1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiên cứu hai công nghệ mới làm sạch nhiên liệu

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi VN_lover, 02/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VN_lover

    VN_lover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu hai công nghệ mới làm sạch nhiên liệu

    Các nhà khoa học đã phát minh ra hai phương pháp làm sạch dầu và than đá, có thể giúp giảm bớt ô nhiễm do việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Tại Đức, người ta sử dụng dung môi xanh để loại lưu huỳnh khỏi diesel, trong khi ở Mỹ, các nhà sinh học gây giống một chủng vi khuẩn có thể ăn các chất bẩn trong than.

    Dầu và than đá thường chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh trong thành phần của chúng. Khi bị đốt cháy, lưu huỳnh này biến đổi thành khí lưu huỳnh dioxid, kết hợp với nước trong không khí tạo ra mưa axit, ăn mòn các thiết bị và bề mặt các công trình. Để loại bỏ lưu huỳnh có hại này, người ta thường xử lý nhiên liệu hóa thạch với nước. Tuy nhiên, quá trình này rất đắt đỏ và không triệt để, vì thế, nhiều nhà máy điện vẫn phải có thêm công đoạn xử lý khí thải để đạt tiêu chuẩn môi trường.

    Chiết tách lưu huỳnh khỏi diesel

    Andreas Jess và cộng sự tại Đại học Aachen, Đức đã tìm thấy một phương pháp mới rẻ hơn và rất thân thiện với môi trường nhằm loại lưu huỳnh khỏi diesel. Họ sử dụng ?ochất lỏng ion? - là những muối tồn tại ở thể lỏng, nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn 100 độ C và có thể hòa tan rất nhiều hợp chất hữu cơ.

    Jess đã tìm ra những chất lỏng ion phản ứng với lưu huỳnh nhưng lại không tương tác với diesel. Vì thế, khi trộn chất lỏng ion với diesel, chúng sẽ phân thành lớp riêng biệt, giống như dầu và nước vậy, trong khi phản ứng hóa học xảy ra sẽ kéo hợp chất lưu huỳnh từ diesel vào chất lỏng ion (phản ứng chiết tách). Thực hiện vài lần như thế, hàm lượng lưu huỳnh trong diesel sẽ giảm xuống, đạt tiêu chuẩn cho phép của một số nước.

    Trên quy mô công nghiệp, chất lỏng ion chứa đầy lưu huỳnh sau phản ứng có thể được làm sạch và tái chế, phục vụ cho việc chiết tách tiếp theo. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp hơn nhiều so với phương pháp dùng nước truyền thống, do đó làm giảm chi phí vận hành.

    "Tẩy" than đá

    Trong khi đó, tại Phòng Thí nghiệm năng lượng quốc gia Mỹ ở New York, hai nhà hóa học Mow Lin và Eugene Premuzic đang cố gắng loại bỏ lưu huỳnh, kim loại nặng và các thành phần độc tố khác khỏi than đá.

    Khi thử nghiệm các chủng vi khuẩn trong điều kiện khắc nghiệt, hai người đã xác định được một số loại (chẳng hạn chủng vi khuẩn Leptospirillum ferrooxidans) có thể sống sót ở trạng thái áp suất, độ axít và mật độ kim loại nặng cao, tại nhiệt độ lên tới 85 độ C, trong khi tiêu hóa các chất dính trong than đá. Vi khuẩn này bẻ gãy những phân tử hữu cơ phức tạp trong than thành các đơn phân tử, giúp nhiên liệu có thể đốt cháy hoàn toàn hoặc dễ biến thành nhiên liệu lỏng hơn. Cùng với quá trình này, các vi khuẩn cũng loại bỏ lưu huỳnh và các chất ô nhiễm khác, khiến nhiên liệu sạch hơn.


    aphilong@

    Được cdtphuc sửa chữa / chuyển vào 16/12/2002 ngày 01:33
  2. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất mong được đọc các bài viết về môi trường, năng lượng. Xin hân hạnh la`m quen với anh.

    Saladin
  3. Angelique

    Angelique Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0
    http://www.cinet.vnn.vn/khcnmt/mtidx.htm
  4. thuhuongdb

    thuhuongdb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Anh Long ơi, bài của anh viết hay lắm , vấn đề nào anh đưa ra em cũng thấy mình còn chưa biết và cần phải tìm hiểu cả. Hi vọng anh có thêm nhiều đề tài nghiên cứu nữa...
    [blue]ThuHuong
  5. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị cho em hỏi nên tìm hiểu về lĩnh vực nào để có thêm kiến thức về kĩ thuật môi trường?

    Saladin
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Những câu chuyện về công nghệ môi trường rất hay, chỉ tiếc là nó chưa được quan tâm đúng mức. Những tác động của môi trường thì có hậu quả rất lâu dài, trước mắt không thể thấy ngay được. Vì vậy có lẽ nó không thu hút được sự quan tâm của mọi người.
    "Những việc cần làm ngay"

Chia sẻ trang này