1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoạ Long Sinh - Thái Sơn Bắc Đẩu võ hiệp Đài Loan

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 16/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bất tử thần long, nhân vật chính là Nam Cung Bình!
    Chính xác Cổ Long!
    And God saw the light, that it was good; and God divided the light from the darkness.
  2. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0

    1 . Vì sao ko thể xác định rõ tác phẩm của Ngoạ Long Sinh ? Đến cả Ngoạ Long Sinh cũng ko rõ ?
    Câu hỏi này liên quan đến vấn đề đạo bản ( trộm bản quyền ) , đạo danh ( trộm tên ) và những vấn đề khác . Ngoạ Long Sinh ko nhớ rõ mình có bao nhiêu tác phẩm , điều ấy có vẻ khó hiểu . Trên thực tế, từ niên biểu trên chúng ta có thể tìm ra đáp án . Trong 46 bộ sách kể trên , có đến 10 tác phẩm có 1 bộ phận ( có khi là quá nửa ) là do Ngoạ Long Sinh nhờ người khác viết thay , như thế có nên gọi là chân phẩm của Ngoạ Long Sinh được ko ?
    Có 1 số tác phẩm Ngoạ Long Sinh chỉ viết đuợc 20 % hay 40 % như vậy thì xác định sao cho rõ được ?
    Đối với điều này , bản thân Ngoạ Long Sinh cũng phải chịu 1 nửa trách nhiệm . Viết tiểu thuyết để đăng liên tục trên các báo , tác giả viết ko xuể nên sinh bệnh , hoặc vì bận việc mà ko thể viết tiếp bèn nhờ người khác viết thay để báo ko bị gián đoạn , điều ấy thì có thể hiểu . Đã là đăng liên tục thì ko thể gián đoạn để độc giả thất vọng , sốt ruột , nên phải nhờ người khác viết thay để lấp chỗ trống , thôi thì coi như là sự bất khả kháng . Kim Dung tiên sinh năm ấy viết Thiên Long bát bộ đăng liên tục trên báo , vì phải đi Châu Âu mấy tháng nên phải nhờ bạn thân là Nghê Khuông viết thay 4 vạn chữ ( tức khoảng 2 % )Bản thân Nghê Khuông cũng đã quan viết tiểu thuyết và kịch bản võ hiệp lại quen thuộc văn phong của Kim Dung , viết thay ko khó lắm , độc giả khó phát hiện được . Nhưng khi sửa chữa Thiên Long bát bộ đã viết lại đoạn đấy , nói là ko thể chiếm hết tâm huyết của người khác làm của mình , trên thực tế , đó là tinh thần trách nhiệm đối với độc giả , đưa đến bạn đọc 100% chân Kim , và cũng là trách nhiệm đối với tên tuổi của mình . Còn Ngoạ Long Sinh thì ko thế , chẳng viết lại gì cả . Ngay từ bộ sách đầu tiên nói là bị ốm , đến bộ sách thứ 2 cũng nói là bị ốm nhờ người khác viết thay , chẳng những là cho văn khí của văn đàn xấu đi từ đó mà tự mình cũng chiếm dụng công lao của người khác , 1 lần rồi 2 lần , 2 lần rồi 3 ,đế cả mười lần như vậy ! Như thế là thiếu tinh thần trách nhiệm với độc giả ,. Nếu nói 1 cách nghiêm khắc thì như vậy là lừa độc giả .
    Nói rằng Ngoạ Long Sinh chịu 1 nửa trách nhiệm vì 1 nửa trách nhiệm còn lại quy cho chủ toà báo , nhà xuất bản , xã hội thương nghiệp hoá và dân tộc tính .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  3. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    2. Vì sao nhiều tiểu thuyết võ hiệp giả maọ như vậy ? Mà tác phẩm của Ngoạ Long Sinh đặc biệt nhiều ?
    Đối với vấn đề này có nhiều cách giải thích . Mỗi chúng ta đều có 1 cách trả lời , đó là thị trường sách làm càn để kiếm lời nên trộm bản quyền , trộm danh tiếng , làm đồ giả , đồ kém chất lượng . Lý do đó cũng đúng . Quả là có như vậy . Nhưng nếu nghĩ kỹ thì tại sao ở Hồng Kông hiện tượng này rất ít mà Đài Loan thì đặc biệt nhiều ( từ thập kỷ 80 về sau ở Trung Quốc cũng có hiện tượng này ? ) Bước đầu của xã hội thương nghiệp , pháp chế còn chưa hoàn chỉnh , mà lòng hám lợi của người ta thì nhiều . Mà người Trung QUốc thì xưa nay thường vô pháp vô thiên , huống nữa từ xưa đã có truyền thống làm hàng giả ; xưa nay đã có , nay càng thịnh ( ! ) . Nguyên nhân của nó là từ văn minh nông nghiệp chuyển sang văn minh công thường nghiệp , lễ chế xã hội ko nghiêm , thói xấu của các công chủ khó mà thay đổi , dẫn đến hỗn loạn . Cùng là xã hội của người Trung Quốc , nhưng ở Hồng Kông tình hình ko đến nỗi tệ lắm ( chứ ko phải là ko có ) là do hệ thông pháp chế ở Hồng Kông tương đối hoàn chỉnh , ko như ở Đài Loan , dù trong thời đại lấy chính trị làm trung tâm hay lấy kinh tế làm trung tâm thì cũng đều ko có khái niệm lấy pháp chế làm trung tâm nhất là luật xuất bản , luật báo chí và những gì liên quan đến hình thái ý thức . Theo lý mà suy thì Kim Dung và Lương Vũ Sinh ở Hồng Kông thành tựu hơn hẳn Ngoạ Long Sinh , giả mạo Kim Dung hay Lương Vũ Sinh lại chẳng có lợi hơn sao ? Thế nhưng lại rất ít . Đó là vì Hồng Kông khác hẳn Đài Loan .
    Như vậy nói , trên thị trường tiểu thuyết giả danh Ngoạ Long Sinh có hơn trăm bộ , có lẽ đây là tác giả bị mạo danh nhiều nhất . Ngoạ Long Sinh nói rằng có đến hơn 150 bộ mạo danh ông ở đại lục Đài Loan và Hồng Kông . Nói đến điều nầy thì ông vừa có phần tức tối vừa có phần đắc ý ( thì , nhiều sách giả mạo chẳng phải vì danh tiếng cả Ngoạ Long Sinh lẫy lừng hay sao ? ) Người viết ko thấy ông có ý thẹn . Hình như ông cảm thấy những sách giả mạo ấy chẳng có liên quan gì đến mình - ông ko có trách nhiệm . Thực ra ông phải chịu trách nhiệm , ko phải hoàn toàn thì phải là 1 nửa .
    Sở dĩ như vật một mặt là vì thị trường sách vi phạm pháp luật ( mà e đương thời chưa có luật bản quyền ) ; những tác gia như Ngoạ Long Sinh , Cổ LOng một là nhận đơn đặt hàng quá nhiều , tự mình viết ko xuể , viết được 1 nửa hoặc một phần ba rồi nhờ người khác viết tiếp ; hai là tự mình vạch ra đề cương cho người khác viết ; ba là đến đề cương cũng chẳng lập chỉ đứng tên , người khác viết rồi xuất bản , mình thì nhận tiền đứng tên , đây là kiểu tệ hại nhất . Rốt cuộc thì trên thị trường sách , sách giả mạo có bao nhiêu bộ được thảo thuận ngầm với tác giả ? Điều ấy chỉ trời biết đất biết , bản thân Ngoạ Long Sinh , Cổ Long biết , nhưng biết đâu phải đẻ nói ra . Thế mà sau khi cầm tiền bán tên rồi lại ra vẻ tức giận , đắc ý mà ko thèm hổ thẹn . Tôi ( tức tác giả ) đã từng hỏi qua các tác giả Đài Loan như Ngoạ Long Sinh , Liễu Tàn Dương , Vu Đông Lâu , họ đều trả lời như nhau : những chuyện như thế nhiều lắm , chuyện sĩ diện ấy mà , biết làm sao được [/i] .
    Thì ra là thế ! Trung Quốc xưa nay vốn đề cao danh dự , giữ thể diện , nay tiến vào thời kỳ thương nghiệp hoá hiện đại hoá lại biến thành bán danh dự - Đó cũng có thể coi là đặc sắc Trung Quốc . Chúng ta đã từng nói đến tính dân tộc và thói xấu , trong đó có phần chỉ điều này . Đại tác gia lại bán tên , bán thể diện rồi bán cả lương tâm ( nếu chẳng phải là tên của danh gia [/i] thì người ta đã chẳng mua )
    Ngoạ Long Sinh hiền lành , quan hệ tốt với mọi người lại có tình cảm sâu sắc đối với tiền cho nên người ta mưa danh ông nhiều hơn các tác gia khác . Vì ông rất nổi tiếng nên ảnh hưởng tệ hại đến việc bán tên càng lớn .
    Tác gia lớn , tác gia nổi tiếng còn làm như thế ko những bại hoại thanh danh của mình mà còn làm bại hoại đến cả danh dự của tiểu thuyết võ hiệp . Sự suy thoái của tiểu thuyết võ hiệp có nhiều nguyên nhân , nhưng chắc chắn cũng là 1 phần do quá nhiều tác phẩm giả mạo . Điều khiến người ta lo lắng là - phong khí giả mạo ở Đài Loan Hồng Kông chưa dứt thì đã dấy lên ở đại lục một cách ghê gớm hơn , tràn trời ngập đất , lan đến cả những lĩnh vực khác .
    Lẽ nào đó cũng là sự kế thừa truyền thống ?
    ( hết phần 2 )



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Phần 3 : Đặc điểm tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh
    Trong khoảng thời gian 3 ,4 tháng chời nhận thẻ quân nhân xuất ngũ , Ngoạ Long Sinh đã từ đọc đến viết tiểu thuyết võ hiệp , nhờ thế mà đổi đời - đó là nói một cách truyền kyg .
    Thực ra cũng như Kim Dung , Lương Vũ Sinh , Ngoạ Long Sinh từ nhỏ đã mê tiểu thuyết võ hiệp .
    Một phóng viên đã viết :
    Hồi nhỏ Ngoạ Long Sinh rất mê tiểu thuyết võ hiệp . Trong thời gian đi học , ngoài sách vở phải học , trong cặp sách của cậu bé HẠc Đình luôn luôn có mất quyển tiểu thuyết võ hiệp , xem ở nhà , xem trên đường đi học về , thậm chí xem ngay trong giờ học . Trong đó ,tác phẩm của hai tác giả Hoàn Châu lâu chủ và Chu Trinh Mộc được cậu bé thích nhất cũng có cảnh hưởng lớn nhất
    ( Lữ Tư Sơn : Hiệp khí hào tình đầu ngọn bút - đến với Ngoạ Long Sinh )
    Sở dĩ Ngoạ Long Sinh ngày sau có thể viết tiểu thuyết võ hiệp và viết hay , đương nhiên có quan hệ mật thiết với công phu thời niên thiếu . Lại nữa m tuy Ngoạ Long Sinh học tập ko đến nơi đến chốn nhưng đối với truyền thống văn hóc dân gian như hí khúc tạp kỹ , kể chuyện , giảng xướng đều rất hứng thú ; đời sống quân nhân ko những khiến ông từng traỉ mà những sinh hoạt nghiệp dư trong quân dội cũng tạo nên những điều kiện cho ông tèn luyện sức tưởng tượng và sáng tạo , làm đầy đặn thêm công lực cho Ngoạ Long Sinh , chuẩn bị điều kiện cho ngang dọc giang hồ



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Trước khi bàn đến đặc sắc trong tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh cũng cần phải đề cập đến bối cảnh độc đáo của sự phát triển tiểu thuyết võ hiệp ở Đài Loan .
    Một số học giả ở Đài Loan cho rằng trước Cổ Long ko có tân phái , ko thừa nhận Lương Vũ Sinh , Kim Dung là tị tổ của tiểu thuyết võ hiệp tân phái . Ở đây có 1 điểm đáng chú ý , tức là tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan quả là có con đường riêng của mình . Chúng ta ( độc giả và học giả đại lục ) thì coi Đài Cảng là một e rằng chưa thoả đáng .
    Lý do là tuy các tác giả như Kim Dung , Lương Vũ Sinh đã viết tiểu thuyết võ hiệp từ giữa thập kỷ 50 và thành công ngay , nhưng tiểu thuyết của họ được truyền đến Đài Loan vào thời điển nào thì chúng ta ko để ý . Tình hình thực tế ko như chúng ta nghĩ . Tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh , Kim Dung mãi đến khi Đài Loan bỏ lệnh cấm và mở cửa mới có ảnh hưởng mạnh đến Đài Loan . Trước đó nếu có thì cũng chỉ lẻ tẻ , theo con đường đọc chui nhập lậu . Nguyên nhân cũng dễ hiểu . Ở Hồng Kông , Lương Vũ Sinh có tiếng là tả phái tức thân với đại lục , đương nhiên ko được hoanh nghênh . Kim Dung vốn cũng gần với tả phái ( làm việc ở Đại Công báo và công ty điện ảnh Trường Thành ) về sau tự sáng lập ra Minh báo , giữ lập trường trung lập , ko kết với bên nào cả , vì thế mà có một dạo ko được hoan nghênh ở cả đại lục và Đài Loan , ở Đài Loan tác phẩm của Kim Dung bị cấm . Lương Vũ Sinh chẳng qua là nhà viết tiểu thuyết và văn tiểu phẩm còn Tra Lương Dung ( tức Kim Dung ) lại còn là một nhà bình luận chính trị thời sự , kiêm ông chủ toà báo, muốn trung lập được sao ? Ko phải bạn thì là thù ( ! ) Theo cái lôgic chính trị ấy . đương nhiên cả hai bên eo biển đều ko ưa Kim Dung . Nói tóm lại , ảnh hưởng của Kim Dung và Lương Vũ SInh ở thời kỳ đầu là ko bao nhiêu , bởi vì ít đọc được . Cũng như ở đại lục trước thập kỷ 80 ko dễ gì đọc được tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh và Kim Dung .
    Trước Ngoạ Long Sinh , thậm chí trước của tiểu thuyết Kim Lương , báo chí ở Đài Loan cũngd dã đăng nhiều tiểu thuyết võ hiệp . Trước kia Ngoạ Long Sinh vào chốn giang hồ , ở Đài Loan đã có những tác giả như Hạ Phong , Lang Hồng Cán , Côn Luân , Tôn Ngọc Hâm, Thái Sấu Sinh , Thành Thiết Ngô và những người như Bạn Hà Lâu Chủ . Như vậy có thể thấy : Tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan có truyền thống của nó , đó là sự nối dài của truyền thống Trung Quốc những năm 30 .Tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan thời kỳ đầu nối tiếp với giai đoạn suy thoái ở thập kỷ 40 nên trình độ ko cao ( vì thế nên Ngoạ Long Sinh mới dám cầm bút , mà lại thành danh ngay từ đầu , nếu có những bậc thầy như Kim Dung và Lương Vũ Sinh thì e rằng vận mệnh của Ngoạ Long Sinh đã khác ) .
    Bây giờ Hồng Kông và xã hội thương nghiệp mà Đài Loan là xã hội chính trị phong bế cho nên sách có tính chất giải trí như tiểu thuyết võ hiệp tất nhiên chả được coi trọng và bị khống chế . Điểm nổi bật là hạn chế về nội dung chủ đề , ko thể viết về hưng vong lịch sử như Lương Vũ Sinh , Kim Dung . Nhà đương cục Đài Loan cấm kỵ viết về những điều ấy , chính vì vậy mà tác phẩm của Ngoạ Long Sinh , Cổ Long , Gia Cát Thanh Vân ... phần lớn ko có bối cảnh lịch sử xác định , để khỏi phạm huý . Điều ấy đòi hỏi tác gia phải đi vào con đường truyền kỳ . Đặc biệt là vào những năm 1960 , cảnh sát Đài Bắc ra quân , sưu tra các hiệu sách , ảnh hưởng đến chính trị đối với văn chương cũng ko rõ .
    Có hiểu được bối cảnh ấy , chúng ta mới hiểu được đặc sắc của tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  6. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Phần 1 ( nhỏ ) :
    Chúng ta đã từng đề cập đến nội dung cơ bản và đặc điểm của tiểu thuyết đầu tay của Ngoạ Long Sinh Phong trần hiệp ẩn . Tác phẩm này rõ ràng là mô phỏng tác phẩm của các bậc tiền bối như Vương Độ Lư , Chu Trinh Mộc . Như vậy có nghĩa là bước đầu Ngoạ Long Sinh chưa thực sự bước vào con đường tân phái mà chỉ nối tiếp tổng hợp cựu phái , hình thức thì bắt chước tiểu thuyết chương hồi , câu văn , đoạn lạc còn khá dài , bút pháp tiết tấu đều thong thả, nhân vật trắng đen rõ ràng , chủ đề còn nông cạn . Nhưng Ngoạ Long Sinh lại có tài kể chuyện và dàn dựng bố trí chi tiết , tuy chưa hoàn mỹ nhưng vẫn được độc giả hoan nghênh . Đương nhiên Ngoạ Long Sinh cũng có tài , mặt khác là xuất phát điểm của tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan còn thấp , thị hiếu của công chúng còn thấp nên viết kha khá một chút là có thể được hoan nghênh .
    Tác phẩm thực sự khiến Ngoạ Long Sinh trở thành Thái Sơn Bắc Đẩu của tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan chính là bộ tiểu thuyết thứ ba - Phi Yến King Long . Năm sau ( 1960 ) với bộ Ngọc thoa minh tác phẩm Ngoạ Long Sinh trở nên sáng giá , danh tiếng Ngoạ Long Sinh lẫy lừng khắp đảo .
    Phi Yến kinh long kể về quá trình trưởng thành của một đệ tử trẻ tuổi phái Côn Luân là Dương Mộng Hoàn và mối tình của chàng với các cô gái Thẩm Hà Lâm , Lý Dao Hồng , Chu Nhược Lan , .... bản thân nhân vật chính Dương Mộng Hoàn đồng thời lại là mối dây liên hộ tình tiết của câu chuyện , tuyến chính gồm :
    1. Cây chuyện đoạt bảo vật - quần hùng võ lâm tranh đoạn quy nguyên bí kíp rùa lửa vạn năm .
    2 . Câu chuyện tranh bá - xung đột giữa 9 đại môn phái võ lâm với Thiên Long bang . Bang chủ Thiên Long bang Lý Thương Lan tắp tâm tranh bá võ lâm khiến 9 đại môn phái kia bất mãn dẫn đến xung đột và quyết chiến chính tà .
    Ông Diệp Hồng Sinh , chuyên gia nghiên cứu tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan đã đánh giá []i Phi Yến kinh long :
    Tuy tác giả miêu tả những biểu hiện bất cận nhân tình của Dương Mộng Hoàn làm ảnh hưởng đến hình tượng này , nhưng vì có tình tiếy câu chuyện rất lý kỳ , dồn dập , ko có khoảng trống nên đã trở thành một bộ tiểu thuyết võ hiệp bán chạy nhất Đài Loan lúc bấy giờ và mở ra một phong khí mới . Ngoạ Long Sinh đa thừa kế và vận dụng di sản võ hiệp của tiền nhân như cái li kì bí hiểm của Hoàn lâu chủ , bi kịch tình yêu của hiệp khách của Vương Độ Lư , bố cục kì dị của Chu Trinh Mộc , cho đến của quái trậng của một đoàn con gái theo đuổi một chàng trai ... Vì thế mà rút tỉa được sở trường của mỗi người , hình thành nên phong cách tiểu thuyết võ hiệp của thời đại mới mà vẫn mang phong vị truyền thống , được coi là võ lâm chính tông của một thời . Cách viết về sóng gió quanh việc tranh đoạt bí kíp , xung đột chính tà quần hùng tranh bá của Ngoạ Long Sinh đã thành mô thức mới của tiểut thuyết võ hiệp Đài Loan những năm 60 [/i]
    ( còn tiếp )



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  7. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    3 . Cách nói về 9 đại môn phái do Ngoạ Long Sinh sáng tạo cũng được mọi người tiếp nhận và tranh bá giang hồ hầu như đã biến thành chủ đề sáng tác chung của các tiểu thuyết võ hiệp .
    ( Diệp Hồng Sinh - lời tựa Thiên Hương tiêu )
    Lời đánh giá của Diệp Hồng Sinh rất chính xác , Phi Yến Kinh Long có khí thế rộng lớn , tình tiết phức tạp , hết sức hấp dẫn .
    Thành công của bộ tiểu thuyết này vừa do bản thân nó ,vừa do nguyên nhân bên ngoài . Diệp Hồng Tiên đánh giá Phi Yến Kinh Long mở ra phong khí mới của thời đại đồng thời lại xếp Ngoạ Long Sinh vào phái truyền thống , cái ảo diệu chính là ở chỗ này . Đối với độc giả Đài Loan tiếp thu sở trường của các bậc tiền bối , khiến người ta thấy tất cả đều được dung hợp vào một chỉnh thể . Đọc tiểu thuyết vừa được cái vui tạm tránh được hiện thực , cũng nguôi ngoai được nỗi nhớ cựu tình . Mặt khác , khởi điểm của tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan tương đối thấp , ko thể sánh được với Lương Vũ Sinh , Kim Dung ở Hồng Kông , những người Đài Loan ko đọc được của họ Kim , Lương thế là Nước Thục hết đại tướng , Liêu Hoa làm tiên phong . ( chú thích : Nguyên văn - Thục trung vô đại tướng , Liêu Hoa tác tiên phong - thành ngữ )
    Sở dĩ mọi người thừa nhận Ngoạ Long Sinh thậm chí còn hâm mộ ông vì ông đã trở thành vật thay thế cho truyền thống . Ngày nay đọc lại , bộ tiểu thuyết này cũng hay nhưng ko đến mức tuyệt vời như người ta tưởng tượng , mà Phi Yến Kinh Long cũng còn nhiều nhược điểm .
    Có lẽ chúng ta đem con mắt của người ngày nay để xem tiểu thuyết của mấy chục năm trước , đem con mắt của người đại lục để xem tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan , đem thước đo quá nghiêm túc để đánh giá 1 tác phẩm văn học thông tục , sau khi xem những tác phẩm của Kim , Lương , Cổ lại xem tác phẩm của Ngoạ Long Sinh thì khó tránh khỏi cảm giác kém hơn mấy bậc . Có lẽ chúng ta nên điều chỉnh lại , lấy yêu cầu và con mắt nhìn của văn học thông tục , lấy thước đo Ngoạ Long Sinh để đo Ngoạ Long Sinh . Như thế mới có thể bàn tiếp được , Phi Yến Kinh Long là tác phẩm thành danh của Ngoạ Long Sinh , cũng là bộ sách đắc ý nhất của ông . Dù sao , đối với tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan thời bấy giờ , Phi Yến Kinh Long rõ ràng đạt đến trình độ cao . Còn đối với sáng tác của Ngoạ Long Sinh thì đó là mới chỉ là thành công bước đầu , Ngoạ Long Sinh sau bước đầu sáng tạo nên thế giới võ hiệp của mình lại ko ngừng làm cho nó phong phú , biến đổi , ko ngừng tiến bộ .
    ( còn tiếp )



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  8. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Sự phân biệt chính tà trong thế giới võ hiệp vẫn là một vấn đề đối với độc giả , tác giả , và học giả . Nếu ko có sự phân biệt chính tà thì quy tắc của thế giới võ hiệp khó lòng đứng vững ; nếu phân biệt chính tà quá rõ ràng thì lại khiến tác phẩm trở nên nhạt nhẽo . Vấn đề này tưởng như đơn giản , kỳ thực cũng làm nhiều người phải đau đầu . Ngay Lương Vũ Sinh cũng đụng phải vấn đền nên . Chính vì Lương đaih hiệp đã nhấn mạnh quan điểm thà ko có võ chứ ko thể ko có hiệp , hiệp là tượng trưng cho chính nghĩa - chính tà phân minh nên nó trói buộc khiến ông ko đi sâu khám phá những bí ẩn nhân tình thế thái , khắc hoạ tiềm lực thâm hậu ở tầng sâu của tính cách nhân vật . Mặt khác , một số tác giả trẻ tuổi lại đi đến một cực đoan khác , ko phân biệt chính tà , ma và người lẫn lộn , giang hồ ảm đạm , u ám , hỗn độn , Điều này đi ngược lại tập quán thưởng thức truyền thống và tất nhiên cũng chẳng ích gì cho việc biểu hiện nhân tính .
    Tiểu thuyết võ hiệp được goi là chuyện trẻ con dành cho người lớn ( thành nhân đồng thoại ) quả thực cũng có cái lý của nó . Cách gọi này bản thân nào cũng bao hàm mâu thuẫn cơ bản , tức là mâu thuẫn của người lớn chuyên trẻ con . Văn hoá Trung Quốc , ngày xưa gọi là đối tượng của văn trị , giáo hóa , nhân dân trăm họ là đối tượng của văn trị , giáo hoá lây dần từ đời này qua đời khác , nó đã khiến cho tinh thần và tâm lý phương thức tư duy và tình của dân tộc ta ( tức Trung Quốc ) mang cái cố tật ngay thơ bị trẻ con hoá ( đồng hoá ) - nếu gọi Lão Ngoan Đồng có vẻ rất thích hợp , tất cả những phương thức văn trị giáo hoá đều lấy thiện ác làm chuẩn , lấy tâm lý và phương thức tư duy trẻ nít về phân biệt chính tà , đen trắng rạch ròi làm cơ sở . Thiện ác phân minh , chính tà phân minh rồi làm cơ sở , tốt xấu rạch ròi , thế giới nhân sinh bị đơn giản hoá thành đồng thoại ; tiểu thuyết võ hiệp chẳng qua cũng chỉ là một bộ phận của văn hoá đồng thoại theo nghĩa rộng . Trên ý nghĩa ấy , quả thực tiểu thuyết võ hiệp tất phải chính tà phân minh , khái niệm hoá , công thức hoá , ngàn pho một giọng .
    Thế nhưng , vấn đề làm ngày nay dẫu đất nước Trung Hoa già nua và phong bế đã mở những nhiệm vụ quan trọng vẫn phải là thay đổi bản tính văn trị giáo hoá của văn hoá dân tộc . Độc giả đã tiếp thu văn hoá mới , tuy vẫn còn giữ tập quán tâm lý truyền thống nhưng cũng có nhiều thay đổi . Trong công chúng cũng đã xuất hiện nhiều người lớn thực sự , cần dùng con mắt của người lớn để nhìn thế giới , để bình phẩm tác phẩm văn học . Vì thế mà tiểu thuyết võ hiệp đứng trước thách thức vô hình .
    Còn tiếp



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  9. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Kim Dung vượt trội hơn Lương Vũ Sinh là ở chỗ Kim Dung nhạy cảm nhân ra mâu thuẫn giữa con người truyền thống và hiện đại , giữa người lớn và câu chuyện trẻ con ; ông đã chọn cách thay kèo đổi cột để sang tác tiểu thuyết võ hiệp . Tức là , bề ngoài thì kế thừa truyền thống , sáng tác đồng thoại mà trong cốt tử thì lại đối diện với thế giới hiện đại và nhu cầu thưởng thức của người trưởng thành .
    Sự hoan nghênh dành cho Cổ Long cũng vì ông đã vứt bỏ cái bó tã đám tã lót truyền thống , thoát khỏi mâu thuẫn , truy cầu sự đổi mới , sáng tạo nên tiểu thuyết võ hiệp mới hiện đại .
    Ngoạ Long Sinh lại có phương pháp và tiết tấu của Ngoạ Long Sinh , đó là sự tuần tiệm tiến .
    Phong trần hiệp ẩn , trắng đen rõ ràng , Phi Yến Kinh Long thì trong ngoài khác nhau . Tức là , những người chính phái trong cửu đại môn phái đều tham lam , tự tư , tàn nhẫn , ngấm ngầm đấu nhau , có đầy đủ nhược điểm và khuyết điểm của nhân tình . Thế mà họ lại nhân danh bảo vệ môn phong thể diện . Vậy là trong ngoài bất nhất .
    Đến Ngoạ Thoa Minh thì chính tà khó phân . Ở tác phẩm này , Ngoạ Long Sinh đã xây dựng nên một hình tượng nhân vật độc đáo là Thần Châu Nhất Quân Dịch Thiên Thành , có vẻ gian hùng mà ko mất khí phách anh hùng , làm việc ác mà lại làm việc thiện , lòng dạ bất lương nhưng ko đến nỗi đại ác , có ý nửa thiên thần , nữa ma quỷ . Hình tượng nhân vật này làm cho Ngọc Thoa Minh thêm hấp dẫn , nhưng cũng ko giống loại tiểu thuyết ko phân biệt chính tà , bởi vì nhân vật chính Từ Nguyên Bình và Giác Không trưởng lão trong tác phẩm đã xác định rõ thước đo chính tà , cũng có nghĩa là ko lẫn lộn thị phi chính tà . Hơn nữa , tác phẩm này lại lấy nhân tính , nhân sinh và tình cảm con người làm chủ , tình tiết lại khúc chiết nên vì thế được nhiều độc giả hoan nghênh và coi Ngọc Thoa Minh là tác phẩm tiêu biểu của Ngoạ Long Sinh .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  10. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đến Thiên Hương Tiêu thì chẳng những tình tiết câu chuyện càng kỳ dị tinh diệu mà quan hệ biện chứng giữa chính tà trở nên thâm trầm . Nếu Ngọc Thoa Minh là sự tìm tòi dung hợp chính tà thì thiên hương tiêu lại càng sâu sắc hơn , có một cái nhìn thấu thị và phê phán đối với thế giới chính tà . Minh chụ lục lâm Hồ Bách Linh giết người như ngoé , từ sau khi lấy người đẹp Cốc Hàn Hương , sức mạnh tình yêu đã khiến nhân vật thay đổi tâm tính , ân hận về nửa cuộc đời trước . Khi tái xuất giang hồ , anh ta đã có lòng hướng thiện , muốn xoá bỏ hiềm thù giữa võ lâm chính phái và lục lâm tà phái , cống hiến tâm lực của mình cho chính nghĩa và sự bình yên của võ lâm . Vì thế mà anh ta lại muốn tranh làm minh chủ võ lâm . Sau khi thành công lại hiểu rõ lý tưởng của mình khó lòng thực hiện , bị cả hai bên võ lâm và lục lâm tẩy chay nhưng vẫn ôm một lòng nghĩa hiệp , biết là ko thể làm được mà vẫn cố làm . Cuối cùng Hồ Bách Linh chết kẹt giữa chính và tà . Ngoài ta người vợ là Cốc Hàn Hương , ko ai hiểu nổi anh ta . Nhưng Cốc Hàn Hương sau khi chồng chết ko từ thủ đoạn nào , cuối cùng từ mỹ nhân thuần khuết lương thiện mà trở thành nữ ma đầu khiến võ lâm kinh hãi . Thế giới giang hồ cuộn lên cơn bão thiên hương tiêu ( Thiên hương vừa chỉ thiên hương côc nơi Hàn Hương cư trú vừa chỉ dung mạng quốc sắc thiên hương của nàng ) Tình tiết của sách chẳng những phát triển bất ngờ mà còn có ý đồ kiến tạo ngụ ngôn : : Hồ Bách Linh vì sức mạnh của tình yêu mà cải tà quy chánh , còn Cốc Hàn Hương vì lòng hận thù mà từ lương thiện trở thành tà ác , đây là sự khái quát đối với thế giới giang hồ và đời sống võ lâm . Khi Hồ Bách Linh chưa trở thành người lương thiện , nhờ võ công và tài trí hơn người , ai cũng thấy phải sợ , sống tự do tự tại , nhưng khi anh ta cải tà quy chánh , hành hiệp giang hồ thì lại gặp bao gian nan khổ nạn . Đây là bi kịck trong thế giới giang hồ và đời sống võ lâm . Sự thay đổi của Hồ Bách Linh và Cốc Hàn Hương rõ ràng là đã chỉ ra một cách sâu sắc sự cố chấp và xơ cứng của sự đổi lập chính tà trong thế giới võ lâm . Xuất thân chính phái thì thuộc chính phái , xuất thân lục lâm thì thuộc lục lâm thì cứ phải tà . Và sự phức tạp của nhân tính . Sự miêu tả đạo sĩ Vũ Đương với tính cách tự phụ , hẹp hòi , kiêu ngạo , cố chấp , thật sâu sắc , khiến người ta phải day dứt suy tư . Đây đều là những suy nghĩ và biểu hiện của Ngoạ Long Sinh đối với quan niệm chính tà đã vươn tới một tầm mới . Diệp Hồng Sinh đã gọi đó là hồn tráng sĩ và máu liệt phụ , hết sức tán thưởng tác phẩm này - điều đó chẳng phải sự ngẫu nhiên .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên

Chia sẻ trang này