1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngõ trên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoicuoicung, 10/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    bác viết oách , đọc rất thích.
  2. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Em thấy nhang nhác mùi Nguyễn Tuân, các bac thấy thế nào...
  3. vuilachinh

    vuilachinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết nguyễn tuân, chỉ biết bác Hiếu-Người-Cuối-Cùng
    Em đang ngưỡng mộ bác!
  4. vuhon

    vuhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Yên để bác ấy còn kiếm cháo cho em bé.
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Cháu ngoại
    Mỗi con người có một cuộc sống khác nhau. Đến khi cuối đời chờ lưỡi hái tử thần đến gặt cái linh hồn. Đa số đều nuối tiếc hay hối hận về điều gì đó trong đời đã làm hoặc chưa làm.
    Chiến sĩ cách mạng lão thành Nguyễn Văn Sinh đang cận kề cái chết, trên giường ông nằm bất động , mắt mở trân trân nhìn trần nhà. Đêm qua ông lại mơ thấy thằng Cả và thằng Hai hiện về. Quần áo Tô Châu rách tơi tả, súng Ak chúc nòng xuống đất. Thẳng Cả chỉ thấy nửa phần người phía trên, hai cái chân là hai khúc cây sù sì miệng thảm thiết rên
    - Bố ơi con chết thảm lắm bố ơi.
    Thằng Hai bám ngực áo ông bằng bàn tay còn lại, y như lúc nó van xin ông đừng bắt nó đi B. Lời nó ngầm oán thán
    - Bố có biết con chết rồi không, con chết thật rồi bố ạ, bố không tin vào sự thật đó ư. Đây là hồn con bố ạ, thân xác mà bố sinh ra con đành phải bỏ lại trong thành Quảng Trị. Bố gắng đợi ngày thống nhất bảo chú Ba mang con về nhà.
    Nguyễn Văn Sinh, đầy đủ chức vụ là đại tá Nguyễn Văn Sinh. Có mặt từ hồi đầu tiên thành lập quân đội nhân dân Việt Nam dưới gốc đa Tân Trào. Nằm trong lớp người cộng sản đầu tiên tại Việt Nam. Huân chương kháng chiến hạng nhất 3 lần, một lần tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đang lâm bệnh nặng vì tuổi cao sức yếu bởi những năm tháng hoạt động cách mạng gian khổ, bị giặc Pháp tù đầy. Tuy đã được Đảng và nhà nước cùng các đồng chí tận tình cứu chữa, tuy nhiên lực bất tòng tâm, thể theo nguyện vọng của cá nhân đồng chí và gia đình. Đồng chí được về nhà đợi ngày yên nghỉ cuối cùng.
    Đằng nào cũng phải giới thiệu đôi chút về ông Sinh, cho nên tôi lấy đoạn văn mà trước sau ông bí thư tiểu khu, ông tổ trưởng dân phố hay ông to nào đấy đọc làm diễn văn sau này trong đám tang ông Sinh, thay cho lời giới thiệu về thân thế của ông.
    Trong giấc mơ, ông Sinh cầm bàn tay còn lại của cậu con thứ Hai ngẹn ngào nhưng vẫn giữ lập trường
    - Các con yêu quý của bố, có khôn thiêng hãy phù hộ an lành cho gia đình ta. Các con hy sinh cho tự do, thống nhất nước nhà. Con người trước sau ai cũng chết. Hy sinh cho đồng bào, dân tộc và tổ quốc là sự hy sinh cao cả nhất. Chẳng mấy nữa bố sẽ gặp các con.
    Thằng Cả lặng im không tỏ thái độ , kín lời trước mọi phán quyết của bố như lúc còn sống. Lặng lẽ tháo hai khúc củi phía dưới, ruột gan phòi ra lòng thòng như mớ rau bí rồi biến mất.
    Nấc những tiếng khóc ngẹn như oan ức, thằng Hai rời bàn tay còn lại khỏi ngực ông. Màn khói sương từ đất tuôn lên, nó lẩn vào trong đó làm ông Sinh nhoài người túm tay con. Ông vồ phải cây sào màn to bằng cái bơm xe đạp, vốn trước lá cán cây cờ tổ quốc. Nhưng bị gãy, bà Sinh cắt ngắn đi làm cái cọc buộc màn. Thân cây sào trơn tuột và cứng nhắc, vô cảm làm ông tỉnh mộng
  6. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Từ lúc ở bệnh viện quân đội chuyển về nhà, ông Sinh mới thường hay gặp lại các con. Ông kể cho bà Sinh . Bà Sinh bảo;
    - Ở bệnh viện quân đội, có lắm quan to giữ cửa, các con nó không dám vào. Chỉ ở nhà các con tôi mới về gặp bố mẹ. Khổ thân các con tôi
    Bà sụt sịt , khi tiếng khóc to dần lên thì ông Sinh quay mặt vào trong. Là một người cách mạng, ông không hề tin có chuyện kiếp trước hay sau. Có lẽ ông sẽ gắt bà như mọi khi nếu như ông không ốm. Bà Sinh lau mắt đến ban thờ hai con thắp nén nhang. Ông Sinh thở dài ngoái đầu nhìn vợ đang lâm râm chắp tay khấn trên ban thờ nghĩ, rõ hay chửa, con mình chứ có phải tổ tiên cha mẹ đâu mà phải chắp hai tay vái lạy thế kia.
    Mấy hôm nay bà Sinh đã thấy ông có dấu hiệu nói nhảm, lẫn cẫn, câu rõ , câu không. Đại ý ông nói về cách mạng, về thành công, thắng lợi, hai tay ông huơ trước mặt. Bà cho là ông đã sắp đi, dấu hiệu của người sắp mất là hay nói lẩm bầm và hay tay run run bắt chuồn chuồn, bà chuẩn bị lá mùi và quần áo cho ông. Phòng khi...
    Còn lâu thì ông Sinh mới lẫn, chỉ có bà cả nghĩ mới lẩm cẩm suy vậy. Ông còn việc nữa phải làm trước lúc đi xa, đấy là nếu có gặp các con, ông phải thuyết phục cho các con ông cảm thấy tự hào vì đã đi đúng con đường, đúng với những gì mà đất nước cần. Các con đừng ủ rũ, phải tràn đầy khí thế tranh đấu của người thanh niên yêu nước, biết chập nhận hy sinh vì đại nghĩa..
    Trong một chiều mưa đầu thu của tiết Ngâu, lúc chớm qua rằm tháng Bảy.Ông Sinh mất vào tháng 9 năm 1976. Kịp nghe tin miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhưng không còn đủ sức để tìm các con. Ông đi thanh thản với hương lá mùi già bao quanh, nhẹ nhàng , siêu thoát. Duy có đôi lông mày nhíu vào nhau cho dù người liệm xác day mai không dãn ra được. Họ đàng nhà ông nói có ý trách bà Sinh
    - Nếu day cho ông từ trước mới được, giờ xác cứng rồi. Làm sao tan được, để thế này khách khứa viếng nhìn lại tưởng ông đi không thanh thoát cho lắm.
    Ma chê cỗ trách, bà Sinh có sự giúp đỡ của tổ chức chính quyền an táng ông về Mai Dịch theo ý nguyện của ông khá chu đáo
  7. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Giật mình nhận ra hình như nòng súng Ak có ở khắp mọi nơi. Lại chuyện về những ông trẻ lang bạt hoặc đã từng lang bạt... Ghét!
    Có lúc quẳng Ak đi để cho đôi bàn tay tự do vốc từng vốc cốm mới, chắc cũng không trốn được suy tư. Thì sao? Đằng nào rồi cũng vẫn lang bạt... Ghét!
    Đi lắm vào! Lượn lắm vào! Đầu sẽ vỡ vì tham lam chứa chấp quá nhiều thứ nhặt nhạnh được trên mỗi nẻo đường.
    Ơ... hê hê... xin lỗi bác nguoicuoicung. Cho câu bài nhờ một téo. À... ừm... nói chung (copyright@vuilachinh), thật ra.. ờ... kể ra.. ừm... thật ra là đọc truyện bác cũng thinh thích.
  8. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Mấy năm sau, thằng Ba thi trượt đại học. Đáng lẽ nó sẽ nhập ngũ và sang Cam pu chia hoặc lên biên giới phía Bắc, nối gót cha anh bảo vệ vùng trời biên giới nếu vừa phải sức. Còn muốn oai hơn thì sang đất bạn Cam Pu Chia làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
    Hai lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
    Bà Sinh khóc thầm hai lần thật, bởi khi còn sống ông Sinh không cho phép bà khóc to. Như vậy là uỷ mị, mình phải cắn răng giữ vững tinh thần cho mọi người làm gương. Tuy rằng bà muốn khóc to, thật to để vợi bớt nỗi xót xa khi mất hai đứa con dứt ruột đẻ ra. Chăm lo từng bữa đến ngày khôn lớn thì tử trận. Có lẽ trong lòng bà oán ông Sinh, ông đi lo việc nước triền miên, ông có biết bà nuôi các con vất vả nhường nào đâu mà ông hiểu nỗi lòng của bà.
    Nhưng trời già không muốn dòng họ Nguyễn Văn tuyệt tự. Nhờ có sự can thiệp của ông Chính bạn ông Sinh đang làm ngành thương nghiệp. Nguyễn Văn Bình được nhận vào ngành và cử sang Liên xô học tập, số phận không cho cậu đứng vào hàng ngũ người lính như hai ông anh Nguyễn Văn Sống và Nguyễn Văn Yên.
    Ông Chính quả có con mắt tổ chức biết nhìn người. Trong thời kỳ mà rượu VotKa bán theo tiêu chuẩn tại Nga, cung không đủ cầu. Nguyễn Văn Bình đã tìm cách nấu được rượu cùng với mấy học sinh ở nông thôn bán chui cho người Nga. Tiền lãi mua dây mayso, bếp điện, bàn là đóng thùng gửi về cho mẹ. Bình chỉ đánh về hàng điện dân dụng.
    Bốn năm đi học ngành thương nghiệp, thực hành nghề kinh doanh rượu cuốc lủi tại nước bạn. Ba Bình về nước khi trong nhà đã sẵn sàng đủ thứ để mở cửa hàng kinh doanh đồ điện. Vừa lúc qua thời kỳ cải tạo thương nghiệp, cải cách hành chính. Ba BÌnh bán đồ tậu hai căn nhà mặt phố. Trong cái thời kỳ vẫn còn bao cấp, nhà mặt phố chẳng mấy ai quan tâm. Ai biết được chỉ vòng vài năm nữa, thiên hạ nhào hết ra khỏi biên chế để về nhà mở cửa hàng làm dịch vụ, thương mại. Đấy là chuyện của vài năm sau. Ba Bình công tác tại Sở Thương Nghiệp, phân phối hàng cho một quận. Tám phần phân phối theo chính sách, hai phần tuồn cho con phe. Chừng ấy cũng đủ hốt bạc.
    Bà Sinh chuyển lên nhà cô con gái lớn làm công nhân nhà máy dệt mùng 8-3. Trông cháu ngoại cơm nước hộ con gái
  9. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Gia đình thương bình liệt sĩ, có công với cách mạng. Bản thân từng học tập tại nước bạn. Lý lịch vừa hồng vừa chuyên. Con đường quan lộ của Nguyễn Văn Bình rộng mở thênh thang.
    Tuy giấy báo tử khác ngày , nhưng hàng năm bà Sinh vẫn làm giỗ cho hai con cùng một ngày. Hôm giỗ bảo Bình
    - Con thu xếp thời gian đưa hai anh về
    Ba BÌnh
    - Mẹ yên tâm, Đảng và nhà nước sẽ lo chu đáo chính sách thương binh liệt sĩ.
    Bà Sinh
    - Mẹ biết là vậy, nhưng con thấy xếp hàng mua lương thực, thực phẩm còn mất bao thời gian. Xin cái giấy sửa nhà hàng năm. Liệt sĩ cả triệu người từ Phú Quốc lên đến Lạng sơn, từ Lào sang Căm Pu Chia. Nhà nước tuy có lo, nhưng tìm được một hài cốt để đưa về quy tập hoặc đưa về địa phương là cần đến bao nhiêu khâu, mỗi khâu là bao nhiêu giấy tờ thủ tục, kinh phí, nhân lực. Như thế mỗi ngày liệu có giải quyết được vài chục trường hợp từ khâu tìm đến lúc đưa về quê. Bao nhiêu năm thì hết một trăm nghìn, đừng nói con số triệu. Liệu mẹ có đợi đến ngày gặp hai anh con
    Nước mắt bà rân rấn vòng quanh. Ba Bình bảo
    - Mẹ để con tính xem
    Đang trong thời kỳ xét duyệt cán bộ, họp hành liên miên. Ba Bình là cán bộ chủ chốt của ngành, đầy năng lực, lên bộ về sở như con thoi. Đi thì không có thời gian, không đi thì áy náy. Với tính sòng phẳng của một nhà thương nghiệp, Ba Bình cũng biết mình có ngày hôm nay là một phần sự hy sinh của hai anh Sống và Yên đem lại. Cả đêm suy tính, cân nhắc. Bình dậy bắc ghế trèo , với tay ban thờ bố và hai anh. Lúc đầu Bình định thò tay vào bát hương bố, sau chút phân vân, Bình đổi ý thò tay sang bát hương anh Yên. Ở đó có mấy lọ penexilin, Bình lấy ra một lọ.
    Mỗi lọ là hai cây vàng
    Bà Sinh ở nhà trông cháu ngoại cho con gái lớn đi đón tìm hai em. Hàng sáng bà đưa cháu bé gái út đi học mẫu giáo., lần nào bà cũng ghé vào chùa. Thắp nén hương cầu trời phật độ trì cho chị thuận buồm xuôi gió gặp các em.
    Buổi tối dỗ cháu ngủ bằng chuyện cổ tích, trong câu chuyện của bà luôn có những ông Bụt, bà Tiên và đức Phật phù hộ giúp đỡ người tốt. Khi cháu ngủ ngon, bà gọi thầm hai con linh thiêng nhanh nhanh gặp chị, theo chị về với mẹ
  10. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
     
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] ( 5 người bầu )[​IMG]
      kinh nhờ!
     
     
     Cứ thấy topic nhiều sao nhiều gạch chắc là truyện bác này viết hay lắm rồi. Em chưa kịp đọc tẹo nào nhưng cũng rất hâm hộ đới.

Chia sẻ trang này