1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiện mua sắm: Căn bệnh hay tính cách?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi vohan2, 26/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Nghiện mua sắm: Căn bệnh hay tính cách?

    From VNexpress:

    Người mắc xung động mua sắm thường không thể "cầm lòng" khi vào siêu thị.
    Hầu như ngày nào V. cũng mua một túi đồ lớn, không phải vì có nhu cầu mà là do cô không thể cưỡng lại ý muốn của mình. Khi hết tiền mua sắm, tính nết V. thay đổi hẳn. Cô không thể tập trung vào công việc, hay ngồi im lặng một mình, khó ngủ, kém ăn, dễ giật mình... V. được bác sĩ tâm lý chẩn đoán là bị xung động mua sắm do rối loạn hỗn hợp lo âu - trầm cảm.

    Người mắc xung động mua sắm thường xuyên bị thôi thúc bởi cảm giác phải đi mua những món đồ không thật sự cần thiết cho bản thân hay cho người khác. Họ có thể đi mua sắm đều đều suốt năm nhưng thường nhiều hơn vào các dịp lễ, Tết.

    Khởi đầu của quá trình đi mua sắm bao giờ cũng giống nhau. Bệnh nhân vào các cửa hàng với ý định mua một hay hai món, nhưng bao giờ cũng ra về với một túi xách rõ to. Họ có thể chẳng nhớ nổi mình đã mua những thứ gì và mua để làm gì ngay khi vừa rời cửa hàng. Những vật được mua thường là y phục, nữ trang, giày dép, CD... Vì không thực sự cần nên sau khi đem về, họ thường để đấy không dùng hoặc đem cho người khác. Tỷ lệ gặp rối loạn này ở nữ cao gấp 9 lần so với nam.

    Ăn năn, nhưng không thể cưỡng lại nhu cầu mua sắm

    Hầu hết bệnh nhân đều ý thức rất rõ là họ đã và đang mua những món đồ không cần thiết, và nếu cứ tiếp tục như thế thì họ có thể sẽ phá sản hay mắc nợ. Tuy nhiên, họ vẫn không thể cưỡng lại nhu cầu này. Thông qua việc mua sắm, bệnh nhân cảm thấy tự tin, thoải mái hơn, quên đi những khó khăn trong cuộc sống và lấp đầy những tình cảm mà họ đang thiếu thốn. Việc mua sắm khiến một số người có cảm tưởng được tồn tại hoặc khẳng định được giá trị bản thân. Những cảm giác dễ chịu này chỉ tồn tại một cách tạm thời và thoáng qua, sau đó họ lại phải tiếp tục đi mua sắm.

    Sau khi đã thỏa thuê, bệnh nhân cũng có cảm giác ăn năn, hối hận vì đã tiêu xài không hợp lý. Nhưng đến hôm sau, khi đứng trước cửa hàng thì những ý nghĩ này biến mất. Nếu được góp ý về thói quen mua sắm vô lý, họ sẽ phủ nhận, tìm cách biện hộ và giấu đi các đồ vật mua được.

    Kết quả cuối cùng là đa số bệnh nhân rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu thốn; các quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trở nên xấu đi. Bệnh nhân cũng thường bị các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống...

    Bạn có bị xung động mua sắm không?

    Bạn hãy đến khám bác sĩ tâm thần để được tư vấn hoặc điều trị nếu trả lời "có" 4 lần cho các câu hỏi dưới đây:

    - Bạn có thói quen đi mua sắm lập tức mỗi khi cảm thấy sợ hãi, thất vọng hay giận dữ?

    - Thói quen mua sắm có ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn (như làm vui lên, tự tin hơn) hay gây ra những khó khăn trong cuộc sống?

    - Thói quen mua sắm có gây ra xung đột giữa bạn và người thân (vợ, chồng, người yêu, cha mẹ, con cái)?

    - Khi mua sắm, bạn có cảm thấy vừa thích thú vừa lo âu không?

    - Khi đang mua sắm, bạn có cảm thấy rằng bạn đang thực hiện một việc cực kỳ nguy hiểm, bất cẩn hay bị ngăn cấm không?

    - Khi trở về nhà sau khi mua sắm, bạn có thường cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, bối rối không?

    - Có nhiều món đồ bạn mua nhưng rất ít khi hoặc không bao giờ được đem sử dụng?

    - Bạn có hay nói dối với gia đình hay bạn bè về những gì bạn đã mua và về việc bạn đã tiêu bao nhiêu tiền không?

    - Bạn có nghĩ nhiều quá mức về vấn đề tiền bạc (hiện có bao nhiêu, nợ bao nhiêu, ước gì có bao nhiêu) nhằm mục đích mua sắm tiếp?

    - Bạn có phải mất nhiều thời gian để dàn xếp các món nợ do mua sắm gây ra không?

    Bác sĩ Lê Quốc Nam, Người Lao Động
    --------

    Tôi sẽ quay lại chủ đề này sau, nhưng tôi muốn chúng ta có thể thảo luận về những đam muốn khó bỏ, những "cơn nghiện" thường gặp trong cuộc sống... như mọi người có thể nghiện máy tính, thuốc lá... Biết là nhiều khi nó vô bổ nhưng vẫn không thể dứt ra được, nhiều khi đưa cuộc đời của mình chìm theo những mong muón vơ vẩn kia, khi đó bạn có những suy nghĩ thế nào ? Làm sao để thoát ra ?



    Tired of thinking...
  2. august_lat

    august_lat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Tui trộm nghĩ ở VN mình chưa có nhiều người mắc căn bệnh kinh khủng này , nhưng báo trước như thế quả là rất rất tốt,nhất là cho các cô.Mà hình như VN mình cũng chưa có mấy bác sỹ tâm lý để chữa những bệnh như vầy.Hỏi ngoài lề một tý,bác vohan2 đọc "Bay trên tổ chim cúc cu" chưa ạ?
  3. Hoang_Xuan_new

    Hoang_Xuan_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn vohan2 đã đăng tải bài này . Cái gọi la căn bệnh hoặc những cơn nghiện mua sắm cũng khá phổ biến ở nữ giới . Thói quen mua sắm - nên gọi là như vậy - cung co hai mat tich cuc va tieu cuc . Tieu cuc thi nhu ban da dua ra tren day : họ sẽ có cảm giác ăn năn, hối hận vì đã tiêu xài không hợp lý. hoặc rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu thốn; các quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trở nên xấu đi. Còn mạt tích cực , đay thực sự là một cách để giải toả tâm lý , để quên đi những áp lực , ức chế hay những mệt mỏi mà nữ giới phải gánh chịu trong CS thường ngày . So với nam giới PN thưòng co nhiều việc phải lo toan hơn hêt viẹc ở công sỏ lại đến việc gia đinh , chợ búa , chăm lo cho con cai vv( đói vơí những nguời đã lập gia đình )..Và chính những điều này là nguyên nhân đưa ra những ức chế những bực bội vô cớ . Mua sắm các thứ linh tinh la cách tốt nhất đẻ họ được giải toả tâm lý. Trường hợp thứ hai la những nguời PN độc thân hoặc những người thiếu thốn tình cảm họ không biết làm gì hơn ngoài việc mua sắm . Họ cảm thấy vui khi đưọc đi ngắm các món đồ hay đưoc sở hữu nó . ..
    Tôi không nghĩ đây là một căn bệnh trầm trọng , bạn cứ mua sắm nếu bạn thích hay bạn cảm thấy thoái mái chỉ cần nhớ một điều la mua trong khả năng tài chính cho phép.

    ..
    Cho biet tram nam la coi tam
    Hon nhau chi mot tam long son

Chia sẻ trang này