1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiên cứu khoa học, Phần 1: Tính mới và độ tin cậy của thông tin

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi ndungtuan, 01/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Thời buổi VN mì ăn liền, em thấy chả ai nghiên cứu tuần tự như bác nghĩ đâu ạ. Như em làm việc trong trường thấy thầy cô bi giờ toàn nghiên cứu cách phát hiện, chẩn đoán, xài được và bán được trước đã bác ạ.
    Mà nghiên cứu ra bộ KIT để chẩn đoán cũng chả cần phải tự tay nghiên cứu nguyên nhân trước đâu ạ, trên thế giới họ giàu họ làm giúp rồi. Mà mấy nghiên cứu VN ta đa phần là lấy nghiên cứu nước ngoài về, xem họ làm thế nào rồi bắt chước, bắt chước thành công đã xem là một công trình nghiên cứu khoa học rồi. Khoa học cơ bản khám phá những thứ nền tảng chắc là còn khuya lắm bác ơi.
    Bấy giờ mà em chuyển gene được vào tế bào thực vật thì em thành tiến sĩ mất. Trong khi người ta ở nước ngoài làm chuyện đó thành dây chuyền luôn rồi.
    ----------------------
    Thế cô bé có biết nghiên cứu ứng dụng sẽ có tiền hay không? Mỗi đề tài nghiên cứu cấp bộ của một vị tiến sĩ, một vị giáo sư cô bé có biết không? Phải có tiền mới nghiên cứu cơ bản được chứ.
    Còn về bắt chước: Xin được dẫn lời cô bé nhé:? Mấy cái cô bé nói là bề nổi, những nghiên cứu chìm còn quá nhiều cô bé ơi.?
    Ứng dụng nhé: Cây *** lợn làm thuốc xông mũi. Nghiên cứu chế phẩm phòng bệnh tôm bằng dược thảo có xác nhận của viện sinh học nhiệt đới. Sử dụng trùn đất để phân huỷ những phế phẩm từ ngành trồng nấm (Cái này ở bên box CNSH-nhờ cái link của bác ndungtuan)? mấy cái đó bắt chước từ ai?
    Còn mảng nghiên cứu cơ bản thì củng trong cái box CNSH có cái anh Odonata nghiên cứu về đa dạng sinh học đó, anh Lông Gà lông vịt gì đó nghiên cứu về sinh học phát triển.
    Ước mơ của cô bé làm tiến sĩ sắp thành hiện thực rồi đấy. Mấy hôm trước ghé qua cơ sở Linh Trung của trường ĐH KHTN Tp Hồ Chí Minh, ngồi quán căn tin, thấy mấy anh không rõ là sinh viên hay cán bộ trẻ ngồi nói về thực vật. Có cái anh người vừa vừa, đeo kính mà mọi người gọi là Tờ rong (chắc người dân tộc), nói dang thực hiện chuyển cái gì mít mít ấy vào trong thực vật, anh ấy bảo nếu chuyển thành công thì sẽ chuyển được gene vào tế bào thực vật. Nghe nói thế, không biết là thế nào, cô bé khăn gói xúống đó đi chắc là thành được tiến sĩ đấy.
    -
    Thế theo chính sách ngu dân luôn hả bác? Không có cách nào khiến thông tin khoa học kỹ thuật gần gũi mà chính xác hơn với bọn dân đen chúng em à? Em là em không hay coi báo mà toàn nghe tin đồn thôi bác ạ, đồn qua đồn lại thì bác biết rồi đấy
    -
    Chẳng phải ngu dân đâu cô bé ơi.
    Một anh nông dân muốn mình thu được hoa lợi mà đỡ tốn nhiều công đã mày mò làm ra cái máy cắt lúa.
    Một anh đào ao nuôi tôm kiếm sống, muốn mình đỡ tốn công đào ao đã làm ra cái máy đào ao.
    Một anh nông dân nuôi cá, muốn mình không tốn tiền giống để có thể thu lợi tốt hơn, liền mày mò tự cho cá thụ tinh ở nhà và thành công.
    Những người này họ có kiến thức về khoa học ban đầu không? Họ phải có kinh nghiệm trước đã rồi họ mới tìm hiểu thêm khoa học để có thể biến những kinh nghiệm của họ thành những thứ có ích.
    Kể ra không hết, những người nông dân làm khoa học.
    Nguyên nhân vì đâu họ làm: Vì lợi ích tiền bạc.
    Thế còn sinh mạng con người không quí hay sao? Vậy tại sao không tự tìm hiểu một chút để chắt lọc thông tin trước khi nghe theo hướng dẫn của người khác.
    Khoa học có thể được đưa đến từng người nếu người đó muốn tiếp nhận nó.
    Kinh nghiệm phải đi kèm với kiến thức sách vở và sự hiểu biết chuyên môn thì thông tin mới được đánh giá một cách khá chính xác (tất nhiên cũng có sai sót nhưng ít mắc phải hơn). Chứ không thể để diễn ra tình trạng thầy thuốc mà đọc ? Đau bụng uống nhân sâm ?o cái trang sau nó bị mờ thì dân đen chịu thiệt là chính (nếu như dân đen không biết tự thân vận động, cứ ì ra chờ người ta giúp thôi).
    Thôi có lẽ mọi tranh luận của tôi và cô bé nên mở một topic mới. Chứ ở đây lại làm loãng chủ đề của bác ndungtuan mất, xin lỗi bác nhé.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ko cần thiết đâu Ruou_tc và moony à, cứ post bài tiếp tục ở đây đi. Bác ndungtuan đang đề cập đến vấn đề nghiên cứu khoa học cho nên các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học ở đây sẽ được chấp nhận.
    Còn bác ây đang giới hạn phần 1 là tính chính xác của thông tin, việc hai bạn đang thảo luận cũng có thể giúp cho người khác hiểu thêm thế nào là tính chính xác của thông tin đó.
    Chúc vui
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  3. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Thế cô bé có biết nghiên cứu ứng dụng sẽ có tiền hay không? Mỗi đề tài nghiên cứu cấp bộ của một vị tiến sĩ, một vị giáo sư cô bé có biết không? Phải có tiền mới nghiên cứu cơ bản được chứ.
    -------------------------------------------------------------
    Bác ơi, em không biết rõ la bao nhiêu, bác câp nhật kiến thức cho em với! Nhưng em thấy để duy trì và làm rốt ráo mấy cái đề tài ấy thì tốn kém lắm, nhiều khi đâu có đủ đâu bác (cái này em nghe người lớn nói). Thế mới biết nhưng giáo sư tiến sĩ quê ta có lòng đam mê khoa học thật đáng nể.
    Em không biết nhiều lĩnh vực, chỉ thấy trong Sinh học phân tử, chi phí cực kỳ cao, muốn nghiên cứu mấy cái RNase hả, tiền đâu mà đổ vào để được tới giải Nobel như bác Christian B. Afinsen (cái này em mới học, đem khoe tí)?
    Cho nên những nghiên cứu của chúng ta hiện nay đang thiên về ứng dụng mì ăn liền gọi cho thanh cao hơn là "đi tắt, đón đầu".
    --------------------------------------------------------------
    Còn về bắt chước: Xin được dẫn lời cô bé nhé:? Mấy cái cô bé nói là bề nổi, những nghiên cứu chìm còn quá nhiều cô bé ơi.?
    Ứng dụng nhé: Cây *** lợn làm thuốc xông mũi. Nghiên cứu chế phẩm phòng bệnh tôm bằng dược thảo có xác nhận của viện sinh học nhiệt đới. Sử dụng trùn đất để phân huỷ những phế phẩm từ ngành trồng nấm (Cái này ở bên box CNSH-nhờ cái link của bác ndungtuan)? mấy cái đó bắt chước từ ai?
    Còn mảng nghiên cứu cơ bản thì củng trong cái box CNSH có cái anh Odonata nghiên cứu về đa dạng sinh học đó, anh Lông Gà lông vịt gì đó nghiên cứu về sinh học phát triển.

    ---------------------------------------------------------------------
    Em đồng ý với bác ở chỗ vẫn còn nhiều người làm nghiên cứu cơ bản, nhưng đam mê là đam mê, tiền bạc là tiền bạc, lực có bất tòng tâm hay không xin để anh LG và Odonata lên tiếng, cái này vượt sức em.
    ---------------------------------------------------------------------
    Ước mơ của cô bé làm tiến sĩ sắp thành hiện thực rồi đấy. Mấy hôm trước ghé qua cơ sở Linh Trung của trường ĐH KHTN Tp Hồ Chí Minh, ngồi quán căn tin, thấy mấy anh không rõ là sinh viên hay cán bộ trẻ ngồi nói về thực vật. Có cái anh người vừa vừa, đeo kính mà mọi người gọi là Tờ rong (chắc người dân tộc), nói dang thực hiện chuyển cái gì mít mít ấy vào trong thực vật, anh ấy bảo nếu chuyển thành công thì sẽ chuyển được gene vào tế bào thực vật. Nghe nói thế, không biết là thế nào, cô bé khăn gói xúống đó đi chắc là thành được tiến sĩ đấy.

    -------------------------------------------------------------
    Cái anh Tờ rọng đeo mắt kiếng ở Linh Trung đó hehe chắc là học cùng lớp với em bác ơi, hắn đã làm trên cái đó gần hai năm rồi. Vì từ đầu đã xác định theo thực vật nên được thầy hướng dẫn ưu ái, với lại anh ta siêng năng chăm chỉ lắm, suốt ngày lấy mấy cái plasmid chuyển vào vi khuẩn rồi lại đổ đổ vào đám mô thực vật hy vọng là nó chuyển gene vào.
    Anh bạn ấy cũng đã từng thất bại nhiều rồi, chán nản nhiều rồi, giờ nghe thấy vẫn làm tiếp thì thấy bạn mình sao mà kiên trì tuyệt quá Túm lại là thủ công bác à, chuyển được gene vào thì cũng là do ... may mắn thôi. Thiết lập một quy trình cho ai cũng làm được mới là vấn đề đáng được cấp cái bằng tiến sĩ. Em nghĩ sao nói vậy, bác người lớn không chấp trẻ nhỏ chứ

    -------------------------------------------------------------
    Chẳng phải ngu dân đâu cô bé ơi.
    Một anh nông dân muốn mình thu được hoa lợi mà đỡ tốn nhiều công đã mày mò làm ra cái máy cắt lúa.
    Một anh đào ao nuôi tôm kiếm sống, muốn mình đỡ tốn công đào ao đã làm ra cái máy đào ao.
    Một anh nông dân nuôi cá, muốn mình không tốn tiền giống để có thể thu lợi tốt hơn, liền mày mò tự cho cá thụ tinh ở nhà và thành công.
    Những người này họ có kiến thức về khoa học ban đầu không? Họ phải có kinh nghiệm trước đã rồi họ mới tìm hiểu thêm khoa học để có thể biến những kinh nghiệm của họ thành những thứ có ích.
    Kể ra không hết, những người nông dân làm khoa học.
    Nguyên nhân vì đâu họ làm: Vì lợi ích tiền bạc.
    Thế còn sinh mạng con người không quí hay sao? Vậy tại sao không tự tìm hiểu một chút để chắt lọc thông tin trước khi nghe theo hướng dẫn của người khác.
    Khoa học có thể được đưa đến từng người nếu người đó muốn tiếp nhận nó.

    ---------------------------------------------------------------------
    Bác cũng có lý của bác, em lắng nghe.
    -------------------------------------------------------------------------
    Kinh nghiệm phải đi kèm với kiến thức sách vở và sự hiểu biết chuyên môn thì thông tin mới được đánh giá một cách khá chính xác (tất nhiên cũng có sai sót nhưng ít mắc phải hơn). Chứ không thể để diễn ra tình trạng thầy thuốc mà đọc ? Đau bụng uống nhân sâm ?o cái trang sau nó bị mờ thì dân đen chịu thiệt là chính (nếu như dân đen không biết tự thân vận động, cứ ì ra chờ người ta giúp thôi).
    --------------------------------------------------------------------------
    Có nhiều chuyện cũng muốn tự thân vận động lắm bác ạ, mà đâu có được, chỉ biết nghe những người "lớn" có chuyên môn thôi. Cái quan trọng là thông tin chúng ta còn chưa chuyên nghiệp, thế thì thông tin khoa học cũng theo đó mà không được đưa một cách đầy đủ và chính xác nên không giúp ích được nhiều.
    Dân khoa học thì lại không rành chuyện thông tin, không rành kinh tế, đào tạo liên ngành vẫn còn quá thiếu trước tình trạng đào tạo chuyên ngành còn chưa ổn. Em và bác đang nói đến cả hai mặt của vấn đề rồi.
    Như vậy câu hỏi đặt ra bây giờ (cho đúng với chủ đề chính của topic) là ai đặc biệt cần tính chính xác của thông tin, người làm khoa học, người tiếp thu khoa học hay người ứng dụng khoa học trong suộc sống, công việc làm ăn?


    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

  4. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Thiết lập một quy trình cho ai cũng làm được mới là vấn đề đáng được cấp cái bằng tiến sĩ. Em nghĩ sao nói vậy, bác người lớn không chấp trẻ nhỏ chứ- - - - -----
    Chẳng có gì đâu. Lại ghé qua bên box CNSH thấy có cái thông tin này không biết có chính xác không cô bé xem lại nhé.
    http://www.doste.hochiminhcity.gov.vn/CTDETAIKHCN/17ctnckh/nghiemthu/15cnsh.htm
    --
    Như vậy câu hỏi đặt ra bây giờ (cho đúng với chủ đề chính của topic) là ai đặc biệt cần tính chính xác của thông tin, người làm khoa học, người tiếp thu khoa học hay người ứng dụng khoa học trong suộc sống, công việc làm ăn?
    --
    Tất cả mọi người đều cần tính chính xác trong thông tin, không thể xác định ai cần thiết đặc biệt hơn ai. Người làm khoa học, vì mục đích khoa học thì cần thông tin thật chính xác để có thể sử dụng làm cơ sở cho những suy luận trong nghiên cứu, thông tin không chính xác sẽ dẫn tới hao tốn thời gian tiền của, đôi khi làm cho người nghiên cứu chán nản ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
    Người tiếp thu khoa học cũng cần có thông tin chính xác vì tiếp thu sai sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ lấy ví dụ: ?oĐau bụng uống nhân sâm? thì rõ.
    Người ứng dụng khoa học cũng rất cần thông tin chính xác, thông tin không chính xác sẽ dẫn tới sản phẩm làm ra không đạt chất lượng, điều tất yếu với thông tin không chính xác là phá sản. Điều này cũng tương tự với những người làm kinh doanh thương mại. Kể cả những người dân bình thường cũng cần có được thông tin chính xác.
    Như vậy tất cả mọi người đều cần có được thông tin chính xác, tuy nhiên chỉ có một số người có thể kiểm tra được tính chính xác của thông tin.
  5. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Tên đề tài: Tạo cây thuốc lá (Nicotiana Tabacum) mang gen BT bằng phương pháp dùng vi khuẩn Agrobacterium Tumefaciens và phương pháp điện xung ) .
    KS. Nguyễn Hữu Hổ
    Viện Sinh Học Nhiệt Đới
    ----------------------------------
    KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
    Đã chuyển được gen kháng sâu cryIIB và gen hpt bằng vi khuẩn LBA TRI.C.B2, gen kháng sâu cryIA(b) hoặc gen cryIA ( c), gen bar, gen gusA, gen cryIIB và gen hpt bằng vi khuẩn EHA 105 vào cây thuốc lá .
    Đã chuyển được gen kháng sâu cryIA© gen hpt và gen gusA bằng phương pháp đồng chuyển nạp gen
    Kết quả thử nghiệm kháng sâu vào cây là âm tính, tuy nhiên lại đạt kết quả trừ cỏ .
    Kiểm tra sự hiện diện của gen bằng kỹ thuật PCR cho thấy chỉ gen Bt thí nghiệm đã được chuyển vào cây
    Đề tài nghiệm thu loại Trung bình.
    ------------------------------------------------------------------------
    Một câu hỏi nữa đặt ra là: bạn hiểu gì về những thông tin trên, nó có dễ hiểu, có thể hiểu được hay chỉ những người trong ngành mới hiểu nổi?
    Nhìn chung, theo bạn, đề tài này thành công hay thất bại?
    To bác rượu - tui cần: Em khá thoả mãn với những câu trả lời của bác.

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

  6. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0

    Tên đề tài: Tạo cây thuốc lá (Nicotiana Tabacum) mang gen BT bằng phương pháp dùng vi khuẩn Agrobacterium Tumefaciens và phương pháp điện xung ) .
    KS. Nguyễn Hữu Hổ
    Viện Sinh Học Nhiệt Đới
    ----------------------------------
    KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
    Đã chuyển được gen kháng sâu cryIIB và gen hpt bằng vi khuẩn LBA TRI.C.B2, gen kháng sâu cryIA(b) hoặc gen cryIA ( c), gen bar, gen gusA, gen cryIIB và gen hpt bằng vi khuẩn EHA 105 vào cây thuốc lá .
    Đã chuyển được gen kháng sâu cryIA© gen hpt và gen gusA bằng phương pháp đồng chuyển nạp gen
    Kết quả thử nghiệm kháng sâu vào cây là âm tính, tuy nhiên lại đạt kết quả trừ cỏ .
    Kiểm tra sự hiện diện của gen bằng kỹ thuật PCR cho thấy chỉ gen Bt thí nghiệm đã được chuyển vào cây
    Đề tài nghiệm thu loại Trung bình.
    ------------------------------------------------------------------------
    Cái này theo Moony nói là không chuyên nghiệp trong thông tin. Nếu một người bình thường đọc cái thông tin này họ sẽ nói rằng, các nhà khoa học đã thành công. Vì tên đề tài là tạo cây mang gen Bt, sau cùng kiểm tra thấy có gen Bt trong cây thì nghĩa là thành công.
    Thế nhưng, không xét tên của đề tài mà xét công việc làm của các nhà khoa học thì phải cần người có chuyên môn mới có thể hiểu hết đựơc những vấn đề trong cái đề tài này. Đề tài thực hiện chuyển gen Bt thành công, nhưng sự lặp lại thì không đạt được kết quả như mong muốn.
    Như vậy đề tài này chưa thể kết luận là thành công hay thất bại vì thông tin không đầy đủ. Cần phải biết người ta làm thí nghiệm bao nhiêu lần, tỉ lệ thành công của thí nghiệm bao nhiêu.... Nghĩa là lượng thông tin đưa lên đây chưa đầy đủ (tính chính xác của thông tin không đựơc khẳng định )
  7. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Em thì em thấy cái đề tài này nó thất bại chứ có thành công quái gì đâu bác ơi.
    Mà đúng là đọc xong cái tựa đề tài em nóng mũi luôn, cứ tưởng có chuyển gene thực vật ở ngay trước mũi mình mà dốt nát đến không biết chứ, ai dè, nó cũng không thành công...
    Nghiệm thu loại trung bình thì chắc là làm hoài hông được, nghiệm thu quách cho rảnh nợ rồi. Nói giảm nói tránh chứ gì. Dù sao cũng là đặt chút đất cát cho anh em sau này xây dựng nền móng vậy.
    Thông tin khoa học mà đáng tin cậy ghê luôn dân thường xem ù ù cạc cạc cứ tưởng lớn lao vĩ đại lắm, chuyện này giống chuyện "người Việt Nam đầu tiên" (chuyện cũng đơn giản, hông có gì lớn, khi nào rảnh em sẽ kể hầu các bác, để thấy độ phóng đại của thông tin).
    Vậy chúng ta xem thông tin muốn hiểu cho được chính xác thì phải biết "luật thông tin VN" vậy. Ai biết luật này rồi thì nói nghe thử, mà biết quá rồi thì im luôn cho tốt, không thì lại nhạy cảm mà phiền mod miếc.

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

Chia sẻ trang này