1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiên cứu khoa học, Phần 1: Tính mới và độ tin cậy của thông tin

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi ndungtuan, 01/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Nghiên cứu khoa học, Phần 1: Tính mới và độ tin cậy của thông tin

    Chủ đề này tôi đã post rất lâu bên box Công nghệ Sinh học:
    http://www.ttvnnet.com/forum/t_66344/1a?0.280466

    1. Bạn có sáng kiến mới, ý tưởng mới, bạn muốn biết nó có thực sự mới không? Bạn làm thế nào? Đối với nguồn thông tin nước ngoài, bạn vào Google search, thế là xong. Còn đối với thông tin trong nước, không có một ngân hàng dữ liệu nào cả, bạn làm thế nào?
    2. Bạn đọc một bài báo đưa một thông tin mới, một nghiên cứu mới, làm sao bạn có thể kiểm tra được độ tin cậy của thông tin? Có thể áp dụng trong đời sống được không? Có thể trích dẫn vào trong nghiên cứu của mình hay không? Bạn làm thế nào?

    Nay đem qua box Học thuật để tham khảo ý kiến của các cao thủ.

    Thân ái


    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  2. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    ken lại trả lời rồi , cái này ken ko biết nhiều đâu
    1---câu đầu quá dễ , ko biết thì phải hỏi , còn trả lời được hay ko là thuộc người khác , vấn đề ở đây là ai có trách nhiệm trả lời đây? , câu hỏi này mới lớn
    và chắc ndungtuan cũng muốn nới về câu hỏi trên , ở VN ai có trách nhiệm tạo ra một ngân hàng dữ liệu ? và nếu người có trách nhiệm ko làm thì sao ? thì chúng ta có tự làm ko , hay chúng ta để đấy bảo mặc kệ nó , ko phải chuyện của mình
    toàn câu hỏi khó cả , ai trả lời nào
    2---muốn kiểm tra độ tin cậy của thông tin thì trước hết chung ta kiểm tra độ tin cậy của luật phát , rồi đến độ tin cậy của các cá nhân trong xã hội , lấy trung bình cộng của nó rồi chia cho con số trên 5 thì sẽ ra độ tin cậy của thông tin
    có thể áp dụng vào đời sống ko ? đó chính là câu trả lời của mỗi người , và trả lời được chính là tiền bạc đó , câu trả lời này thuộc nghĩa vụ của mỗi cá nhân , khi các cá nhân tự thấy mình có trách nhiệm trả lời câu này(liên quan tiền bạc đó) thì cộng đồng(hay xã hội) tất trả lời được câu hỏi đó
    có thể trích dẫn vào trong nghiên cứu của mình ko ? câu này dễ quá , ở VN nếu bạn thấy trích dẫn là đúng thì cứ làm , còn nếu thấy ko đúng thì thôi(nghĩa là ko cần quan tâm lắm tới những tiêu chuẩn khác)
    bạn làm thế nào? làm gì cơ , chung chung quá ken ko biết trả lời sao
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Câu 1, thực ra cũng ko khó lắm, đối với một sản phẩm mới muốn biết thì có thể xuống cục Sở hữu công nghiệp ở HN, chắc trong SG sẽ cũng có một cơ sở của nó. Vào đó nhờ nó tra xem các sáng chế liên quan đến sản phẩm của mình, sau đó so sánh để xem nó có đăng kí được ko là biết có mới hay ko.
    Còn đối với các đề tài của ngành Y như bác, nếu được trên giao xuống thì nói chung là đa số cũ rồi(so với cả VN chứ chưa nói gì nước ngoài). Theo thiển ý của em, nếu tính hiệu quả nhất là nên nhìn vào thực tế VN mà nghiên cứu, đừng có học tập cái kiểu nhìn thế giới như nào thì theo đuôi, cuối cùng đề tài chẳng có giá trị gì ở VN cả. Còn ngân hàng dữ liệu về các sáng chế như em nói là ở Tổng cục Sở hữu công nghiệp. Còn về các cái khác thì phải xem báo mà theo dõi thôi.
    Thế còn phần hai, độ tin cậy của thông tin. Xét về thông tin ở VN, thực ra là rất chậm, nếu thông tin đó có ở VN thì đồng nghĩa ở nước ngoài có trước mấy tháng rồi. Thực ra khả năng thông tin chính xác hay ko có thể căn cứ vào vấn đề nguồn thông tin(các tin khoa học thì nên theo các báo Khoa học Đời sống, báo Sức khoẻ đời sống), tin tức an ninh thì theo báo khác ..... nhưng riêng thông tin giáo dục thì đừng tìm tờ Báo Giáo dục và thời đại làm gì(có nhại cảm ko nhỉ).
    Còn các báo nước ngoài thì cũng nên căn cứ vào các tờ báo có giá trị khoa học cao. Cái này thì bác rõ hơn em đó.
    Về vấn đề áp dụng thông tin và sử dụng thông tin thì từng người thôi, em sẽ trao đổi sau.

    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 01/06/2003
  4. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Thông tin ở Việt Nam thì coi như thua 1-0. KHó có thể tìm ra hết được thông tin, các đề tài nghiên cứu thường không công bố rộng rãi.
    Thông tin trên tạp chí nước ngoài thì phải kiểm chứng lại bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn lẫn các kiến thức có liên quan đến đề tài công bố.
    Đã từng có trường hợp, một bài nghiên cứu về thuỷ sản đăng trên một tạp chí khá nổi tiếng về thuỷ sản, do một chuyên gia kì cựu trong lĩnh vực đứng tên nhưng nó lại có những sai sót khi được kiểm tra lại từ đầu bằng những thông tin, kiến thức có liên quan.
    Do đó, mọi sự chính xác chỉ có tính tương đối. Nếu là vấn đề mình quan tâm thì phải kiểm tra lại trước khi sử dụng thông tin đó làm cơ sở cho những nghiên cứu hay báo cáo của mình.
    Được Ruou_tc sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 03/06/2003
  5. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Thua 0-1 chứ bác. Các đề tài nghiên cứu có công bố rộng rãi mà nếu không theo hệ thống cũng chết. Mà ta thường nghiên cứu những thứ không xài không hà bác ơi.
    Kinh nghiệm và kiến thức, hic, bác chỉ em chỗ kiếm đi, em là dân đen, nói sao nghe vậy chứ có biết gì đâu. Mấy bác báo KHKT nói thứ này ăn ung thư, thứ kia ăn khoẻ mạnh thì cứ cắm đầu mà làm theo chứ có biết lý do mô tê giề đâu.
    Bác cũng lại không đưa thông tin chính xác, làm 1 cái ví dụ thực tiễn cho topic này đi bác. Cho cái link cũng được, chỉ rõ cho bá con thấy, chứ ta cứ ngồi nói chay thế này cũng không ngã ngũ nổi.
    Vậy cái ta cần thì ta tìm, ta lọc, còn mấy thằng dân đen thì chết kệ chúng bác nhể?

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

  6. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Cô bé nhầm rồi. tại vì không có tiền nên không thể kết thúc hết một chương trình người ta đặt ra được. Chứ cô bé không thấy Viện Lúa ĐBSCL cho ra mấy giống lúa mới hay sao. Hay phưong pháp bảo quản trái cây bằng nước ozon đang đựơc áp dụng ở các tỉnh phía Bắc.
    Này nhé: nếu cô bé nghiên cứu về ung thư thì đầu tiên: Nghiên cứu về nguyên nhân.
    Xong cái này có ứng dụng chữa trị được chưa? Chưa
    Nguyên nhân là thằng đó nhưng nó làm thế nào để gây ung thư? thế là sang phần thứ 2. hết tiền. KHỏi ứng dụng.
    Hay nghiên cứu toán học. Không xài đựơc sao. Dùng đựơc chứ, khoa học máy tính hiện nay đang cần nghiên cứu phần cơ bản của toán học. Như cái anh gì bảo vệ luận án tiến sĩ ở Mỹ báo vừa đăng đấy thôi.
    Vả lại mục đích nghiên cứu của người ta không phải là để ứng dụng mà chỉ là tìm tòi khám phá thôi. Phần ứng dụng để người khác phát triển.
    Thì cứ theo thông tin bác sĩ đưa ra mà làm. Làm dân đen thì phải biết tí chút nữa chứ. Mấy ông bác sĩ khuyên không hút thuốc lá nhưng vẫn có ông hút thuốc đấy thôi. Hay mấy nhà khoa học khuyên không nên thức khuya nhưng họ thì không ngủ luôn. Làm dân đen thì phải chịu.
    Nếu bé làm về thuỷ sản thì trong đống tài liệu của Donald V. Lightner, chuyên gia làm về bệnh đốm trắng ở Tôm Sú, có một bài như thế, trên tạp chí Diseases Aquatic Organism năm 2001 thì biết. Nhưng phải biết chuyên môn nhé cô bé.
  7. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    T ạp chí Diseases of Aquatic Organisms. Năm 2000. Số 43 trang 175-181.
    http://www.int-res.com/articles/dao/43/d043p175.pdf
  8. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    ko phải đâu
    em đâu có đệ vừa xinh vừa giỏi như vậy
    chào em có xinh ko vậy?
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Các bác lại nóng rồi. Tớ có vài suy nghĩ sau nói về vấn đề sử dụng thông tin đây.
    Nói chung thông tin nên được kiểm nghiệm thường xuyên trên nhiều nguồn tài liệu thì sẽ chắc chắn là đúng hơn nếu chỉ có một nguồn tin.
    Ngày nay thông tin rộng rãi có thể sử dụng công cụ Internet đẻ tìm và kiểm tra chứ ko như ngày xưa thì khó lắm.
    Đối với khoa học thì có nhiều vấn đề khó nói, ví dụ như tiên đề của Ferma được nhiều người biết rồi. Tớ đọc các thể loại báo đến tận năm 2001 thì vẫn nói rằng chưa giải được bài toán đó. ĐÙng một phát năm 2001, tớ đọc được một bài báo thì nó thông báo giải được bài toán đó từ năm 96,97 gì đó mới té ngửa ra thông tin nhà mình thế nào.
    Việc căn cứ sự chính xác của nguồn thông tin thế nào phần nhiều làm cảm tính và so sánh với nhiều nguồn thông tin khác. Ví dụ báo x,y,z qua cảm nhận tôi với kiến thức của tôi thì có lý luận khá chính xác, so sánh với nhiều báo khác thì cũng vậy. Đối với nguồn thông tin cũng vậy.
    Tất nhiên vì là cảm tính nên cũng có cái sai, trên thực tế ko thể nào có cái đúng tuyệt đối, vừa rồi có vụ báo nào đó nổi tiếng của Mỹ vừa sa thải một phóng viên vì tay này chuyên đạo văn và viết lại. Nên cũng có thể nói sự chính xác thông tin là có tính tương đối.
    Ngay cả nguôn thông tin cũng có thể là phiến diện vì nhiều lý do, ví dụ vụ việc Chợ Salut của ta bên Nga bị cảnh sát Nga bao vây và.... thì bên Nga nguồn thông tin toàn có lợi cho cảnh sát..... Như vậy là ko có sự chính xác tuyệt đối của thông tin.
    Vậy theo tôi độ tin tưởng của nguồn thông tin chỉ có tính tương đối. Muốn kiểm tra tính chính xác của nó thì phải dựa vào kinh nghiệm và đánh giá chủ quan cá nhân và so sánh với các nguồn thông tin khác.
    Tất nhiên là vẫn có thể ta vẫn sai sau khi dựa vào hai tiêu chí trên.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  10. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cô bé nhầm rồi. tại vì không có tiền nên không thể kết thúc hết một chương trình người ta đặt ra được. Chứ cô bé không thấy Viện Lúa ĐBSCL cho ra mấy giống lúa mới hay sao. Hay phưong pháp bảo quản trái cây bằng nước ozon đang đựơc áp dụng ở các tỉnh phía Bắc.
    ----------------------------------------------------------
    Mấy cái bác nói là bề nổi, những nghiên cứu chìm còn quá nhiều bác ạ.
    ----------------------------------------------------------
    Này nhé: nếu cô bé nghiên cứu về ung thư thì đầu tiên: Nghiên cứu về nguyên nhân.
    Xong cái này có ứng dụng chữa trị được chưa? Chưa
    Nguyên nhân là thằng đó nhưng nó làm thế nào để gây ung thư? thế là sang phần thứ 2. hết tiền. KHỏi ứng dụng.
    Hay nghiên cứu toán học. Không xài đựơc sao. Dùng đựơc chứ, khoa học máy tính hiện nay đang cần nghiên cứu phần cơ bản của toán học. Như cái anh gì bảo vệ luận án tiến sĩ ở Mỹ báo vừa đăng đấy thôi.
    Vả lại mục đích nghiên cứu của người ta không phải là để ứng dụng mà chỉ là tìm tòi khám phá thôi. Phần ứng dụng để người khác phát triển.

    ---------------------------------------------------------
    Thời buổi VN mì ăn liền, em thấy chả ai nghiên cứu tuần tự như bác nghĩ đâu ạ. Như em làm việc trong trường thấy thầy cô bi giờ toàn nghiên cứu cách phát hiện, chẩn đoán, xài được và bán được trước đã bác ạ.
    Mà nghiên cứu ra bộ KIT để chẩn đoán cũng chả cần phải tự tay nghiên cứu nguyên nhân trước đâu ạ, trên thế giới họ giàu họ làm giúp rồi. Mà mấy nghiên cứu VN ta đa phần là lấy nghiên cứu nước ngoài về, xem họ làm thế nào rồi bắt chước, bắt chước thành công đã xem là một công trình nghiên cứu khoa học rồi. Khoa học cơ bản khám phá những thứ nền tảng chắc là còn khuya lắm bác ơi.
    Bấy giờ mà em chuyển gene được vào tế bào thực vật thì em thành tiến sĩ mất. Trong khi người ta ở nước ngoài làm chuyện đó thành dây chuyền luôn rồi.
    ---------------------------------------------------------
    Thì cứ theo thông tin bác sĩ đưa ra mà làm. Làm dân đen thì phải biết tí chút nữa chứ. Mấy ông bác sĩ khuyên không hút thuốc lá nhưng vẫn có ông hút thuốc đấy thôi. Hay mấy nhà khoa học khuyên không nên thức khuya nhưng họ thì không ngủ luôn. Làm dân đen thì phải chịu.
    -------------------------------------------------------------
    Thế theo chính sách ngu dân luôn hả bác? Không có cách nào khiến thông tin khoa học kỹ thuật gần gũi mà chính xác hơn với bọn dân đen chúng em à? Em là em không hay coi báo mà toàn nghe tin đồn thôi bác ạ, đồn qua đồn lại thì bác biết rồi đấy...
    ------------------------------------------------------------
    Nếu bé làm về thuỷ sản thì trong đống tài liệu của Donald V. Lightner, chuyên gia làm về bệnh đốm trắng ở Tôm Sú, có một bài như thế, trên tạp chí Diseases Aquatic Organism năm 2001 thì biết. Nhưng phải biết chuyên môn nhé cô bé.
    -----------------------------------------------------------
    Chuyên môn em không phải thuỷ sản nhưng về WSSV thì em có nghe. VN ta nuôi tôm nhiều, cô em cũng làm KIT chẩn đoán bệnh ấy mà. Thế ông ấy sai chỗ nào hả bác?
    -----------------------------------------------------------
    Bao giờ bé có tiền thì thực hiện phổ cập hoá khoa học cho toàn dân đi nhé. Chứ dân đen ở đâu mà chả chịu thiệt. Bảo họ đi học khoa học đi rồi làm việc không cần theo khoa học nữa.
    ------------------------------------------------------------
    Em cũng học khoa học đây, mà khoa học tự nhiên bác ạ, cứ tự nhiên như khoa học thôi, chả cần gò ép gì, thế nên mãi mãi những thằng làm khoa học "cỡ như" em thì không biết gì về xã hội, báo chí, luật lệ, kinh doanh cả...
    -------------------------------------------------------------
    Này cô bé lại học cách của bác ken phải không.
    --------------------------------------------------------------
    Bác thiên vị nhé, gọi em là cô bé mà gọi ken là bác. em với ken ngang tuổi nhau là cùng.

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

Chia sẻ trang này