1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiên cứu khoa học phải chăng là một ngành độc hại? Ta hi sinh vì cái gì?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Ruou_tc, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu khoa học phải chăng là một ngành độc hại? Ta hi sinh vì cái gì?

    Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng thấy được cái vẻ sạch sẽ của các phòng thí nghiệm khoa học. Thế nhưng, có ai biết đựơc trong các phòng thí nghiệm đó đang ẩn chứa các vị thần chết. Ngày ngày các nhà khoa học bước vào công việc của mình với những hoá chất độc hại có thể gây chết, gây ung thư, gây thương tích. Trong điều kiện hiện nay, mặc dù đã có những phương pháp phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu nhưng cơ thể các nhà nghiên cứu vẫn dễ dàng bị tác động bởi các tác nhân độc hại. Các tai nạn lao động trong quá trình làm các thí nghiệm xảy ra thường xuyên, nhẹ thì cháy một lỗ trên áo, cháy một ít tóc, bỏng một ít trên da? nặng thì ngất xỉu, bỏng do acid, base? có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra có thể các loại hoá chất còn để lại di chứng về sau, không thể hiện ra bên ngoài làm cho nhiều người lầm tưởng rằng mình đang khoẻ mạnh. Chỉ đơn giản như khí ozon sát khuẩn hay formaldehyde diệt trùng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cũng như những vấn đề khác của con người. Không kể hết các hoá chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người nghiên cứu khoa học, liệu có ai ở ngoài kia biết được mùi HCl có thể làm ngưng thở, mùi eter ảnh hưởng đến thần kinh. Từ những phòng thí nghiệm đó, những loại thuốc mới đã được nghiên cứu để chữa những bệnh ở người, ở động vật. Từ những phòng thí nghiệm đó, những giống lúa mới đã được tạo ra , những giống cây mới được hình thành góp vào sự phát triển của toàn xã hội.

    Rời phòng thí nghiệm, chúng ta theo chân những người nghiên cứu thực địa. Công việc chẳng khác nào những người công nhân. Họ tìm kiếm những khoáng vật, những mẫu đất đá để phân tích kết cấu địa tầng, ở nơi đây bụi đá bay đầy, những bụi đá này có thể làm cho lá phổi của họ hoá đá. Những người nghiên cứu về khoa học sự sống thì cũng gian nan không kém. Bước vào những khu rừng âm u mặc dù mới chỉ 12 giờ trưa, dò dẫm từng bước đi trong cái mờ mờ ảo ảo ấy. Dưới chân họ, vắt rừng, muỗi, rắn rết đang chực chờ. Cứ đi một đoạn lại phải dừng lại gỡ từng con vắt căng tròn ra khỏi bắp chân, có khi vắt chui cả lên bụng, lên vai ngưòi đi. Trong rừng không có đường, bốn bề mênh mông là cây, đâu đó có ẩn dấu mầm bệnh sốt rét rừng? Thế nhưng họ không nản chí, những giò phong lan chưa có tên trong sách thế giới, những loài cây quí hiếm, những loài dược liệu chữa những căn bệnh nan y lần lượt được họ tìm ra ở nơi rừng sâu ấy. Những loài thú quí hiếm, những loài côn trùng chưa định danh, từ những vùng núi cao đến những vùng rừng thẳm, với bao gian nan thử thách cuối cùng cũng đã được tìm thấy. Vùng này có nhiều khoáng sản, nước nhà lại có thêm nguồn thu mới, nơi đây có nguồn nước ngọt mọi người không phải đứng trông mưa?

    Và đã có những người đã ở lại với thú dữ, với những cơn sốt rét rừng, với những vách đá cheo leo hiểm trở. Có những ngưòi đã rụng tóc, ung thư vì nghiên cứu nguồn phóng xạ. Có những người mang trên mình những thương tích của các lần tai nạn trong phòng thí nghiệm, có những tai nạn làm ngất đi sống lại. Có những ngưòi đã ra đi mãi mãi, thế nhưng vẫn có những người trẻ tuổi tiếp tục đi trên con đường nghiên cứu khoa học.
  2. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    À hà, đọc bài này thấy cũng hơi hơi động lòng, và vì thấy mình rất rất ngu xuẩn. Nhưng những khó khăn đó chẳng là gì cả, vì dù sao để có được những khó khăn mà người viết bài này kể ra thì cũng đã vượt qua được ối thứ rồi. Những khó khăn vất vả lớn hơn đó là gi: đó là cho dù thế nào thì làm cái mà gọi là khoa học, lương thì không đủ sống, đấy là những người làm ở các viện các trường (đa số là thế, trừ một vài trường hợp đặc biệt), đó là bị bóc lột bất cứ lúc nào, bị chiếm tên đề tài, chiếm tên công bố nghiên cứu bất cứ lúc nào bởi chính những giáo sư, những người nghiên cứu được coi là "lỗi lạc" hơn, tồi tệ hơn là bị cướp thành quả lao động bởi những kẻ thiểu năng nhưng lại có mối quan hệ rất mật thiết với các "sếp". Vượt qua những cái đó, thì chắc gì thành quả đạt được đã là cái gì chắc chắn, nó có thể bị phủ nhận bất cứ lúc nào, chả có vẻ gì là an toàn và hiệu quả hết. Nếu vẫn ôm cái mối yêu thích ấy, chạy trốn khỏi những viện, những phòng thí nghiệm, đi kiếm việc làm, kiếm tiền, rồi lại dốc hết tiến bạc vào những cái thứ "vô bổ" ấy, tự tạo cho mình một chỗ đứng, không bị phụ thuộc, tự do đấy, nhưng trái lại, phải hy sinh cả tỷ thứ, tất cả những sở thích cá nhân hoặc sự thoả mãn các trò giải trí xa xi đều bị thay thế và đè nén bởi một cái khác cũng được coi là sở thích cá nhân.
    Làm khoa học để làm gì à? Cuối cùng cũng chỉ là để thoả mãn một sở thích cá nhân, chả có gì khác biệt với các sở thích khác, nó giống với người ta thích xem bóng đá mà thôi. Tiếc rằng phải hy sinh nhiều thứ quá. Muỗi, vắt hay những khu rừng rậm không đáng sợ vì người ta đã phải vượt qua những cái chuối hơn nhiều, để có được một chuyến thực địa thì những việc đó đâu có là gì, chỉ là một sự vui vẻ sau khi đã thành công với việc vượt qua cửa ải đầu tiên.
    Còn hảng tỷ thứ ngăn cản người ta làm những cái mà người ta khoái, để có thể thu mẫu vật nghiên cứu tại một vườn quốc gia chẳng hạn, khó khăn đấy, phải đi "cửa hậu" và sẽ gần như là không thể với các tay mới vào nghề. Thế nhưng một nghịch lý khác, lâm tặc và những kẻ có thế lực khác khai thác một cách thoải mái vô cùng những thứ mà họ muốn, trong khi tôi chi muốn một bông hoa giữa một rừng hoa chỉ với mục đích tìm hiểu xem nó là cái gì mà cũng không thể thực hiện nổi.
    Chả bao giờ hết, rồi đôi khi danh tiếng cũng làm người ta quên mất cả những cái gọi là niềm đam mê. Ví dụ, đang mất công tìm hiểu và đã tốn khá nhiều công sức, tiền của, thời gian v.v... theo đuổi một thứ. Đùng một cái có một cái học bổng cho một cái khác mà mình ghét cay ghét đắng, rồi danh tiếng và cái oai của việc đi học ở một nước phát triển nào đó khiến cho mình cảm thấy bối rối. Thay đổi hay là tiếp tục với những thứ vẫn được coi là lạc hậu đây? Một đằng thì có thể làm cho mọi người khâm phục, thán phục vì dù sao mình cũng được đào tạo ở một thế giới văn minh, sẽ mang lại cho mình địa vị với những cái nhìn ngưỡng mộ. Mặt khác thì vẫn âm thầm ấp ủ hoặc lặng lẽ tiến hành những công việc rất bình thường, thậm chí nếu có thành công thì cũng khó mà được mọi người biết đến, thậm chí không quan tâm. Có chăng cái được duy nhất chỉ là được làm cái mình thấy khoái.
    Vượt qua được tất cả (trên đây chỉ là những sự va vấp rất nhỏ) thì những khó khăn đã được một user khác nêu trên chả còn gọi là khó khăn nữa, mà nó chỉ như những thứ gia vị cho một bữa điểm tâm thịnh soạn đã được dọn sẵn.
    Odonata
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 08/08/2003
  3. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Không như Odanata, bọn tôi gần như chỉ quanh quẩn ra vào mấy cái phòng thí nghiệm. Mỗi lần bước chân phòng nuôi cấy tế bào, chỉ 2 phút là mắt đỏ đọc, nước mắt dòng dòng vì formol, vì ozon, vì xylen. Rồi thì nuôi mấy chục con chuột trong 1 phòng bé xíu chẳng có đến 1 cái cửa sổ, người nào không quen bước vào chắc ngất với cái mùi hổ lổn chất thải của chúng. Như ở bộ môn tôi, 100% đã bị bệnh đường hô hấp
    Vâng và chúng tôi cũng được tiền độc hại 2000đ/ngày, với những cán bộ giảng dạy lại không được chấm quá 15 ngày công độc hại 1 tháng tức là mỗi tháng tôi sẽ được thêm khoảng 30000đ!
    Nhưng chắc chẳng có gì làm ta vui sướng hơn khi thấy 1 mẻ tế bào phát triển tốt, chụp được 1 bức ảnh phân bào thật nét rồi cho SV xem. Đơn giản vậy thôi.
    Còn vô vàn những khó khăn nữa khi làm Sinh học ở Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn phải làm việc, vẫn phải sống và quan trọng hơn chúng ta vẫn say mê như một GS người Mỹ đã nói: "Thật là may mắn khi được là một nhà Sinh học".
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  4. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Đúng như Odonata nói, những điều tôi kể trên chẳng qua là những điều thể hiện bên ngoài mà bất kì người bình thường nào cũng có thể thấy được. Những điều bên trong thì còn nhiều lắm, không sao kể hết. Chỉ có những người trong cuộc mới thấy được nhiều mà thôi.
    Chiếm tên đề tài, chiếm tên công bố nghiên cứu, cướp thành quả lao động? cuối cùng cũng chỉ chiếm cái danh mà thôi. Làm khoa học có phải vì danh hay không? Có lẽ là có, khi có tên tuổi thì sẽ có thể ngang hàng với những nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên nếu có thực tài thì tất sẽ có danh. Bởi sẽ có nơi tiếp nhận những con người tâm huyết trong nghiên cứu. Các kết quả mà chúng ta đạt được chính là điều mà chúng ta đi vào con đường khoa học. Muỗi vắt rừng hút máu của mình mình còn cho qua được thì muỗi vắt hút hai ba cái danh kia cũng chẳng là cái gì. Có lẽ Odonata thấy việc có một cái học bổng trái khoáy như thế thì làm mình phải suy nghĩ, những có lẽ Odonata cũng biết ẩn dấu sau cái học bổng kia là mục đích có thể cho Odonata không thể nói ra sự thật, nhưng Odonata cũng có thể biết rằng nếu tôi làm về thực vật, cho học bổng về động vật tôi cũng sẽ lấy đó chỉ là một phương tiện cho tôi tiếp cận nền khoa học của thế giới và khi đã tiếp cận thì tôi có thể làm điều tôi thích là nghiên cứu về thực vật- Tất cả chỉ là phương tiện, tùy vào mình sử dụng nó ra sao thôi.
    Con người là cái quí nhất, đó là điều không ai có thể phủ nhận, và sinh mạng con người là thứ không gì có thể mua được. Như mọi người đã nói, làm khoa học vì đam mê tìm tòi khám phá. Sự đam mê ấy có thể đánh đổi bằng cả sinh mạng của mình. Làm khoa học chúng ta không tiếc cuộc sống, không tiếc những thú vui bình thường, đôi khi hi sinh cả tình yêu đôi lứa- coi như chúng ta hi sinh tất cả. Vậy các bạn đam mê khoa học có phải cuối cùng chỉ thoả mãn cá nhân của mình thôi?
  5. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Lại một cái nhìn lướt qua nữa, không hề chuyên nghiệp một chút nào. Đúng là người ta bị bòn rút đánh cắp thành quả lao động là bị mất đi cái danh. Nhưng nếu không có cái danh ấy thì liệu có chỗ đứng và điều kiện nghiên cứu tiếp tục hay không? Giả sử ở một phòng thí nghiệm hay một viện nghiên cứu, nếu anh cứ xoay sở làm hết dự án này, đề án nọ, ra hết kết quả này, kết quả nọ để cho một người khác cứ mang đi báo cáo, mang đi thực thi, rồi họ lại làm hỏng hết tất cả khi có người quan tâm đầu tư cho chính họ thực hiện các nghiên cứu, còn mình chỉ là cái bóng, sai vặt với một mức lương không thể chấp nhận nổi ở phía sau, vậy thử hỏi mình phải làm gì để tiếp tục nghiên cứu nữa đây, nếu không được tạo điều kiện, không có kinh phí, và thậm chí không có quyền quyết định chính những nghiên cứu của mình. Cái hư danh đó sẽ là rất quan trọng khi ta dùng đúng chỗ (nó gần như không thể thiếu được). Thật ngớ ngẩn khi tỏ ra cao thượng để bỏ qua những danh vọng đó, vấn đề ở chỗ, nếu không có nó, thì chả có cơ hội thực hiện những nghiên cứu tiếp sau, nó là kinh phí, là điều kiện làm việc, là nguồn tài liệu là hàng tỉ thứ v.v....
    Nhưng không nhất thiết phải sợ người khác chiếm đoạt nếu tự mình thực hiện, tự mình bỏ kinh phí, tự mình kêu gọi đề tài (nói chung là một kẻ nghiệp dư, nhưng nghiên cứu một cách chuyên nghiệp). Và cũng chả sợ mất đi cái hư danh vì nó tồn tại thật sự, và tên tuổi của mình chắc chắn sẽ được bạn bè cùng ngành biết đến, chả phải lo lắng về việc có hay không có chỗ đứng, cũng vẫn có những bài báo công bố, cũng có những thành quả được xác nhận, và rõ ràng với người thực hiện nó, hoàn toàn cảm thấy rất vui và hài lòng, vậy thì đó không phải là làm cho vui thì là vì cái gì? Rồi chính cái danh đó lại đem lại cho mình thêm nhiều mối quan hệ, còn gì vui hơn khi người ta tóm được ở đâu đó một mẫu vật như Odonata chẳng hạn, họ đem đến cho mình, bàn bạc và trao đổi về những mẫu vật có được. Không phải là vui vẻ thì là cái gì?
    Tất nhiên, không phải là không có một hy vọng nào về những kết quả nghiên cứu của mình đạt được. Một nhà phân loại học nào, khi đã thật sự làm chủ một nhóm sinh vật nào và trở thành chuyên gia số một của quốc gia mình về nhóm sinh vật đó lại không khi nào ngừng nuôi hy vọng răng, một ngày nào đó những mẫu vật đó sẽ nằm trong bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia. Những nghiên cứu của mình sẽ được lưu trữ và xuất bản (cái này thì đơn giản hơn). Và chính bản thân mình được là một thành viên vận hành cái bảo tàng đó, nó sẽ không chỉ là nơi ghi nhận những thành quả lao động, mà còn được xem như báu vật của đất nước mình, đó chính là niềm tự hào cả về tài nguyên phi nhân tạo và nhân tạo. Và đó là chuyện của tương lai, đúng là cứ làm đi rồi sẽ có chỗ đứng, sẽ có nơi tiếp nhận, và được như thế thì không phải là để cho vui hay sao? Nhưng quả thật ở một cái nước chậm phát triển như chúng ta thì việc xây dựng nhưng trung tâm lớn như vậy không bao giờ là đơn giản, nó còn phụ thuộc vào thời gian và vào nhiều thứ khác nữa. Các chuyên gia đến một trường đại học, một trung tâm nghiên cứu, họ viếng thăm cái gì, không lẽ là những phòng Lab của mình? Chắc mình khó có thể tự hào vời họ về những cái đó, vì những Lab của họ lớn hơn nhiều. Cái họ quan tâm nhiều hơn đó là những bảo tàng lịch sử tự nhiên của mình, có thể nó còn tồi tàn, thiếu điều kiện, thiếu mẫu vật, nhưng ở đó họ có thể được tìm hiểu vể những mẫu vật mà có khi họ không thể thấy ở đâu khác. Đó không phải là niềm vui sướng, sự tự hào hay sao? Nhưng rõ ràng là hiện nay chúng ta chưa hề có một bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia thật sự, có chăng đó chỉ là một colletion rất nghèo nàn, thiếu cả về mẫu vật lẫn những người am hiểu vể hệ thống học của nhóm sinh vật nhất định, nói chung là thiếu cả vật chất thông thường lẫn những tri thức của nó. Và điều này chắc hản sẽ còn kéo dài trong vòng ít nhất là 10 năm nữa.
    Trong một buổi gặp gỡ một nhà côn trùng học người Nga, ông này đã tiêu tốn 10 năm ở Vietnam để nghiên cứu khu hệ ****, cả hai chúng tôi đều khẳng định rằng, không một nơi nào lưu trữ mẫu vật và những kết quả nghiên cứu của mình tốt hơn là chính ở nhà mình. Nghe thì thật mỉa mai và lạ lùng, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó, những mẫu vật đó sẽ được cống hiến toàn bộ cho một bảo tàng tự nhiên của Vietnam Và rõ ràng, chúng tôi sẽ rất hài lòng nếu được làm như vậy, vậy đó không phải là sở thích cá nhân thì là gì?
    Riêng về các cơ hội (ví dụ như một học bổng du học chẳng hạn) để làm mình phải băn khoăn, thử hôi không băn khoăn làm sao được nếu vấn đề không chỉ đơn giản là thực vật và động vật, nếu anh đang làm về phân loại học (động vật chẳng hạn), và anh cũng tự xây dựng cho mình một vị trí nhất định, rồi có một học bổng về vi sinh vật chẳng hạn, anh có băn khoăn không nếu như người ta bảo anh chuyển đổi hẳn chuyên ngành của mình, trong khi anh đã có một chỗ đứng tương dối chắc chắn, đã bỏ ra nhiều công sức để xây dựng, tât nhiên là còn nhiều mối ràng buộc khác không tiên nói ra. Như ânh đâu cần những kiến thức nền cơ bản nữa khi mà anh đã có một số thành công nhất định trong chuyên ngành mà minh đang đeo đuổi. Có cần phải bắt đầu từ đầu lại với một chuyên ngành khác đề tìm cái gọi là kiến thức nền không? Và chả nhẽ lại thiếu tự tin dến thế khi không dám nghĩ rằng, tự mình sẽ tìm được một cái học bổng nào khác về đúng chuyên ngành của mình khi mà mình đã có rât rât nhiều mối quan hệ với bạn bè trên thế giới. Điều đó sẽ chắc hẳn sẽ làm mình lay động chăng? Và liệu nếu không đi du học thì sẽ không thể thành "người" được? Đối tượng nghiên cứu của mình là khu hệ sinh vật nước mình, tri thức thì giờ đây có thể chia sẽ dễ dàng vì các phương tiện truyền thông rất phát triển. Và vì anh là kẻ nghiệp dư nên anh đâu có lo lắng là sẽ có ngày chết đói nếu không tai tiếp nhận những kết quả đó. Nói chung có nhiều điều khiến người ta băn khoăn, rồi chọn lựa, tuỳ vào suy nghĩ của họ mà thôi, giá như ta mới chỉ là người mới bắt đầu, giá như ta chưa thích thú một thứ gì đó, thì có lẽ những băn khoăn đó được giải quyết một cách đơn giản hơn nhiều..
    Không dám nói đến sinh mạng, chỉ đề cập tới việc dám từ bỏ những sở thích khác cho một sở thích khác, và rốt cục đó chỉ là sự ham thích mà thôi, chả phải cái gì hy sinh gì hay so sánh với một tấm lòng cao thượng cống hiến cho một điều gì đó thiêng liêng. Có lẽ với chính bản thân tôi, khoa học đơn thuần chỉ là một sự thích thú, và chả cần phải nói mọi thứ quá to tát lên làm gì, ai cũng có ít nhiều những sự ham thích cá nhân, nó không nuôi sống thể xác mà nuôi sống tâm hồn người thực hiện nó.
    Ở Nhật chẳng hạn, người ta có một bảo tàng cho riêng nhóm dragonfly, nhưng bảo tàng đó khởi điểm không thuộc nhà nước, nó được bắt đầu xây dựng với nguồn vốn không hề thuộc chính phủ, chỉ là kinh phí của những nhà sưu tập cá nhân, và nghiệp dư, phải mất một thời gian rất lâu sau chính phủ mới quan tâm đế những điều này. Nhiều trung tâm nghiên cứu, bảo tàng tự nhiên trên thế giới đã được hình thành như vậy, vậy thì không phải là chính những sở thích và lòng đam mê tìm hiểu thế giới tự nhiên đã hình thành nên cái gọi là khoa học hay sao? Nó là tự tổng cộng của một đống các sở thích cá nhân còn gi!
    Odonata
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 08/08/2003
  6. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Đúng là mọi nghiên cứu khoa học của chúng ta đều bắt nguồn từ mục đích cá nhân. Những người muốn tìm hiểu về mọi mặt của tự nhiên, họ hình thành nên sự nghiên cứu khoa học. Mục đích ban đầu của Mendel là gì, ông ta có nghĩ rằng những nghiên cứu của mình sẽ trở thành nền tảng cho nghiên cứu di truyền sau này không và ông ta đã đánh đổi ánh sáng của đôi mắt để tìm ra một qui luật, tất cả chỉ là sự đam mê của cá nhân muốn tìm hiểu sự sống. Chúng ta nghiên cứ khoa học, chúng ta thoả mãn cá nhân của mình, như thế là quá đủ. Chúng ta hi sinh vì bản thân chúng ta, một điều đáng để chúng ta hi sinh. Chúng ta chỉ mong muốn làm sao được kêu to tiếng Eureka. Sự hi sinh của chúng ta sẽ không lãng phí. Những hiểu biết mà chúng ta được thoả mãn cũng sẽ là những kiến thức của mọi người, những người quan tâm đến lĩnh vực mình nghiên cứu.
    Cuối cùng, dù có nhiều khó khăn trắc trở nhưng các bạn vẫn tiếp tục con đường khoa học mà mình đã chọn lựa. Một đoá hoa cho các bạn , chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công.
  7. binhan

    binhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Em xin có một thắc mắc nhỏ: tại sao nhà khoa học không bỏ chút thời gian tìm cơ hội thương mại hoá thành quả của mình để có thêm kinh phí cho những nghiên cứu tiếp theo ạ?
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn có lẽ hơi lạc đề tí xíu so với cái chủ đề này. Nhưng tớ vẫn muốn trả lời : Hiện nay, rất nhiều nhà khoa học Việt Nam muốn triển khai ứng dụng thành quả của mình nhằm mục đích kinh tế. Đã nhiều người thành công trong lĩnh vực đó mà bạn không biết đó thôi. Tớ biết ở Hà Nội (hình như đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gì đó) có một giáo sư nấm, tớ không biết tên. Một người khác tớ có một người gọi bằng cậu ở Viện Vật lý, triển khai một việc gọi nôm na là nắn đất kiếm bạc tỷ. Và theo tớ biết thì họ vẫn đang đầu tư phát triển công nghệ của họ đấy chứ.
    Nếu bạn muốn bàn tiếp thì tạo chủ đề mới nhé.
    Box Công nghệ sinh học
  9. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, hôm nay lại có dịp ghé lại đây để trao đổi với mọi người về vấn đề hi sinh cho khoa học.
    Như chúng ta đã biết, nghiên cứu khoa học bắt nguồn từ những đam mê cá nhân. Cái giá phải trả cho sự đam mê này rất lớn. Hôm nay tôi xin nói chút ít về khía cạnh gia đình, có thể còn nhiều thiếu sót mong mọi người đóng góp thêm.
    Trước tiên nói về cái danh trong lĩnh vực khoa học. Các nhà khoa học làm nghiên cứu phải có một chỗ đứng trong lĩnh vực mình nghiên cứu, như thế mới có thể dễ dàng tìm được các nguồn kinh phí làm nghiên cứu, có thể hợp tác được với những phòng thí nghiệm lớn trên thế giới hay có thể tìm các nguồn kinh phí từ các tổ chức khoa học. Theo như tôi được biết, ở nước ngoài , chỉ có tiến sĩ (Ph.D) trở lên mới được đứng tên đề tài và có thể xin được nguồn kinh phí. Và như thế, để có thể để có thể tạo sự ngang bằng trong hợp tác thì người làm khoa học cũng phải có học vị tương đương. Trong thời đại hiện nay, việc liên kết giữa các nhà khoa học trên thế giới để cùng nghiên cứu một vấn đề đang phát triển mạnh, như vậy học vị của những người làm khoa học phải ngày càng được nâng lên.
    Chúng ta thử tính toán với cấp độ giáo dục ở Việt Nam, tuổi trung bình của các cử nhân đại học là 22, nếu như một người tiếp tục học lên cao thì sẽ đạt Thạc sĩ vào khoảng 25-27 tuổi, sau đó lên được Tiến sĩ cũng phải khoảng 28-32 tuổi. Với tuổi đó, đối với một người nam giới thì không có gì trở ngại, và với một người là nữ giới thì lên được đến tiến sĩ thì tuổi tác trở thành một vấn đề lớn đối với họ.
    Không chỉ là tuổi tác, học vị cũng kìm hãm người phụ nữ rất nhiều. Một người nữ giới học lên tiến sĩ thì khó lấy chồng. Lập gia đình với một người không làm trong lĩnh vực khoa học thì sẽ khó có được sự thông cảm. Lập gia đình với một người cùng làm khoa học thì lại có thêm khó khăn về học vị, nếu lấy một người có học vị thấp hơn thì rất khó vì nam giới không thích lấy người phụ nữ giỏi hơn mình, còn lấy người có học vị tương đương thì liệu việc hôn nhân đó có thành công hay không?
    Việc chồng con đối với những người phụ nữ dấn thân vào khoa học là vấn đề người phụ nữ trăn trở rất nhiều. Nếu lập gia đình thì liệu có hạnh phúc? còn những người không màng đến chuyện lập gia đình suốt đời chỉ theo sự đam mê khoa học, liệu những ngày cuối đời họ có hạnh phúc không? với tình cảnh không việc, không gia đình con cái, sự hi sinh cho khoa học đối với họ quả thật là quá lớn.
  10. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Người phụ nữ mà xấu thì làm khoa học không có vấn đề gì vì đằng nào cũng ế, người phụ nữ mà xinh thì lại càng không có vấn đề vì nếu xinh thì lo gì chuyện chồng con sớm hay muộn.
    Người phụ nữ xấu thì càng nên làm khoa học vì càng giỏi, càng có chỗ đứng thì sẽ có thể nuôi chồng tốt hơn nếu không muốn chông bỏ đi theo các cô xinh đẹp.
    Người phụ nữ xinh thì càng phài làm khoa học vì khi đã có đầy đủ mọi thứ rồi thì thời gian rảnh rỗi không dành cho công việc yêu thích thì làm gì
    Odonata

Chia sẻ trang này