâm đắc nhất trong bài "Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi:
    Từ Triệu, Ðinh, Lý, Trần
    bao đời xây nền độc lập
    Cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên
    mỗi bên hùng cứ một phương
    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
    Song hào kiệt thời nào cũng có.

  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ mọi người đọc vào topic này khô khan quá chăng? Tôi xin được đổi không khí một chút. Bài viết này mang tính chất kể chuyện, tâm sự và tính cách làm KH hơn là làm KT .
    Hôm qua, tụi tôi được xếp NVH đến thăm. Xếp cũng thuộc hạng cao thủ được gửi đi học ở Đức trong những năm chiến tranh chống đế quốc. Là một người đã bỏ địa vị là Nhóm trưởng một nhóm nghiên cứu ở Đức để về VN. Các bạn nên biết rằng ở bên nay nhóm trưởng của một nhóm nghiên cứu la rất oai, lương cao và việc thi vào vị trí bên này là rất khó khăn. Xếp đã tâm sự lịch sử ở VN đang lặp lại. Nhưng năm trước và sau 75 NN ta đã gửi đi hàng loạt lưu học sinh ở các nước Liên Xô, Đức,.... Đến những năm 80-90 hàng loạt lưu học sinh đã đổ dồn về để tái thiết đất nước. Bẵng đi một thời gian khá lâu 10-20 năm, bây giờ nước ta mới lại có chương trình gửi lưu học sinh đi học. Có lẽ, tính chất, cách suy nghĩ của 2 thế hệ khác nhau khá nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn có thể thảo luận rất tích cực vấn đề ở lại hay về nước. Một người trong nhóm chúng tôi bảo rằng không về nước thì vẫn có thể đóng góp cho đất nước, cho xã hội. Chúng tôi được chú phân tích rằng, nếu bây giờ các cháu không gánh vai vào thì ai sẽ làm việc đó đây? Các cháu ở nước ngoài thì có bài báo nào của các cháu được đăng có 2 chữ Việt nam hay không?
    Có lẽ khi nhắc đến vietnam thì trong mỗi chúng tôi có một ngọn lửa tưởng chừng như tắt lụi từ lâu lại bốc cháy hừng hực. Niềm tự hào dân tộc, truyền thống của tổ quốc có lẽ vẫn mãi mãi cháy trong mỗi chúng tôi. Vậy mà đã có lần tôi đọc bài ở một diễn đàn khác khi nói về điều chưa hay của Ca sỹ Mỹ Lệ được trích dẫn ở box chúng ta:
    Mỹ Lệ mặc dù sinh ra ở Quảng Bình nhưng thời gian sống và học tập âm nhạc là phần lớn ở Huế, từ thời Bình Trị Trời đền giờ. Cái trường âm nhạc đó rất chi là quen thuộc với tui vì nói chung là biết khá nhiều, cho nên nếu người dân QB, cứ trách thì cứ trách, nhưng mà hãy nghĩ lại vì quê hương như cha mẹ đã nuôi nấng và giúp đỡ Mỹ Lệ được những gì? đã giúp Mỹ Lệ thành công như thế nào ? và nhiều cái khác, để được như ngày hôm nay không? cái đó là một vấn đề khác. Tuy nhiên cái mà Mỹ Lệ đối xử thì tui nghĩ chắc hông đến nỗi vậy mô. Cũng có thể vì trên đường bôn ba vào xứ Nam để làm ăn, để được các ông bầu lăng xê thì các bạn Mỹ Lệ đã trả những giá như thế nào chưa? dân QB có mấy ai biết không? Giờ làm ăn chạy xô kiếm tiền nhiều như rứa thì làm chi có thời gian về thăm bố mẹ nữa chứ đừng nói là biểu diễn trên Quê Hương, nhưng nếu Mỹ Lệ không khôn làm vậy thì dân chúng trách, mắng,... là đúng thôi, không có gì lạ.
    Tự nhiên tôi thấy rất buồn. Buồn không phải vì chuyện của Mỹ Lệ. Mà buồn vì người đặt ra câu hỏi quê hương đã làm gì cho Mỹ Lệ. Không biết có phải tôi là người theo chủ nghĩa lý tưởng quá hay không mà trong người tôi luôn vang vọng câu hát : "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay". Buồn hơn nữa là bài viết của một người đã từng hoạt động, từng được đánh giá, và giữ chức vụ cao trong Đoàn Thanh Niên. Không lẽ người ta đi học nước ngoài một thời gian là có thể thay đổi suy nghĩ như vậy sao?
    Thật sự thời gian và sự an nhàn đã khiến chúng tôi những lưu học sinh ngày càng mai một dần ý chí, lý tưởng của mình. Nhưng sự quan tâm, nhưng đêm tâm sự của các xếp dường như khơi dậy, thổi bùng lên những ngọn lửa những ước mở hoài bão trong mỗi chúng tôi. Đúng, " Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" nhưng làm thế nào để chiêu hiền đãi sỹ? Rất mong được nghe ý kiến của chính các bạn, những hiền, sỹ của QB!
    Cuối cùng, tôi xin trích dẫn một đoạn thơ tôi tâm đắc nhất trong bài "Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi:
    Từ Triệu, Ðinh, Lý, Trần
    bao đời xây nền độc lập
    Cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên
    mỗi bên hùng cứ một phương
    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
    Song hào kiệt thời nào cũng có.

  10. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên, tôi cám ơn người đã lập ra topic này. Đây là một diễn đàn hay và có ý nghĩa ( Tặng math0 5* nhé ). Tôi đã đọc tất cả các bài viết trong topic này và thấy rằng tất cả mọi người đều tâm huyết với quê hương đây quả thật là một điều may mắn lớn cho Quảng Bình.
    Sau khi đọc qua tất cả các bài viết , tôi thấy tất cả mọi người đều đúng, đều hay nhưng có một điều tôi muốn nói với các bạn như thế này nhé.( Tôi chỉ nói đến những cái thiết thực cho người dân. Còn việc hoạch định chiến lược kinh tế cho QB chắc phải có thời gian chứ không thể nói đường đột trong 1 lúc được )
    Để xây dựng được một dự án thiết thực có tính khả thi, chúng ta cần rất phải biết và nắm rỏ nhiều điều và các thông tin chính xác cho vùng xây dựng dự án. Hơn nữa chúng ta phải thực sự có các chuyên gia giỏi để hoạch định chính sách cho dự án. Tôi không bao giờ nghi ngờ khả năng của các bạn, các bạn là những trí thức thực thụ và được đào tạo chu đáo. Nhưng khi đọc bài viết của các bạn tôi thấy thế này, thực sự chúng ta chưa xác định rõ lắm mục đích thiết thực hiện nay Quảng Bình đang cần những gì, mỗi người chỉ nói lên được những cảm nhận của mình về kinh tế QB theo đúng sở trường của mình, và như vậy vô tình chúng ta lại lao vào các cuộc tranh cải không có mục đích . Vì vậy tôi mạo muội đưa ra ý kiến của tôi như thế này nhé.
    Chúng ta hãy cố gắng chụm đầu lại để cùng nghiên cứu đưa ra những giải pháp thiết thực, cụ thể để giúp cho dân QB ta bớt nghèo cái đã ( Gốc mà mạnh => cây sẽ vững và chúng ta có chỗ mà trú mưa, tránh nắng ). Cái tôi muốn nói ở đây là chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về tiềm năng phát triển của từng cụm dân cư nhỏ sau đó góp ý với chính quyền địa phương và dân cư trong khu vực đó thực thi theo các dự án này, nếu thành công thì sẽ tiếp tục nhân rộng ra.....
    Tất nhiên khi nghiên cứu các dự án như vậy sẽ có một số trường hợp nãy sinh.
    1. Kinh phí để thực thi dự án
    2. Kinh phí để đầu tư cho dự án
    3. Đầu ra cho các sản phẩm
    4. còn nhiều thứ khác nữa....
    Cái đầu tiên có lẽ là không đáng ngại vì tất cả mọi người gần như tự nguyện
    Cái thứ 2 tôi có thể lo được với các tiểu dự án đầu tư phát triển ngành, nghề có tổng mức nhỏ hơn 1 tỷ đồng Việt Nam còn lớn hơn chắc phải nhờ các bạn kêu gọi thêm.
    Cái thứ 3 đây là cái quyết định sự thành công của dự án cái này có lẽ phải nhờ vả nhiều đến các bạn ở trong và ngoài tỉnh đây ( tiếp thị các sản phẩm của dự án ).
    Còn những cái khác không đáng ngại.
    Bây giờ tôi xin đưa ra một dự án nhỏ để chúng ta cùng nghiên cứu nhé. Nếu khả thi, tôi sẽ đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho dân. Các bạn còn nhớ bài viết về cây ớt trong topic trồng cây gì , nuôi con gì của REC không ? Tôi có ý định đầu tư để phát triển lại cây ớt của QB vốn đã một thời vang bóng ! nhưng ngặt một nỗi là hiện nay tôi chưa biết cây ớt sẽ phát triển như thế nào ? các cách chăm sóc để có được năng suất cao ? .... v.v. và các vùng đất ở QB chổ nào sẽ trồng được. nói chung là đang mù tịt ! Vì vậy tôi đang rất cần các thông tin sau:
    1. các tài liệu về chăm sóc , thu hoạch, bảo quản ớt và các loại đất mà cây ớt thích hợp. Các loại phân bón cho cây ớt và khối lượng cần thiết cho 1 ha là bao nhiêu cho từng chủng loại phân và với cách chăm sóc như vậy thì ước tính mỗi ha sẽ thu được bao nhiêu Kg quả ? ( cái này phải nhờ đến các bạn là kỹ sư Nông nghiệp đây )
    2. Trên cơ sở của cái thứ nhất phải nhờ đến các nhà kinh tế phân tích xem đầu tư có hiệu quả hay không. ( Sau bước này sẽ làm tiếp các bước tiếp theo )
    Mọi thông tin của các bạn xin gửi về hộp thư của tôi theo địa chỉ sau Phuoc_giang01@yahoo.com.
    Tôi nghĩ, Đây là cái thiết thực giúp cho người nông dân Quảng Bình đỡ lam lũ hơn, Nếu dự án này thành công chúng ta sẽ không còn lo gì đến việc phải kêu gọi đầu tư như thế nào nữa, thấy có lãi chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư lao vào cuộc. Hy vọng các bạn sẽ là những người đầu tiên góp công làm thay đổi 1 phần đời sống của nông dân nghèo QB.

Chia sẻ trang này