1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoại binh nhập tịch VN - Bóng đá Việt Nam sẽ sẽ mạnh hơn nhiều (part 1)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi mankichi0106, 13/06/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. stillbelievehp

    stillbelievehp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    1
    Chuẩn.!
  2. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Hé hé... thì thỉnh thoảng cũng phải thủ dâm tự sướng tí chứ
    Ơ... mà đây là tớ phát biểu cảm nghĩ của tớ, sao cái bác gì lại bảo là tớ bị báo chí nó mị dân? Hình như chưa có báo nào viết bài tự sướng như tớ đâu nhỉ
  3. star4v

    star4v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    cái này thì ko rõ, có lẽ bác hơi vũ đoán chăng
    nhìn các cầu thủ nhập tịch của SIN mang về cho đội tuyển mấy chiếc cup vô địch, thì nếu có bỏ tiền ra để mua chuộc thì cũng xứng đáng. vì đầu tư rất hiệu quả. bây giờ bác cho điều đó ko phải là vì màu cờ sắc áo, nhưng lịch sử SIN sẽ gọi họ là những người hùng.
    còn các cầu thủ ngoại nhập tịch của VN đá vì màu cờ sắc áo
    chả lẽ bây giờ hỏi chúng nó, chúng nó lại bảo ko, "chúng tôi yêu VN, đá vì VN". để xem, thế hệ VQ, QV vì tiền mà bán đứng quốc sỉ. còn nhớ, các cầu thủ VN đem trái tim và màu cờ sắc áo đi đá ở xứ người, thì lởn vởn, lừng khừng, vừa đá vừa đợi.. để xem trong nước gom được bao tiền thưởng rồi. khi biết số tiền rất lớn, các anh chơi hăng hơn hẳn.
    vậy thì, đầu tiên đừng có đem màu cờ và sắc áo ra dụ dỗ người ta. lãnh đạo hãy thực tế, nếu SIN bỏ tiền ra mua thành công và đã thành công, thì bài học này cũng nên học. cuối cùng, màu cờ và sắc áo ấy cũng vì tiền cả thôi.
  4. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tìm:
    Có cần phải biết tiếng Việt?
    Rõ ràng, một cầu thủ ngoại nhập tịch được khoác chiếc áo đội tuyển Việt Nam biết nói tiếng Việt vẫn tốt hơn, bởi họ sẽ hiểu được nhiều thứ...
    ADVERTISEMENT
    Đêm 7-1-2009, đêm Gala tôn vinh những người hùng giành chiến thắng tại AFF Cup 2008, có một chi tiết thú vị nhưng không mấy ai để ý: thủ môn Quang Huy bất ngờ trao micro cho thầy Tô để cùng hát vang bài Niềm tin chiến thắng; HLV Calisto ngỡ ngàng trong giây lát, lắc đầu, cầm micro và... nhép miệng theo các học trò. Đơn giản là vì HLV trưởng Calisto không nói được tiếng Việt dẫu có... 8 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam. HLV 57 tuổi ấy có thể nói được tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ mẹ đẻ), tiếng Pháp (ngôn ngữ thứ 2 suôn sẻ), tiếng Anh (trôi chảy, nhưng vẫn luôn nói với báo chí rằng... có thể lầm lẫn đôi chút). HLV Calisto từng thừa nhận rằng, việc học tiếng Việt của ông gặp khó khăn bởi việc ông bỏ dấu vào các từ khi nói khó hơn nhiều so với... ?ođọc? một trận đấu trên sân.
    ?oTôi có thể nói tiếng Việt!?
    Đợt tập trung lần thứ 3 của ĐTVN trong năm 2009, có 3 cầu thủ nước ngoài nhập tịch được gọi lên tuyển. Đó là Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max và Huỳnh Lê Kesley Alves. Tuy nhiên, mới chỉ có Hoàng La có thể trao đổi trôi chảy bằng tiếng Việt. Trần Thất- Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp):
    Có thể nói, chính sách một quốc tịch thì nước nào cũng thích, nhưng xu hướng hội nhập quốc tế khiến cho chính sách một quốc tịch không thể cứng nhắc được. Nếu anh cứng nhắc thì một mình anh sẽ đứng một sân. Theo Hiến pháp và nhiều đạo luật khác, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi công dân, không thể ngang bằng nhau. Nói 5 năm là dài hay ngắn còn tùy thuộc vào từng quan điểm. Trên thế giới, mỗi quốc gia cũng đều có quy định về vấn đề này khác nhau. Ở VN, Quốc hội nhận thấy Chính phủ đề nghị mức 5 năm như vậy là vừa đủ để một người nước ngoài có thể trở thành công dân Việt Nam và đủ để người đó có thời gian hòa nhập vào cộng đồng xã hội của Việt Nam, giúp họ có khả năng thực hiện được đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của họ khi được mang quốc tịch. Ngoài việc được tiếp tục giữ quốc tịch nước ngoài, luật sửa đổi cũng quy định cho họ được miễn cả 3 điều kiện khi nhập quốc tịch Việt Nam là không cần phải biết tiếng Việt đủ để hòa nhập; thời gian thường trú liên tục 5 năm và điều kiện có khả năng đảm bảo cuộc sống.
    ?oTôi có thể nói tiếng Việt, trong sinh hoạt và tập luyện?, Hoàng La nói bằng thứ tiếng Việt còn hơi lơ lớ, nhưng rất khéo léo trong cách sử dụng từ, ngữ. ?oTôi tự hào khi được thi đấu trong màu áo ĐTQG. Tôi đã từng nói với nhiều người ở Thanh Hóa và sau này là Ninh Bình rằng nếu có cơ hội, tôi muốn được thi đấu cho ĐTVN như Santos. Tôi nghĩ rằng, việc tôi thi đấu cho ĐTQG và cống hiến khả năng của mình như thế nào mới là điều quan trọng. Gọi tôi là Đinh Hoàng La hay Mykola, như thế nào cũng được, miễn mọi người coi tôi như một người bạn?.
    Hoàng La là trường hợp đặc biệt, có thể trả lời báo chí bằng tiếng Việt. Nhưng đồng đội của anh, Hoàng Max, thì chỉ có nước gãi đầu gãi tai. Bởi ở nhà hay CLB hay đội tuyển, mỗi khi nói chuyện với vợ, con hay đồng đội, HLV, Hoàng Max đều dùng... tiếng Anh - ngôn ngữ chính thống ở Nigeria, quê hương gốc của tiền vệ 22 tuổi này. Tương tự là trường hợp của Huỳnh Kesley. Tuy nhiên, tất cả những câu chuyện này chưa hẳn là lý do để nói họ không yêu Tổ quốc mới, không trân trọng tư cách công dân trên quê hương mới của mình, và từ đó dẫn tới suy diễn: họ sẽ không cống hiến toàn bộ tài năng, tâm trí của mình cho ĐTQG.
    Ngôn ngữ của bóng đá
    Thực tế, cũng đã có những thời điểm ông Calisto tuyên bố sẽ chỉ đạo các học trò bằng tiếng Việt. Đó là khi ?otriều đại Calisto I? được xây dựng vào năm 2002. Nhưng cuối cùng, người đàn ông ấy đã nhận thấy việc nói bằng tiếng Việt để chỉ đạo mất nhiều thời gian, học trò ?ochậm hiểu? hơn so với khi ông chỉ lệnh bằng tiếng Anh. Bởi vậy, ông chấp nhận đầu hàng từ bấy đến nay, dựa hẳn vào các ?ocánh tay nối dài? Nguyễn Văn Hiệp, Ngô Lê Bằng (tiếng Anh), Nguyễn Lân Trung (tiếng Pháp).
    Lần duy nhất người viết chứng kiến ông dùng tiếng Việt, sau cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, đó là: ?oEm ơi, cafe đen không có đường à??, bằng chất giọng lơ lớ. Điều may mắn cho HLV Calisto, Hoàng Max nói tiếng Anh; Hoàng La có thể nói tiếng Anh, tiếng Việt bên cạnh ngôn ngữ chính thức Ukraine; Huỳnh Kesley nói tiếng Anh, một chút tiếng Việt, cũng như tiếng... Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức tại Brazil). Họ đều có mẫu số chung là nói được tiếng Anh, như HLV Calisto. Bằng không, chưa đến mức như CLB Arsenal phải thuê 47 chuyên gia phiên dịch 47 thứ tiếng cho các cầu thủ, nhưng ĐTVN có thể phải sử dụng 4 phiên dịch viên để phục vụ HLV Calisto và 3 cầu thủ ?ongoại hóa?.
    Có lẽ vì vậy, ông giải thích rằng: ?oNgôn ngữ đối thoại trên sân bóng có tính đặc thù riêng, đó là ngôn ngữ bóng đá, với những ký hiệu, ám chỉ chiến thuật. Đó là ngôn ngữ nhanh, dễ hiểu, đơn giản nhất với các cầu thủ, khi cần thay đổi lối chơi, tạo đột biến trong trận đấu. Các cầu thủ nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam nên học tiếng Việt để tiện sử dụng trong đời thường, nhưng điều đó không quá quan trọng trong trận đấu?.
    Nhưng, nếu ai đó từng chứng kiến hình ảnh Phan Văn Santos đứng ?onghệt mặt? khi các đồng đội của anh đặt tay lên ngực và hát vang bài quốc ca tại các trận đấu giao hữu quốc tế, ắt hẳn người ấy sẽ rơi vào trạng thái: chạnh lòng! Chính vì vậy, những cầu thủ ngoại nói được tiếng Việt vẫn tốt hơn?
    Ý kiến người trong cuộc

    Nguyễn Lân Trung
    - Phó Trưởng đoàn BĐVN: Thực tế thì các cầu thủ có thứ ngôn ngữ sân cỏ riêng: ký hiệu. Và trên sân, người ta cũng chỉ dùng những từ đơn giản, các cầu thủ nước ngoài nhập tịch hầu hết đã sống và thi đấu lâu năm ở Việt Nam đều hiểu đồng đội cần gì. Có chăng, đúng là khi chụp ảnh hay chiếu trên truyền hình, một tuyển thủ quốc gia mà khi cử quốc ca cứ đứng im, không hát hay lẩm nhẩm theo quốc ca thì cũng không được đẹp lắm. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc họ cống hiến tài năng trên sân cỏ trong màu áo đội tuyển quốc gia cũng là một cách thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.

    Việt Thắng
    - Tiền đạo ĐTVN và ĐT.LA: Tôi cho rằng, nếu các cầu thủ ngoại nói được tiếng Việt thì tốt, bởi đôi khi anh em gọi nhau trên sân sẽ dễ hơn. Còn không thì cũng không ảnh hưởng lắm, bởi chúng tôi cũng thường chỉ gọi tên nhau, hoặc giơ tay ra hiệu. Có chăng là lúc HLV chỉ đạo hay giảng chiến thuật, sẽ phải thông qua phiên dịch, đôi khi ý tưởng không trực tiếp; hoặc giữa chúng tôi có vấn đề gì cần trao đổi, phải nói bằng tiếng Anh, hiểu thì có hiểu đấy, nhưng cũng không hoàn toàn suôn sẻ như lúc nói tiếng Việt.
    Đinh Hoàng Max
    - Tiền vệ ĐTVN và V.NB: Tôi đang cố gắng học tiếng Việt, nhưng rất khó. Trong sinh hoạt hay thi đấu, tôi và các đồng đội ở ĐTVN hay CLB đều có thể dễ dàng trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Mọi người đều có thể dễ dàng hiểu được ý của nhau, hiếm khi nào xảy ra chuyện hiểu lầm. Còn ở nhà, tôi nói chuyện với vợ, con bằng tiếng Anh; nhưng vợ tôi nói với con bằng tiếng Việt. Tôi đã trở thành công dân Việt Nam, con tôi cũng là một công dân Việt Nam, đó mới là điều đáng để ý. Còn việc hát hay không hát quốc ca, đó là quan điểm của mỗi người. Quan trọng là khi vào sân, tôi thi đấu như thế nào trong màu áo ĐTQG, đó mới là điều quan trọng nhất đối với một cầu thủ.
    Thành Lương
  5. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Liệu ông Tô có gọi Rogerio Nguyễn vào ĐTQG ko?

    Thấy ông Tô bảo 3 chú La, Max, Két là đủ rồi nhưng mà mình thấy thèm chú Rogerio quá đi mất. Chú này mình thấy ăn đứt chú Max trong khi ĐTVN đang khủng hoảng hàng tiền vệ. Liệu bác Tô có gọi vào tuyển ko nhỉ? Mà có nên gọi vào ko nhỉ?
  6. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50
    Gọi vào thì chú Max nghỉ bác ợ. 3 cầu thủ ngoại thì chỉ có 3 thôi. Cứ thấy hay lại ru ri thêm. Biết đâu sau chú R. Nguyễn này đến lượt Almeida, Philani, Leandro cũng nhập tịch. ]
  7. TuanNgheAn

    TuanNgheAn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    chú Rogerio này thể hình ko ăn thua, chỉ vặt nhau với ao ĐNA'' thôi, chứ gặp cỡ Tàu Bẩn là hết pin sớm .
  8. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Chú này hơi thấp, nhưng mà nhanh nhẹn, chạy khỏe phết, tiền vệ công cũng được đấy chứ! Chú Max thì chắc chỉ làm tiền vệ cánh được thôi!
  9. phongkd

    phongkd Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    9
    Hôm nay xem chú R Nguyễn đá mê thật. Tiền vệ HAGL cứ gọi là mất hút với chú ấy. Thấp đậm cỡ Minh Châu nhưng toàn diện hơn nhiều. Bỏ 1 phiếu cho R Nguyễn ở ĐTVN
  10. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    5.423
    Đã được thích:
    2.705
    R Nguyễn đá trụ chứ không phải công . Gatusso, E. David, Makelele cũng chả cần to cao gì trụ vẫn thuộc hàng vô đối . Cơ bản là bố trí tỷ lệ cao/ thấp trong đội hình hợp lý thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này