1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nghịnh lý và giải thích

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vinh_dk, 04/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    nghịnh lý và giải thích

    người ta đưa hai con thuyền giống hệt nhau vào 1 bến.những thuỷ thủ trên thuyền kéo thuyền vào bờ bằng những dây thừng.ở thuyền thứ nhất một đầu của dây thừng buộc chặt vào cái cọc cắm trên bến,thuyền thứ 2 ,đầu dây thừng do một thuỷ thủ trên bờ nắm chắc.tất cả 3 người kéo 1 lực thuyền nào cập bến trước?
  2. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    mặt trời hút mặt trăng mạnh hơn trái đất hút mặt trăng gấp 2 lần.thế nhưng tại sao mặt trăng lại là vệ tinh của trái đất chứ không phải của mặt trời(tức là 1 hành tinh độc lập)
  3. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    khi đầu máy kéo đoàn tàu thì móc dây giữa các toa bị kéo căng ra,còn nếu đẩy đoàn tàu thì móc bị trùng lại và các toa tàu tựa vào nhau.vậy nếu khi tàu lên dốc ta cho 1 tàu kéo và 1 tàu đẩy thì chúng có cản trở nhau không?
  4. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    bạn đã biết vận tốc của viên đạn khi rời khỏi nòng súng là 900m/s,còn vận tốc âm thanh lại là 340m/s vậy theo bạn cái nào chạy nhanh hơn?
    Được vinh_dk sửa chữa / chuyển vào 03:00 ngày 05/04/2004
  5. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    1 - Không hiểu rõ đề lắm. Tức là có 2 con thuyền, trên mỗi thuyền có một người đang kéo dây. Ở thuyền 1 thì một đầu giây buộc vào một cọc trên bờ, còn thuyên 2 thì một đầu giây do một người khác kéo với cùng một lực ???
    Nếu lực căng dây mà lớn hơn lực ma sát nghỉ của thằng trên bờ thì nó sẽ bị trượt, do đó thuyền 1 sẽ vào trước.
    Nếu lực căng dây nhỏ hơn lực ma sát nghỉ của thằng trên bờ, nó không bị trượt. Khi đó với cùng lực căng như nhau, cho là thuyền chuyển động đều. Thuyền 1 sẽ vào bờ sau vì thuyền 2 tốc độ cuốn dây sẽ nhanh hơn.
    2 - Có thật gấp 2 hả ? mời bạn đưa ra vài phép tính coi có đúng không
    3 - Chúng sẽ cản trở nhau
    4 - Viên đạn chuyển động còn chịu nhiều lực cản nên vận tốc giảm rất nhanh chứ không như sóng âm được. Cho nên viên đạn chuyển động chậm hơn
    it's over
  6. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    khi đầu máy kéo đoàn tàu thì móc dây giữa các toa bị kéo căng ra,còn nếu đẩy đoàn tàu thì móc bị trùng lại và các toa tàu tựa vào nhau.vậy nếu khi tàu lên dốc ta cho 1 tàu kéo và 1 tàu đẩy thì chúng có cản trở nhau không?
    nếu đầu tầu ,toa và "đầu tầu đẩy" chuyển động đều với vận tốc như nhau (toa ở trong hệ qui chiếu không chuyển động).thì trong những lúc lên dốc toa sẽ chuyển động tương dối với hệ đầu tàu-"đầu tàu đẩy" .Do đó các lực đàn hồi xuất hiện hướng về cùng 1 phía và hợp lại với nhau tác dụng lên toa tàu,truyền cho nó vận tốc chuyển động cần thiết.vì vậy câu trả lời là :KHÔNG CẢN TRỞ NHAU
  7. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    mặt trời hút mặt trăng mạnh hơn trái đất hút mặt trăng gấp 2 lần.thế nhưng tại sao mặt trăng lại là vệ tinh của trái đất chứ không phải của mặt trời(tức là 1 hành tinh độc lập)
    câu này thì mình đọc trong sách nên không rõ lắm cách tính
    các gia tốc mà mặt trời truyền cho trái đất và mặt trăng là gần như nhau.do đó trái đất và mặt trăng tạo thành 1 hệ thống nhất của 2 thiên thể quay xung quanh 1 khối tâm chung,còn khối tâm của hệ trái đất-mặt trăng thì quay xung quanh mặt trời(ngoài ra vì lý do này mà quỹ đạo của mặt trăng luôn luôn quay bề lõm của mình về phía mặt trời
  8. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    bạn đã biết vận tốc của viên đạn khi rời khỏi nòng súng là 900m/s,còn vận tốc âm thanh lại là 340m/s vậy theo bạn cái nào chạy nhanh hơn?
    câu này thì hình như bạn đúng 1/2 thui
    thật ra thì ở giai đoạn đầu từ chỗ viên đạn rời khẩu súng được 600m,tốc độ trung bình của viên đạn vào khoảng 450m/s,thì lúc đó viên đạn bay nhanh hơn tiếng nổ rất nhiều
    nhưng trong khoảng 600m -900m ,do lực cản cua không khí làm cho viên đạn chậm lại,khi ấy ở khoảng cách 900m thì tiếng nổ đã đuổi kịp viên đạn
    và từ 900m trở đi thì viên đạn đã bị tiếng nổ bỏ xa rùi
  9. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    ĐỊNH LUẬT CÁC BÌNH THÔNG NHAU
    trong các bình thông nhau giống như hình dưới đây có chứa nước ở nhiệt độ thường,đóng khoá K và đun nước nóng trong bình B ,vì vậy nước trong bình B dâng lên 1 chút.nếu mở khoá K thì chuyện gì sẽ xảy ra
    trả lời:
    -một học sinh nói rằng sự tăng độ cao của cột chất lỏng trong bình B gây ra sự tăng áp suất lên mực của ống nối các bình.Do đó chất lỏng sẽ chảy từ cốc B sang cốc A
    -một học sinh khác lại nói sau khi đun nóng nước ở bình B thi áp suất trong cả 2 bình không giảm đi,vì trọng lượng nước và cả đáy bình đều không thay đổi
    -học sinh thứ ba thì chứng minh rằng áp suất trong bình B tại mức miệng ống nối sau khi bị đun nóng sẽ giảm đi,vì vậy nếu mở khoá htì nước sẽ chảy từ bình A qua bình B.Điều đó xảy ra là vì bình B loe ra về phía trên và sự tăng độ cao của mức nước trong bình đó sẽ không tỷ lệ ngược với sự giảm về khối lượng riêng do đun nóng nước đã gây ra.
    ai nói đúng????????????????????
    Được vinh_dk sửa chữa / chuyển vào 04:11 ngày 06/04/2004
  10. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Nhìn chung các đầu bài đưa ra không chặt chẽ lắm. Khi điều kiện ban đầu phức tạp như vậy thì lời giải cũng rất rắc rối chứ không đơn giản để khẳng định chắc chắn ngay được.
    Ngoài vấn đề về áp suất trên mặt thoáng của 2 bình còn có sự đối lưu của nước nóng và lạnh ở trong bình, rồi phải xét đến cả những thay đổi trong các thông số như khối lượng riêng của nước, sự hình thành các bọt khí do dãn nở theo nhiệt độ phụ thuộc vào gradient của nhiệt độ kể từ nguồn nhiệt tới các phần khác.

Chia sẻ trang này