1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghìn lẻ một ngày.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi lyenson, 26/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI HAI
    Sau khi nghe cô con gái tể tướng Abunfata giải bày như vậy, chàng Abuncaxem nói:
    - Thưa bà, tôi hài lòng bà đã nói thật với tôi. Bà sẽ không phải hối tiếc về sự ngay thẳng ấy. Bà sẽ không phải chết đâu. Tôi sẽ chỉ cho bà nhìn thấy kho báu, và bà sẽ được đối xử lịch sự như bà mong muốn. Cho dù bà xinh đẹp đến đâu, cho dù bà đã gây cho tôi ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, giờ đây bà chẳng có gì phải lo sợ nữa, bà sẽ rất an toàn ở nhà tôi. Tôi không còn giữ những tình cảm nảy sinh trong lòng tôi lúc đầu, bởi điều ấy khiến bà không yên tâm. Bà có thể trở về gặp lại vị tình quân diễm hạnh mà chẳng có gì phải hổ thẹn. Vậy xin bà thôi, chớ nên buồn rầu khóc lóc mà chi.
    Nghe nói, nàng Banki mừng rỡ thốt lên:
    - Ôi, thưa ngài! Chẳng phải không có căn nguyên khi người ta đồn đại ngài là con người hào hiệp nhất thế gian. Em quá tâm phục cách xử sự đẹp của ngài. Em sẽ chẳng bao giờ thôi băn khoăn nếu chưa tìm được cách bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của em đối với chàng.
    Chuyện trò đến đấy, Abuncaxem đưa cô gái đến căn phòng chính hoàng đế Harun An Rasit đã nghỉ hôm trước. Chàng ở lại đấy với cô gái cho đến khi mọi gia nhân tôi tớ trong nhà đều đã ngủ im phăng phắc. Lúc bấy giờ chàng mới lấy tấm khăn ra bịt mắt nàng Banki:
    - Thưa nàng, mong nàng tha thứ cho tôi phải mạo muội hành động thế này, nhưng tôi chỉ có thể trỏ cho bà thấy kho báu với điều kiện này mà thôi.
    Tiểu thư đáp:
    - Ngài muốn xử sự thế nào xin tuỳ ý. Em tin cậy tấm lòng độ lượng của ngài, em sẵn sàng đi theo ngài tới bất kỳ đâu như ngài muốn. Giờ em chẳng có nỗi lo nào hơn là không cảm nhận hết sự hào hiệp của ngài.
    Abuncaxem cầm tay dắt nàng lần theo cái cầu thang bí mật xuống vườn, đưa nàng vào tận trong hầm ngầm, mới tháo khăn bịt mặt cho nàng. Nếu hoàng đế Harun An Rasit rất ngạc nhiên nhìn thấy bấy nhiêu vàng bạc châu báu, nàng tiểu thư còn kinh ngạc hơn. Nàng thấy bất kỳ vật gì cũng hết sức lạ lùng. Tuy nhiên, cái nàng chú ý nhất, khiến nàng không sao rời khỏi mắt, là hai vị chủ nhân đầu tiên của kho báu. Nàng đọc những câu khắc trên chiếc bàn gỗ mua dưới chân họ. Thấy bà hoàng đeo quanh cổ một chuỗi kim cương mà hạt nào cũng lớn tày trứng chim bồ câu, một lần nữa nàng lại thốt lên kinh ngạc. Thế là chàng Abuncaxem théo chuỗi hạt ra khỏi bức tượng và đeo luôn vào cổ cô gái. Chàng nói rằng như vậy phụ thân nàng sẽ tin chắc nàng quả đã nhìn thấy kho tàng. Để tể tướng chẳng còn gì có thể nghi ngờ nữa, chàng xin tiểu thư hãy lấy thêm nhiều hạt ngọc khác, nàng vâng lời nhận khá nhiều viên ngọc báu mà chàng tự tay chọn cho.
    Cô gái cứ ngắm nhìn không biết chán các kỳ vật trong căm hầm, trong khi chàng Abuncaxem sợ trời sáng mất, liền lại lấy khăn bịt mắt nàng, đưa nàng ra khỏi hầm, cùng trở về căn phòng cũ trong dinh cơ của chàng, ở đó hai người đàm đạo cho đến khi trời sáng hẳn. Lúc này, tiểu thư con gái tể tướng Apbunfata sau mấy lần cảm tạ mình chẳng bao giờ quên được thái độ xử sự đúng đắn cũng như tấm lòng vô cùng độ lượng của chàng trai, xin phép cáo từ. Nàng trở về nhà, trình với cha tất cả những điều đã xảy ra đêm hôm qua.
    Viên tể tướng, trong lòng lúc nào cũng chỉ tơ tưởng chuyện tiền bạc, rất nôn nóng chờ con gái trở về. Lão chỉ lo con gái mình không đủ nhan sắc và duyên dáng làm say mê chàng trai trẻ. Lòng lão bồn chồn như có lửa đốt. Thoạt trông thấy con gái trở về, cổ đeo chuỗi hạt kim cương, và sau khi nàng phô cho lão thấy thêm những bao nhiêu là châu báu ngọc ngà, lão mừng như điên như dại:
    - Thế nào, con gái yêu của cha, đúng là con đã nhìn thấy tận mắt kho báu chứ?
    - Đúng thưa cha, - cô đáp- Để cha có ý niệm đầy đủ hơn, con xin thưa là cho dù tất cả mọi đấng quân vương trên trái đất này cùng nhau góp chung tài sản của họ lại, cũng không sao sánh tày gia sản của Abuncaxem. Nhưng mặc cho anh ta giàu có đến vậy, con vẫn tâm phục phong thái đàng hoàng và tấm lòng hào hiệp của chàng hơn mọi thứ của cải chàng sở hữu.
    Nàng kể cho phụ thân nghe tất cả những gì đã xảy ra. Lão tể tướng chẳng chút quan tâm thái độ tự kìm chế đứng đắn của chàng trai. Lão muốn giá mà cô gái được chàng ân ái với thì tốt hơn là được nhìn thấy tận mắt mà không biết rõ kho báu chính xác cất giấu ở chốn nào.
    Trong thời gian ấy, hoàng đế Harun An Rasit đang trên đường trở về kinh thành Batđa. Vừa về tới hoàng cung, nhà vua ra lệnh trả tự do ngay cho tể tướng Giapha và nói rõ vua vẫn hết lòng tin cậy ông. Sau khi thuật lại cho tể tướng nghe tất cả những chuyện đã xảy ra trong chuyến đi của mình vừa rồi, vua hỏi ông:
    - Giapha à, bây giờ ta nên xử sự sao đây? Ông biết rồi đấy, theo đạo lý ở đời, lòng biết ơn của các đấng hoàng đế phải vượt trội lên niềm vui thú người khác mang đến cho mình. Cho dù ta có tặng chàng Abuncaxem hào hoa kia những của vật quý nhất có trong kho báu của ta, những thứ ấy vẫn chẳng là gì đối với chàng, có nghĩa vẫn không có giá trị ngang những thứ chàng đã biếu ta. Ta làm sao đây để tỏ ra mình hào hiệp hơn chàng trai ấy?
    Tể tướng đáp:
    - Muôn tâu hoàng đế, nếu Đấng thống lĩnh các tín đồ chuẩn y lời trình của tôi, thì xin đề nghị ngài ngay hôm nay viết một bức thư gửi quốc vương thành Basra, truyền cho ông ấy nhường ngôi cho chàng Abuncaxem trẻ tuổi. Chúng ta sẽ cho người khẩn cấp truyền lệnh ấy ngay tức khắc, và trong vài hôm tới đích thân tôi sẽ mang chiếu chỉ hoàng đế sang phong vương cho nhà vua mới.
    Hoàng đế chấp thuận lời khuyên:
    - Ông có lý đấy, tể tướng à. Đấy là cách ta trả món ân huệ của chàng Abuncaxem, cũng là sự trừng phạt quốc vương Basra và viên quan đầu triều của y, đã giấu giếm không chịu tâu ta rõ những khoản tiền khổng lồ mà chúng bòn rút ở chàng trai. Sẽ công bằng nếu ta trừng trị sự cưỡng bức mà hai kẻ ấy đã gây nên đối với chàng trai; những loại người như chúng nó chẳng đáng nắm quyền trị dân.
    Ngay lập tức hoàng đế hạ chiếu phế truất quốc vương Basra, rồi sai người mang đi tức khắc. Tiếp đó, nhà vua sang cung hoàng hậu Zôbêit, thuật lại cho bà nghe đầu đuôi những chuyện xảy ra suốt chuyến vi hành của mình. Vua tặng hoàng hậu tên hầu trẻ, cái cây thân bạc cùng với con công kỳ diệu. Vua còn biếu hoàng hậu luôn cô nữ tì xinh đẹp. Hoàng hậu thấy con bé này đáng yêu quá, mỉm cười nói với hoàng đế rằng bà vui sướng nhận cô gái hơn tất cả mọi tặng phẩm quý giá khác. Hoàng đế chỉ giữ lại riêng cho mình cái ly rượu ngọc. Còn lại bao nhiêu, ban thưởng hết cho tể tướng Giapha. Và như vua đã quyết, vị tể tướng chuẩn bị mọi việc để có thể lên đường ngay vài ngày sau.
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI BA
    Phái viên của hoàng đế vừa tới thành phố Basra, trình ngay chiếu chỉ cho quốc vương xem. Ông này đọc chiếu mà không nén được vẻ vô cùng đau tiếc. Ông chuyển bức chiếu cho tể tướng cùng đọc, và hỏi:
    - Này Abunfata, ông hãy xem đây, Đấng thống lĩnh các tín đồ vừa truyền cho ta một mệnh lệnh tai hại dường này. Ông hãy nghĩ xem, ta có thể không chấp hành chiếu chỉ được không?
    Viên đại thần đáp:
    - Được chứ, tâu hoàng thượng. Xin ngài chớ vội lo phiền. Chúng ta phải thủ tiêu ngay tên Abuncaxem. Tôi sẽ tìm cách, không cần giết chết anh ta, mà chỉ loan truyền cho mọi người tin là anh ta đã chết. Tôi sẽ giấu hắn kín tới mức chẳng bao giờ có ai nhìn thấy hắn. Bằng cách ấy ngài vẫn ngự trên ngai vàng, mà ngài lại sở hữu tất cả kho báu của hắn ta, bởi khi đã bắt được hắn rồi, ta sẽ dùng đủ mọi nhục hình, hắn không chịu nổi sẽ để khai cho ta rõ kho báu giấu ở nơi nào.
    - Ông muốn làm gì thì làm- nhà vua phán- nhưng rồi ta biết tâu trình sao đây với hoàng đế?
    - Xin hoàng thượng hãy tin cậy vào tôi. Đấng thống lĩnh các tín đồ rồi cũng sẽ bị mắc lừa như mọi người khác mà thôi. Xin ngài hãy để cho kẻ này thực hiện ý đồ mà tôi đang nghiền ngẫm, xin chớ lo âu gì về các việc khác.
    Thế là Abunfata, có mấy triều thần vốn không hiểu rõ mưu đồ của lão cùng đi đến tìm gặp Abuncaxem. Chàng đón tiếp họ vô cùng trọng thị vì đấy là các vị đại thần cao nhất trong triều. Chàng đãi đằng họ thật sang trọng. Chàng mời tể tướng ngồi lên ghế danh dự, hết lời ngợi ca lão, trong lòng không mảy may ngờ vực mưu đồ đen tối của lão cáo già.
    Trong khi mọi người đang cùng nhau dùng tiệc, cùng nhau uống những loại rượu tuyệt vời, thì tên Abunfata phản trắc ấy khéo léo bỏ vào ly rượu của chàng Abuncaxem mà không để những người khác trông thấy, một loại bột có độc tính làm người uống lăn ra mê man bất tỉnh. Người bị ngấm chất độc đổ vật xuống ngay, ai nhìn cơ thể người bị nạn lúc này sẽ tưởng nhìn thi hài một người đã qua đời đâu từ mấy hôm về trước.
    Quả vậy chàng trai vừa nâng ly rượu lên môi nhấp một ngụm là lảo đảo ngay tức khắc. Gia nhân vội tiến đến đỡ, nhưng chỉ trong nháy mắt chàng đã biểu hiện dấu hiệu như người đã chết hẳn rồi. Bọn gia nhân vội bế chàng đặt nằm trên trường kỷ và hoảng hốt thốt lên những tiếng kinh hoàng. Các vị thực khách cũng thảng thốt không kém. Ai nấy đều cực kỳ kinh ngạc. Còn lão Abunfata thì thật khó hình dung lão vờ vịt tài tình tới mức nào. Không chỉ bằng lòng biểu lộ một nỗi đau sâu đậm, lão còn tự cấu rách áo quần, làm cho mọi người cũng đâm lây nỗi buồn của lão. Lão ra lệnh bọn gia nhân hãy chuẩn bị một cỗ quan tài đẹp bằng ngà voi và gỗ mun. Trong khi mọi người mải lo việc ấy thì lão truyền tịch biên tất cả gia sản của chàng trai, tạm ký gửi vào kho tàng trong cung điện nhà vua.
    Trong thời gian ấy, tin đồn về việc chàng trai đột ngột qua đời lan truyền khắp thành phố. Tất cả mọi người dân, nam cũng như nữ đều để tang, rồi lũ lượt để đầu trần đi chân đất đến viếng trước dinh cơ của chàng. Từ các cụ già đến những người trai tráng, từ các bà lão đến các em thiếu nữ, ai cũng lớn tiếng thở than khóc lóc. Người này nói vậy là coi như mình vừa mất đi đứa con trai độc nhất, người thì bảo như thể vừa quá cố một người anh em thậm chí một người chồng yêu quý. Người giàu như người nghèo, ai ai cũng xúc động về cái chết của chàng trai. Những người giàu tiếc thương một người bạn vẫn thường xuyên mời họ đến đãi đằng. Những người nghèo cảm thấy từ nay không còn nữa một vị ân nhân làm phúc chẳng bao giờ biết nản. Thật là một sự đau buồn chung cho toàn thành phố.
    Tiến hành xong lễ khâm liệm trọng thể chàng Abuncaxem đáng thương, nhân dân thành phố Basra theo lệnh của chính tể tướng Abunfata, đưa quan tài chàng ra ngoài thành phố đến một nghĩa trang lớn, ở đó có một phần mộ chung cực kỳ sang trọng và rộng rãi trong đấy quàn thi hài thân sinh lão tể tướng cùng một số người khác trong gia đình lão.
    Đến tối, mọi người ra về hết, chỉ còn lại tể tướng cùng với hai tên nô lệ của lão. Chúng khoá trái cổng ngăn lối dẫn xuống phần mộ. Rồi chúng đốt đèn lên, cho nước vào một cái chậu bằng bạc đun nóng. Sau khi đưa chàng trai ra khỏi quan tài, chúng dùng nước nóng rửa ráy cho chàng. Chàng trai dần dần tỉnh lại. Mở mắt nhìn, chàng nhận ra Abunfata:
    - Ôi, chúng ta đang ở chốn nào vậy, hỡi ngài? Tại sao tôi lâm vào thảm cảnh này?
    Tể tướng đáp:
    - Tên khốn kiếp kia, hãy biết rằng chính ta gây nên cho mày nỗi bất hạnh này. Ta sai đưa mày đến đây để mày rõ quyền lực của ta. Ta sẽ dùng đủ mọi nhục hình để mày khai ra cho ta rõ mày giấu kho báu ở đâu. Ta sẽ phân thây rứt xác mày ra. Mỗi ngày ta sẽ ch mày nếm nhiều trận đòn mới, cho mày không sao chịu đựng nổi. Ta sẽ chẳng ngừng tay hành hạ mày kỳ cho đến lúc mày chịu cung khai và chuyển cho ta bao nhiêu là của cải từng cho phép mày sống xa hoa lộng lẫy hơn các nhà vua.
    - Ông muốn làm gì cứ làm- Abuncaxem nói- tôi sẽ chẳng bao giờ hé răng nói lộ kho báu ở nơi nào.
    Chàng trai chưa dứt lời, tên Abunfata đốn mạt đã sai hai tên nô lệ giữ chặt lấy chàng, rồi lão rút từ dưới tấm áo chùng ra một sợi roi da tết bằng da sư tử có gai sắc và bắt đầu đánh chàng, đánh vừa dữ vừa lâu đến nỗi chàng đau đớn ngất xỉu.
    Thấy chàng trai trong tình cảnh ấy, lão tể tướng lệnh cho hai tên nô lệ đặt chàng trở lại quan tài, để nguyên như cũ trong gian phần mộ, rồi khoá chặt cửa ra về.
    Sáng hôm sau lão vào triều tâu trình nhà vua những việc đã làm:
    - Tâu hoàng thượng- lão nói- hôm qua tôi nhận thấy tên Abuncaxem khá cứng đầu, nó vẫn còn ngang bướng, nhưng tôi tin rồi nó không chịu đựng nổi những trận đòn mới tôi dành cho nó đâu.
    Nhà vua vốn cũng là người dã man không kém, nói:
    - Tể tướng à, ta lấy làm hài lòng về ông. Ta hy vọng rồi đây tên ấy sẽ khai cho chúng ta rõ kho báu ở đâu. Tuy nhiên lúc này ta cần cho sứ giả của hoàng đế trở về, không thể chậm trễ hơn nữa. Ông bảo ta nên viết những gì trình Đấng thống lĩnh các tín đồ?
    - Xin ngài hãy tâu với hoàng đế, vừa nghe tin sắp được phong vương, tên Abuncaxem vui mừng quá đỗi, vội mở hội vui chơi trác táng sa đà với bạn bè, rồi vì quá chén hắn ta đã lìa đời.
    Nhà vua cho tể tướng nói phải, vội viết thư trả lời, giao sứ giả mang về trình hoàng đế.
    Lão tể tướng độc ác chắc nẫm nội trong ngày hôm nay chàng Abuncaxem thế nào cũng phải mở miệng khai ra cho lão biết chỗ giấu kho tàng, vội vã lên đường ra ngoài thành phố, quyết tâm tra khảo chàng ác hung tợn hơn nữa. Đến phần mộ, lão rất ngạc nhiên thấy cổng gian mộ mở toang hoang. Lão xộc vội vào, chẳng nhìn thấy chiếc quan tài đựng chàng trai đâu, lão bối rối tưởng chừng đến mất trí. Lão hấp tấp trở lại hoàng cung, tâu vua rõ. Kinh hoàng, tên vua nói:
    - Này, ông tể tướng ơi, rồi thân phận chúng ta sẽ ra sao? Anh chàng ấy trốn thoát, chắc chúng ta mất mạng. Thế nào nó chẳng lên đường về kinh đô Batđa, tìm cách tâu trình hoàng đế.
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI BỐN
    Về phần mình, lão tể tướng cũng thất vọng và lo âu không kém. Tuy nhiên lão vẫn nói cứng với nhà vua:
    - Giá mà trời bắt tội tên ấy chết đi, vua tôi ta đã không đến nỗi phải lo âu thế này! Dù sao xin chớ vội tuyệt vọng. Nếu nó chạy trốn, mà có thể tin mười mươi như vậy, chắc nó cũng chưa thể đi đâu xa. Cần huy động tất cả lính tráng trong đội vệ binh của triều đình, cho lùng xục khắp vùng phụ cận thành phố, tôi tin rằng chúng ta sẽ lại tóm được nó thôi.
    Nhà vua ra lệnh thực hiện ngay lập tức cuộc lùng xét vô cùng quan trọng cho số phận y. Mọi quân sĩ được tập trung lại, chia làm hai mũi, một mũi giao tể tướng chỉ huy, một đội đích thân vua cầm quân, thế là quân sĩ được rải ra lùng xục khắp nơi mọi chốn trong vùng nông thôn.
    Trong khi hai đội binh sĩ này đang lục lọi khắp làng mạc rừng rậm núi cao, thì tể tướng Giapha đã từ kinh đô Batđa khởi hành đi Basra. Trên đường ông gặp sứ giả của hoàng đế trở về. Sứ giả nói:
    - Trình ngài, nếu việc của Abuncaxem là nguyên nhân chính khiến ngài phải cất công thực hiện chuyến công du này, thì xin ngài chớ nên mệt sức đến tận Basra làm chi. Chàng trai đã qua đời. Tang lễ chàng vừa diễn ra mấy hôm trước. Chính tôi tận mắt chứng kiến cảnh tượng buồn đau ấy.
    Tể tướng Giapha vốn rất náo nức được tự mình gặp vị tân vương và giao chiếu chỉ cho ông, nghe vậy buồn rầu vô hạn. Ông tuôn rơi nước mắt, rồi nghĩ sự tình đã thế thì chẳng cần mất công đi tiếp nữa, liền quay ngựa trở về kinh đô.
    Vừa đến nơi, tể tướng vội vã cùng sứ giả vào luôn hoàng cung. Nhìn thấy vẻ mặt sầu não của hai người, hoàng đế nghĩ chắc sắp được tâu trình tin không vui đây:
    - Ồ, tể tướng Giapha, sao ông trở về nhanh vậy? Ông có gì tâu với ta đấy?
    Muôn tâu Đấng thống lĩnh các tín đồ,- tể tướng đáp- chắc hẳn ngài chẳng chút chờ đợi tin buồn tôi sắp trình đây. Chàng Abuncaxem không còn nữa. Chàng đã qua đời sau khi hoàng thượng rời khỏi thành Basra.
    Hoàng đế Harun An Rasit vừa nghe đến đấy, đã bổ nhào khỏi ngai vàng. Vua ngã vật ra đất, ngất xỉu. Mọi người vội xúm vào cấp cứu. Tỉnh dậy, nhìn thấy viên sứ giả, nhà vua sai đưa ông xem bức thư của quốc vương Basra. Cầm bức thư, vua đọc rất chăm chú. Sau đó nhà vua lui về thư phòng riêng cùng với tể tướng Giapha. Vua trao bức thư phúc đáp của quốc vương Basra cho ông này cùng xem. Sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần, hoàng đế phán:
    - Ta thấy chuyện này chẳng bình thường chút nào. Vua Basra và viên tể tướng của y thật đáng nghi. Đáng nhẽ thi hành lệnh của ta, chúng nó đã tìm cách hãm hại Abuncaxem.
    Đến lượt tể tướng Giapha nói:
    - Muôn tâu hoàng đế, bản thân tôi cũng nghi ngờ giống như ngài. Tôi nghĩ ta nên ra lệnh bắt giữ cả hai tên.
    Hoàng đế nói:
    - Do vậy, ta quyết định đây: ngay lập tức ông lấy mười nghìn người ngựa trong đội vệ binh của ta thẳng Basra. Hãy bắt giữ ngay hai tên thủ phạm và dẫn về đây cho ta. Ta muốn trả thù cho con người hào hiệp nhất thế gian.
    Vâng lời, tể tướng Giapha chọn luôn mười nghìn kỵ sĩ rồi hối hả lên đường.
    Giờ chúng ta hãy quay trở lại với chàng Abuncaxem của chúng ta. Người thuật chuyện xin được nói rõ tại sao khi quay trở lại nghĩa trang, viên tể tướng Abunfata không nhìn thấy chàng, mà chính lão đã nhốt và khoá trái lại trong ấy. Hoá ra chàng trai trẻ của chúng ta, sau khi ngất xỉu hồi lâu, bắt đầu hồi tỉnh khi cảm thấy có những cánh tay mạnh mẽ nâng mình ra khỏi quan tài, đặt nằm xuống đất. Chàng vẫn tưởng đấy là lão tể tướng cùng hai tên nô lệ trở lại hành hạ mình. Chàng nói:
    - Này những tên đao phủ kia, nếu chúng mày còn có chút nào lòng thương xót thì hãy giết chết ta ngay đi; chớ có tra khảo thêm nữa, vô ích mà thôi. Ta thề cho dù có dùng nhục hình đến đâu, chúng mày cũng chẳng cạy được miệng ta.
    Một người nào đó đáp:
    - Xin chớ lo sợ nữa, hỡi chàng trai, chẳng phải chúng tôi đến tra khảo chàng đâu, mà chính để cứu giúp chàng.
    Nghe vậy, Abuncaxem mở mắt, nhìn những người đến giải thoát mình, và nhận ra trong số ấy có cả cô tiểu thư mà chàng đã trỏ cho xem kho báu. Chàng thốt lên:
    - Ôi, thưa bà, chính nhờ có bà mà kẻ này được cứu sống chăng?
    - Đúng vậy thưa ngài,- nàng Banki đáp- chính em đây, chính em cùng với hoàng thân Aly tình quân của em, người ngài nhìn thấy kia. Biết rõ tấm lòng hào hiệp của ngài, chàng muốn chia sẻ cùng em niềm vui được giải thoát ngài khỏi cái chết.
    - Quả đúng như vậy,- hoàng thân Aly tiếp lời- tôi thà nghìn lần xông pha hiểm nguy, còn hơn chịu để cho một con người đại lượng như ngài lâm nạn.
    Chàng trai con thương nhân Apđêlazit hoàn toàn hồi sức sau khi được những người đến cứu cho uống một loại thần dược nào đó, vội vàng bày tỏ với tiểu thư Banki và hoàng thân Aly những lời cảm ơn sâu đậm nhất. Chàng hỏi làm sao họ biết chàng còn sống. Nàng Banki đáp:
    - Thưa ngài, thì em là con gái tể tướng Abunfata mà. Em làm sao mắc lởm những lời đồn đại về cái chết của ngài. Em ngờ chính cha em đã gây nên những chuyện ấy. Em đã gạn hỏi một tên nô lệ, y thú nhận với em tất cả mọi sự. Tên ấy là một trong hai đứa đã ở lại trong phần mộ hôm ấy với cha em. Nó lại là người được giao giữ chìa khoá, thành ra nó sẵn sàng trao ngay chìa khóa mộ cho em. Em vội báo tin cho hoàng thân Aly biết. Chàng đến ngay lập tức cùng với mấy gia nhân tin cẩn nhất. Chúng em cấp tốc chạy đến đây, ơn trời không đến nỗi quá muộn.
    - Ôi, lạy Thượng đế!- Abuncaxem thốt lên- làm sao một tên khốn kiếp dường ấy lại sinh hạ được một người con gái nhân hậu dường này!
    Hoàng thân Aly nói:
    - Ngài ơi, chúng ta chớ để mất thời gian. Tôi tin chắc sáng mai, khi tể tướng đến đây và không trông thấy ngài trong phần mộ, ông sẽ cho lùng xục tìm kiếm khắp mọi nơi. Vậy tôi sẽ đưa ngài về nhà tôi, ở đó ngài sẽ bình yên vô sự. Chẳng ai nghi tôi là người có thể giúp cho ngài nơi ẩn náu.
    Thế là hoàng thân đưa một cái áo nô lệ cho Abuncaxem mặc. Sau đó mọi người cùng ra về, cứ để phần mộ mở toang như vậy. Nàng Banki trở về nhà trao trả chiếc chìa khoá cho người nô lệ, trong khi hoàng thân lui về nhà mình cùng với Abuncaxem. Hoàng thân giấu chàng một nơi kín đáo, khiến các kẻ thù của chàng chẳng sao hay biết.
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI LĂM
    Abuncaxem sống trong nhà hoàng thân Aly. Chàng được đối xử rất tử tế, cho đến khi nhà vua và viên tể tướng của y thất vọng không sao tìm thấy chàng nữa, cho rút quân ra về. Lúc này hoàng thân Aly cấp cho chàng một con ngựa tốt, lại cho chàng một số lớn đồng xơcanh vàng cùng nhiều viên ngọc quý, và bảo:
    - Bây giờ ngài có thể trốn đi. Chẳng có ai ngăn cản ngài trên đường nữa. Kẻ thù của ngài chẳng rõ ngài đã biến mất đâu. Giờ ngài muốn đi đến chốn nào, xin tuỳ ý.
    Chàng Abuncaxem cảm tạ hoàng thân về những nghĩa cử của ông, khẳng định với hoàng thân suốt đời chẳng bao giờ chàng quên ơn này. Hoàng thân ôm hôn chàng, còn đứng nhìn chàng trai ra đi và thầm cầu mong Thượng đế dắt dẫn cho chàng. Abuncaxem lên đường đến Batđa, và may mắn sau mấy ngày đường chàng tới được kinh thành.
    Việc đầu tiên của chàng khi đến kinh đô là tìm tới nơi các nhà buôn vẫn thường tụ họp với nhau. Chàng hy vọng có thể gặp lại ở đây vị thương nhân mà chàng từng đãi đằng những ngày nào ở Basra để thuật lại bao nhiêu điều bất hạnh xảy đến cho mình sau lần gặp ấy, coi đấy sẽ là niềm an ủi duy nhất. Chàng hết sức buồn phiền chẳng sao tìm được. Chàng đi khắp nơi trong thành phố, gặp ai cũng có nhìn xem có nét gì hao hao giống vị thương nhân hôm nào chăng. Khi đã quá mệt, chàng dừng chân ngồi nghỉ trước cung của hoàng đế. Tên hầu trẻ tuổi mà chàng đã biếu nhà vua, hôm ấy tình cờ đến bên cửa sổ, nhìn xuống đường trông thấy và nhận ra chàng. Nó vội chạy tìm gặp hoàng đế Harun An Rasit và nói:
    - Muôn tâu, tôi vừa nhìn thấy ông chủ cũ của tôi hồi ở Basra.
    Thoạt tiên hoàng đế không tin:
    - Chắc mày nhầm đấy. Abuncaxem không còn nữa. Hẳn mày trông thấy ai đó mà mày ngỡ là chủ cũ của mày.
    - Không phải thế đâu, tâu Đấng thống lĩnh các tín đồ. Tôi xin quả quyết là chính ông chủ, tôi đã nhận ra ông.
    Mặc dù không tin, hoàng đế cũng muốn làm rõ. Vua sai một võ quan theo tên hầu trẻ xuống đường ngay, xem thử con người ấy có đúng là chàng con trai của thương nhân Apđêlazit ngày trước hay không. Họ trông thấy chàng vẫn ngồi yên ở chỗ ấy, bởi chính chàng cũng vừa nhìn thấy tên hầu trẻ, chàng chờ may ra nó còn quay trở lại bên cửa sổ lần nữa.
    Biết chắc đây là ông chủ Abuncaxem rồi, tên hầu trẻ vội quỳ mọp dưới chân chàng. Abuncaxem đỡ nó dậy, hỏi bây giờ nó được vinh dự hầu hạ hoàng đế hay sao. Tên hầu đáp:
    - Vâng, đúng vậy. Bởi người mà hôm nào ngài tiếp đãi ở Basra chính là Đấng thống lĩnh các tín đồ. Chính ngài mang cháu ra làm tặng vật biếu hoàng đế ấy mà. Xin mời ngài hãy đi theo cháu, chắc hoàng đế sẽ vui lòng gặp lại ngài.
    Nghe vậy, chàng trai cực kỳ kinh ngạc. Chàng khấp khởi đi theo viên võ quan và tên hầu, chẳng mấy chốc đến tận phòng hoàng đế Harun. Lúc này vua đang ngự trên ngai. Người có vẻ vô cùng xúc động trông thấy Abuncaxem. Hoàng đế vội vàng bước xuống khỏi ngai vàng, tiến lên mấy bước đón chàng trai, rồi hết sức vui mừng ôm chặt lấy chàng hồi lâu. Sau khi đã qua cơn xúc động, hoàng đế ngỏ lời nói với chàng:
    - Này, hỡi chàng trai trẻ, hãy mở to mắt ra mà nhìn người đồng thực khách diễm hạnh của anh hôm nào. Ta chính là vị thương nhân đã may mắn được anh đãi đằng nồng hậu. Anh đã biếu ta nhiều tặng vật quý hiếm hơn cả tặng phẩm của các nhà vua.
    Nghe nói, Abuncaxem bối rối không thể nào tả xiết. Lúc mới bước vào, chàng không dám nhìn thẳng vào hoàng đế, bây giờ chàng ngước mắt ngó cho kỹ, và nhận ra ngay người thực khách. Chàng kêu lên:
    - Ôi, đấng chúa tể của tôi, vị đế vương của toàn thế giới! Có thật chính ngày đã từng hạ cố đến tận nhà kẻ nô lệ của ngài?
    Vừa nói, chàng vừa phủ phục dưới chân hoàng đế, mặt úp sát đất. Hoàng đế đỡ chàng đứng lên, cho phép ngồi xuống một chiếc trường kỷ, bên cạnh mình. Rồi hoàng đế hỏi:
    - Có thể nào anh vẫn còn sống trên đời này?
    Vậy là Abuncaxem bắt đầu thuật lại hầu hoàng đế đầu đuôi câu chuyện, kể ra mọi tội ác của lão Abunfata, cũng như bằng cách nào chàng may mắn thoát khỏi bàn tay độc ác của lão già. Hoàng đế lắng nghe rất chăm chú, rồi bảo chàng:
    - Chính ta là nguyên nhân dẫn đến mọi nỗi bất hạnh của anh. Trở về Bátđa, ta muốn đền đáp cho anh món ân huệ. Ta đã phái sứ giả đến Basra, truyền cho nhà vua bên ấy hãy trao lại ngôi báu cho anh. Đã không chịu thi hành chiếu chỉ của ta, chúng nó còn đang tâm tìm cách hãm hại anh. Anh nên biết rằng, sau khi bị đánh thuốc mê, chẳng bao lâu nữa lão Abunfata sẽ giết anh. Sở dĩ lão còn để cho anh sống, chính vì lão hy vọng có thể dùng nhục hình ép anh khai ra nơi cất giấu kho báu vật. Nhưng rồi đây anh sẽ được báo thù. Ta đã sai tể tướng Giapha mang một đạo quân lớn tới Barsa, đã lệnh cho ông bắt giữ ngay những kẻ đã hành hạ anh và áp giải chúng về đây. Trong thời gian này, anh hãy ở ngay trong cung của ta. Anh sẽ được mọi người trong hoàng cung phục dịch như chúng hầu hạ chính ta vậy.
    Nói xong vua đứng lên, cầm tay dẫn chàng trai xuống một khu vườn ở đó có những loài hoa cực hiếm. Xen giữa hoa tươi có nhiều cái bể xây bằng cẩm thạch, hoàng thạch, vân thạch. Trong bể các đàn cá tung tăng bơi lội. Chính giữa vườn là một khu nhà trống, chung quanh dựng mười hai cây cột rất cao bằng cẩm thạch đen tuyền, trên cùng là một mái vòm bằng gỗ trầm hương và gỗ lô hội. Nối liền các cột có hai lớp lưới đan bằng những sợi vàng ròng, tạo thành một cái ***g chim khổng lô trong đó vô vàn các loại sơn ca, hoàng anh, bạch yến? cùng muôn loài chim chóc khác lông cánh sặc sỡ đủ màu thi nhau bay lượn và cất tiếng hát líu lo.
    Hóa ra nhà tắm của hoàng đế Harun An Rasit xây ngay dưới mái vòm này. Hai người cùng xuống tắm. Sau đó các kẻ hầu mang đến những chiếc khăn tắm bằng vải mịn nhất, chưa dùng lần nào. Họ mặc cho Anbuncaxem trang phục sang trọng nhất. Tiếp đó, hoàng đế đưa chàng trai tới một căn phòng, cho phép chàng cùng ngồi dùng bữa với mình. Các nô tì mang đến dâng nước ép thịt cừu cùng các loại sản phẩm làm từ sữa. Rồi nào các quả lựu trồng ở xứ Amlat và xứ Ziri, tạo đặc sản vùng Êhan, nho nguyên chủng ở Mêlat và Xêvi, lê thành phố Ispahan. Sau khi dùng nước thịt ép và các loại trái cây, họ được dâng một loại rượu nho tuyệt diệu. Sau bữa, hoàng đế đích thân dẫn chàng trai đến chào hoàng hậu Zôbêit.
    Hoàng hậu bấy giờ đang ngữ trên chiếc ngai vàng trong cung riêng dành cho bà, hai bên tả hữu các nô tì xinh đẹp xếp hành ngay ngắn. Những người này đệm trống cơm, những người kia thổi sáo trúc, những người khác nữa chơi đàn dây. Tuy nhiên lúc này họ chưa tấu nhạc. Tất cả đang đứng im lắng nghe một cô gái xinh đẹp nhất trong số nô tì có mặt ở đấy hát một bài ca, mà đại ý là: Trong đời chỉ nên yêu một lần, song đã yêu thì yêu đến trọn đời. Trong khi cô ấy hát, người nữ tì mà Abuncaxem từng dâng tặng hoàng đế hôm gặp nhau ở Basra đệm nhạc bằng cây đàn tì bà làm bằng gỗ lô hội, ngà voi, trầm hương và gỗ mun đen tuyền.
    Nhác thấy hoàng đế cùng chàng con trai vị thương nhân Apđêlazit bước vào, hoàng hậu vội xuống ngai nghênh đón. Nhà vua nói:
    - Thưa bà, xin được giới thiệu với hoàng hậu ông chủ trẻ từng tiếp đón ta hôm nọ ở thành phố Basra.
    Chàng trai vội phủ phục dưới chân hoàng hậu, mặt úp sát đất. Trong khi chàng đang quỳ mọp như vậy thi có sự rối loại trong đám thị tì. Hóa ra cô gái vừa hát dở bài ca lúc nãy, chợt nhìn thấy Abubcaxem, liền ngả xuống đất bất tỉnh nhân sự.
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI SÁU
    Hoàng đế và hoàng hậu cùng quay lại nhìn cô gái. Chàng Abuncaxem sau khi đứng lên cũng quay sang nhìn. Vừa trông thấy nàng, chàng trai cũng ngất xỉu luôn chàng. Mắt nhắm nghiền, mặt chàng tái xanh tái xám, tưởng như sắp chết tới nơi. Hoàng đế vội vã đỡ chàng trai, ôm chặt vào người, nhờ vậy chàng dần dần hồi tỉnh.
    Khi tỉnh trí được rồi, chàng thưa với hoàng đế:
    - Muôn tâu Đấng thống lĩnh các tín đồ, ngài đã biết rõ chuyện từng xảy ra với tôi hồi ở thành phố Cairo. Người nữ tì ngày ngài đang nhìn thấy kia chính là cung nhân đã bị ném xuống dòng sông Nin năm nào, đấy chính là nàng Đacđanê.
    - Có thể nào như vậy chăng? ?" Hoàng đế thốt lên ?" muôn vàn lần tạ ơn trời đất đã xui khiến nên cuộc hạnh ngộ kỳ diệu này.
    Trong thời gian ấy, cô nữ tì được các bạn cứu giúp cũng dần hồi tỉnh. Nàng định phủ phục dưới chân hoàng đế. Nhà vua vừa kịp ngăn lại, và hỏi bởi phép thần nào nàng còn sống sau khi đã bị ném xuống giữa dòng sông Nin. Nàng đáp:
    - Muôn tâu Đấng thống lĩnh các tín đồ, may mắn sao hôm ấy em rơi vào chiếc lưới của người ngư phủ, đúng lú người ấy đang kéo lưới lên. Ông ta rất ngạc nhiên sao minh đánh được vật lạ thế này. Nhận thấy em còn thoi thóp, ông vội đưa em về nhà cứu chữa. Em thuật lại cho ông nghe đầu đuôi câu chuyện. Ông tỏ ra kinh hãi lắm, sợ hoàng đế nước Ai Cập nhỡ ra biết rõ ông đã cứu sống em. Lo sợ nếu cưu mang em thì có thể mất mạng sống của chính mình, ông vội vàng bán em cho một nhà buôn nô lệ sắp lên đường tới thành phố Batđa. Nhà buôn ấy mang em đến kinh đô, ít lâu sau dâng trình hoàng hậu Zôbêit, và vinh hạnh em được hoàng hậu nhận mua.
    Trong khi cô gái thuật chuyện, hoàng đế chăm chú quan sát cô. Vua thấy cô ta quả có sắc đẹp tuyệt vời. Chờ nàng kể xong, hoàng đế nói với Abuncaxem:
    - Chàng trai à, giờ ta không còn lấy làm ngạc nhiên nữa, tại sao anh cứ một lòng thương nhớ không nguôi người đẹp này. Ta cảm tạ trời đất đã dun dủi cho cô ấy đến đây, giúp ta có cơ hội trả cái ơn ta chịu ở anh. Từ giờ phút này, Đacđanê không còn là nô lệ nữa, cô ấy đã trở thành người tự do. Thưa hoàng hậu, - hoàng đế quay sang nói với bà Zôbêit ?" ta tin bà không phản đối việc ta trả lại tự do cho cô ấy.
    - Không những em không phản đối, tâu hoàng đế, - bà nói ?" em còn rất vui mững được đồng tình với ngài. Em chúc cho đôi tình nhân này được hưởng chọn mọi lạc thú một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc, sau khi bị chia lìa mỗi người một phương bấy nhiều điều bất hạnh.
    - Chưa phải chỉ có thế mà thôi,- hoàng đế nói tiếp- ta muốn rằng hôn lễ sẽ được cử hành ngay tại cung điện của ta, và cho phép nhân dân kinh thành Batđa mở hội vui chơi trong ba ngày liền. Bởi ta chẳng biết cách nào đối xử trọng hậu hơn với ông chủ từng hào hiệp đón tiếp ta.
    Abuncaxem một lần nữa lại phủ phục dưới chân hoàng đế:
    - Ôi, muôn tâu Đấng thống lĩnh các tín đồ, ngài không chỉ là bậc đế vương cao cả hơn mọi vị vua chúa trên đời, ngài còn là con người hào hiệp nhất trên thế gian. Xin cho phép tôi được trình với ngài nơi cất giấu kho báu, tất cả vàng bạc châu báu trong kho từ nay không thuộc sở hữu của tôi nữa, tôi xin được hiến dâng hoàng đế.
    - Không đâu,- hoàng đế đáp- anh hãy yên tâm hưởng thụ mọi tài sản anh có, thậm chí ta còn khước từ quyền tối cao của ta trong vụ nay, ta chúc hai người có cuộc sống thật dài lâu để tiêu pha cho hết của cải trong kho tàng.
    Hoàng hậu Zôbêit truyền cho chàng con trai thương nhân Apđêlazit và nàng Đacđanê tường thuật đầy đủ mọi câu chuyện từng xảy ra với hai người. Bà sai sử thần chép lại bằng chữ vàng lưu giữ trong văn khố. Tiếp đó, hoàng đế ra lệnh tiến hành hôn lễ cho hai người. Đám cưới cử hành rất huy hoàng. Nhân dân kinh thành còn đang hội hè vui chơi mừng đôi nam nữ, thì chợt thấy tể tướng Giâph rầm rộ kéo quân trở về, áp giải theo viên quan độc ác Abunfata bị trói gô. Còn quốc vương từng trị vì thành phố Basra, vì quá lo âu không lùng bắt được Abuncaxem, đã khiếp đảm mà bỏ mạng trước rồi.
    Sau khi tể tướng Giâph tâu trình xong mọi chuyện với hoàng đế, người ta cho dựng lên một đoạn đầu đài và dẫn tên Abunfata độc ác đến đấy. Dân chúng trong kinh thành, biết rõ mọi tội ác của lão, tuyệt nhiên không ai thương hại mà ai ai cũng nóng lòng chứng kiến cuộc hành hình. Đao phủ đã bước tới, mã tấu lăm lăm cầm tay, sắp sửa thi hành mệnh lệnh, thì chàng Abuncaxem vội vã phủ phục dưới chân hoàng đế Harun van xin:
    - Muôn tau Đấng thống lĩnh các tín đồ, cúi xin ngài hãy chấp nhận lời cầu khẩn của tôi cho Abunfata khỏi bị gia hình. Xin ngài hãy cho y được sống, cho y được tận mắt nhìn thấy hạnh phúc của chúng tôi, được tận mắt nhìn thấy mọi ân huệ ngài ban cho tôi, như vậy há chẳng phải là sự trừng phạt nặng nề nhất cho y rồi sao
    Hoàng đế thốt lên:
    - Ơi anh chàng Abuncaxem quá đỗi rộng lượng, anh thật xứng đáng làm vua. Hạnh phúc thay cho nhân dân thành phố Basra được anh trị vì!
    - Muôn tâu, tôi còn muốn được cầu xin hoàng thượng ban cho một ân sủng nữa. Xin ngài hãy ban cho hoàng thân Aly chiếc ngai vàng ngài đã hạ cố dành cho tôi. Để hoàng thân có cơ hội cùng với nàng tiểu thư đã hào hiệp cứu mạng sống của tôi khỏi sự hung ác của cha nàng. Đôi uyên ương ấy quả xứng đáng với ân huệ của ngài. Về phần tôi, được Đấng thống lĩnh các tín đồ quý mến và che chở, như vậy là tôi đã quá hạnh phúc rồi, như vậy còn quý hơn cao sang hơn tất cả mọi quân vương khác trên đời.
    Hoàng đế chấp thuận. Để thưởng công hoàng thân Aly về những việc chàng đã làm cho con trai thân thương Apđêlazit, hoàng đế sai mang chiếu chỉ sang phong cho hoàng thân làm vua thành Basra. Tuy nhiên nhận thấy Abunfata phạm nhiều tội ác quá nặng nề không thể vừa tha cho tội chết vừa cho y được tự do, hoàng đế sai giam lão trọn đời trong ngục tối. Khi nhân dân thành phố Batđa hay tin đích thân người bị hại đã đứng ra xin hoàng đế ân xá cho kẻ làm hại mình, mọi người hết lời khen ngợi Abuncaxem.
    Chẳng bao lâu sau, chàng lên đường trở về Basra cùng với nàng Đađanê yêu quý của mình, có sự hộ tống của một đội quân trong đạo vệ binh của hoàng đế cùng nhiều võ quan.
    Kể đến đấy, bà nhũ mẫu Xutlumêmê ngừng câu chuyện về chàng Abuncaxem người thành phố Basri. Tất cả người hầu của công chúa nước Casơmia đều dồn dập vỗ tay hoan hô. Những người này ca ngợi vẻ hào hoa và lòng hào hiệp của chàng trai người Basri; những người khác quả quyết hoàng đế Harun An Rasit đại lượng chẳng thua kém chàng. Những người khác nữa, quan tâm nhiều hơn đến tình yêu chung thủy, lại cho rằng quý hơn hết thảy trên đời, là chàng Abuncaxem tỏ ra một tình nhân thật sự chung tình. Đến lúc này công chúa Farucna mới ngỏ lời nói lên quan điểm của mình như sau:
    - Tôi không đồng ý với ý kiến của các người. Cho dù nàng Danki đã không làm cho Abuncaxem lãng quên được nàng Dacđanê, tôi vẫn muốn rằng một chàng trai đang yêu, nhỡ khi người yêu mình chẳng may qua đời, sẽ chẳng bao giờ còn cảm thấy rung động trước một tình yêu khác mới chớm nở. Nhưng trên đời này, bói đâu ra người đàn ông kiên trì và chung thủy đến vậy.
    - Xin công chúa thứ lỗi ?" bà Xutlumêmê lên tiếng- vẫn có những đấng nam nhi mà vẫn sự chung tình trải qua muôn vàn thử thách. Công chúa sẽ tin chắc điều đó, nếu như nàng vui lòng nghe tôi kể câu chuyện giữa quốc vương Ravansat với công chúa Sêhêristani.
    - Ừ thì nghe,- công chúa Farucna đáp- ta cho phép bà kể đấy. Được lời, bà nhũ mẫu bắt đầu kể chuyện mới sau đây.
    CHUYỆN QUỐC VƯƠNG RUVANSAT VÀ CÔNG CHÚA SÊHÊRISTANI
    Ngày xưa, ở nước Trung Hoa có một nhà vua tên là Ravansat. Một hôm trong khi đi săn, vua chợt bắt gặp một con hươu cái lông trắng điểm những đốm xanh và đên, chân đeo những chiếc khuyên vàng, trên lưng phủ một tấm satanh vàng có thêu hoa văn bằng ngân tuyến rất tinh vi.
    Thấy một con mồi đẹp đến vậy, nhà vua hết sức mong bắt được nó, vội thúc ngựa đuổi theo. Con hươu trắng tinh khôn bỏ chạy nhanh chóng và nhẹ nhàng đến mức chẳng bao lâu khuất bóng thậm chí không nhìn thấy cả làn bụi đất chân nó làm tung lên khi chạy trốn. Nhà vua buồn rầu thấy bỏ lỡ mất cơ may bắt sống con thú, đang bực mình thì đột nhiên thấy con hươu cái lại xuất hiện. Nó nằm trên bãi cỏ non cạnh một đầm nước, như thể đang nghỉ ngơi cho lại sức sau một hồi bị săn đuổi. Nhà vua thúc ngựa tiến đến gần, nhưng lần này cũng lại không may. Thoáng thấy có người tới, con hươu nhẹ nhàng đứng lên, rồi chỉ cần hai bước nhảy, nó kịp lao luôn xuống đầm, chẳng làm sao nhìn thấy tăm hơi đâu nữa.
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI BẢY
    Vua nước Trung Hoa vội vàng xuống ngựa. Chàng không ngừng chạy tới chạy lui quanh quẩn bên bờ đầm, lùng xục mọi ngóc ngách, rung cây đẩy lá làm xao động mạnh nước trong đầm, cố tìm cho ra con mồi, song tuyệt nhiên chẳng thấy dấu vết. Nhà vua khá ngạc nhiên về chuyện vừa xảy ra. Viên tể tướng cũng như cả đoàn tùy tùng đều cho là chuyện lạ. Suy đi nghĩ lại, vua tin chắc con hươu cái này chẳng phải là một con vật bình thường như mọi con thú vẫn sống trong rừng. Đây hẳn là một nữ thủy thần thỉnh thoảng hiện lên dưới dạng ấy để trêu tức những người đi săn. Các triều thần đều nhất trí với suy đoán của quốc vương.
    Trong thời gian ấy, đôi mắt của vua Ruvansat cứ chăm chăm không rời mặt đầm, và chẳng hiểu do đâu nhà vua chốc chốc lại thở dài. Vua nói với tể tướng:
    - Nhất định ta nghỉ qua đêm hôm nay ở chốn này. Ta hiếu kỳ muốn quan sát nữ thuỷ thần ấy. Ta có linh cảm thế nào cũng nhìn thấy nàng xuất hiện trở lại và trồi lên khỏi mặt nước.
    Quyết định như vậy rồi, vua cho tất cả mọi người trở lại kinh thành, chỉ giữ riêng tể tướng để cùng nghỉ qua đêm với mình. Hai người ngồi xuống bãi cỏ, tiếp tục đàm đạo về chuyện con hươu cái cho đến khi trời tối hẳn. Lúc này nhà vua cảm thấy mệt mỏi sau cuộc săn, muốn nghỉ ngơi chốc lát. Vua bảo viên triều thần:
    - Tể tướng Muêzin này, ta buồn ngủ quá. Ông hãy thức canh trong khi ta ngả lưng nhé. Ông phải luôn luôn nhìn kỹ mặt đầm, nếu trông thấy có vật gì xuất hiện, nhớ đánh thức ta dậy ngay.
    Tể tướng cùng mệt mỏi lắm, nhưng để làm hài lòng quốc vương, vẫn cố thức, song cuối cùng không chịu nổi, ngủ thiếp luôn.
    Tuy nhiên chẳng ai nghỉ được lâu. Hai người cùng choàng tỉnh khi nghe vẳng lại đâu đấy một nhạc điệu du dương khá gần với nơi họ đang nằm. Hai người còn kinh ngạc hơn nữa, khi cùng nhìn thấy xa xa một toà lâu đài tráng lệ đèn đuốc sáng chưng, một toà nhà mà bàn tay người trần chắc hẳn không thể xây dựng nên. Nhà vua thì thầm với tể tướng:
    - Ông Muêzin à, ta chẳng hiểu thế này là thế nào. Những điệu hoà tấu tai chúng ta nghe kia xuất phát từ đâu? Toà lâu đài của ai hiện ra trước mắt chúng ta thế này?
    - Tâu bệ hạ- tể tướng đáp- tất cả những thứ ấy thật chẳng bình thường chút nào. Chắc hẳn có bùa ma phép quỷ chi đây. Cầu trời giúp cho chúng ta mau chóng rời xa cái đầm. Toà lâu đài kia chắc chắn là cái bẫy mà một tên ma thuật nào đấy chăng ra để hãm hại hoàng thượng.
    - Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa,- nhà vua nói- ông chớ nghĩ ta sẽ khựng lại vì sợ hãi. Chúng ta hãy đến tận toà lâu đài- vua vừa nói vừa đứng lên- xem thử có những người nào đang sống trong đó. Thôi ông chớ có mang tai vạ vịt ra nhát ta. Ông càng tô vẽ ra nhiều chuyện hiểm nguy, càng thôi thúc ta nôn nóng dấn thây vào đấy.
    Thấy nhà vua kiên quyết như vậy, tể tướng chẳng dám can ngăn nữa. Hai người cùng tiến đến lâu đài. Đến nơi thấy cổng đã mở sẵn hai người bước qua cổng đi vào một cái sân rộng. Qua khỏi sân vào một gian phòng khoáng đãng, sàn lát toàn bằng gạch men sứ Trung Hoa, trang trí nhiều bức gấm thêu lộng lẫy và bày sẵn nhiều chiếc trường kỷ có bọc đệm quý. Một làn hương nhè nhẹ lan toả khắp căn phòng. Họ đi qua suốt gian phòng rộng ấy mà chẳng gặp một ai. Từ đó sang một phòng khác. Tới đây hai người nhìn thấy một phu nhân trẻ tuổi đang ngự trệ chiếc ngai vàng, sắc đẹp của nàng khiến nhà vua cũng như tể tướng vô cùng kinh ngạc. nàng có vẻ đang chăm chú theo rõi dàn nhạc bằng đàn dây. Tất cả các cô đều ăn vận như nhau những chiếc áo lụa hồng có đính nhiều hạt ngọc. Họ đang trình diễn cho thiếu phụ ngồi trên ngai thưởng thức. Quốc vương Ruvansat cả đời chưa từng nghe những giọng hát mượt mà cũng như tiếng đàn tài hoa đến vậy. Tuy nhiên chàng chẳng mấy quan tâm những thứ ấy. Mắt chàng chỉ đăm đăm dán vào người thiếu phụ ngự trên ngai, người mà đôi mắt có mãnh lực sao lớn lao đến thế.
    Nghe nói, thiếu phụ mỉm cười và đáp:
    - Tôi chỉ là một con hươu cái có khả năng thuần phục sư tử. Tôi chính là con mồi mà chàng đã săn đuổi suốt ngày hôm nay, buộc nó phải lao xuống đầm nước.
    - Ôi, thưa phu nhân, tôi biết nghĩ sao đây về những sự thay hình đổi dạng ấy?- nhà vua nói- Tim tôi đang lo lắng đây. Không rõ lúc này có phải nàng hiện lên dưới một dạng chỉ nhằm đáng lừa tôi chăng?
    - Không phải vậy đâu, thưa ngài. Lúc này em đang giữ nguyên dạng của mình. Đúng là em có thể hiện ra dưới bất kỳ hình dạng nào em thích; em có phép để cho người trần nhìn được hoặc không nhìn được thấy em. Những chuyện ấy chẳng phải bùa ma chước quỷ gì đâu. Đấy là một phép thần thông mà em được trời phú cho từ khi cha mẹ mới sinh ra.
    Nói đến đây, thiếu phụ rời ngai vàng bước xuống, tiến đến cạnh nhà vua, cầm tay dẫn nhà vua sang một căn phòng khác, ở đó đã bày một cái bàn dọn đủ thứ của ngon vật lạ. Nàng mời quốc vương an toạ, rồi tự mình ngồi xuống giữa nhà vua và tể tướng. Ông này đang lo nẫu ruột gan. Ông nghĩ những chuyện diễn ra trước mắt kia chẳng phải điềm lành, và sẵn sàng chờ đón một sự kiện đáng buồn nào đó sẽ xảy ra.
    Đối với quốc vương, lúc này chàng chỉ biết mỗi chuyện là mê mẩn tâm thần trước người đẹp. Vua chẳng buồn quan tâm suy nghĩ điều gì khác có thể làm giảm bớt diễm hạnh được ngắm nghía dung nhan nàng. Vua muốn gắp thức ăn mời nàng cùng dùng với mình, nhưng nàng bảo:
    - Xin mời các vị cứ tự nhiên cho. Đối với chúng tôi, hằng ngày chỉ cần ngửi hương hoa và mùi thơm toả lên từ thức ăn là đủ sống rồi.
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỜI TÁM
    Nhà vua và tể tướng vừa dùng bữa xong, hai tiểu thư mang đến hai chiếc ly bằng mã não đựng đầy rượu đỏ, mời hai người cạn, rồi đứng cạnh nhờ rót tiếp cho hai ly lúc nào cũng đầy. Người thiếu phụ cũng được dâng rượu, song nàng không động đến một giọt mà chỉ dùng mũi ngửi. Ấy thế mà dường như mùi rượu vẫn tác động đến nàng chẳng khác hơi men đã làm quốc vương bắt đầu cảm thấy người lâng lâng. Hai người chuyện trò ngày càng thắm thiết. Nhà vua thầm thì với thiếu phụ bao lời dịu dàng âu yếm làm nàng không giấu nổi sự xúc động thật sự. Cuối cùng nàng ngỏ lời nói với chàng như sau:
    - Cho dù chàng là người trần thế, tức thuộc một loài không được cao bằng thần tiên chúng em, em vẫn không thể ngăn nổi không đem lòng yêu mến chàng. Để chàng thấy mình vừa chiếm đoạt được một mối tình cao quý dường nào, em không thể chần chừ lâu hơn nữa mà không thưa để chàng rõ ngay em là ai. Thưa chàng, chính giữa biển cả mênh mông có một quốc đảo tên là Sêhêristan. Đất nước ấy chỉ có các vị thần cư trú mà thôi, không có người trần thế. Mênutsê là danh xưng nhà vua trị vì quốc đảo ấy. Em là con gái duy nhất của quốc vương, vì vậy tên em là Sêhêristan.
    Cách đây ba tháng, em đã từ giã triều đình vua cha. Bởi vì hiếu kỳ muốn được nhìn tận mắt các quốc gia của người trần thế, em đi du ngoạn đó đây. Em đã đi chu du khắp mọi miền trên thế giới. Em sắp trở về quốc đảo của mìn thì hôm qua, đi ngang qua quý quốc, tình cờ em chợt bắt gặp chàng đang săn bắn. Em dừng chân lại xem, nhìn thấy phong thái của chàng em đột nhiên cảm thấy lòng mình rung động; mỗi lần đưa mắt đi nơi khác để không còn thấy hình dáng chàng trước mắt, tự nhiên em trở nên mơ màng trầm uất. Bất giác em thở dài. Em tự lấy làm hổ thẹn về việc ấy, không hiểu sao cho dù không cố ý, mình vẫn không thôi tơ tưởng tới chàng. Em ngượng ngùng đến đỏ bừng mặt. Có nhẽ nào, em tự hỏi, một con người trần thế lại có thể gây nên nỗi trăn trở trong tâm can ta đến vậy? Nhẽ nào một nam nhi người trần mắt thị lại có thể thắng được sự kiêu sa của ta là con gái một nhà vua cai quản các thần linh? Xấu hổ về sự yếu đuối của mình, em những muốn rời xa chàng ngay tức khắc, nhưng chẳng hiểu do đâu chân em cứ khựng lại, tựa hồ con người em đã mất hết mọi sinh lực rồi. Thế là ngả theo tình cảm đắm đuối, em chỉ còn cách làm sao cho anh say đắm. Em hiện thân thành một con hươu trắng cứ vỡn vờ trước mắt chàng cho chàng chú ý. Chàng đã phóng ngựa đuổi theo em. Sau khi lao xuống ẩn mình trong đầm nước. Thế là trong khi chàng ngủ, em sai xây dựng nên toà lâu đài này để nghênh đón chàng. Các vị thần linh vẫn hầu hạ em đã hoàn tất việc tạo lập cung điện này trong chốc lát.
    Tiểu thư còn muốn tiếp tục nói chuyện nữa, đột nhiên một cô gái chạy xộc và phòng, vẻ mặt hốt hoảng. Công chúa thoạt nhìn mặt cô gái đã hiểu rõ ngay cái tin không lành cô mang tới cho mình lên đau đớn thét lên một tiếng. Tiếp đó nàng tự đấm vào mặt, và tuôn nước mắt như mưa. Quốc vương nước Trung Hoa vô cùng bối rối trước cảnh tượng ấy. Hết sức cảm thông nỗi buồn của công chúa, vua thấy mình khó có thể chịu đựng lâu hơn nữa nếu không tìm hiểu rõ căn nguyên. Nhà vua định cất lời hỏi, thì vừa lúc cô gái vừa xộc vào lúc nãy, tiến lên mấy bước và thưa với công chúa:
    - Ôi, thưa bà hoàng của em, bà biết rõ rồi đấy, cho dù các vị thần linh có trường thọ hơn người trần thế rất rất nhiều, rốt cuộc chẳng thể khác người trần, thần linh cũng sẽ đến lúc phải xa lìa cuộc sống. Phụ vương bà vừa qua đời. Người đã từ cuộc đời có sinh có tử bước vào cõi vĩnh hằng. Nhân dân cả nước đang xôn xao hỏi công chúa lúc này ở đâu. Mọi người trông đợi bà về ngay cho, để kịp tiến hành lễ tấn phong bà lên ngôi báu kế vị phụ vương. Vậy mời bà hãy trở về nước ngay cho, để ra mắt thần dân trong quốc đảo, và để cho mọi người bớt nôn nóng đòi triều đình cử hành luôn những nghi lễ cần thiết để đất nước mau chóng có tân vương. Ngài đại tể tướng phụ thân của em sai em đi tìm, mời bà khẩn cấp trở về ngay quốc đảo chúng ta.
    - Thôi đủ rồi, em Maimôna ạ, chị đã hiểu thấu và đánh giá cao sự mẫn cán nhiệt tình của phụ thân em cũng như tình cảm quý báu của em đối với chị. Chị sẽ cùng em lên đường về nước ngay tức khắc. Xin vĩnh biệt, hỡi quốc vương,- công chúa quay lại thưa với vua nước Trung Hoa. Vừa nói nàng vừa chìa ra cho chàng nắm bàn tay xinh đẹp, chàng vội đỡ lấy nâng lên môi hôn thật nồng nàn.- Em phải xa chàng đây. Nhưng chàng hãy tinh chắc chúng ta có ngày tái ngộ. Nếu em nhận thấy mai sau chàng vẫn một lòng yêu em chung thuỷ, thì nhất quyết em sẽ kết duyên với chàng chứ không phải bất kỳ ai khác.
    Nói đến đây, công chúa biến mất luôn. Thế là bao nhiêu đèn đuốc đang sáng rực cung điện bỗng nhiên cùng tắt ngấm. Nhà vua và tể tướng thấy mình đang đứng giữa đêm đen dày đặc, ngửa bàn tay ra nhìn không thấy. Họ đành chờ đợi trong tình cảnh ấy cho đến khi trời rạng. Một điều nữa làm nhà vua và tể tướng thêm một lần kinh ngạc không thể nào hiểu nổi, ấy là giờ chẳng hề nhìn thấy đâu lâu đài cung điện, ngược lại hai người chỉ thấy mình đang đứng giữa cánh đồng hoang vu, ngó khắp chung quanh tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng một căn nhà dù bé tẻo teo. Quốc vương nước Trung Hoa nói với viên đại thần của mình:
    - Này, tể tướng Muêzin, có nên xem tất cả những gì vừa xảy ra với chúng ta đêm qua chỉ là một giấc mộng?
    Chắc không, tâu bệ hạ- tể tướng đáp.- Theo như tôi nghĩ, đêm qua chắc chắn có phép quỷ bùa yêu. Người thiếu phụ chúng ta gặp hẳn là một mụ yêu tinh dày công tu luyện. Để làm cho hoàng thượng đem lòng yêu thương mà lâm nạn, mụ hiện hình dưới dạng nữ thủy thần duyên dáng. Và tất cả bọn con gái đã đàn ca xướng hát rất hay đêm hôm qua, theo tôi nghĩ, tất cả chẳng qua đều là một duộc quỷ cái chịu khuất phục trước quyền uy con yêu tinh nham hiểm.
    Những điều tể tướng Muêzin vừa nói nghe cũng có lý phần nào, song nhà vua quá đắm say nàng công chúa để có thể tin lời ông. Không muốn để tan biến hình ảnh và niềm tin của mình, nhà vua vội vàng lên ngựa quay trở về hoàng cung, quyết giữ mãi trong lòng một kỷ niệm vô cùng dịu dàng và mãnh liệt.
    Quả nhiên, cho dù không hề được tin tức gì thêm về nàng công chúa con vua đảo quốc toạ lạc chẳng rõ nơi đâu giữa mênh mông biển cả, trong khi vị tể tướng vẫn không ngớt thuyết phục quốc vương hãy tin cách lý giải của ông, thì nhà vua trở nên tương tư trầm lặng. Vua bỏ hết mọi cuộc chơi, như chẳng hề tìm thấy lạc thú ở bất kỳ hội hè nào ngoài việc săn bắn; mà chủ yếu cũng chỉ săn bắn quanh quẩn vùng có con hươu bạc từng xuất hiện hôm nào, lòng thầm mong có ngày sẽ duyên may gặp lại.
    Gần một năm trôi qua từ khi mắc bệnh tương tư, nhà vua vẫn hy vọng người mình từng ngỏ lời yêu đương không phải là một hình bóng mơ hồ trong tưởng tượng. Tuy nhiên dần dà vua cũng bắt đầu ngờ vực, có lẽ những điều trông thấy rốt cuộc chỉ là bùa yêu phép quỷ chăng. Vua nảy ra ý muốn đi du ngoạn một mình, thầm mong cứ tự mình đi đó đây, may ra những hình ảnh sâu đậm hôm nào rồi sẽ nhạt nhoà dần trong ký ức. Vua bèn giao phó toàn bộ việc cai quản đất nước cho tể tướng Muêzin. Mặc cho ông hết lời khuyên can, xin vua chớ nên mạo hiểm du hành đơn độc, không cho bất kỳ ai được theo hầu, quốc vương vẫn khăng khăng giữ ý định của mình. Một đêm, vua một mình một ngựa lặng lẽ lên đường. Con tuấn mã thắng bộ yên cương bằng vàng khảm hồng ngọc, bích ngọc. Trang phục của nhà vua thật sang trọng. Ở thắt lưng vua đeo một thanh đại đao, vỏ đao nạm kim cương lấp lánh.
    Sau khi đi qua nhiều vương quốc khác nhau, nhà vua đặt chân đến xứ Tây Tạng. Chỉ còn cách thủ phủ xứ ấy chừng hai ngày đường nữa thôi là đến, vua chợt nhìn thấy bên đường cái một cây cổ thụ lớn toả bóng mát xum xuê. Vua dừng ngựa định nghỉ ngơi chốc lát dưới gốc cây, bỗng trông thấy ở gốc một cây cổ thụ khác không xa, có một người thiếu phụ tuổi có lẽ chưa quá mười chín đôi mươi. Nàng ngồi yên như tượng ở đấy, mặt úp vào lòng hai bàn tay, có vẻ như đang mơ màng suy ngẫm. Nhìn dáng bộ rầu rĩ của người phụ nữ trẻ, nhà vua nghĩ chắc nàng vừa trai qua điều bất hạnh chi đây. Bộ áo quần nàng bận rách tả tơi, dù vậy vẫn có thể nhận ra đấy là một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, bộ dạng xem ra không phải thuộc hạng dân dã. Vua Ruvansat tiến đến gần, hỏi thiếu phụ có gì cần được giúp đỡ hay không, rồi hỏi nàng tên họ là chi. Nàng đáp: Tôi là con gái của vua và hoàng hậu vợ vua. Tôi là bà vua, nhưng giờ đây tôi không còn là tôi.
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ MƯỚI CHÍN
    Quốc vương Trung Quốc phân vân không biết nên nghĩ sao về người đàn bà này. Vua ngỡ nàng mất trí, liền nói tiếp:
    - Thưa bà, xin bà hãy bình tâm trở lại. Tôi sẵn sàng giúp đỡ bà hết lòng trong phạm vi khả năng của mình.
    Người thiếu phụ đáp:
    - Thưa ngài, em chẳng chút ngạc nhiên khi thấy chàng coi em như một con điên. Những câu em vừa nói tuồng như vô nghĩa, nhưng cúi mong ngài rộng lòng tha thứ cho, sau khi ngài nghe thuật lại sau đây bao nhiêu nỗi bất hạnh em trải qua thời gian vừa rồi. Em xin kể lại đầu đuôi nhằm đền đáp sự quan tâm hào hiệp của ngài.

    CHUYỆN NHÀ VUA TRẺ XỨ TÂY TẠNG VÀ CÔNG CHÚA MAIMAN

    Thiếu phụ nói tiếp:
    - Tôi là con gái một nhà vua người bộ tộc Naiman. Phụ thân tôi qua đời, không có con trai nối dõi, trừ mình tôi là con gái, lúc này mới lên bốn tuổi. Các vị bô lão và toàn thể nhân dân trong bộ tộc tấn phong tôi làm hoàng hậu. Trong khi chờ đợi tôi đến tuổi trưởng thành để có thể tự mình chăm lo công việc quốc gia, các cụ bô lão ủy thác cho tể tướng Aly Ben Haytam làm phụ chính đại thành, trong nom mọi việc triều đình. Ông là chồng bà nhũ mẫu từng nuôi nấng tôi, một người ai ai cũng thừa nhận có năng lực và công tâm. Vị đại thần ấy còn được giao thêm việc giáo dục tôi nữa.
    Đến khi tôi bắt đầu khôn lớn, tể tướng truyền dạy cho nghệ thuật trị vì đất nước. Tôi vừa quen dần các đại sự quốc gia, thì định mệnh vốn có quyền định đoạt trao vương miện cho ai hoặc phế truất người đó khỏi ngôi báu, bỗng nhiên hắt nhào tôi từ trên ngai vàng cao sang xuống đáy vực thẳm khủng khiếp.
    Một người anh em của phụ thân tôi tên là hoàng thân Muaphac, mà mọi người ngỡ đã qua đời từ lâu, bởi xưa nay trong nước vẫn loan truyền tin ông tử trận trong một trận chiến chống lại người Mông Cổ, bỗng nhiên một hôm xuất hiện tại lãnh địa tộc người Naiman chúng tôi. Nhiều vị đại thần trong triều vốn là bạn cũ của ông, xuất phát từ lợi ích riêng của họ, hưởng ứng tham vọng của hoàng thân muốn chiếm đoạt ngai vàng. Họ cùng nhau mưu đồ dây lên một cuộc phiến loạn, nhằm đặt hoàng thân lên ngôi. Tể tướng ra sức dẹp loạn, nhưng chẳng những không dập được ngay từ đầu và còn để cho sự biến lan rộng, bởi bọn độc ác có đủ thời gian phỉng phờ và lôi kéo dân chúng đứng về phe Muaphac.
    Sau khi lên ngôi, tên thoán đạt muốn bắt giữ và giết hại tôi ngay để ngừa hậu họa, vì cũng có một số bạn bè còn ủng hộ chúng tôi, e rồi đến lúc nào đấy họ sẽ tìm cách giành lại ngôi báu cho tôi chăng. Nhưng tể tướng Aly và phu nhân, tức bà nhũ mẫu của tôi kịp nhận ra ác ý, đã mau chóng tìm cách giúp tôi thoát thân. Một đêm, họ lén đưa tôi ra khỏi hoàng cung, rời kinh thành, theo những con đường quanh co hiểm trở tới được xứ Tây Tạng.
    Chúng tôi lánh ở thủ phủ xứ ấy, tể tướng trong vai một họa sĩ người Ấn Độ, còn tôi là con gái đẻ của ông. Hồi trẻ ông có học môn hội họa, và thật sự có tài. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng trong toàn xứ Tây Tạng là một nghệ sĩ tài hoa. Mặc dù chúng tôi có mang theo được không ít ngọc ngà châu báu, có thể nhờ đó tiếp tục sống cuộc đời nhung lụa, song chúng tôi cố ý sinh hoạt khiêm nhường, làm như thể cả gia đình chỉ sống nhờ vào mỗi cây cọ của họa sĩ Aly. Chúng tôi e sợ bọn thám tử của Muaphac lần ra tung tích, cho nên cố sức sao cho mọi người chung quanh ai cũng tin đây thật sự gia đình một nghệ sĩ nghèo.
    Chúng tôi sống được hai năm trong cảnh trốn tránh ấy. Dần dà tôi cũng quên đi những cảnh tráng lệ huy hoàng mà có thời mình từng được hưởng, bắt đầu quen cuộc sống tằn tiện của dân nghèo, rồi dần dà đến chỗ ngỡ mình từ khi sinh ra đã là con gái một thường dân. Tôi cũng chẳng buồn nhớ mình từng có lúc ngự trên ngai vàng. Cuộc sống thanh bình thường nhật giúp tôi quên đi quá khứ hoàng kim. Nếu thỉnh thoảng tôi sực nhớ mình có mang trong người dòng máu vua chúa, thì cũng coi chuyện ấy như một gánh nặng mà thôi. Chẳng màng quyền uy tối thượng của vua chúa nữa, tôi tha thứ cho định mệnh đã truất bỏ vương miện của mình. Than ôi! Giá mà trời cứ để cho tôi được yên lành sống những ngày còn lại của cuộc đời trong cảnh nghèo nàn nhưng hạnh phúc ấy! Nhưng biết làm sao! Đành phải tuân theo số mệnh thôi. Phàn nàn than thở vì những bất hạnh mình đang gặp hoặc muốn tìm cách phòng tránh nỗi bất hạnh, ắt đều phí công vô ích như nhau.
    Vị nguyên tể tướng vẽ một số tác phẩm được toàn thành phố Tây Tạng ngợi ca. Nhà vua xứ ấy nghe tiếng, muốn tới xem tranh. Vua thân hành đến tận nhà Aly, được họa sĩ mời xem mấy bức tranh mới vẽ. Nhà vua vô cùng thú vị về các tác phẩm, cũng như cách đàm đạo của nghệ nhân. Trong khi hai người đang trò chuyện, chẳng hiểu vì sao tôi nảy ra sự tò mò muốn nhìn mặt nhà vua, liền bước vào phòng. Tôi nghĩ mình đang mang bộ dạng con gái một người nghệ sĩ nghèo, thì còn gì phải sợ nhà vua để ý hay không. Tôi đã nhầm. Vua chăm chú nhìn tôi, thậm chí có vẻ xúc động nữa là khác, tôi cũng nhận ra điều đó và vội vàng lui ngay. Tuy nhiên, nhà vua làm ra vẻ chẳng quan tâm đến tôi, tiếp tục trò chuyện với tể tướng, có điều lúc này ăn nói hay ngập ngừng bối rối, có khi có vẻ băn khoăn lo lắng nữa là khác. Thấy thế, tôi chẳng khó khăn gì không hiểu mình để lại ấn tượng nào đó ở chàng trai. Quả vậy, ngay ngày hôm sau nhà vua đã trở lại thăm Aly, rồi những ngày tiếp đó lại đến nữa. Lấy cớ tìm chọn tranh để mua, vua xộc vào tất cả các phòng, và khéo léo sắp xếp sao mà lần nào cũng xáp mặt tôi. Thực ra, vua chưa hề thốt với tôi một lời, nhưng qua đôi mắt quá đắm đuối của chàng, tôi hiểu ra ngay tình cảm chàng đối với mình.
    Một hôm, nhà vua cho biết định tặng tể tướng một căn hộ ngay trong hoàng cung, cùng một khoản bổng thường xuyên khá lớn, lấy cớ muốn lưu giữ lâu dài ở đất nước mình một họa sĩ tài hoa. Chẳng khó khăn gì ông Aly không đoán ra được nguyên nhân sự mời tặng ấy. Suy nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra từ việc ấy, ông nói với tôi:
    - Thưa bà, tôi nhận quốc vương xứ này đem lòng yêu quý bà rồi đấy. Trong chuyện nhà vua tặng nhà và cấp bổng cho gia đình ta, ái tình chiếm phần lớn hơn nghệ thuật rất nhiều. Chúng ta dời nhà vào sống trong khuôn viên hoàng cung, chắc chắn rồi đây ngày nào nhà vua cũng tìm đến gặp bà và bày tỏ chuyện yêu đương. Xin bà luôn luôn nhớ đến dòng dõi cao sang của mình, bà chớ nên để xiêu lòng trước những lời ngọt ngào năn nỉ của chàng trai, bà phải dũng cảm cưỡng lại, nhó chịu thua cuộc một cách chẳng vinh quan chút nào. Nếu nhà vua yêu quý bà tới mức nâng bà lên vai hoàng hậu, thì lúc ấy bà hẵng thuận tình, nhược bằng nhà vua có những mưu đồ khác, chúng ta sẽ tìm ra cách lẩn tránh.
    Tôi hứa với tể tướng sẽ nhất nhất nghe theo mọi lời khuyên bảo của ông. Tôi không hé cho ông rõ, là tôi cũng có nhận thấy mối tình si ở nhà vua chẳng khác gì ông, cũng như không để lộ mối tình ấy có tác động gì đến tôi hay chưa. Thật tình, nhà vua xứ ấy trẻ, đẹp trai, phong thái cao sang, tôi không sao ngăn được lòng mình cũng có gợn lên tình cảm nào đó chẳng mấy khác những gì tôi gây nên trong lòng chàng trai.
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ HAI MƯƠI
    Tuy nhiên, tôi tự hào cho dù đem lòng ái mộ nhà vua xứ Tây Tạng đến đây chăng nữa, tôi cũng sẽ cố che giấu tình cảm của mình, nếu chàng chỉ nhằm mỗi một mục đích lợi dụng nhan sắc của tôi mà thôi. Nhưng chàng không để cho tôi phải tự nén lòng quá lâu. Chúng tôi vừa dời nhà vào trong hoàng cung, thì nhà vua đã đến tỏ tình đúng theo cách mà tôi mong ước. Chàng nói:
    - Nàng đã làm cho lòng tôi chao đảo ngay từ giờ phút đầu tiên được nhìn thấy nàng. Tâm tưởng tôi lúc nào cũng hướng về nàng. Tôi nghĩ mình không thể sống thiếu nàng. Nhưng cho dù ước vọng của tôi có mãnh liệt đến đâu, xin nàng chớ vội nghĩ tôi có ý định đối xử với nàng như với một nữ tì. Tôi hết mực kính trọng nàng, y như tôi kính trọng đích thân công chúa hoàng đế Trung Hoa vậy. Tôi đã nhất quyết, xin thề với nàng, là sẽ tấn phong nàng làm hoàng hậu xứ Tây Tạng.
    Tôi cảm tạ quốc vương về ý định cao quý ấy. Và muốn nhân cơ hội này để nhà vua rõ tôi là ai, tôi thuật lại cho chàng nghe hết mọi sự tình. Nhà vua tỏ ra xúc động lắm, chàng thốt lên:
    - Thưa bà hoàng yêu quý của tôi, đúng là trời đất dành cho tôi vinh hạnh được là người sẽ đứng ra giúp nàng báo mối hận, bởi trời đã giun giủi cho nàng đến lánh nạn tại xứ Tây Tạng tôi. Vâng, tên Muaphac nham hiểm kia thế nào rồi cũng phải bị trừng trị đáng tội, vì dám thoán đạt vương miện của nàng. Xin nàng hãy cho phép tôi được làm lễ thành hôn với nàng ngay hôm nay, và xin nàng tin chắc cho, nội nhật ngày mai tôi sẽ phái sứ thần sang báo cho tên thoán nghịch ấy biết, sẽ không tự nguyện trao trả lại ngôi báu cho nàng, tôi sẽ lập tức tuyên chiến với y.
    Tôi cất lời cảm tạ quốc vương một lần nữa và thú thật với chàng, lần đầu tiên hai người trông thấy nhau, nếu tôi đã gây cho chàng chút ấn tượng nào đó, thì cũng chẳng phải tôi nhìn chàng mà không cảm thấy rung động trong lòng.
    Nhà vua rất cảm kích về lời thú nhận ấy. Chàng nắm bàn tay tôi, đưa lên môi hôn nồng nàn, rồi hứa sẽ yêu tôi đến trọn đời. Nhà vua cưới tôi ngay trong ngày hôm ấy. Hôn lễ chúng tôi đựoc cử hành với nhiều cuộc hội hè vui chơi của nhân dân toàn thành phố.
    Sáng hôm sau, đúng như lời đã hứa với tôi, nhà vua cử ngay sứ thần nước của người bộ tộc Naiman. Sứ thần tức tốc khởi hành. Vua đặt chăn tới triều đình của Muaphac, xin được triều kiến ngay. Được chấp nhận, sứ thần Tây Tạng thông báo cho Muaphac rõ quốc vương xứ họ đã cưới và phong tôi làm hoàng hậu, đòi Muaphac trả lại ngôi báu đã thoán đạt lại cho tôi, nếu khước từ ngay lập tức sẽ xảy ra chiến tranh giữa hai nước.
    Cho dù tự lượng sức mình khó địch nổi xứ Tây Tạng, Muaphac vẫn một mực kiêu căng. Các sứ giả buộc phải trở về tâu lại với nhà vua rằng kẻ thoán đạt dám khước từ không chấp nhận đòi hỏi của nhà vua. Thế là xứ Tây Tạng được lệnh động binh ngay. Một đạo binh lớn huy động từ khắp xứ về, hội quân tại kinh thành. Tuy nhiên đại quân chưa kịp lên đường sang đánh vua Muaphac, thì một phái đoàn đại biểu cho tộc người Naiman cấp tốc đến Tây Tạng tỏ lòng thần phục, và báo cho biết kẻ thoán đạt đã bỏ mình sau mấy ngày lâm bệnh nặng.
    Được tin, vua xứ Tây Tạng ra lệnh lui binh, và quyết định cử tể tướng Aly về xứ Naiman thay tôi trị vì. Vị đại thần đã sẵn sàng lên đường về nước, chợt bị cầm chân lại do một sự kiện mà tôi không chút chờ đợi mới xảy ra.
    Một buổi tôi đang ngồi trong phòng riêng, đọc máy chương Kinh Coran. Đọc xong, tôi đi sang phòng vua, chàng đã đi nghỉ trước. Chợt có một con ma khủng khiếp hiện ra trước mặt, ngăn tôi lại, sau đó biến mất ngay. Tôi kinh hoàng thét lên một tiếng, làm nhà vua bừng tỉnh giấc, chạy vội sang gặp tôi. Vua hỏi có chuyện gì phải thét lớn như vậy. Tôi kể lại nguyên nhân. Sự có mặt của nhà vua hẳn làm tôi bình tâm trở lại, tôi nghĩ chuyện ma quái ấy làm gì có, chẳng qua nảy ra trong trí tưởng tượng của mình, có lẽ dù việc đọc kinh gây nên. Nhà vua lắng nghe rất chăm chú. Không những không giúp tôi vượt qua sự sợ hãi, vua còn nói:
    - Hoàng hậu à, ta cũng đang bối rối chẳng kém bà. Ta không hiểu vì sao bà cùng một lúc vừa ở bên phòng ta lại vừa có mặt tại đây.
    - Tâu hoàng thượng,- tôi đáp- quả thật em chưa hiểu ngài định nói gì. Xin ngài vui lòng nói rõ hơn.
    - Nếu vậy thì mời bà đến gần chiếc giường hơn ít nữa, bà sẽ nhìn thấy một sự kỳ lạ nhất trần đời,-vua nói.
    Tôi tiến đến cạnh chiếc giường ngủ, và ôi, kinh ngạc xiết bao, ngài chẳng thể nào tưởng tượng nổi đâu, thưa ngài, tôi nhìn thấy đang nằm trên giường một phụ nữ hoàn toàn giống tôi. Vóc dáng cũng như khuôn mặt người đàn bà ấy chẳng khác tôi một tí nào.
    Nhìn thấy cảnh tượng ấy, tôi thét lên:
    - Ôi trời đất! Có vật gì trên giường tôi vậy? Tại sao có chuyện kỳ dị thế này?
    - Này, có mẹ độc ác kia!- người đàn bà ấy ngắt lời tôi, giọng nói của mụ giống hệt giọng nói tôi, chẳng sai một ly- mày hẳn đốn mạt lắm cho nên mới dám hiện hình dưới dạng ta? Con yêu tinh kia, mày âm mưu điều gì? Hẳn mày nghĩ rằng hoàng thượng phu quân ta kia có thể nhầm lẫn trước hình dạng mày giống ta, mà lệnh cho ta ra khỏi giường, để cho mày nằm thay vào chỗ này chắc? Thôi đi, mọi mưu đồ của mày đều tốn công vô ích thôi. Cho dù mày có phép yêu, phu quân ta cũng biết rốt cuộc mày chỉ là con mụ phù thủy khốn kiếp mà thôi.
    Thưa lang quân quý mến,- mụ quay sang nói tiếp với nhà vua xin hoàng thượng hãy ra lệnh bắt giam ngay con mụ điêu ngoa này, ngài hãy truyền giam ngay mụ vào hầm tối, rồi sáng mai cho mụ chết mất kiếp trên giàn hỏa thiêu!
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGÀY THỨ HAI MƯƠI MỐT

    Bà hoàng hậu người Naiman kể tiếp:
    Nếu sự giống nhau hoàn hảo giữa người đàn bà ấy với tôi đã làm tôi ngạc nhiên, thì tôi còn quá đỗi kinh hoàng hơn nữa khi nghe mụ thốt ra những lời vừa rồi. Tôi chẳng cách nào đối đáp với mụ theo giọng lưỡi ấy, tôi chỉ còn biết khóc mà thưa với nhà vua:
    - Tâu hoàng thượng, em nghĩ đời em tai qua nạn khỏi rồi. Em những tưởng khi số phận em được gắn bó với cuộc đời chàng, mọi nỗi bất hạng của em đã chấm dứt. Nhưng than ôi! Có ngờ đâu một con quỷ cái ghen tuông hạnh phúc của em lại đến quấy đảo đời em lần nữa. Mụ ta lấy hình dạng của em, mụ muốn chàng tưởng nó là em, và nó đã thành công rồi đấy. Chàng không còn nhận ra đâu là vợ chàng nữa. Xin chàng hãy nhìn thẳng vào em. Nếu em vẫn là người vợ yêu quý của chàng, thì chắc chắn trái tim chàng có thể phân biệt được ai thành thật ai điêu ngoa. Em nói có trời đất chứng giám, thì em là hoàng hậu người Naiman.
    Một lần nữa con mụ nằm trên giường lại ngắt đứt lời tôi:
    - Thôi đi, mày chớ dối trá nữa, mày là một con vô đạo, chừng ấy thôi đủ rõ mày là ai. Quân phản trắc bao giờ chẳng mạnh miệng thề thốt, đứa nào chẳng khóc lóc thở than khi thực hiện mưu đồ xấu xa của chúng.
    - Lúc này nhà vua lên tiếng:
    - Thôi hãy im đi, các bà chớ cãi nhau nữa, các bà càng làm ầm ĩ bao nhiêu càng làm cho ta thêm rối trí bấy nhiêu. Ta chẳng biết ai đúng là hoàng hậu của ta. Một trong hai bà nhất định là một con yêu tinh tìm cách mê hoặc ta. Giờ đây ta chưa phân biệt rõ nên chưa quyết, sợ chẳng may trừng trị nhầm người vô tội chăng.
    Nhà vua không sao phân biệt được người nào là vợ mình, liền gọi viên trưởng hoạn nô đến, lệnh đưa giam hai chúng tôi vào hai căn phòng biệt lập. Chúng tôi ngủ qua đêm mỗi người mỗi nơi. Sáng hôm sau, vua cho mời vợ chồng tể tướng Aly đến, thuật lại cho nghe câu chuyện xảy ra. Ông bà xin được gặp cùng lúc tôi cùng con mụ kia, tin chắc dù nhà vua quả quyết vậy, làm sao họ chẳng nhận ra ai là con gái mình. Nhưng cả tể tướng và bà nhũ mẫu cũ của tôi cũng chẳng cách nào phân biệt ai đúng ai sai. Ngay bà nhũ mẫu, sực nhớ từ khi tôi mới ra đời đã có một cái bợt son nơi đầu gối, lại một lần nữa ngạc nhiên thấy hai người cùng có một bợt son giống hệt như nhau và ở cùng một chỗ. Chưa nản lòng, họ tạch con mụ và tôi hai nơi, hỏi chuyện riêng rẽ từng người. Kỳ lạ quá, con mụ nhất nhất trả lời mọi câu họ hỏi giống hệt như lời tôi. Tuy nhiên bà nhu mẫu của tôi dường như có linh cảm, khẳng định đích thị hoàng hậu.
    Mặc dù vậy, những người khác không đồng tình với bà. Toàn thể các vị đại thần trong triều được triệu đến, ai cũng cho rằng người đàn bà đã nằm trên giường vợ chồng tôi hẳn là hoàng hậu, còn người kia là yêu tinh, và đi đến kết luận nên mang thiêu sống tôi.
    Nhà vua không chấp nhận ý kiến của triều thần, e rằng chẳng may lầm lẫn mà đi thiêu sống bà vợ thật của mình chăng. Vua chỉ ra lệnh đuổi tôi ra khỏi triều định. Thế là người ta lột bộ xiêm y tôi đang mặc, vận cho tôi áo quần rách như xơ mướp, đuổi tôi ra ngoài thành phố. Tôi còn sống sót và lê chân được tới đây nhờ có thức ăn những người nhân hậu bố thí cho. Thưa ngài, đấy là câu chuyện của tôi bà hoàng người Naiman nói với nhà vua Trung Quốc. Bây giờ thì tôi hy vọng ngài nhận rằng câu trả lời của tôi lúc nãy hẳn không phải không có lý: Tôi là con gái của vua và là hoàng hậu vợ vua. Tôi là bà vua nhưng giờ đây tôi không còn là tôi.
    Quốc vương Trung Quốc thấy hoàng hậu xứ Tây Tạng kể đến đây ngừng lời, liền nói với nàng như sau:
    - Thưa bà, xin bà hãy tạm khuây nguôi. Bà chịu nhiều bất hạnh đến mức ấy là cùng cực rồi. Hãy tin rằng bĩ cực thái lai. Bà hãy nghe lời một nhà thi sĩ của chúng ta ngày xưa từng viết: Bất kỳ sự vật gì đạt tới cực điểm cao thì bắt đầu xuống dốc; nỗi bất hạnh nào đến tận cùng là sắp tới hồi hạnh phúc. Nhà thơ ấy còn nói: Hãy sẵn sàng mà chịu hạn đi, khi ngươi tự cho ngươi đang trăm phần hoàn hảo. Hãy chờ đợi để đón niềm vui, chừng nào người cảm thấy đau khổ tột cùng. Thiên tào đã định sự đời dưới trần thế này như vậy. Thưa hoàng hậu, để bà tin chắc hơn nữa những tôi vừa kể, tôi xin kể bà nghe sau đây chuyện tể tướng ****csa.


    CHUYỆN TỂ TƯỚNG ****CSA

    Ngày xưa ở nước Hiêccani có một nhà vua danh hiệu Côđaven. Vua có một vị tể tướng tên là ****csa. Quan đại thần này là một người tinh thần cao cả, am tường thế sự. Một hôm, tể tướng muốn đi tắm. Đứng cạnh bồn nước, ông tháo chiếc nhẫn đeo ở ngón tay, vừa tháo vừa đùa, chẳng may làm rơi luôn vào bồn. Chiếc nhẫn lại không chìm xuống đáy bồn mà cứ trôi nổi trên mặt nước.
    Giặt mình trước hiện tượng kỳ lạ, tể tướng vội truyền cho gia nhân mau chóng thu dọn mọi của cải trong nhà, mang đến một nơi khác cất giấu. Ông nói trước với mọi người, chắc nhà vua sắp xuống lệnh tống giam ông. Quả nhiên, những người giúp việc chưa kịp chuyển hết đồ đạc đi, đã thấy viên quan chỉ huy quân cấm vệ kéo cả một đội quân lính đến nhà. Ông này nói, vua lệnh cho ông bắt trói tể mang về giam vào ngục tối.
    Tể tướng đứng yên cho bắt, trong khi lính tráng lục soát và tịch thu tất cả của cải còn lại trong nhà. Vị đại thần ấy sở dĩ gặp nạn, vì vua Côlaven nghe lời sàm tấu của bọn triều thần bất lương ghen ghét ông. ****csa bị giam nhiều năm trong ngục. Ông chịu đối xử hết sức tàn tệ. Ông không được phép gặp bạn bè đến thăm. Mọi yêu cầu nhỏ nhặt của ông đều bị bác bỏ. Thậm chí mỗi ngày lại có thêm một lệnh nào đó của vua ban xuống đày đọa ông tồi tệ hơn.
    Đã lâu, ông thèm ăn món romanasi. Ngày nào cũng hỏi xin nhưng lần nào cũng bị từ chối. Người ta không cho chỉ cốt làm ông thêm phiền muộn. Một hôm, một người canh ngục đem lòng thương hại, lén mang vào cho một đĩa. Tể tướng mừng quá, lấy ra sắp sẵn ăn, bỗng có hai con chuột cắn nhau đâu từ ngoài, rượt nhau chạy vào nhà giam, rồi cả hai con nhảy luôn vào đĩa thức ăn ông vừa đặt tạm xuống đất, quần nhau trong ấy. Thế là đành bỏ cả đĩa romanasi đi, vì bị chuột vấy bẩn mất rồi. Nhìn thấy cảnh ấy, ông nhờ người nhắn tin cho người nhà, bảo đi lấy đồ đạc từ nơi cất giấu mang về như cũ. Ông nói vua sắp xuống chiếu tha tội và phục chức cho ông.
    Mọi sự diễn ra đúng như dự đoán. Ngay trong ngày hôm ấy, quốc vương truyền tha tội cho tể tướng, mời ông vào triều và tuyên bố:
    - Ta đã nhận ra tể tướng chẳng có tội tình tình gì. Ta đã trừng trị bọn ghen ghét muốn hãm hại ông. Ta phục nguyên chức tể tướng cho ông. Ta vẫn tin cậy ông như ngày trước.
    Các bạn bè của ****csa biết đầu đuôi sự việc, ai cũng tìm hỏi tể tướng do đâu ông biết trước mình sắp bị tống giam, cũng căn cứ vào điều gì mà tin mình sắp được vua tha tội và phục chức. Tể tướng giảng giải như sau:
    - Khi tôi nhìn thầy chiếc nhẫn không chìm xuống đáy bồn lại nổi lên mặt nước, tôi hiểu mình đã đạt tới cực điểm vinh hoa phú quý, phúc nhà tôi tột cùng rồi, đến đây không thể nào tăng thêm nữa; như luật trời đã định, hết phúc rồi, sắp gặp họa lớn tới nơi. Khi ở trong ngục thất, tôi chỉ ngỏ lời xin có món romanasi mà xin hoài không được, tôi hiểu tai họa mình chưa tới lúc qua. Đến khi có người thương hại mang cho, lại bị hai con chuột phá không sao đụng đũa tới món ăn ấy được nữa, tôi hiểu sắp tới hồi khổ tận cam lai.
    Kể đến đây, quốc vương nước Trung Hoa nói tiếp với bà hoàng:
    - Vậy cho nên, thưa bà, xin bà chớ vội tuyệt vọng. Số phận sắp mang hạnh phúc đến cho bà rồi đấy. Bà hãy theo gương tôi, hay luôn luôn nuôi niềm hy vọng trong lòng. Than ôi! Chính lòng tôi lúc này cũng đang phân vân, không rõ mình có phải là nạn nhân của một mụ phù thủy tương tự trường hợp của bà, hay con người mà tôi hằng đem lòng thương nhớ kia chỉ là một con yêu tinh đáng kinh tởm.
    Nói xong, nhà vua nói thật cho bà hoàng xứ Tây Tạng rõ mình là ai, tiếp đó thuật lại cho bà nghe đầu đuôi, bắt đầu từ chuyện về con hươu cái trắng.
    Nhà vua hầu như vừa ngừng lời, cả hai người bỗng để ý một chàng trai trẻ đang phi ngựa tới. Chàng trai người gần như trần truồng, còn con ngựa thì phi nước đại. Người cưỡi ngựa chạy như bay, phi ngang qua trước mặt họ, cũng khá gần. Người phụ nữ nhận ra và kêu lên thảng thốt:
    - Trời đất! Chính vương phu tôi đấy.
    Nhưng chàng trai ấy có vẻ đang hết sức kinh hoàng, chẳng để ý đến nàng, cứ thúc ngựa phóng như điên, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại phía sau, ý chừng sợ có người đuổi riết.

Chia sẻ trang này