1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoạ Long Sinh - Thái Sơn Bắc Đẩu võ hiệp Đài Loan

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 16/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Sự miêu tả chính tà trong Giáng Tuyết Huyền Sương lại là một bước tìm tòi mới mà chúng ta sẽ đề cập đến sau .
    Tiến bộ trong sáng tác tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh còn biểu hiện ở cách kể chuyện ko ngừng biến hoá , nghệ thuật ko ngừng phát triển để phù hợp với khẩu vị của độc giả hiện đại .
    Tiểu thuyết võ hiệp phải viết thế nào mới gọi là chính tông ? Đây là vấn đề mà nhiều người suy nghĩ . Bình Giang Bất Tiếu Sinh là một loại , Hoàn Châu Lâu Chủ cũng là một loại , Trịnh Chứng Nhân là một loại , Chu Trinh Mộc lại là một loại , Cung Bạch Vũ , Vu Lương Độ cũng chẳng giống gì nhau . Các lưu phái khác nhau đó cũng được thừa nhận , khi Ngoạ Long Sinh bắt đầu viết , ông cũng tiếp thu truyền thống này . Nhưng nếu là một đại gia thì phải tự mình sáng tạo , muốn thành danh gia thì phải có phong cách riêng .
    Sáng tác Ngoạ Long Sinh đối diện với độc giả hiện đại , vậy thì phải làm thế nào mới thích ứng với khẩu vị của họ để hấp dẫn họ , đó là vấn đề đặt ra cho các nhà viết tiểu thuyết võ hiệp hiện đại . Hoàn cảnh xã hội và văn hoá ở Đài Loan khác với Hồng Kông , vì thế mà tác giả ở 2 xứ này phải lựa chọn phương thức tự sự khác nhau . Lương Vũ Sinh , Kim Dung lấy sử làm khung , lấy người làm cốt , chú trọng xây dựng thế giới nghệ thuật hoằng vĩ ; mà các tác gia Đài Loan khó làm được như vậy , chỉ còn cách Xuất kỳ chế thắng .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  2. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Như đã nói , Phi Yến Kinh Long đã vượt qua cái khuôn truyền thống , ngòi bút tự nhiên và tự do , nội dung cây chuyện được mở rộng vì thế mà bước sang một thế giới mới . Ngọc Thoa Minh , Thiên Hương Tiêu đã thay đổi phương thức tự sự , lấy những nghi án li kì làm đặc trưng của tình tiết . Mở đầu Ngọc Thoa Minh nhân vật chính Từ Nguyên Bình đang đêm đến Thiếu lâm tự để tìm tung tích kẻ lấy cắp Đạt Ma Dịch Cân Kinh tình cờ lại gặp được Cao tăng Tuệ Không truyền thụ võ nghệ . Rồi chàng xông vào la hán trận chẳng những khí thế kinh người mà càng làm người ta hồi hộp . Trong các tác phẩm này quan hệ giữa các nhân vật , nguyên do của các sự kiện đều kỳ lạ khó đoán . Điều đáng nói là Ngọa Long Sinh luôn quan niệm đấu sức ko bằng đấu trí . Quan niệm này phát triển cực độ ở Ngoạ Thoa Minh với sự xuất hiện kỳ diệu của nữ nhân vật chính Tiêu Uyển Uyển . Cô gái này ko biếy võ công nhưng lại cực kỳ thông minh , thắng người bằng trí tuệ , dùng trí điều khiển người , dùng trí để xử sự , dùng trí để giải trừ tai nạn . Ngọn bút kỳ diệu đã mở ra trời đất mới , khiến người ta phải vỗ án khen tuyệt . Phải chăng Ngọa Long Sinh đã noi gương Kim Dung khi xây dựng hình tượng Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ .
    Lối tự sự ở Thiên hương tiêu cũng rất kỳ lạ , khó lòng hiểu được hậu sự . Những điều Hồ Bách Linh gặp khi tái xuất giang hồ và những việc Cốc Hàn Hương làm để trả thù cho chồng đều vượt qua trí tưởng tượng của người ta , cho thấy cấu tứ xảo diệu và tài năng kể chuyện của tác giả . Phần sau của sách do Dịch Dung viết thay , chẳng những ko hề sút kém mà còn bổ cứu được cho những thiếu sót của Ngọa Long Sinh khiến cho tác phẩm thêm phần độc đáo . Đây cũng là một sự lạ .
    Tiếp đo , Vô danh tiêu , Tố Thủ Kiếp Ngọa Long Sinh lại chuyển sang kiểu trinh thám . Đầy là một cuộc thử nghiệm kết hợp giữa các kỳ truyền thống với hình thức trinh thám phương Tây . Có lẽ đây cũng chỉ do một sự tình cờ , người trước trồng cây người sau hóng mát - sở dĩ Cổ Long có thể hậu lai cư thượng có lẽ cũng là nhờ đứng trên vai Ngọa Long Sinh . Điều này lịch sử võ hiệp nên ghi nhận .
    Vô danh tiêu Tố thủ kiếp đều rất xuất sắc , câu chuyện điều tra bí mật càng được kể một cách điêu luyện hấp dẫn . Tố Thủ kiếp ngay mở đầu tác phẩm đã phát sinh một vụ án kỳ lạ tức cái chết của võ lâm tứ quân tử tiếp đó là sự mất tích kỳ lạ của quần hùng võ lâm . Ai ngờ hung thủ lại là bà chủ của Nam Cung thế gia mà võ lâm hết sức tôn sùng . RỒi nghi án kỳ lạ này lại đưa đến câu đố hết sức kỳ lạ khác : vì sao bà chủ của gia tộc Nam Cung lại làm như thế ? Nam cung thế gia là gia tộc đệ nhất võ lâm , vậy vì sao suốt năm đời , ông chủ của gia tộc này đều mất tích 1 cách bí ẩn như thế ? .. Từ đó tiểu thuyết được mở ra 1 cách tự nhiên , vào tầng tầng lớp lớp càng ngày càng sâu , ko xem đến cuối ko thể biết được . Thì ra phu nhân nhà Nam Cung làm như vậy là do vì yêu mà sinh hận .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  3. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Nhưng tiếng tăm lẫy lừng , công việc càng nhiều , đơn đặt hàng tới tấp , Ngoạ Long Sinh khó lòng tránh khỏi tiếng tăm bị hư hỏng . Trong đỉnh cao sáng tác của Ngoạ Long Sinh giữa thập kỷ 60 , để ứng phó với hợp đồng của các nhà xuất bản , ông đã phải song thủ hỗ bác ( hai tay đánh nhau ) , mời người viết thay rất nhiều .
    Chiếu theo khẩu vị của công chúng ko nhất thiết là sai . Vấn đề là : cần phải đúng mức độ , ko nên chạy theo thị hiếu tầm thường , ko nên đánh mất mình , càng ko nên thiếu trách nhiệm đổi với độc giả . Ngoạ Long Sinh đã ko biết tiếc thanh danh của mình , thực là đáng tiếc .
    Cuối những năm 80 , Ngoạ Long Sinh có 1 thời gian ngừng bút , ko rõ ông có suy nghĩ lại ko . Vào những năm 90 ông lại tái xuất giang hồ , những bộ sách như Viên Tử Yên cũng khá những ko xoay chuyển được tình thế , đã đến lúc lực bất tòng tâm , hối cũng đẫ muộn . Vào những năm 90 , tiểu thuyết võ hiệp đã bắt đầu suy thoái , sức tưởng tưởng và tài năng Ngoạ Long Sinh cũng đã cạn , ông muốn sáng tạo phái hiệp tình suy lí tiểu thuyết thì ko những Cổ Long đã đi trước 1 bước mà độc giả cũng ko còn thấy mới lạ nữa .
    ( hết phần 1 - nhỏ )



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Phần 2 ( nhỏ )
    Chúng ta đã nói về lịch trình sáng tác của Ngoạ Long Sinh , chú trọng cái biến của ông . Đổi mới và sáng tạo là nguyện vọng và mục tiêu chung của các tác gia . Thời đại , xã hội và thị hiếu của độc giả thay đổi , sáng tác của nhà văn ko thể ko thay đổi . Vấn đề ở chỗ thay đổi thế nào . Sự thay đổi của Ngoạ Long Sinh có được có mất , như đã nói .
    Ở đây chúng ta bàn về mặt bất biến trong tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh , tức những nhân tố tương đối cố định trong tiểu thuyết của ông .
    Tính thông tục , giải trí của tiểu thuyết võ hiệp quyết định bản chất loại hình và khuynh hướng mô thức hoá của nó .
    Cách chơi mỗi người một khác . Tiểu thuyết võ hiệp của Ngoạ Long Sinh được hoan nghênh , tất nhiên là có cái ảo diệu của nó . Như đã nói , Ngoạ Long Sinh đã kết hợp được bi kịch hiệp tình của Vương Độ Lư , tổ chức bang hội và kỳ nhân , kỳ binh của Trịnh Chứng Nhân , phép bố cục kỳ lạ của Chu Trinh Mộc , cho đến những linh đan diệu dược , trân cầm dị thú , huyền công tuyệt nghệ của Hoàn Châu Lâu Chủ .... để làm nên diện mạo độc đáo của thế giới võ hiệp của mình . Đó là những nhân tố bất biến trong tiểu thuyết võ hiệp Ngoạ Long Sinh . Hạt nhân của nó là một chữ kỳ . Thế giới truyền kỳ , câu chuyện truyền kỳ tất nhiên có thể hấp dẫn người đọc và làm thoả mãn tâm lý hiếu kỳ của họ , vì thế mà được hoan nghênh .
    Tiểu thuyết võ hiệp Ngoạ Long Sinh , ngoài nguyên tố tự sự cố định nói trên , còn có một mô thức phương pháp tự sự tương đối cố định , tức : đoạt bảo vật + tranh bá + ngôn tình . Môt thức này đã bắt đầu được hình thành từ Phi Yến Kinh Long , vế sau được lặp lại . Nội dung và tình tiết của Phi Yến Kinh Long là : trước kể chuyện quần hùng tranh bảo ( quy nguyên bí kíp , vạn niên hoả quy ) rồi lại viết về chuyện Lý Thương Lan và Thiên Long bang tranh bá võ lâm , từ đó mà dẫn đến xung đột gay gắt , ở giữa lại xen vào những mối tình rắc rối giữa Dương Mộng Hoàn với các cô gái đeo đuổi chàng . Mô thức tự sự này , trong các tiểu thuyết sau này dù có thay đổi ít nhiều thì chẳng qua cũng chỉ thay đổi tỉ trọng và thứ tự của ba thứ ấy , cách kể cũng có thay đổi . Người quen với tiểu thuyết võ hiệp Ngoạ Long Sinh vẫn có thể phát hiện thấy vạn biến bất ly kỳ tông [/i] .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Mô thức tự sự này có thể nói là nguyên nhân chính khiến người ta thích tiểu thuyết võ hiệp Ngoạ Long Sinh . Bởi vì nó thoả mạn tâm lý hiếu kỳ và những ước vọng tâm lý bí ẩn của họ .
    1_Câu chuyện đoạt bảo có thể thoả mãn tham dục .
    2_Câu chuyện tranh bá xuất phát từ ham muốn quyền lực .
    3_ Chuyện tình có thể thoả mạn khát vọng ******** .
    4_Lại thêm ham muốn báo thù ...
    Đó đều là những dục vọng cơ bản của nhân loại cũng là 4 mô thức tự sự cơ bản của tiểu thuyết võ hiệp .
    Ngoạ Long Sinh đã kết hợp 4 loại lại . Nhưng nhìn chung thì mô típ phục cừu trong tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh ko nhiều ko phải chủ yếu . Đó là vì : mô thức lên núi học võ , xuống núi báo thù đã được viết quá nhiều . Ngoạ Long Sinh muốn mở ra đường lối mới vì thế ko muốn đi lối mòn ; tuyến phục cừu có hạn chế vì quy mô của nó nhỏ , ko mở rộng được thời gian và ko gian tự sự và bản thân sự phục cừu cũng khó nói là chính nghĩa hay phi nghĩa , đó chẳng qua chỉ là tập tục và số phận của thế giới giang hồ vì thế cũng khó thể hiện được chủ đề hiệp nghĩa . Huống chi phục cừu đã viết quá nhiều cũng sinh nhàm chán . Do đó kết hợp 3 tuyến tranh bá , đoạt bảo , ngôn tình ngoài việc làm thoả mãn dục vọng tiềm ẩn của con người ra có thuận lợi đối với tự sự trong tiểu thuyết võ hiệp : một là làm cho tình tiết thêm khúc chiết , phong phú , phức tạp ; hai là sự đan dệt ba tuyến khiến sự phát triển tình tiết thêm li kỳ ; ba là sự biến hoá phương thức tổ hợp càng mở rộng biên độ tự do của các tác giả ; bốn là mở rộng không gian và thời gian tự sự .
    Đó là ưu thế về phương diện kỹ thuật nhưng dù sao cũng có ý nghĩa quan trọng .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  6. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Các nam nữ nhân vật chính trong tiểu thuyết võ hiệp Ngoạ Long Sinh có mấy đặc điểm duới đây : một là một nam nhiều nữ , hay là tuấn nam mỹ nữ , ba là nữ mạnh nam yếu , bốn là nữ hoạt bát nam ngờ nghệch . Chẳng hạn như trong Phi Yến Kinh Long . Một nam nhiều nữ chính là sự khúc xạ truyền thống đa thê trong xã hội phong kiến Trung Quốc ; trai tài gái sắc cũng dễ hiểu các loại tiểu thuyết thông tục , kể cả tiểu thuyết võ hiệp đều viết vậy .
    Các đặc điểm say thì khá lạ lùng và độc đáo . Trong Phi Yến Kinh Long ta thấy các loại nhân vật nữ . Thẩm Hà Lan thuộc loại dịu dàng thơ ngây truyền thống ; Chu Nhược Lan thuộc loại lạnh lùng ngạo mạn , quý phái khó hiểu ; Triệu Tiểu Điệp thuộc loại thuần tuý tình cảm ; Lý Dao Hồng thuộc loại biến thù hận thành ái tình , dũng cảm quật cường ; Ngọc Tiêu Tiên Tử thuộc loại phóng đãng tuỳ tiện nhưng dám yêu hết mình , đáng xót đáng thương - các hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết sau này của Ngoạ Long Sinh đều ko ngoài 5 loại hình này .
    Nữ mạnh nam yếu trong Phi Yến Kinh Long ko những chỉ được thể hiện ở võ công Chu Nhược Lan , Triệu Tiểu Điệp cao cường hơn Dương Mộng Hoàn mà cá tính họ cũng áp đảo cả chàng , điều này khiến con người phải sửng sốt . Mô thức chung của tiểu thuyết võ hiệp là anh hùng sánh với mỹ nhân , điều này khỏi phải nói - võ công , tính cách của nam đều mạnh hơn nữ . Ngoạ Long Sinh lại đi ngược lại con đường đó , có phải chỉ vì muốn tạo ra sự tân kỳ ? Hay có dụng ý khác ? Nếu chỉ để tạo ra sự tân kỳ thì sao cứ phải một rồi hai , hai rồi đến ba đều như vậy ? Nếu có dụng ý , có xúc cảm mà viết vậy , thì đây là thứ cảm gì ? - Phải chăng là chỉ âm thịnh dương suy ? Hay tự biểu hiện chính mình ; bản thân tác giả và nam giới đều tình cảm nhạt nhẽo , yếu đuối tầm thường , thậm chí là giả dối ? Hay là theo truyền thống thẩm mỹ - Đổng Vinh và bảy nàng tiên , Hứa Tiên và Bạch Xà Nương .
    Nhân vật nam do gánh vác trọng trách nên phải theo chuẩn tắc , có khi trở nên giả dối như hư nguỵ , còn nữ thì sông với thế giới tình cảm nên trong lãnh vực tình cảm thì chân thành , nhiệt tình hơn mà vì vậy lại mãnh liệt hơn .
    Sự bất cận nhân tình của Dương Mộng Hoàn trong Phi Yến Kinh Long khiến nhiều độc giả phê phán . Nữ hoạt bát mà nam ngờ nghệch khiến độc giả phê phán và sững sờ , bất bình - nào là cho rằng Ngoạ Long Sinh ko biết miêu tả tình yêu nam giới , nào là cho rằng Ngoạ Long Sinh muốn để cho một chàng trai được nhiều cô gái yêu , hưởng diễm phúc ; nào là cho rằng tác giả ko quan tâm đến chuyện tình yêu mà chỉ nghĩ đến hôn nhân .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  7. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Dù là lý do gì đi chăng nữa thì tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh cũng phần nào biểu hiện được truyền thống của xã hội Trung Quốc và tính cách nam giới Trung Quốc : vụng về mêm yếu , hư nguỵ , giả dối và hèn nhát . Trong tiểu thuyết của Ngoạ Long Sinh thường xuất hiện chủ đề gái đẹp là tai hoạ , đây là biểu hiện của quan niệm nam giới là trung tâm của hủ lậu trong truyền thống Trung Quốc cũng thể hiện vùng u ám trong tâm lý đàn ông Trung Quốc .
    Lại nói về mô típ đoạt bảo . Ở đây có thể tập trung xung đột ; cũng có thể thêu dệt nên những chuyện ly kỳ trong quá trình tìm bảo vật như những cái bẫy bí ẩn , các thứ trân cầm dị thú , những hoàn cảnh kỳ dị . Còn ý nghĩa của nó là phơi bày được sự tham lam của nhân tính và điều đáng chê trách của thế giới giang hồ .
    Mô típ tranh bá là tình tiết chủ yếu trong tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh , hầu như tác phẩm nào cũng có . Mô típ này , ngoài việc khiến cho tình tiết chuyện phong phú phức tạp , mở rộng thêm môi trường hoạt động của nhân vật , khiến cho câu chuyện thêm kỳ xảo hồi hộp , hấp dẫn người đọc , thì còn có thể vạch trần được những âm mưu đen tối trong chốn giang hồ , những xung đột ngấm ngầm trong nội bộ các môn phái khiến cho mâu thuẫn càng thêm phức tạp . Tiểu thuyết võ hiệp nói chung khi xây dựng nhân vật phản diện phần nhiều là có khuynh hướng công thức hoá . Ngoạ Long Sinh cũng ko phải ngoại lệ . Nhưng có một số tác phẩm , thường thường trước khi câu chuyện kết thúc lại miêu tả động cơ tâm lí sâu sắc của kẻ gian hùng khiến tác phẩm tăng thêm chiều sâu . Sự xung đột chính tà trong tiểu thuyết võ hiệp Ngoạ Long Sinh có chỗ độc đáo là ko những hung hiểm mà còn thần bí , ko những đấu sức mà còn đấu trí , đây là tượng trưng cho những cuộc minh tranh ám đấu trong xã hội . Dù đôi khi tình cờ , tác giả ko có ý định tạo ra ý nghĩa ngụ ngôn , nhưng tác phẩm cũng có ý vị ngụ ngôn , khiến người ta suy nghĩ .
    ( hết phần 2 - nhỏ - phần 3 xin hẹn ngày mai sẽ xong )
    ( dạo này mình làm việc năng suất thật )



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  8. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Phần 3 ( nhỏ )
    Trong tiểu thuyết Ngọa Long Sinh , ưu điểm nổi bật mà hạn chế cũng nổi bật . Điểm dễ thấy nhất là rất cơ xảo , ly kỳ , hấp dẫn người đọc .
    Cũng chính vì đặc điểm ấy mà Ngọa Long Sinh dùng nhiều tâm cơ , ít tình cảm , có trí mà thiếu tâm , khiến tiểu thuyết của ông chưa có chiều sâu . Đọc một lần thấy hấp dẫn , trí tưởng tượng và tài kể chuyện của ông quả thực đáng nể . Nhưng đã đọc xong 1 lần thì khó đọc lại lần thứ 2 . Điều này khiến cho tiểu thuyết Ngọa Long Sinh ko thể sánh với tác phẩm của Kim Dung và Cổ Long , Lương Vũ Sinh .
    Cụ thể là chủ đề của tiểu thuyết ko rõ , càng ít có tư tưởng sâu sắc và độc đáo . Nhân vật được xây dựng rất tinh xảo nhưng tính chất loại hình hoá . Vì thế tiểu thuyết Ngọa Long Sinh chỉ có thể giải trí , nó quá xa vời với đời sống hiện thực , xem ra tác giả ko có ý truy cầu viết nỗi bi hoan nhân thế , tỏ bày cảm khái cuộc đời chẳng qua là thêu dệt câu chuyện , bán văn kiếm tiền .
    Tuy Ngọa Long Sinh có tài xây dựng tình tiết , có tài kể chuyện nhưng vì tác phẩm khá dài , thời gian sáng tác cũng dài cho nên khó tránh khỏi , có nhiều sơ hở . Ngay đến tác phẩm tiêu biểu như Ngọc Thoa Minh cũng có nhiều tình tiết quan trọng mà có đầu mà ko có đuôi , ko rõ ruốt cuộc ra sao . Vì thế mà khiến cho cấu hình , kết cấu tác phẩm ko hoàn chỉnh , thật là đáng tiếc . Chẳng hạn như đối với lai lịch và câu đố trên vỏ Lục tình kiếm ko hề được kể rõ , mối quan hệ giữa Độc Cô Chi Mộ và Nam Hải Kỳ Tẩu cho đến cuối cùng vẫn ko rõ ràng , mà mối tình cừu ân oán giữa Hậu Thiên Nhất Ẩu và Thiếu Lâu Tuệ Không cũng chưa kẻ rõ - những chỗ sơ hở như thế thật là nhiều . Đến giai tác mà còn thế , huống hồ những tác phẩm khác . Không có tác phẩm nào mà ko có thiếu sót . Như vậy ko thể ko nói thái độ và tài năng của tác giả có vấn đề . Đây cũng là vấn đề chung của tiểu thuyết võ hiệp và văn học thông tục . Vị Thái Sơn Bắc Đẩu của tiểu thuyết võ hiệp Đài Loan ko thể tự vượt qua mình , mà còn bị người đến sau như Cổ Long vượt qua , nguyên nhân của điều này cũng khiến người ta suy nghĩ .
    Hết



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  9. vanthesubieu

    vanthesubieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Kim Dung với Ngọa Long Sinh - Thiên kiếm với Tuyệt Đao
    Huỳnh Ngọc Chiến
    (trích "Lai rai chén rượu giang hồ")
    "Trước kiếm Cơ Đồng không còn tuyệt học, dưới đao lão phu không có sinh cơ", câu nói đó của Thiên hạ đệ nhất đao Hướng Ngao như muốn mở ra hai dòng nghịch lưu chảy quanh quan niệm về võ học trong tư tưởng của Ngọa Long Sinh, một đại bút về tiểu thuyết võ hiệp. Cùng với Kim Dung, nhưng bằng một phong cách khác hẳn Kim Dung, Ngọa Long đã lặng lẽ mở ra một chân trời huyền ẩn cho tư tưởng để tựu thành nhưng điều bất khả tư nghì cho cõi đạo Sơ Thủy Đông Phương.
    Nói đến tiểu thuyết võ hiệp người ta thường nói đến Kim Dung, và tiếp theo đó là Cổ Long, Gia Cát Thanh Vân, Nam Kim Thạch... Nhà phê bình Trung Quốc Vương Sóc đả kích Kim Dung thậm tệ nhưng lại chấp nhận Cổ Long, và ông đánh giá Cổ Long cao hơn Kim Dung rất nhiều. Mỗi người đều có nhận định theo cách riêng của mình. Chúng ta cũng vậy, và nên vậy. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật không có cái khách quan tuyệt đối. Không thể có một tác phẩm hay hoặc dở đối với tất cả mọi người. Đối với một tác phẩm hoặc tác giả, chúng ta không nền bài xích, khen ngợi theo dư luận, trừ phi chúng ta đến với tác phẩm hay tác giả đó mà không định kiến, và tự rút ra những nhận định riêng của mình. Nhưng môn đồ của Tinh tú lão quái Đinh Xuân Thu không phải là không đầy rẫy trong dư luận cũng như trong những ý kiến phê bình. Ngọa Long Sinh tương đối được ít nhắc tới hơn các tác giả trên, nhưng ngoài Kim Dung và Cổ Long ra, tôi thấy trong tác phẩm của các tác giả đó mọi tư tưởng và ý đồ tác giả đều hiện lên trong từng trang giấy, trong từng câu nói của nhân vật, như những sợi chỉ nổi ngổn ngang trên một tấm vải may vụng. Đó là bi kịch của những người mong muốn lập ngôn. Mà văn chương như thế, ta chỉ có thể đọc một lần. Như ăn mía. Nhai một lần đã mất hết vị ngon. Với một chút cực đoan, tôi dám khẳng định rằng cùng sách vai với Kim Dung, chỉ có Ngọa Long Sinh là người biểu hiện được những tư tưởng lớn thâm trầm u áo, thậm chí còn có những điểm vượt hẳn Kim Dung, dù các tác phẩm của ông không được phổ biến nhiều trong giới bạn đọc Việt Nam. Nếu đến với Ngọa Long Sinh từ Kim Dung thì những người đọc vội vàng thường dễ thất vọng. Bởi vì từ thế giới sinh động của Kim Dung với những tình tiết lâm ly, những cốt chuyện hấp dẫn, chúng ta như bước vào cung điện trang nghiêm với không khí vô cùng trầm mặc. Trong tác phẩm ông thường thiếu vắng những tràng cười hoạt kê, nhưng câu khôi hài ngộ nghĩnh hay những lãng tử khoái hoạt như trong tác phẩm Kim Dung. Sự hồi hộp gay cấn cùng những tình tiết bất ngờ cũng chỉ mức độ nửa chừng. Chỉ khi nào ta kiên nhẫn theo dõi ông thật kỹ qua một vài tác phẩm, ta sẽ thấy tư tưởng ông còn có những điểm thâm trầm hơn cả Kim Dung. Có điều ông che dấu tư tưởng mình quá kín, và như thế là thử thách bạn đọc quá nhiều. Cũng như Kim Dung, ông là người thâm cảm được sự bế tắc trong việc biểu đạt triết học Đông phương bằng ngôn ngữ triết học trường trại hiện nay, nên ông âm thầm khai phá một con đường đi riêng rất mực ... Ngọa Long Sinh! Ông Bùi Giáng đã nhận định một cách triệt để: "Những kiệt tác của Ngọa Long Sinh đi song song với Kim Dung và Gia Cát Thanh Vân - thực hiện một cuộc chuyển biến dị thường trong lịch sử văn học tư tưởng Trung Hoa" (Sương Bình Nguyên, tr 498).
    Kim Dung thường chia võ học theo hai nguyên lý Âm Dương, như trong giới tự nhiên. Từ lối luyện công cho đến chiêu thức, đặc biệt là trong quan điểm về nội lực. Một bên thì âm hiểm mềm mại, một bên thì cương trực mạnh mẽ. Hai mặt đối lập nhau ấy, nếu dung hóa trong một cá thể thì năng lượng kết hợp sẽ gần như vô tận. Một người học võ, nếu hóa hợp được nội công âm nhu và dương cương, thì nội lực sẽ trở nên vô địch. Thông thường thì chỉ có bậc chân tu đạo hạnh như Trương Tam Phong, một bậc Lão Tử trong võ học, mới đạt nổi cảnh giới đó bằng cái tâm tuyệt đối thanh tĩnh vô vi. Nhưng kẻ khác, dù là đại cao thủ, nếu có tham vọng luyện được cả hai môn sẽ rơi vào trạng thái "tẩu hỏa nhập ma". Những cao thủ tuyệt đỉnh như Nhậm Ngã Hành, Phương Chứng đại sư hay Hoàng Dược Sư... đều chỉ có luyện nội công theo một đường lối Dương công hoặc Âm công mà thôi. Nhưng cũng có ngưồi do cơ duyên run rủi mà đạt đến cảnh giới võ học tối cao đó ngay tại chỗ "sinh tử quan đầu". Đó là trường hợp một Trương Vô Kỵ hóa giải được Nhất âm chỉ và Cửu Dương thần công trên Quanh Minh Đỉnh, hay là trường hợp một Thạch Phá Thiên hợp nhất được Viêm viêm công và môn độc chưởng âm hàn trên Ma Thiên Lĩnh... Nhờ vậy mà hai nhân vật đó đã đạt đến cảnh giới "tam hoa tụ đỉnh", "ngũ khí triều nguyên" tối cao trong võ học. Như Âm và Dương dù đối nghịch nhau, nhưng khi đã được tương dung hợp nhất trong vòng tròn Thái Cực thì cứ tự tại an nhiên để tiêu trưởng thiên biến vạn hoá, mà vẫn không làm đảo lộn trật tự của trời đất. Giống như một người đã giác ngộ thì nói năng động tĩnh đều phát huy hiệu dụng, đi đứng nằm ngồi đều biểu lộ huyền cơ. Đó chính là quan điểm võ họ của Kim Dung, nhất là trong quan điểm về nội lực.
    Ngọa Long lại đi theo con đường biểu đạt khác rất khó nhận ra. Chỉ trong tác phẩm Thiên kiếm Tuyệt đao, tư tưởng của ông mới hơi hé lộ cho bạn đọc một đôi chút, qua nhân vật Cơ Đồng với Thiên kiếm vô địch thiên hạ, và một nhân vật Hướng Ngao với tuyệt đao đệ nhất võ lâm. Sống xa cách nhau bên kia Sinh Tử kiều, hai cao thủ tuyệt đỉnh tượng trưng cho hai cái đối cực về võ học đó đang bị bế tắc trong việc hợp nhất với nhau. Một bên là Thiên kiếm theo nguyên lý Sinh, đem bi tâm trùm lên kiếm pháp để hóa giải tất cả các võ học trong thiên hạ. Một bên là Tuyệt đao theo nguyên lý diệt, đem sát tâm hóa vào đao pháp để tận diệt mọi đối thủ trên đời. Trong khi Kim Dung muốn cho rằng mọi võ công đều có tính tương đối, và phải chịu khắc chế lẫn nhau thì với Ngọa Long Sinh, cả hai nguyên lý Sinh Diệt đó đều được đẩy đến chỗ sơn tận sơn cùng! Trước Thiên kiếm không còn tuyệt học, dưới Tuyệt đao không có sinh cơ. Thiên kiếm không thể giết người, mà mỗi khi sử dụng chỉ có thể buộc đối phương buông khí giới quy hàng, vì cảm thấy mình bị dồn vào tuyệt lộ. Đó cũng là cách dẫn dụ và hóa độ người theo nguyên lý đại bi, nên nó còn được gọi là đại bi kiếm pháp. Thiên kiếm có thể hóa giải tất cả võ học trong thiên hạ, nhưng nếu bị phá giải thì xem như đối diện với diệt vong. Tuyệt đao mỗi lần vung ra là ngập tràn sát khí, nên không thể không giết người. Nhưng nếu không giết được đói phương hoặc bị đối phương phá giải thì xem như lâm vào tử lộ. Nếu dùng Thiên kiếm để giao đấu với Tuyệt đao thì ai thua ai thắng, khi mà cả hai đều là hai cực tuyệt đối không thể dung hòa? Làm thế nào để đem được sát tâm của Tuyệt đao hòa vào Thiên kiếm, cũng như làm thế nào để hòa được bi tâm của Thiên kiếm vào sát khí của Tuyệt đao? Vấn nạn này cứ ám ảnh mãi chàng thiếu niên Tả Thiếu Bạch. Câu hỏi đó như đặt lý trí trước một huyền án lửng lơ. Mà người duy nhất có thể giúp chàng ta tìm câu giải đáp chính là một cô gái mù lòa ẩn cư chốn lều tranh! Chính ở điểm này, Ngọa Long Sinh đã âm thầm đặt lại tư tưởng trên một căn cơ bất khả tư nghì.
    Thiên kiếm và Tuyệt đao giống như Thần bảo vệ Vhisnu và thần Hủy diệt Shiva trong tư tưởng Ấn Độ giáo. Chỉ có thần Brahma mới hợp nhất được hai vị thần đó trong tam thể vị nhất để khơi dẫn nguồn sáng tạo. Thiên kiếm và Tuyệt đao không thể dung hòa nhau, nhưng Ngọa Long Sinh đã sáng tạo một nhân vật có thể hưởng được cả hai tuyệt kỹ hoàn toàn đối lập nhau đó, như một sữ điều hòa. Đó là Tả Thiếu Bạch. Chàng thiếu niên bị truy sát, trong cơn hoảng loạn tuyệt vọng đã vượt qua được Sinh Tử kiều, một cây cầu đầy huyền thoại trong võ lâm, mà mọi kẻ vượt qua đều phải chết. Chính ở trong trạng thái vô tâm, đem chuyện sống chết gại bỏ ra ngoài lòng mà chàng thiếu niên kia mới vượt qua được cây cầy Sinh Tử. Mà đạt được trạng thái vô tâm, vượt trên sinh tử như thế là đã đặt được những bước chân đầu tiên đến cõi đạo thâm huyền, theo truyền thống tu học Đông phương. Đó là điều kiện để đi vào cảnh giới uyên áo của tư tưởng, mà trong Thiền tông gọi là "Tuyệt hậu tái tô" (chết đi sống lại). Muốn cho Tả Thiếu Bạch học được cả Tuyệt đao lẫn Thiên kiếm, Ngọa Long Sinh phải cho chàng trai đó một lần vượt qua cõi Tử Sinh. Và chính từ cảnh giới đó mà con người thường phát huy hiệu dụng. Các thiên tài Đông Tây kim cổ đều thâm giải điểm chung này. Ông Nguyễn Du thì bóng bẩy hơn bằng cách để sư trưởng Giác Duyên vớt Thúy Kiều từ sông Tiền Đường lên. Còn Kim Dung cũng có một lần để Lệnh Hồ Xung rơi vào trạng thái tuyệt vọng tại Dược Vương miếu, sinh tử đại sự không còn làm anh ta quan tâm nữa, nên mới chỉ mới lần đầu tiên mà chàng ta đã phát huy Độc Cô kiếm pháp đến mức tuyệt luân, đánh bại Cuồng phong khoái kiếm của Phong Bất Bình, và chỉ bằng một chiêu kiếm đã đâm mù mắt 15 tên môn đồ phái Tung Sơn. Trong tác phẩm Ngọa Long Sinh, các điều phụ thuộc được trình bày tràng giang đại hải lại chẳng hấp dẫn bao nhiêu, trong khi những điều cốt yếu, những vấn đề trầm trọng trong tư tưởng lại chỉ được đề cập phớt qua.
    Thiên nhiên của Ngọa Long Sinh cũng không hùng vĩ đa dạng, không muôn sắc nghìn màu cho bằng thiên nhiên của Kim Dung. Nhưng thế giới nội tâm của các nhân vật lại thường u uẩn, khắc khoải hơn rất nhiều. Và đằng sau thế giới đó, ta thường bắt gặp nỗi trầm tư sâu thẳm về cõi tồn sinh hay cái nhìn trầm mặc vào nỗi đời dâu bể. Một quái nhân như Tiêu Tiên (trong Vô danh tiêu) tự giam mình trên gác vắng hàng mấy mươi năm trời để khổ luyện võ công, mong muốn đem nội kình gửi vào tiếng tiêu để sát thương địch nhân ở cách xa hàng dặm, trong chỗ vô hình tích. Ý niệm về thời gian như không còn nữa. Thời gian như đã ngừng trôi trong thế giới nội tâm, và con người đó như muốn hướng mình theo tiếng gọi của vô biên và tuyệt đích. Một quan điểm như thế về võ công có lẽ không tìm thấy trong tác phẩm của Kim Dung. Ba vị cao nhân võ lâm khác là Trang Sơn Bối, Nam Dật Công và Liễu Tiên Tử (trong Kim Kiếm điêu linh) tự ẩn mình tuyệt tích trong núi hoang, hằng năm lại tỉ thí để tranh nhau chức vô địch. Từ thưở tráng niên cho đến khi tro tàn thời gian bay bạc trắng cả mái đầu. Tiếng thở dài của Nam dật Công chốn hoang sơn, khi giật mình ngẫm nghĩ lại, nghe ra còn thê lương hơn cả hình ảnh Tả Lãnh Thiền mù loà gào thét trên Phong Thiền đài: tất cả cảnh đời dâu bể đó cũng chỉ vì cái lụy của chữ Danh. Những vấn đề này, ngoài ngòi bút tài hoa của Kim Dung chắc chắn sẽ lôi cuốn người đọc hơn nhiều, nhưng cũng vì thế mà dễ mất đi sự thâm trầm trong tư tưởng, là những chiều sâu cần trầm tư quán tưởng hơn là biểu đạt trên văn tự ngữ ngôn.
    Tác phẩm của Kim Dung giống như Thiên kiếm và tác phẩm Ngọa Long Sinh không khác Tuyệt đao. Thiên kiếm thường được ưa thích hơn Tuyệt đao, cũng như Thi quỷ Lý Hạ đâu có được mến mộ bằng Thi tiên Lý Bạch hay Thi Phật Vương Duy. Nhưng cả kiếm lẫn đao đều vạch ra một thông lộ chung cho người đọc tìm về cõi đạo phương Đông. Trong Tuyệt đao đã hàm ẩn Thiên kiếm, và trong Thiên kiếm thấp thoáng Tuyệt đao. Tại chỗ chót vót sơ đầu, cả Thiên kiếm và Tuyệt đao đều hợp nhất thành Một, bởi vì đó chỉ là hai lối rẽ tạm thời trong tư tưởng do yêu sách của việc lập ngôn.
    Huỳnh Ngọc Chiến
    (trích Lai rai chén rượu giang hồ)
  10. seagamesvn

    seagamesvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Khà khà ... theo ngu kiến của tại hạ thì hai chữ Tuyệt Đao ấy nên nhường cho Cổ Long , chỉ có Cổ Long với Kim Dung , Thiên Kiếm và Tuyệt Đao kết hợp lại mới ko còn sơ hở chứ Ngoạ Long Sinh e rằng ... trình chưa đủ .

Chia sẻ trang này