1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiên cứu GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA NHỮNG CÔNG VIỆC KHÔNG LƯƠNG: Quan tâm tí nào

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi alfomega, 10/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA NHỮNG CÔNG VIỆC KHÔNG LƯƠNG: Quan tâm tí nào

    Chào các bác, tôi chuẩn bị thực hiện ngiên cứu này, nhưng còn đang băn khoăn ở vài điểm, nên nhờ các bác góp thêm ý kiến.

    Xin nói trước là nghiên cứu này nhằm ủng hộ chị em phụ nữ, cụ thể là để khuyến khích xã hội nhìn nhận công bằng hơn và chính xác hơn về đóng góp của phụ nữ thông qua những việc họ đang làm "một cách thầm lặng"

    Các công việc như nấu ăn, giặt quần áo, chăm sóc con, mua sắm, lau dọn nhà cửa, đưa đón con đi học....vẫn được chị em làm hàng ngày ngoài công việc chính ở cơ quan. Tất nhiên, nam giới cũng tham gia và tham gia ngày càng nhiều (và được gọi một cách rất trịch thượng là "giúp đỡ vợ"). Tuy nhiên, đó vẫn là công việc chính của phụ nữ (qua cách nhìn của nam giới cũng như của chính chị em), một cách rất hiển nhiên.

    Có rất ít người coi đó là những đóng góp nghiêm túc, có giá trị kinh tế đàng hoàng, mà chỉ coi như là "những việc không tên". Thực tế là nếu như vì lý do nào đó mà người phụ nữ không thể đảm nhiệm (hết) được những công việc trên, thì chúng ta cần phải thuê người làm (ví dụ osin) và khi đó thì chúng ta phải trả tiền cho họ. Suy cho cùng thì những công-việc-không-được-trả -công đó chính là một phần của nhóm nghề Dịch vụ, và sản phẩm của nó cũng chính là hàng hoá, và do đó nó hiển nhiên có giá trị kinh tế giống như các loại hàng hoá khác (một cái áo vest nếu mang ra tiệm Thợ giặt thì cũng phải tốn 50.000 đồng, hehe)

    Nghiên cứu này sẽ cố gắng đưa ra một con số gần nhất với giá trị thực của những công việc không được trả công mà phụ nữ đang làm hàng ngày. Nói một cách nôm na, để trả lời câu hỏi "một năm, phụ nữ Việt Nam đóng góp bao nhiêu triệu đô la vào nền kinh tế đất nước?" Và chúng ta cũng nên suy nghĩ mọt cách nghiêm túc về việc công thêm giá trị kinh tế này vào GDP của đất nước.

    Mục tiêu của nghiên cứu này là
    1. Để phụ nữ nhận thức rõ hơn giá trị của chính họ thông qua việc công nhận giá trị kinh tế của công việc họ đang làm hàng ngày.
    2. Để nam giới nhìn rõ hơn đóng góp của phụ nữ, qua đó nhìn nhận các vấn đề khác bình đẳng hơn.
    3. Để xã hội thấy rằng việc Hỗ trợ sự phát triển của phụ nữ không phải là sự TIÊU TIỀN mà chính là sự ĐẦU TƯ.

    (Tôi vẫn chưa nói ra được những khó khăn tôi đang gặp phải, sợ viết dài quá các bác ngài đọc. Hy vọng các bác quan tâm đến vấn đề này để tôi có thể bàn tiếp với các bác vào hôm sau)
  2. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Đính chính phát:
    Câu hỏi chính xác là:
    Hàng năm, phụ nữ đóng góp bao nhiêu triệu đô la vào nền kinh tế Việt Nam qua những công việc không công mà họ làm hàng ngày?
  3. hoanganh_bk

    hoanganh_bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Thật buồn la ý tưởng của ban tuyệt như vậy mà chưa có nhiều người hưởng ứng, đóng góp ý kiến. Tôi sẽ giúp bạn bằng mọi cách có thể. Chúc thành công. Cảm ơn bạn nhiều cho dù mình không phải là phụ nữ.
  4. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Hoanganh_bk đã quan tâm. Hy vọng tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các bác. Các bác kiên nhẫn đọc giúp.
    Nghiên cứu này bao gồm một phần định tính và một phần định lượng. Ở đây tôi chỉ xin giải thích về phương pháp nghiên cứu cho phần định lượng, bởi vì hầu hết các vấn đề tôi đang vướng mắc đều nằm ở phần này.
    Việc cần làm là quy đổi lượng "công việc gia đình" mà phụ nữ làm hàng ngày thành tiền, theo các bước sau:
    - Chọn đối tượng, cái này liên quan đến đặc điểm chung của quần thể dân số nữ xét trên phương diện tham -gia -vào -việc- nhà
    - Lấy thông tin để trả lời câu hỏi " Trong một ngày, bạn thường làm những việc gì cho gia đình bạn? Mỗi việc khoảng bao nhiêu thời gian?". Việc này không khó.
    - "Trả công" cho những việc đó một cách hợp lý nhất (cái này hơi phức tạp), để có được số liệu về đóng góp kinh tế của quần thể nghiên cứu.
    - Căn cứ vào đặc điểm của dân số nữ nước ta (chỗ này cũng cần , khái quát hoá được số tiền mà phụ nữ đóng góp một cách âm thầm hàng năm.
    Sau đây là một vài vấn đề cần tham khảo ý kiến các bác
    1. Ở Việt Nam mình họ đã làm nghiên cứu này hoặc tương tự như thế này chưa? Tôi đang tìm đọc tài liệu tham khảo mà chưa tìm thấy, nếu ai có thông tin làm ơn chỉ giúp
    2. Xã hội sẽ đón nhận ý tưởng này như thế nào? Nếu vì lý do nào đó mà việc đưa ra một con số gần-chính- xác là không thể, thì có thể coi nghiên cứu này chỉ mang tính chất minh hoạ cho một vấn đề không (tôi thấy sẽ rất tiếc nếu phaỉ làm như vậy, nhưng nếu phương pháp nghiên cứu không đủ cơ sở khoa học thì cũng đành phải chấp nhận ý tưởng đó)
    3. Về vấn đề chon mẫu nghiên cứu. Nếu tôi muốn đưa ra một con số ước tính cho cả nước, tôi nên chon đại diện như thế nào? Nếu lấy tiêu chí phân loại là "sự tham gia vào công việc gia đình", thì quần thể dân số nữ Việt Nam nên được phân chia thành các nhóm như thế nào (khác nhau về mức độ tham gia? hoặc nhóm công việc hay làm? hoặc mức chi trả nếu phải thuê người làm?...)

    4. Vấn đề quy thành tiền. Có mấy cách: 1. Theo kiểu ?oNếu không làm mà thuê osin thì phải trả họ bao nhiêu cho công việc ây?? (có thể quy ra giờ): 2. Tính trung bình khoảng thời gian dung vào việc nhà/tháng rồi nhân với mức lương tối thiểu trung bình của phụ nữ. Cách này có thể cụ thể hơn bằng cách phân loại công việc cho gần với 1 ngành nghề nào đó (ví dụ dạy con học có thể trả tiền theo lương của giáo viên hoặc gia sư, nấu ăn có thể trả theo lương của đầu bếp hạng trung bình?)
    5. Vấn đề quy thành tiền ở khu vực nông thôn miền núi (giả sử họ có nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu). Nếu tính theo cách 1 thì định mức cho osin ở nông thôn có khác với osin ở thành phố không? Và nếu tính theo cách 2 thì có phản ánh đúng thực tế không? Vì nếu trả lương cho một công việc không được đào tạo bằng với một công việc có chuyên môn thì có công bằng không?
    6. Có thể chỉ nghiên cứu ở khu vực thành thị (sẽ đưa ra được một con số tương đối chính xác, vì đặc điểm của vấn đề nghiên cứu tương đối đồng nhất) rồi khái quát hóa cho cả nước. Động tác khái quát hóa này (chẳng hạn nhân với một tỷ lệ nào đó để có con số của toàn bộ phụ nữ Việt Nam) có thể giải thích trước tính tương đối của vấn đề, và số liệu đưa ra có thể được sử dụng để tham khảo. Nhưng nếu chỉ tập trung vào nhóm phụ nữ thành phố thì phần nghiên cứu định tính sẽ kém phong phú hơn.
    7. Nghiên cứu sẽ giới hạn độ tuổi nào của phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu này? Trên thực tế thì phụ nữ đã tham gia vào các công việc không công cho gia đình từ khi còn rất nhỏ. Vậy độ tuổi cho đối tượng nghiên cứu ở đây nên chọn như thế nào?
    8. Để đơn giản hơn, có nên chỉ tính số giờ làm việc nhà trung bình, rồi nhân với tiền công osin trung bình một giờ?
    Mong các bác cho ý kiến. Tôi cảm ơn trước
  5. huce40

    huce40 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có biết viện nào nghiên cứu vấn đề này ko?
    Nghiên cứu vấn đề này dựa trên cơ sở?
    Theo tôi.
    Trong gia đình, công việc của người vợ đảm nhận được tính với giá trị tương đương từ 50-60% tổng thu nhập của người chồng.
  6. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    @huce40: Con số 50-60% là do bác tính nhẩm hay có được từ một nghiên cứu nào đấy ạ?
    Tôi nghĩ có thể Viện xã hội học, viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ,...họ có quan tâm. Nhưng đã làm nghiên cứu này chưa thì tôi chưa có thông tin.
    Các chiến hữu ơi, hưởng ứng đi nào !
  7. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Lên cái nào, không ai quan tâm đến cái này à?
  8. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Điều này trong kinh tế học gọi là: "Khu vực kinh tế không chính thức", và vấn đề này liên quan đến lao động nữ. Đã có nhiều nhà kinh tế Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này, nhưng cũng chỉ nghiên cứu bước đầu thôi. Sách thì mình mới thấy có một cuốn ở thư viện trường mình về khu vực kinh tế không chính thức.
    Chắc là bạn tiếp cận vấn đề dưới góc độ xã hội học?
    Dĩ nhiên một nghiên cứu bao giờ cũng được xã hội đón nhận, nếu bây giờ bạn chưa đủ khả năng nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác thì cứ cố gắng......đến khoảng sau khi bạn lấy bằng thạc sĩ
    Càng đơn giản hóa càng thiếu chính xác, nhưng mà tùy bạn thôi
    Đã gọi là phụ nữ thì phải là tuổi đã thành niên chứ, nếu không thì gọi là giới nữ.
    Nghiên cứu của bạn qúa khó, không chỉ phạm vi nghiên cứu qúa rộng (cả nước), mà bạn còn cần phải lượng hóa rất nhiều biến định tính. Nếu như thật sự muốn chính xác thì thậm chí là mỗi biến định tính bạn phải tính ra một mô hình của riêng nó, và mô hình của sai số của nó Vả lại, nếu đã tính đóng góp cho GDP thì đâu có đơn giản, còn phải tính đến giá trị tiền tệ.... Vấn đề quan trọng nhất, đó là: giá trị công việc nhà không được tính vào GDP. , nằm ngoài GDP, nên không thể tính đóng góp của nó vào GDP.
    Mà mình cũng không biết nữa, mình mới học đến phương pháp OLS, nhưng mà cái nghiên cứu này thì không sử dụng phương pháp đó được rồi. Không biết bạn định dùng phương pháp thống kê gì?
    Không biết là bạn học ngành gì, nếu bạn học kinh tế thì bạn có thể liên lạc với thầy Lê Hồng Nhật, Khoa Kinh tế, ĐHQG TPHCM để hỏi thầy. Thầy rất giỏi về kinh tế lượng, giỏi thật sự đấy. Bạn cứ đến thẳng văn phòng bộ môn Kinh tế học (ở ĐH đại cương ở Thủ Đức) để xin gặp thầy, các anh chị nhân viên của phòng sẽ chỉ dẫn bạn tận tình, thật đấy.(mình không có số điện thoại của thầy)
    À, nhưng mà không sao đâu, đừng có nản nhé! Bạn có một ý tưởng hay đấy, cứ cố gắng, cố gắng, khởi đầu với một ý tưởng như thế là tốt rồi!
    Chúc bạn làm tốt đề tài này!
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    À, còn nữa, nếu tính cả nước thì phải sử dụng mô hình input-output với cả trăm biến.
    Những công việc này tuy không lương, nhưng cũng như bạn nghĩ, người ta sẽ tính giá trị của nó qua tiêu dùng của người mua nó, chứ không phải thu nhập của người tạo ra nó. Những cái này người ta đã làm từ lâu trên thế giới. Ở VN thì đã tính tổng cho cả nước rồi, nhưng không biết là có chia ra theo giới không, vì bảng số liệu này qúa nhiều, có lẽ không thể công bố công khai. Nhưng nếu bạn muốn có, bạn có thể đến Cục Thống kê mua thông tin xem sao.
    Việc nhà thì người ta có thể lượng hóa nó qua một số phương pháp, bạn có thể tham khảo giới thiệu cơ bản trong cuốn "Phân tích chi phí-lợi ích" của thầy Trần Võ Hùng Sơn.
    Trong kinh tế, người ta còn có một loại hàng hóa dịch vụ "vô hình" nữa. Cái này khó hơn, ví dụ như "giá trị tạo ra bầu không khí vui vẻ trong gia đình" chẳng hạn, nhưng mà các cách tính này người ta vẫn đang bàn cãi.
  10. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Hay quá. vậy là đã có một đồng chí thực sự quan tâm đến vấn đề này. Cảm ơn bác Neweco đã cho một vài bàn luật rất có giá trị. Rất hứng thú với khái niệm "giá trị hàng hoá vô hình" mà bạn nói. Cái này rất có ý nghĩa về mặt xã hội học. Tôi cũng đã suy nghĩ về chuyện này, nhưng chắc là rất khó để lượng hoá. Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong phần phân tích định tính, nhằm giải thích mức độ underestimation của giá trị kinh tế thu được, vì những lý do sau:
    1. Có những đóng góp không thể quy thènh tiền được, ví dụ "tạo không khí vui vẻ trong gia đình, giành thời gian chăm sóc người thân lúc ốm đau (có giá trị lớn hơn so với việc thuê người ngoài chăm sóc)
    2. Phần lớn mức thù lao cho phụ nữ thường thấp hơn so với nam giới, cho cùng một loại công việc với chất lượng như nhau.
    Mong tiếp tục nhận được những chia sẻ tương tự.
    Đúng là tôi đang tiếp cận vấn đề này dưới góc độ xã hội học, và chuyên ngành của tôi lại là ... y tế (ặc ặc, sao thấy mình giống một con bò được thả vào sân bóng quá :) . Càng suy nghĩ lại càng thấy nghiên cứu này phức tạp thật. Tiếc là tôi không ở SG để có thể tham vấn thầy Nhật như bạn gợi ý.
    Ngày mai tôi sẽ thảo luận với các đồng nghiệp của tôi về vấn đề này, sau đó sẽ quyết định cách thức nghiên cứu. Có lẽ sẽ theo hướng nghiên cứu convinient thôi (không đủ nguồn lực để làm fully academic), và cứ coi kết quả nghiên cứu này như một illustration cho vấn đề đặt ra. Nếu muốn tìm người thực hiện nghiên cứu này, bác nào có thể cho gợi ý về nhóm nào đó đang làm việc ở Hà Nội không?
    Thôi thì đành chờ một nghiên cứu toàn diện hơn về vấn đề này từ các nhà kinh tế học vậy.

Chia sẻ trang này