1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngõ trên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoicuoicung, 10/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Chị Nhớn thuê hai ông em họ ở quê tháp tùng vào miền Trung tìm hai em. Ngay cái việc đi tìm đồng đội cũ của họ để tìm lại chiến trường xưa mất cả tháng trời vì mỗi người một nơi. Từ quân ngũ may mắn trở về, ai cũng tối mắt vì miếng cơm manh áo. Tình nghĩa đồng chí thương thật đấy, nhưng bỏ bê mọi việc nhà để đi tìm đồng đội thì chết đói cả nhà. Mãi đến Hà Nam gặp ông Đại có thiện chí muốn đi cùng. Chị Nhớn xuất một chỉ vàng đầu tiên trong lọ penexilin, cái nhẫn vàng bị gập bẹp lại để đút vừa miệng lọ làm mất đi vẻ giá trị của thứ kim loại giá trị. Ông Đại cầm ngắm mãi mới đưa cho vợ dặn
    - Cất cẩn thận mình nhé, để anh đi chuyến này giúp chị ấy. Cuối năm mình làm đám cưới cho con.
    Ông Đại cùng đơn vị với anh Sống. Khi hành quân vào Nam, đến Quảng Bình thì bị máy báy Mỹ oanh tạc, đơn vị chạy tản ra. Máy bay Mỹ thay nhau quần cả ngày, khiến đội ngũ tan tác trên một vùng rộng. Ngày hôm sau điểm lại thấy chết hơn nửa. Đơn vị tổ chức tìm thương binh, liệt sĩ. Gặp ai chết ở đâu thì chôn luôn đấy. Có người chôn bên bờ suối, người dưới gốc cây, trên đồi đất, khe núi. Lúc ấy ai cũng nhủ thầm trong tâm ngày kết thúc chiến tranh sẽ đem đồng chí mình về quê hương.
    - Tại vì thay biên chế liên tục, mỗi trận đánh xong lại một lần bổ sung vào đơn vị mới. Trung đội tôi có lần còn có bốn người, như vậy phải sát nhập vào đơn vị khác. Thành ra mất liên lạc. Người này chôn người kia ở gốc cây, ghi nhớ vào trí óc. Nhưng trận sau đã có người khác chôn mình, chả kịp trăn trối cái gì. Mà nói thật chị đừng trách, nếu còn sức trăn trối thì đầu cũng để ý đến việc khác, cái lần tội bị vết thương này - Ông Đại kéo áo lên chỉ vào mạng sườn có vết sẹo loang lổ , sần sùi - tưởng chết. Chỉ nhớ dặn đồng đội có về thì bảo bố mẹ tao còn sức thì cố đẻ thêm đứa em trai.
    Cả bốn người nhảy xe ô tô khách xuôi về hướng Nam. Trên xe chị Nhớn dặn nhỏ mọi người;
    - Đứng nói mình đi đón hài cốt. Nhà xe họ kiêng lắm. Nhất là lúc tìm được đưa ra, phải dấu thật kín. Họ mà biết họ chẳng cho đi đâu dẫu có là liệt sĩ đi chăng nữa
    Đến Quảng Bình, đi nhờ xe bộ đội lên chỗ anh Sống hy sinh. Cái đồi có hòn đá đen nay đã thành bãi trồng thuốc lào. Ông Đại chỉ nhớ mang máng trong khoảng bán kính 200m. Công tìm và đền bù ruộng thuốc lào cho dân mất ba chỉ vàng. Bù lại họ cơm nước tận tình và cho ngủ nhờ. Tìm được anh Sống, đang lúc tắm rửa cho anh thì chị Nhớn được chính quyền xã mời lên trụ sở.
    Anh chủ tịch kéo ghế, pha nước mời chị Nhớn ngồi, âm điệu Quảng bình nghe mãi mới rõ đại ý
    - Chị từ ngoài đó vô đây tìm liệt sĩ, có giấy của ngoài đó không? Các anh nằm đây đã bao lâu, coi như đã là người của địa phương. Việc này theo nguyên tắc thì chúng tôi sẽ đưa anh vào nghĩa trang liệt sĩ của địa phương theo đúng chính sách, đây là trách nhiệm của địa phương. Sau này chị có đủ giấy tờ sẽ đưa anh từ đó về. Để anh ấy tạm an nghỉ chỗ chúng tôi cũng được.
    Tuy là công nhân thâm niên, nhưng chị Nhớn cũng biết đối nhân xử thế. Chị moi từ trong lọ penexilin ra một chỉ vàng nữa gọi là tấm lòng của gia đình đối với địa phương. Anh chủ tịch lúc đầu không nhận, nhưng nghe chị trình bày mẹ già không còn sống bao lâu nữa. Mới mủi lòng giải quyết tình cảm, trái với nguyên tắc.
    Tối nay bà Sinh kể cho cháu nghe một câu chuyện cổ tích, một cậu bé đi tìm mẹ, được bà tiên cho nhiều bảo bối. Một cái gậy qua sông chỉ vất xuống nước là thành cầu, một cái đẫy mỗi lần đói khát mở ra là có cơm và nước uống. Một con dao gặp rừng chỉ quăng ra là có lối đi. Con bé mắt mơ màng ngái ngủ hỏi bà
    - bà ơi mẹ cháu đi vậy có mang nhiều bảo bối theo không ?
    - Cháu ở nhà ngoan thì bà tiên sẽ cho mẹ cháu nhiều bảo bối
    Con bé ngủ liền, trên môi còn mỉm nụ cười
  2. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Di hài của anh Sống được cho vào trong chiếc túi xách. Chị Nhớn cho một người trong họ và ông Đại mang về khách sạn nằm chờ. Còn chị và người nữa vào đến thành cổ Quảng Trị. Đến huyện đội trình bày hoàn cảnh được huyện đội cho người đưa xuống đến nơi nghĩa trang liệt sĩ. Một ngôi mộ to đùng. Người kia nói
    - Hồi đó, bà con kể trên một khỏanh đất bằng hai cái chiếu có đến 15 xác *********, ai nấy còn trẻ măng. Quân lực VNCH thu dọn chất lên một xe ô tô, chở đến bãi sông đào một hố chôn cả. Sau giải phóng ta đem các đồng chí về đây, nhưng không phân biệt được ai ra ai một phần thì xương cốt đã lẫn lộn, một phần có tư trang gì thì quân Nguỵ đã lục soát hết. Đành phải chôn cả vào đây.
    Chị Nhớn nhờ dân làm 15 mâm cơm, mua vàng mã, quần áo đồ tế chúng sinh. Khói hương lớn như một đám cháy nhà, mịt mù một góc nghĩa trang. Chị giở tấm áo len cũ của Yên mà chị đan cho em hồi em vào cấp 2, khóc gọi
    - Em ơi, đến nước này chị chẳng biết làm sao. Em sống khôn thác thiêng nhập vào đây theo chị về với mẹ.
    Bốc một nấm đất trên ngôi mộ 15 người, chị Yên gói vào giữa tấm áo. Bọc vải đỏ cho vào hành trang. Chị Yên và mọi người mang hai anh về trên một chuyến tàu giáp Tết đông nghẹt người. Mỗi anh một túi, lúc trên tàu xếp hai túi cạnh nhau.Chắc do ẩm, lúc này túi đựng di hài anh Sống đổ mồ hôi thành từng giọt trên thành túi giả da. Chị Nhớn đăm đắm nhìn những giọt nước trong vắt chảy dòng trên túi, bặm môi cố gìm tiếng khóc.
    Nguyễn Văn Bình không gặp may, anh bị phát hiện có nhiều dấu hiệu tiêu cực trong đợt khen thưởng cuối năm. Bình không bị truy tố vì dùng tiền lo lót, che lấp được tội tham ô. Năm đó BÌnh bán hết nhà lấy tiền sang Tiệp theo diện lao động xuất khẩu. Đấy là đợt xuất khẩu lao động cuối cùng của Việt Nam sang các nước XHCN Đông Âu. Khi Gocbachốp chấm hết cho một đế chế huy hoàng trên phương diện lịch sử. Bình lấy vợ Tiệp và định cư ở lại. Không một lần về thăm quê hương.
    Bà Sinh không còn bao giờ gặp lại bốn người thân của mình, kể cả người đang sống. Bà ở nhà con gái với các cháu. Nam nhi đại trượng phu, vó ngựa sa trường, tung hoành bốn bể. Phận đàn bà con gái thui thủi lo việc nhà, hương hoa giỗ chạp.
  3. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Hàng ngày trên đoạn đường Hồ Đắc Di, một bà cụ già 80 tuổi thường ngồi cô độc như khúc gỗ ngắm mặt nước hồ. Bà có một người chồng và ba đứa con trai, bà chưa bao giờ nghe thấy một cử chỉ, lời nói yêu thương ân cần của họ. Kể cả người còn sống hay đã chết. Bây giờ bên cạnh bà không còn ai trong số họ. Bà thiếu nhiều lắm trong cuộc đời mình, có cái thiếu về vật chất bây giờ không còn đáng quan tâm nữa.
    Tôi không đủ hiểu biết để nhận rằng cái gì đã khiến cho bà luôn cảm thấy thiếu thốn. Cuộc đời bà đã qua ở một quãng thời gian rất xa với tôi, xa đến nỗi tôi chỉ biết được qua những cái mà người ta gọi là trang sử hào hùng, chiến công thần thánh.
    Rồi như thường lệ, cô cháu gái xinh đẹp, dễ thương. Trời không lạnh cô mặc áo màu xanh nhẹ, trời lạnh cô mặc cái áo len màu xanh da trời. Cô sẽ nhẹ nhàng rón rén đi đến sát bà và hát khẽ
    - Bà ơi bà cháu yêu bà lắm...
    Cô gọi bà về ăn cơm bằng câu hát. Cô cầm tay bà đỡ dậy và dắt bà băng qua đường vào khu tập thể Nam Đồng, thận trọng qua làn đường đầy xe cộ.
    Mùa đông vừa rồi, bên cạnh cô có thêm một chàng trai có khuôn mặt thông minh cùng đưa bà về mỗi chiều. Hôm trời lạnh không thấy bà ngồi bên hồ, nửa tháng sau tôi mới biết bà đã mất. Người ta nói rằng cháu gái bà đã chăm suốt những lúc bà bên giường bệnh cùng với người yêu. Khi đưa tang bà trong tiếng khóc của cô có câu
    - Bà ơi bà cháu yêu bà lắm...
    Nếu có kiếp sau, cầu mong cho trời Phật phù hộ cho bà được Sinh Sống Yên Bình. Tôi cầu vậy vì tôi biết đó là điều bà đã thiếu trong gần hết cuộc đời mình
  4. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Ngõ giữa
    Không biết từ lúc nào ai gọi mà nó có tên là Tí Bìu, hàng xóm chẳng ai rõ tên thật của nó. Bố nó biệt danh là Tế Lồ, Tế Lồ là dân giang hồ, đã nhiều lần ra tù vào tội. Đi trường giáo dường từ bé, lại là gốc người Hoa cho nên được chính quyền quan tâm giáo dục lắm. Động nghe tin gì đã cho Tế Lồ đi tập trung cải tạo tu dưỡng.Mà đi học kiểu này thì hay hơn đi học bây giờ là không phải đóng tiền học phí. Sau một lần mãn hạn cải tạo, Tế Lồ được trở về xã hội để làm một công dân lương thiện. Không nghề ngỗng, vốn liếng, sức khoẻ còi. Tế Lồ vác bơm ra đầu đường đạp xe. Một hôm có đám đánh nhau, bọn đánh nhau vác bơm của Tế Lồ nện vào đầu nhau có thằng đi viện, ác thay thằng này nhà ở Lý Nam Đế. Cái loại mà hồi xưa người ta thường gọi với giọng nể sợ'''' ở trong thành''''. Cái bơm của Tế Lồ là tang vật vụ án, công an niêm phong để làm hồ sơ. Tế Lồ vẩn vơ trèo sấu, câu tôm hồ Gươm sống qua ngày. Mẹ Tế Lồ xót cái bơm, làm đơn lên phường trình bày hoàn cảnh của con, đề nghị các chú tạo điều kiện cho cháu làm người lương thiện. Thương con không đúng thời thành ra hại con, công an giở hồ sơ Tế Lồ ra xem, có người đặt dấu hỏi, tại sao nơi đánh nhau lại xảy ra đúng chỗ Tế Lồ đặt bơm ? Liệu có phải thằng này bè đảng với bọn kia để đánh trọng thương người ta không ? Trong vụ này có khả năng Tế Lồ tham gia, vạy nó đóng vai trò gì, đồng bọn nó là ai? Lập tức một cuộc điều tra mở ra, nghe phong phanh công an tìm, không hiểu chuyện gì. Nhưng Tế Lồ có kinh nghiệm, làm đ gì có chuyện cây ngay không sợ chết đứng thời này. Một khi công an đã hỏi tới là rách việc. Có lần hắn chứng kiến một thằng bị bắt oan vì tội móc túi, thực ra thằng móc túi trên tàu điện lúc ấy là bạn Tế Lồ. Nhưng công an lại tóm thằng bên cạnh. Thằng kia gào '''' tôi không có tội gì'''' Công an cho cái báng súng vào lưng quát '''' không có tội thì tao bắt mày làm gì''''. Bởi đường đời chứng kiến tận mắt, cho nên Tế Lồ đào vi thượng sách. Ra ga Trần Quý Cáp làm lưu manh cho trọn con đường trời định cho mình.
    Làm ăn ở ga, Tế Lò quen một ả bán nước. Rồi hương lửa mặn nồng đẻ ra thằng Tí Bìu. Vài năm thì Tế Lồ dính vụ, lại khăn gói quả mướp lên rừng đốn nứa, đập đá. Mẹ Tí Bìu vác con về trả nhà nội, lúc này Tí Bìu mới lên ba. Mấy con bà cô em bố nhìn thấy nó hằm hè rủa , đầu tiên là con thứ hai
    - thằng này đeo phải con của thằng Dũng nhà mình
    Con thứ ba tiếp lời
    - **, con này làm phò ngoài ga, chửa với thằng nào về đây bắt vạ nhà mình, vất trả mẹ cho nó
    Chỉ có bà nội Tí Bìu nước mắt lưng tròng, bế thằng bé vào lòng mặc kệ lũ con gái xa xả. Thế mới biết, cái lũ bà cô em chồng thật tàn bạo. Nhất là cái lũ lấy chồng rồi nhưng rước cả chồng về nhà mẹ đẻ chiếm chỗ ở. Có lẽ cái nguyên nhân tính độc ác này có từ thời Mỵ Châu, Trọng Thuỷ cũng nên
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu bà nội đan len thuê, lần hồi nuôi Tí Bìu thế nào mà chốc lát nó đã đến tuổi cắp sách đến trường. Tóc nó xoăn tít, hai con mắt luôn tối sầm. Người viết bài này đẽo phải thành kiến hay ác miệng ,nhất quyết cho rằng sự cay độc trong đôi mắt trẻ thơ của Tí Bìu là do mồm của hai còn bà cô trời chưa đánh hộc máu mồm kia.
    Tí Bìu đánh nhau rất lỳ, nó đánh với thằng lớn hơn, cho dù bị be bét máu cũng không hề khóc. Nó đánh đến lúc người lớn vào can mới thôi. Mà người lớn hồi ấy cũng buồn, vô tuyến chả có, phim ngoài rạp thì đắt đỏ hiếm hoi, ít cho tiêu khiển. Thấy trẻ con đánh nhau thường hào hứng đứng xem, họ can chẳng qua vì thấy trận đánh cũng sắp tàn rồi. Ngăn bọn trẻ lại để mai chúng còn có sức đánh nhau tiếp rồi có cái mà xem.
    Năm lên 10 tuổi, bà nội Tí Bìu không đủ sức kiếm tiền nữa. Bà sống bằng của bố thí của hai đứa con gái. Chúng càng hằn học khi thấy Tí Bìu ăn bám vào khẩu phần ít ỏi của bà nội san sẻ. Tí bìu còi cọc, nhìn cái gì cũng thèm thuồng. Tôi thường luôn cho Tí Bìu tiền. trung bình một ngày tôi cho nó đến 2 nghìn, ấy là năm 94. Hai con cô nó bảo tôi
    - Mày cho loại ấy làm đẽo gì, láo như ranh, đồ mất dậy.
    Tôi bảo;
    - cho nó để nó khỏi láo với mình
    Quả thực thì Tí Bìu rất láo, nó chửi rất chuyên nghiệp. Kể cả người lớn hay trẻ con, nghe nó chửi lứa bằng tuổi đã thấy bản chất hoang dã của nó khủng khiếp thế nào rồi
    -Dcm cả lò nhà mày, bố chọc pha mày bây giờ thích bướng không?
    Đấy là nó nói với bạn nó, khi thằng kia làm nó không bằng lòng.
    Tuy nhiên Tí Bìu không láo với bà nội, và cả tôi nữa. Có khi mấy hôm mới gặp cu cậu, chào chú xong Tí Bìu phàn nàn
    - Chú làm ăn thế nào, mấy hôm đi đâu mất mặt, thằng cháu đói quá. Từ chiều qua đến giờ chưa ăn cơm
    Kể ra chẳng ai ngờ đấy là câu nói của thằng bé lên 10. Tôi biết Tí Bìu nói thật, dạo này bà nó ốm nằm viện. Ai để ý đến nó mà cơm với nước. Tôi rủ nó ra hàng nước ngồi nói chuyện, hỏi han tình hình ông cháu hờ. Tí Bìu thấy tôi gọi một điếu Ngựa Trắng, cậu ới bà bán nước cho thêm điếu nữa. Rồi lệch mõm phì phèo rít, giọng kể lể
    - Dcm chán lắm chú ạ, mẹ cháu bây giờ lại đẻ. Hôm qua cháu đói đến xin tiền. Bị thằng bố dượng nó bảo cút ****** đi, không có gì cho mày nhá đâu, con ****** vừa đẻ còn đeo có ăn nữa là cái loại mày
    Tí Bìu đập điếu thuốc vào thành ghế cho rơi tàn nói tiếp
    - Dm lúc ấy mà có đồ, cháu xiên nó một phát ngay. Cháu bé thế này, công an nó không bắt đi được đâu mà sợ chú nhỉ
    Tôi nói với nó
    - Mày có xiên thì xiên trộm nó xong rồi chạy. Xiên trước mặt, kể cả đâm tòi phèo nó cũng chả chết ngay. Nó mà tóm được đập một cái thì mày chết luôn. Cầm lấy 10 nghìn ăn cơm. Lúc nào hết bảo chú
  6. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Sau mùa hè năm đó, Tí Bìu thôi học. Nó sống vất vưởng, nhiều khi đám trẻ hàng xóm xúc cơm nhà mình mang ra đầu ngõ cho nó ăn. Năm Tí Bìu 12 tuổi đã biết xoay sở những thứ lặt vặt như đôi dép, chậu nhôm đồng thời nó cũng mang dáng dấp của một đàn anh với lũ trẻ.
    Thấy tôi vừa về, Tí Bìu đã đứng cửa chào.
    - Chú, cháu đang có việc nhờ chú, mãi mới thấy.
    Vào trong nhà, Tí Bìu đợi tôi cởi quần áo treo trên mắc ngồi -xuống giường cởi giày, nó mới thầm thì
    - Cháu vừa ăn được cái cốp xe Rim
    Tôi giật mình nhìn lại nó, gầy choắt và đen. Con mắt vô cảm.
    - Mày tìm chỗ bán à?
    -Vâng, chú biết bán đâu thì giúp cháu?
    Tôi thần người ra nghĩ một lát. Đúng là mỗi con người có một con đường đi khác nhau, trẻ con hay người lớn cũng vậy. Tôi nói
    - Mang xuống chợ giời thôi, mày mang ra đầu Hàng Mắm tao đèo mày đi
    Mắt Tí Bìu bừng sáng, nó nhanh nhẹn hẳn. Vâng một tiếng rồi lủi nhanh. Tôi mặc quần áo đi xe ra chỗ dặn nó, cu cậu ngồi xổm trên vỉa hè, xe vừa đỗ cậu nhảy tót lên, hai tay ôm bụng để giữ cái cốp xe trong áo khỏi rơi.
    Tôi đi vào chợ Giời theo cái ngõ nhỏ từ Trần Khắc Chân, đi đường này không bị bọn mua đồ chặn hỏi như đi đường Phố Huế. Tôi dặn Tí Bìu
    - lần sau đi xuống đây, nhớ đi đường này. Đường kia bọn nó cứ chặn đường hỏi bán gì không, dễ bị để ý, mà bán cho bọn đấy hay bị ép giá mà còn dễ bị tóm đấy.
    Dừng lại trước một cái ngách tôi bảo Tí Bìu đi vào cái nhà thứ ba bên tay trái đưa cho chủ nhà, họ trả bao nhiêu tiền thì cầm lấy. Nếu họ hỏi ở đâu ra thì nói là của các anh cháu bao mang đến đây. Tí Bìu hỏi lại
    - Thế người ta hỏi anh mày là ai thì bảo gì ạ?
    - mày muốn bảo là ai cũng được, người ta không hỏi đâu
    Tí Bìu đi vào, lát sau trở ra, nét mặt hớn hở. Cậu như vừa trút được một mối lo nặng trĩu. Tôi đèo Tí Bìu ra đến vườn hoa Con Cóc. Hai chú cháu kiếm cái ghế mà chung quanh không có người ngồi đó. Tí Bìu giở nắm tiền ra đưa tôi
    - Chú lấy một nửa, còn đâu chú giữ cho cháu. Không cháu tiêu hết.
    Tôi quàng tay ôm nó nói
    - Mày phải học cách giữ tiền và tiêu tiết kiệm. Bây giờ phải biết nghĩ là không ai lo cho mày đâu. Khôn thì sống cháu ạ.
    Tí Bìu nhìn nắm tiền ngần ngừ, tôi cầm tay nó dúi vào túi áo ngực, ra hiệu cho nó cất tiền. Tí Bìu đút tiền vào túi, tôi nói
    - Đừng bán đồ cho bọn ngồi sạp, không an toàn. Vào nhà bọn nó bán tốt hơn, mày đi vào đấy phải ngó trước sau, thấy ai lảng vảng thì giả vờ gọi bừa tên ai đấy như bạn mày rồi đi ra. Nhớ là thấy bọn ăn mày hay bà quét rác cũng phải làm thế. Bọn công an nó đóng giả nhiều kiểu lắm.
  7. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Hai tháng sau, Tí Bìu mò đến tìm tôi, lúc này tôi đang ở bên Gia Lâm cậu đi xe ôm đến nơi, khệnh khạng móc tiền ra trả,. Tôi đi chợ mua đồ về nấu cơm, Tí Bìu lúc ăn phàn nàn
    - Cốp xe bây giờ rẻ lắm chú ạ, cháu thấy đèn pha ăn hơn. Nhưng cháu chưa ăn loại đó lần nào, chú biết cách không?
    Trong ngày hôm đó, tôi lần lượt đi mượn về 3 cái xe dòng khác nhau. Tí Bìu thực tập rất tập trung. Đến tối thì chỉ cần thời gian tôi đái xong một bãi là cu cậu đã tháo ngon lành cả công tơ mét lẫn pha đèn. Chỉ còn thêm thời gian để chuồn nữa là êm.
    Đêm ấy nó ngủ cùng tôi. Trên giường mãi nó không ngủ, thấy tôi vẫn còn đọc sách. Nó hỏi
    - Chú cho cháu đi theo chú, cái gì cháu cũng làm. Cháu nói thật chỉ có chú là thương cháu thôi. Bà cháu chết rồi, bố cháu thì còn lâu mới về. Cháu toàn ngủ ở cửa nhà bà Hạnh, hôm nào mưa thì đứng, mỏi chân lại ngồi ướt hết cả người.
    Tôi đặt quyển sách xuống bàn. Đó là quyển sách có nhan đề Những Cuộc Hôn Thú Man Dại kể về cuộc đời của một cậu bé bất hạnh sinh ra ngoài ý muốn của mẹ. Mẹ cậu coi cậu như kẻ thù, cả tuổi thơ cậu sống trong sự tra tấn, hành hạ khủng khiếp. Lớn lên cậu thành một kẻ tâm thần vì luôn thèm khát tình thương yêu. Nhưng Tí Bìu của tôi thì mạnh mẽ hơn nhiều, nó dám phản kháng với cuộc đời cho dù là ăn cắp. Hút gần hết điếu thuốc tôi mới nói được
    - Tí Bìu ạ, chú sống cũng lang thang. Hay phải đi xa, chú không mang mày đi theo được. Mà chú cũng chẳng có tiền đâu, chú đi làm thuê cho người ta mà. Chú chẳng thể cho mày đi theo được
    Nước mắt Tí Bìu chảy tràn trên mặt, lần khóc hiếm hoi từ đôi mắt ráo hoảnh của nó mà tôi nhìn thấy. Tôi quay sang chuyện khác cho qua lời đề nghị vừa xong của nó đi
    - Bao giờ mày có tiền, ra Hàng Cháo mua cái khoan chạy bằng pin nhé, chỉ vài trăm thôi. Một cái pha đèn là đủ đấy
    Tí Bìu lau nước mắt
    - Để làm gì hả chú?
    - Lấy đồ xe ô tô con
    - Lấy đồ xe ô tô á, cháu không biết
    Nó nhỏm dậy đợi tôi giải thích. Không nhìn nó, tôi nhìn vào bức tường, thấy mình hồi 12 tuổi đang tay cầm cái ống xốc rình đâm vào bao tải gạo, tay cầm cái túi chuẩn bị hứng. Nói như trong cơn mê sảng.
    - Đèn pha xe ô tô đắt tiền lắm, chỉ cần cái hàng chữ mác xe cũng đắt hơn cái pha đèn xe máy. Có cái bắt bàng vít thì dùng đầu vít bốn cạnh cắm vào khoan chạy pin tháo ra, cái này thì dùng tuốc nơ vít cũng được. Nhưng có cái bắt bằng đinh rút nhôm phải có khoan mới tháo được. Mà dùng khoan thì dây điện, ổ cắm lằng nhằng. Bọn có xe biết vậy mới chủ quan. Mày có cái khaon điện đấy, gắn mũi khoan, nhằm vào giữa cái đinh rút có vết lõm mà khoan. Tự cái đinh rút đấy rời ra.
    - Được rồi, bao giờ cháu mua được cái khoan đấy, chú dạy cháu cách tháo loại đó nhé.
  8. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Thời gian phía trước luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ. Lúc nó đến nơi có khi làm ta giật mình,có khi nó đi ta tiếc nuối hay thở phào. 6 năm sau tôi gặp lại Tí Bìu. Nó đã là một thanh niên mang dáng tay chơi ngông, áo sơ mi lụa hoa, tóc vuốt keo bóng lộn. Dáng đi nghênh ngang ngổ ngáo, đi xe máy trong ngõ rú ga ầm ầm. Qua mặt chỗ tôi chợt nhận ra, nó phanh xe thành tiếng kêu giật mình bao người, quay một vòng điệu nghệ, gạt chân chống đánh kịch miệng hét
    - Ông chú !
    Tí Bìu đập vai, bóp bắp tay tôi khen
    - Ông chú vẫn khoẻ, trông chẳng già tí nào, làm chầu bia đi. Bây giờ chú về ở đây chứ ?
    Tôi gật đầu nhìn khuôn mặt trâng tráo coi như như xung quanh không có ai của nó.
    - Chú có biết uống bia đâu, mày thế nào?
    - Cháu bình thường, lúc nào rỗi nói chuyện, cũng chán lắm chú ạ có lúc xông xênh, có lúc rách rưới.,con xe này tuần trước xuống sới Văn Giang kiếm được đấy, bọn phường đang để ý cháu. Dm bọn chó, cháu có gây vụ gì ở quanh đây đâu.
    Tôi đứng lên
    - Chú có việc đi, lúc khác nói chuyện
    Mấy hôm sau Tí Bìu kéo tôi ra quán cà phê Năng, than vãn vì thua lô. Nó tợp ngụm cà phê rồi mở miệng chửi đủ thứ trên đời. Để nó ca thán chán tôi mới bảo
    - Tí Bìu này, mày muốn làm cái gì cũng được chú không ngăn duy chỉ có những cái này mày phải tránh nếu còn coi tao là chú
    Không để tôi dứt lời nó chen ngang
    - Chú việc gì phải nói thế, lúc nào chú chẳng là chú, nói gì cháu cũng phải nghe. Hồi xưa chú quý cháu thế nào cháu vẫn nhớ chứ.
    Tôi lắc đầu
    - Hồi xưa mày ít lời hơn bây giờ, và lúc nào mày gặp chú cũng chờ chú nói để mày im lặng nghe. Có thể bây giờ mày đã lớn, mày có suy nghĩ không cần phải nghe chú tất cả như hồi bé. Nhưng chú vẫn cứ nói với mày Tí Bìu ạ, mày có thể ăn cắp nhưng đừng bao giờ nghiệp ngập thuốc phiện là một, cờ bạc là hai. Hai thứ này sẽ khiến mày không có cơ hội làm người đâu
    Tí Bìu lặng thinh, chắc nó thấy thái độ trâng tráo của nó làm tôi phật ý. Cúi đầu hai tay xoa vào nhau không nói mắt nhìn xuống vết xăm con tốt trên cổ tay nó. Tôi nói thêm
    - Muốn làm thằng lưu manh thì phải biết kiềm chế, tự chủ và tính toán. Còn không thì cũng chỉ tù là nhà, lệnh tha là nghỉ phép thôi, suốt cuộc đời vẫn chỉ là thằng rẻ rách
    Câu nói này làm Tí Bìu ngẩng đầu lên, trong ánh mắt nó tôi lại gặp lại khuôn mặt ngày xưa một niềm tin và tôn trọng tuyệt đối của nó với tôi. Tí BÌu đưa thuốc lá cho tôi, giọng đã không còn kiểu nghênh ngang
    - Chú hút thuốc đi ạ, có chú cháu thấy thấy yên tâm, có gì khó khăn còn hỏi chú. Thật sự chỉ có chú là thật lòng dạy bảo cháu từ xưa cho đến giờ, cháu ơn chú lắm
  9. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Ngồi một lúc, Tí Bìu thổ lộ
    - Chú ạ, con xe này là cháu nhảy được đấy. Mang biển giả thôi. Cháu định để đi nhưng túng quá muốn đẩy, chú biết chỗ nào không?
    Tôi giật mình, không ngờ nó đã tiến bộ đến như vậy. Tất nhiên từ một cái cốp xe đến cả cái xe thì cũng chẳng gọi là nhanh so với từng ấy thời gian. Chỉ vì tôi đi bẵng mất lên cảm giác như vậy. Tôi thấy con mắt Tí Bìu thao láo nhìn tôi chờ đợi.
    - Dm mày quá liều cháu ạ ! May là bọn khu vực nó chưa kịp để ý, nó mà chặn mày hỏi xe ở đâu, giấy tờ đâu thì giờ này mày đã ngồi trong kia rồi.
    - Thế cháu mới cần đẩy nhanh đi
    - Mày lột hết đồ bán lẻ, còn lại gì mang ra sông mà đẩy.
    Tí Bìu dãy nảy
    - Bán đồ thì được bao nhiêu? bán cả xe không hơn à?
    Đáng nhẽ thì tôi mặc kệ mẹ nó, nhưng chỉ vì bao nhiêu công tôi quan tâm đến nó từ trước đến giờ. Cũng như chăm cái cây chưa hưởng được quả nào mà bị gió bão quật đổ thì cũng tiếc, thôi thì như các cụ nói, có thương thì thương cho trót. Đành phải đâm lao
    - Mày phải hiểu bọn đá xe có lò sẵn, chúng chơi cả hàng chục con đưa vào lò. Mà bọn lò thì ở các tỉnh, ở quê vắng người dễ mua cả xã luôn. Xe về đẩy được mổ moi hay cà số làm đăng ký giả rồi lại được đẩy đi các tỉnh xa hơn. Bọn lò cũng ăn dây với bọn hình sự hết. Nên có những con xe mà chủ nó có đẳng cấp tìm ra rất dễ, bọn lò sẵn sàng nhả lại nếu công an thông báo. Và có những con xe của thợ lẻ như mày đem đến lò bán sẽ bị từ chối. Sau đó bọn công an xe bắt được mày đang trên đường đi, chúng nó sẽ có thành tích, lập chiến công xuất sắc. Ngoài ra có một số lò lẻ của mấy thằng chủ hiệu sửa xe, nhưng bọn này khó sống lắm. Mình bán cho nó cả năm nhỡ khi có chuyện gì vẫn bị mò ra.
    Tí Bìu nhăn mặt lẩm bẩm
    - Chú lâu không biết, đồ xe bây giờ rẻ như bèo. Cháu muốn có khoản lớn để mua cái xe Tàu đi. Không có xe bí bách lắm
    Lại khó nghĩ nữa đây, tôi bặm môi hoòi lâu rồi hỏi nó
    - Mày có chấp nhận liều nữa không?
    Tí Bìu quả quyết
    - Cháu chấp nhận, tầm này cháu chả ngại gì cả
    Tôi bảo nó đưa về nhà, vào trong nhà tôi bảo nó cầm bút ghi một số điện thoại rồi nói
    - Mày đi lên gần Bắc Giang, đến đoạn chắn tàu ở phố Thắng. Cứ rẽ phải đi thêm chục cây hỏi làng Ngọc Vân. Tìm nhà chú Trung thợ xây, hỏi để gọi người xây nhà. Khi mày gặp chú ý thì bảo chú gọi số điện này đọc tên người ta là chú ấy nhớ. Sau khi chú kia đến mày nói rõ tình trạng con xe và xin đổi lấy 5 chỉ trắng. Mày mang số hàng đấy về vào Đào Duy Từ vào nhà Lộc Lửa. Bảo tên Cụ nội mày ra là ông ấy ôm cho. Ngon lành thì mày đủ tiền mua một con xe nghiêm chỉnh.
    Tí Bìu sững sờ nhìn tôi, lát sau mới nói
    - Cháu sợ lên ấy có chuyện gì, còn về đây thì nhà ông Lộc cháu biết, cháu nghe bà nội kể thời Pháp ông ấy bán thuốc phiện cùng với cụ cháu.
    Đập vai nó tôi bảo
    - Mày yên tâm, mấy chú đó hồi trước nằm cùng trại với ******. Đợt tao vào thăm ******, các chú ấy có năn nỉ nhờ tao mua chục cái điếu cày họ làm, đẹp lắm. Tao không mua, các chú ấy mới kể là đang bị ốm, rất cần tiền mua thuốc kháng sinh gia đình nghèo không có điều kiện đi thăm. Lúc ấy tao xông xênh lại thương người, đi xuống tận Thái Nguyên mua cả đống thuốc về lại cho thêm mấy xị nữa. Mới đây các ông ấy xuống đây chơi, kể lể làm ăn được. Mày cứ đi đi đừng sợ.
    Tí Bìu đi hai hôm, buổi chiều thấy nhà bảo nó tìm tôi suốt. Đến tối mới gặp nó. Nó cười hớn hở thì thầm
    - Được 6 triệu chú ạ, mai chú cháu mình đi ra chợ xem có con xe nào nhé, cháu lên ấy bảo là cháu ruột chú. Ông Trung giữ lại ăn cơm, hỏi chú vợ con gì chưa, làm gì rồi. Có gửi mấy lạng cao dê cho bà nhà chú, cháu đưa bà rồi. Cháu nghĩ có khi chưa mua xe vội, quay vài lên ấy làm vài quả nữa được nhỉ?
    Tôi nổi cáu
    - Quả cái cả lò nhà mày,làm thế thì đừng bao giờ nhìn mặt tao nữa.
    Tí Bìu mua cái xe Tàu màu xanh ngọc trong cũng ngon lành, lượn lờ suốt quanh ngõ, mặt mày phởn phơ
  10. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Bẵng đi một thời gian lâu tôi không gặp Tí Bìu, nó đã về nhà mẹ đẻ ở. Không ở cùng với bà nội nữa, bố nó đã chết trong một đêm mưa ở chỗ tối nhất trong con ngõ, sáng người ta đi tập thể dục, gặp Tế Lồ nằm còng queo trơ cái thân hình lão Hạc. Nguyên nhân xác định nhanh chóng và đám tang cũng vậy. Chết vì sốc thuốc phiện là cái chết nhanh chóng, ít thủ tục về pháp lý cũng như nghi lễ nhất. Chuyện này tôi chỉ nghe kể lại.
    Kẻ thù của tôi đang sống yên ổn, hàng sáng vợ chồng chúng đèo nhau đi làm. Con gái chúng học trường diện ảnh. Tôi mất khá nhiều thời gian mới tìm ra nơi ở của chúng. Một ngôi nhà có cái cửa sắt luôn đóng kín. Chúng sống như một gia đình trung lưu, khá giả. Đã ba lần tôi đứng trước cửa ngôi nhà đó lúc nửa đêm. Thầm nghĩ kẻ thù của mình đang yên ấm và hạnh phúc. Hạnh phúc của chúng được làm một phần do những đồng tiền của tôi đem lại. 160 triệu đồng vào thời điểm vàng chưa đến sáu trăm một chỉ. Đồng tiền đó đối với tôi là những đêm thâu dài đằng đẵng, mẹ tôi cúi đầu niệm Phật,còn tôi chua xót viết lời thơ
    Con sẽ về thôi mẹ thương ơi
    Dầu cho cách trở một khung trời
    Sa cơ con bước đường lưu lạc
    Trăm đắng phần con, vạn xót lòng người
    Tôi đi tìm Tí Bìu vào sáng ngày thứ tư.
    Con em gái thấy tôi đến mừng rỡ reo to, nó đã thành một cô gái xinh xắn. Đôi má bầu bĩnh phớt hồng, cặp mắt có những hàng mi cong vút mở to như mắt nai. Nó cuống quít pha nước và tất tả chạy đi tìm anh trai. Ký ức trong đầu nó về tôi là một ông chú tốt, thương người, giàu lòng nhân ái.
    Nhưng anh nó không nghĩ vậy, ít nhất là lúc này. Bởi vì chưa bao giờ tôi đi tìm Tí Bìu cả, trong suốt mười mấy năm qua chỉ có nó tìm tôi . Tí Bìu đi cùng một cô gái về nhà, cô gái mặc áo học sinh cấp 3, trên tay áo còn có thêu tên trường. Một cô gái vừa lớn, khuôn mặt hiền lành, trong sáng.
    - Chú đến chơi ạ, cháu vừa ra trường đón bạn gái cháu về
    Tôi bảo Tí Bìu đưa bạn gái về nhà , tôi sẽ đợi. Khi nó về chúng tôi ngồi ở một quán cà phê. Vài câu chuyện cũ kể lại, tôi bảo nó đưa xuống nghĩa trang Văn Điển thăm mộ bố nó để tôi thắp nén nhang cho ông anh hàng xóm tưởng niệm mối tình giao hảo bấy lâu. Bên ngôi mộ của bố nó, tôi hỏi han tình hình cuộc sống của nó. Thấy bảo chưa tìm được việc làm, xe hỏng không có tiền sửa. Tôi rút điện thoại gọi cho một người bạn nhờ một chỗ làm, anh bạn tôi đồng ý tức thì vì xưởng đang thiếu thợ. Cho Tí Bìu một triệu sửa xe. Hẹn một tuần nữa đưa nó đến chỗ nhận việc tôi bảo ngày kia sủa xe xong gặp chú nhé

Chia sẻ trang này