1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện và đề xuất cải thiện

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Sài gòn (HCMCC - SAIGON Club)' bởi cungbanluan, 24/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cungbanluan

    cungbanluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Xử lý nước thải và dịch thải lỏng tại các bệnh viện hiện đang là vấn đề được ưu tiên nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh trong nghề. Nhưng việc quản lý dịch thải và xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể, hay việc tập huấn để tách và xử lý những chất thải lỏng nguy hại ở nguồn phát sinh. Ngoài ra về thực trạng cho việc đầu tư cũng như vận hành của những hệ thống xử lý nước thải chưa được cải thiện về công nghệ, nguồn vốn để duy trì hay đào tạo cán bộ vận hành. Cùng phân tích những đặc thù của bệnh viện, những chất thải rắn cũng như dịch thải lỏng, nước thải, tình hình thực tế tại các bệnh viện về hệ thống xử lý nước thải, quy trình vận hành, cập nhật công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp nhất tại bệnh viện Việt Nam.

    Tất cả những chất thải lỏng truyền nhiễm tại những phòng xét nghiệm hay phòng phẫu thuật phải được khử trùng ở khu làm xét nghiệm, phòng phẫu thuật, v.v... trước khi đưa vào hệ thống nước thải chung, trong nước thải có các thành phần: BOD, COD, SS, ngay tại hệ thống xử lý nước thải phải xử lý được tổng N, tổng P, tổng coliform, H2S cao, để đạt tiêu chuẩn xả thải. Trước khi xả thải thì việc xử lý nước thải bệnh viện phải được giám sát và khử trùng những vi sinh vật, ô nhiễm những chất hữu cơ và dinh dưỡng. Để có khết quả khử trùng cao thì những chỉ tiêu về: BOD, COD, hơn nữa hàm lượng amoni chỉ được ở mức thấp, vấn đề tách riêng các dòng thải để đạt kết quản cao và đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện phải hoạt động thật hiệu quả, nhưng chi phí phải thấp. Vì vậy việc nghiên cứu hiện trạng, cơ cấu tại bệnh viện là rất quan trọng để tìm ra được biện pháp và phù hợp nhất.

    Vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào? dựa trên khảo sát tại 5 thành phố trong đó có 172/205 bệnh viện tham gia khảo sát quản lý nước thải và công nghệ xử lý nước thải để đánh giá mối liên quan từ công nghệ đã phù hợp với điều kiện tại bệnh viện, chi phí duy trì, bảo dưỡng, đánh giá chất lượng nước thải. Thời gian khảo sát tiến hành từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2010. Kết quả cho thấy trong tổng số 172 bệnh viện được khảo sát thì có 108 bệnh viện đa khoa tính cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư đều rơi vào tình trạng quá tải, đánh giá tình trạng sử dụng nước thải và tải lượng nước thải qua hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, hầu hết không phải tất cả bệnh viện đều xử lý đúng quy chuẩn Việt Nam 28-2010 ngày 16/12/2010 của Bộ tài nguyên và môi trường hay những tiêu chuẩn từ trước. Hầu hết các thành phố được khảo sát phần lớn hệ thống xử lý nước thải đều quá tải, có những bệnh viện hệ thống còn không hoạt động, tất cả những bệnh viện này đều được trích ngân sách từ nhà nước để xây dựng.



    Tính bình quân hệ thống xử lý nước thải đạt công suất 0,45m3/g, nhưng thực tế tính trên ngày thì lượng nước sử dụng là 0.65m3/g, hệ thống xử lý được thiết kế xử lý lượng 0.93m3/g nước trên ngày. Qua khảo sát, kết quả cho thấy công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đều có những chỉ số đặc thù chung: BOD: 180-280mg/l, COD: 250-500mg/l, SS: 150-300mg/l, H2S: 6-8mg/l, T-N: 50-90mg/l, T-P: 3-12mg/l, Coliform: 106-109 MNP/100ml. Tất cả những khâu từ, công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh học (MBR), cho đến bể phản ứng SBR được đánh giá là một trong những công nghệ phổ biến cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam và được chia ra các giai đoạn: sục khí bùn hoạt tính rồi xử lý sinh học nhỏ giọt, rồi lọc, CN2000 xử lý chất hữu cơ tải trọng cao, sục khí tiếp xúc màng sinh học, lọc sinh học Bio-for, V69, FBR, công nghệ AAO, SBR và khử trùng, uv, xử lý cơ bản cùng với yếm khí tại bệ tự hoại. Hiện tại những phương pháp khử trùng tại bệnh viện vẫn là CaOCh (hypochlorite calcium), chloruamin B, ozone, tia cực tím. Hầu hết các bệnh viện đều chưa khử trùng bằng công nghệ lọc màng ngăn các vi khuẩn, virus và không sử dụng đến hóa chất.

    Ý kiến của những bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải không hoạt động nguyên nhân là do công nghệ của hệ thống còn yếu kém, không được sửa chữa hay khắc phục, việc xử lý cũng không đạt tiêu chuẩn lại quá tải công suất xử lý, ngân sách để duy trì hoạt động cho hệ thống không đủ, cán bộ vận hành còn thiếu chuyên môn khắc phục sự cố. Việc quản lý chất thải lỏng hiện đang là vấn đề được quan tâm nhất trong việc xử lý nước thải nghành y tế, để tách được các dòng thải lỏng cần được quan tâm nhiều. Như vậy những quy định về xả thải chất lỏng cần được khử trùng đúng với quy định, trên thực tế tại các bệnh viện ở Việt Nam vẫn chưa được hướng dẫn theo cách chuyên biệt đánh giá tính chất nguy hại tại từng dòng thải. Hệ thống xử lý nước thải cần phải bền vững, phải được vận hành thường xuyên và đảm bảo việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, các chức năng của hệ thống cần được đảm bảo trong quá trình vận hành.

Chia sẻ trang này