1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố"

Chủ đề trong 'Văn học' bởi BeeWitch, 17/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    0
    "Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố"

    [​IMG]

    Nếu đọc tiểu thuyết Giông tố trong vòng 50 năm trở lại đây, liệu bạn có biết rằng văn bản đó đã ít nhiều bị rơi rụng, sai lạc qua các lần truyền bản?

    Với nỗ lực chung của một vài đồng nghiệp Việt-Mỹ, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã có trong tay hai văn bản Giông tố lần đăng báo đầu tiên (1936) và lần in sách đầu tiên (1937); đây là cơ sở để hiệu chỉnh một văn bản đáng tin cậy.

    Sách này giới thiệu một công trình văn bản học về một tác phẩm văn học chữ Quốc ngữ của tác giả Việt Nam, hiện còn tương đối hiếm trong khoa học ngữ văn ở Việt Nam, nhân đây có thể kích thích một tiếp cận nghiêm túc hơn đối với các tác phẩm sáng tạo ngôn từ đang dần dần trở thành tài sản kinh điển của văn học dân tộc.

    *****​

    Cuốn sách này mang tính chất của một công trình văn bản học.

    Người ta biết rằng, văn bản học như một ngành của ngữ văn học, vốn thiên về mặt thực hành; nó gắn với thực tiễn xuất bản, gắn với việc công bố các tác phẩm viết bằng chữ; vì vậy hầu hết các nhà chuyên môn về biên tập sách, ở mức nhất định, đều can dự đến công tác văn bản. Tuy vậy, cho đến nay, cả trong giới làm biên tập sách lẫn giới nghiên cứu văn học ở ta hầu như chỉ có rất ít chuyên gia về văn bản.

    Liên quan đến những tác phẩm đã trải qua lịch sử tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, người ta biết, có khá nhiều vấn đề về văn bản. Một số công trình về một số tác phẩm chữ Hán hoặc chữ Nôm, ví dụ ?oTruyện Kiều?, cho thấy tình trạng phức tạp của công tác văn bản học. Đối với bộ phận tác phẩm viết và in bằng chữ Quốc ngữ la-tinh của các tác gia Việt Nam, tuy chỉ mới có bề dày lịch sử tồn tại trên 100 năm, song ở khía cạnh văn bản không phải vì thế mà không nảy sinh các vấn đề; việc các tác phẩm văn học Quốc ngữ hầu như chưa được nghiên cứu về mặt văn bản hoàn toàn không có nghĩa là ở đây không có các vấn đề để nêu ra và giải quyết, mà chỉ chứng tỏ sự thiên lệch không đáng có trong sự hành nghề của giới nghiên cứu.

    Công trình khảo dị trong cuốn sách này, ngoài việc giải quyết các vấn đề văn bản đã nảy sinh trên một tác phẩm cụ thể, là tiểu thuyết Giông tố của nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-39), ngoài việc cung cấp một văn bản khả dĩ tin cậy được cho tác phẩm này, một tác phẩm có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, người biên khảo còn muốn qua đây lưu ý bạn đọc và bạn nghiên cứu về tình trạng tồn đọng nhiều vấn đề văn bản học đối với hầu hết các tác phẩm ra đời từ thời văn học chữ Quốc ngữ. Một khi các tác gia và tác phẩm của thế kỷ XX đang và sẽ đi vào di sản kinh điển của văn học dân tộc, nhưng lại không đi kèm với hoạt động khảo sát nghiên cứu chúng về mặt văn bản, sẽ dẫn đến tình trạng trái nghịch: cái tên tác phẩm được coi là thuộc vốn kinh điển rồi, nhưng văn bản của nó vẫn ở dạng trôi nổi, chưa thể được coi là đáng tin cậy chừng nào chưa có một văn bản chuẩn hoặc một văn bản chính được đề xuất; trong tình hình đó, các sách giáo khoa trích giảng tác phẩm đó, các tổng tập, tuyển tập có chọn tác phẩm đó, các dự án chuyển thể hoặc dịch thuật tác phẩm đó,? sẽ sử dụng văn bản nào trong số các văn bản trôi nổi?

    Thiết nghĩ, đây không phải là một đề xuất thiếu tính thực tiễn. Theo dõi việc khảo dị và hiệu chính văn bản được thực hiện trong cuốn sách này, bạn đọc và bạn nghiên cứu sẽ thấy rõ điều đó.

    Việc khảo dị và hiệu chỉnh văn bản tác phẩm được thực hiện trong cuốn sách này, người biên khảo nghĩ rằng vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý phê bình của đồng nghiệp và bạn đọc gần xa.

    Thông số sách
    Tên sách: Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố
    Tác giả: Lại Nguyên Ân
    Số trang: 704 trang
    Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
    Giá bìa : 85.000 VNĐ
    Nhà xuất bản Tri thức, 12/2007

    Thông tin chi tiết có thể tham khảo tại blog của Nhà xuất bản:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-PCYCDlg_c6dtlXkgHEu74cGBoNpnwzk6fw--?cq=1&p=47#comments
  2. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    0
    Buổi giới thiệu sách tại Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm I Hà Nội
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM I HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
    KHOA NGỮ VĂN

    CHƯƠNG TRÌNH GIỚI THIỆU SÁCH
    ?oNghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố?
    của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân
    Địa điểm : Phòng 306 Nhà B - Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm I Hà Nội
    Thời gian: Từ 08 giờ 30 đến 10 giờ 30, thứ Tư ngày 16 tháng 01 năm 2008
    Nội dung:
    Phần I : Giới thiệu Tủ sách Tinh hoa Tri thức thế giới
    Phần II: Tác giả Lại Nguyên Ân nói chuyện giới thiệu sách mới
    ?oNGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ?
    do Nxb Tri thức xuất bản tháng 12/2007
    Nghiên cứu ngữ văn học về các tác phẩm văn học là một trong những nội dung của nghiên cứu văn học. Ở Việt Nam chúng ta thường chỉ thấy những công trình nghiên cứu ngữ văn về các tác phẩm bằng chữ Hán hoặc Nôm. Tuy vậy đối với các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện ở Việt Nam trong vòng trên dưới 100 năm trở lại đây, ta sẽ thấy cũng đã và đang phát sinh các vấn đề về văn bản cần phải giải quyết.
    Công trình Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết ?oGiông tố? do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thực hiện trong cuốn sách vừa xuất bản này chính là đã thực hiện một công việc văn bản học như vậy.
    ***
    Tác giả cho biết vì những căn cứ nào ông đã thấy có những vấn đề về văn bản đặt ra đối với cuốn tiểu thuyết ?oGiông tố? của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
    ***
    Diễn giả lược kể với thính giả những khó khăn ông đã gặp phải và giải quyết để có được những văn bản tương đối đáng tin cậy, có thể dùng làm cơ sở để khảo sát những biến động về văn bản qua các bản in ?oGiông tố?, nhất là những bản in từ những năm 1980.
    ***
    Diễn giả ?obật mí? về những điều theo ông là những đoạn văn trong tác phẩm chứa đựng những thông tin thú vị nhất về sự biến động văn bản mà người nghiên cứu phát hiện được trong quá trình nghiên cứu.
    ***
    Thính giả đặt những câu hỏi cho diễn giả xung quanh các vấn đề văn bản của tiểu thuyết ?oGiông tố?, những điều muốn biết thêm về kinh nghiệm tiếp cận các tác phẩm từ góc độ văn bản học...​
  3. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    MU nhắc đến tên Giông tố mình mới nhớ ra cuốn truyện này.
    Tớ yêu cái lối sắp đặt nội dung và có lẽ tớ thích cuốn truyện này hơn Sóng ở đáy sông, hơn Vỡ đê, Tắt đèn, Số đỏ, Năm Sài gòn, Gia đình hay một loạt các tác phẩm VN cùng thời kì mà tớ đọc . Tính cách nhân vật lột tả được nét đăc trưng từng lối sống dung dị đời thường, nghèo đi đôi với hèn, nghèo mà vẫn có tình, nghèo mà cố kiết, luôn cả những lối sống xa hoa kẹt xỉ của đám trục phú thời đó... Rất điệu nghệ từ cách tiêm thuốc, cách xài tiền, cách chơi gái từ tầng lớp phú hộ đến cánh cùng đinh.
    Đương nhiên chả bạn nào đặt câu hỏi: Sao anh ấy viết chi tiết tỉ mỉ thế được nhỉ? Bởi tất cả những xó xỉnh nào anh Phụng cũng đã chui rúc vào mà viết ký sự cho chúng ta đọc hết cả rồi. Tớ chỉ muốn nói điều tớ thích, điều tớ ấn tượng nhất là anh Phụng anh ấy ko cố tình xây dựng một mẫu nhân vật hoàn hảo nào và - trong truyện và ngoài đời đều không có. Anh Phụng xây dựng một lớp vỏ mang môtuýp xã hội thối nát, anh ẩn trong thế giới đó và miêu tả cuộc đời bằng đôi mắt của riêng anh.
  4. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến " Giông tố " là nhắc đến một trong những thành công của nhà văn Vũ Trọng Phụng .Dư âm mạnh nhất của tác phẩm trong lòng tôi là bức tranh đen tối trong cơn "giông tố" của xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945 - một xã hội đảo điên trong cơn cuồng phong của mọi tội lỗi xấu xa nhất của con người: hám tiền hám chức , dâm dục , loạn luân , bất nhân , bất nghĩa , bất hiếu , ... Đó là một xã hội mà đồng tiền có sức mạnh hơn bao giờ hết: tiền mua được chữ trinh- danh dự , nhân phẩm một con người ; tiền mua được tình , tiền mua được danh , tiền mua được quyền. Một xã hội tăm tối và bế tắc trong những thú vui loạn luân , bất nhân bất nghĩa. Một xã hội "giông tố" khơi gợi nên trong con người bản chất thú tính tưởng đã ngủ yên. Một xã hội đưa người ta đến cái chết : chết trong cơn đau đớn thú tính của long, chết héo chết mòn trong lòng của Mịch , của Tuyết... những nạn nhân và cũng chính là những người đã tham gia vào cái xã họi " giông tố"...
  5. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và đại diện NXB Tri Thức đã công bố tập sách Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố và bản in Giông tố đầu tiên của Vũ Trọng Phụng vào năm 1936, trên Hà Nội báo. Ông có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên.
    * Thưa ông Lại Nguyên Ân, việc tìm thấy bản in này có ý nghĩa gì đối với độc giả và giới nghiên cứu văn học?
    - Suốt gần 30 năm liền (1957 - 1986), các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) không được tái bản và lưu hành tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1987, khi ra mắt bộ Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, các tác phẩm của nhà văn này đã được trả lại quyền tồn tại bình thường trước công chúng. Riêng Giông tố được in đi in lại hàng chục lần; và trở thành đề tài nghiên cứu cho hàng chục, nếu không phải hàng trăm, luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Thế nhưng, các nghiên cứu đó không hề dựa trên văn bản chính của tác phẩm, mà chỉ dựa trên những văn bản trôi nổi.
    Trước hết, ở phương diện văn bản, cần nói ngay rằng, ngày nay hầu như đã không còn khả năng tìm thấy bản thảo viết tay Giông tố. Đối với các nước phát triển, một tình trạng như thế với một tác phẩm ra đời giữa những năm 30 của thế kỷ XX là điều khó giải thích, song đối với Việt Nam thì đấy là chuyện rất đỗi bình thường. Chưa bao giờ, thậm chí khi đã bước sang thế kỷ XXI, người xứ ta lại trọng thị những trang chữ viết tay cũ kỹ, dù nó thuộc ngòi bút những người nổi tiếng ! Ở xứ ta, các tên tuổi lớn của quá khứ dễ được vinh danh bằng huân, huy chương, bằng các hội thảo kỷ niệm long trọng, nhưng chỉ thế thôi; ít khi người ta tính đến việc lưu giữ các kỷ vật, bút tích... Không khó để nhớ lại những chuyện buồn, khi một học giả danh tiếng nằm xuống đã hàng chục năm mà tủ sách của người quá cố vẫn chưa được kiểm kê, xác định xem còn những công trình tác phẩm nào chưa công bố, còn những bản thảo, ghi chép ra sao; sách quý trong tủ sách cũ của ông thì bị các cháu nhỏ xé ra phất diều thả chơi...
    Với việc khẳng định không còn cơ may nào tìm thấy bản thảo viết tay Giông tố, tôi cho rằng, việc khảo sát văn bản tác phẩm này, từ nay trở đi, chỉ có thể tiến hành trên các bản in. Mà bản in Giông tố đầu tiên là bản năm 1936 của Hà Nội báo. Thoạt đầu, tác phẩm được đăng 11 kỳ báo, đến số 12, tòa soạn thông báo chấm dứt đăng tải, khi đó mới đăng đến chương 10. Hai tháng sau, tác phẩm lại được Hà Nội báo lặng lẽ đăng tiếp với nhan đề Thị Mịch, tuy vẫn là các phần tiếp theo của Giông tố; cho đến hết số 39. Đầu năm 1937, Giông tố được in thành sách riêng ở NXB Văn Thanh. Thế nhưng, những bản Giông tố sau này đều dựa trên bản in năm 1951 của NXB Mai Lĩnh. Đây là văn bản không đầy đủ và không đáng tin cậy, vì có nhiều đoạn đã bị lược bỏ.
    * Việc tìm thấy văn bản gốc hoặc văn bản chính của một tác phẩm có mối quan hệ như thế nào trong việc nhìn nhận, đánh giá lại văn nghiệp của một tác giả?
    - Tìm thấy văn bản gốc hoặc văn bản chính của tác phẩm sẽ giúp chúng ta hiểu đúng hơn về tác giả. Bởi, với một tác phẩm văn học, có khi chỉ sai lạc vài ba chữ cũng đã là đáng kể. Hơn nữa, qua việc đi tìm văn bản chính của tác phẩm, tôi muốn "đánh động" giới nghiên cứu, rằng: công tác văn bản học hoàn toàn chưa được coi trọng. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, văn học chữ quốc ngữ, cho đến nay, vẫn được giới nghiên cứu tiếp cận theo hướng chỉ chú trọng làm bộc lộ ra những nội dung tư tưởng bao trùm mà không cần gắn với diện mạo ngôn từ dệt nên tác phẩm, không cần gắn với cái cụ thể của câu chữ, do vậy, mà làm lu mờ đặc điểm riêng của từng tác giả, từng phong cách, từng xu hướng nghệ thuật.
    Hiện nay, chúng ta đã làm các tổng tập, toàn tập trong khi việc đi tìm văn bản gốc vẫn chưa kết thúc?
    - Đây là hai nỗ lực không cùng chiều. Chúng ta đang làm các "tổng tập", "toàn tập" bằng tiền nhà nước "đặt hàng" một cách cẩu thả, tùy tiện. Những tác phẩm văn học chữ quốc ngữ được đưa vào các bộ "toàn tập", "tuyển tập", ?ohợp tuyển?, "tinh tuyển" hay "tổng tập" đều chưa được khảo sát về văn bản. Bởi những người nghiên cứu chỉ có thể dùng loại văn bản ngẫu nhiên, không đáng tin cậy! Trên thực tế, chỉ khi nào việc đi tìm văn bản gốc kết thúc và thống kê được toàn bộ trước tác của một tác gia thì mới có thể cho ra đời các tổng tập, toàn tập một cách khoa học. Theo tôi, trước mắt, phải nhận thức lại việc biên soạn các tổng tập, toàn tập. Từ đó, tổ chức lại việc biên soạn, bắt đầu từ tìm kiếm văn bản gốc. Ngay các tổng tập, toàn tập đã ra mắt rồi cũng phải làm lại từ công tác sưu tầm, thống kê văn bản.
    Y Nguyên
  6. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Văn bản nguyên gốc :"Giông Tố"
    [​IMG]
    Nguồn : báo Thanhnien.vn

Chia sẻ trang này