1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoại binh nhập tịch VN - Bóng đá Việt Nam sẽ sẽ mạnh hơn nhiều (part 1)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi mankichi0106, 13/06/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Nhìn tấm hình giữa Danh Ngọc của Nam Định và chú đẻn trong hình bên dưới thì cũng có thể đoán là 90% chú Danh Ngọc sẽ mất bóng trong các cuộc tranh chấp tay đôi. Những chú như Danh Ngọc, Công Vinh, Tài Em, Minh Phương, Tấn Tài chỉ có mỗi cửa là bật tường hoặc lừa qua đối phương nhưng kỹ thuật cỡ VN thì nhiều lắm lừa qua được nửa thân đối phương là hết sức. Mà bóng đá hiện đại tụi nó đâu có đứng một chỗ cho mà lừa. Muốn lừa bóng qua đối phương bây giờ thì 90% là phải tì đè nó và nhanh hơn nó. Mấy chú tiền vệ VN bây giờ thì mấy thằng Sing nó thở mạnh một cái đã thấy đứng không vững rồi.
    [​IMG]
  2. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Nếu lấy bóng đá là hình ảnh các nước thì có thể thấy đội bóng Nga vừa rồi vẫn còn đậm chất XHCN tức là cả hội tưng tửng. Lúc nào tưng lên thì cả đám chơi đồng đội rất hay, rất kỹ thuật nhưng lúc nào tửng thì chú này chờ chú kia cả đám cho nên cuối cùng chẳng ai húp được miếng cháo gì. Còn như mấy đội TBCN như Đức, TBN, hay Ý thì mỗi cá nhân trong đội chơi khá độc lập nhưng họ chơi độc lập mang tính đồng đội chứ không phải kiểu mạnh chú nào chú nấy đá. Nếu trong đội mà có mấy chú lừ đà lừ đừ thì mấy chú còn lại cũng chẳng quan tâm mà họ chỉ quan tâm đến việc làm tròn công việc của họ.Chú nào lừ đà lừ đừ thì cứ để HLV nó lo và không sớm thì muộn cũng bị thay ra. Còn như Nga nếu một chú lừ đà lừ đừ là mấy chú kia cũng lừ đà lừ đừ theo. TBN vừa rồi mất chân sút tốt nhất David Villa nhưng vẫn giã Nga 3 bàn là bởi lối đá TBN hoàn toàn không dựa vào một David Villa mà dựa vào sức mạnh của từng cầu thủ TBN. Bên Nga thì khi Pavlyuchenko và Ashavin tịt ngòi thì mấy chú kia tịt theo vì lối đá đồng đội quá máy móc. Cho nên có thể thấy mấy chú Mấy đội Đức, Ý, TBN, hay Hà Lan thì ghi bàn phần lớn là dựa trên tài ghệ cá nhân hơn là từ một lối chơi đồng đội đầy ngẫu hứng. Nga thì gần như trái lại là các bàn thắng thường được ghi từ một lối chơi đồng đội đầy tính sắp xếp.
    Bây giờ quay lại với VN và Tàu thì hai đội này cũng có lối đá cũng giống y chang Nga tức là đá chủ yếu dựa trên sức mạnh đồng đội chứ không phải sức mạnh của từng cá nhân hợp lại. VN chọn cầu thủ thì phải chọn chú nào thích hợp với lối đá ăn rơ đồng đội hơn là một chú đá giỏi nhưng chơi hơi cá nhân một chút. Dàn tiền vệ ĐT VN hiện tại là một ví dụ. Mấy chú Tài Em, Minh Phương, Tấn Tài, Trường Giang, Thành Lương đượcchọn là vì mấy chú này được coi là biết ăn rơ phối hợp nhỏ với nhau giỏi hơn mấy chú khác to con hơn, khoẻ mạnh hơn. Mặc dù một chọi một thì từng chú TE, MP, TT, TG hay TL chưa chắc đã hơn gì mấy cầu thủ khác không được chọn về mặt sức mạnh và kỹ thuật cá nhân. Có lẽ vì lí do này mà Thanh Bình bị loại ra vì chú này chơi khá cá nhân hơn các cầu thủ khác. Hữu Thắng cũng có thể không được chọn vì lí do này. Đám Tài Em, Minh Phương, Tấn Tài, Trường Giang, hay Thành Lương cũng như đám Hồng Sơn, Quang Hà ngày xưa. Hứng lên thì có thể giã tụi Thái 3-0 nhưng nếu đang đá mà có một chú tự dưng èo uột là mấy chú kia đảm bảo sẽ mặt ghệt ra đếch biết phải đá như thế nào. Còn nếu đám Thanh Bình hay Hữu Thắng mà đá thì mấy chú này đảm bảo cứ thế mà phang chứ thèm đếm xỉa đến ai. Và kết quả của lối chơi đồng đội đầy máy móc này thì VN sau gần 20 năm vẫn còn loi ngoi ngụp lặn mãi mà vẫn chưa giành được cái cup vô địch ASEAN nào.
  3. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Có bài này viết về bóng đá và hình ảnh các nước đây. Tôi chỉ đồng ý với mỗi ý là VN đá với nhiệt huyết, khí thế. Tuy nhiên VN chỉ đá với nhiệt huyết và khí thế khi nào đang tưng, cũng giống như Nga trước khi gặp TBN. Nhưng khi nào VN tửng thì nhiệt huyết và khí thế trôi lỗ cống hết. Còn tinh thần cảm tử và sự mưu trí thì tôi nghĩ bác Phạm Cường này lại thủ dâm rồi.
    Đoạn cuối của bài khá hay nhưng không hiểu đám cowhead VFF có biết đọc hay không nữa.
    Bóng đá và hình ảnh đất nước
    27/06/2008 11:48 (GMT + 7)
    Khi trái bóng Europass rực lửa lăn trên sân cỏ Euro 2008 với thắng, thua, nụ cười, nước mắt, phơi bày những quy luật, cảm xúc của cuộc đời cũng là lúc người ta thấy rõ nhất ở những đội bóng hình ảnh các dân tộc. Mỗi một cuộc ra quân trong bóng đá đã trở thành cuộc tiếp thị hình ảnh đất nước.
    Bóng đá được nuôi từ dòng máu dân tộc
    Cuộc cọ xát giữa các đội bóng trong các sân chơi lớn chính là cuộc phô diễn của các nền văn hoá. Nhìn đội Đức thi đấu, người ta thấy rõ chất khoẻ khoắn, lý trí đến lạnh lùng của người German, của một dân tộc điêu tàn sau thế chiến thứ hai, nhưng bằng chí quật cường kiêu hãnh đã trở lại vị trí cường quốc.
    Nhìn đội Pháp chơi bóng ở những thời điểm đỉnh cao phong độ, mà đại diện cho lối đá là Michel Platini, Zidane với những pha đi bóng, chuyền bóng đầy trí tưởng tượng, không tốn sức, thấy rõ chất hào hoa, bay bổng của một đất nước văn minh hàng đầu thế giới, nơi sở hữu ?okinh đô ánh sáng? Paris tề tựu nhiều giá trị nhân văn của loài người.
    Đôi khi sự hào hoa đó đã đi đến chỗ lả lướt. Đặc điểm ấy có lẽ đã tạo ra một tiền đạo Dugary trước đây với mái tóc nghệ sỹ piano thường xuyên ôm mặt, gục ngã trước những cú thúc cùi chỏ, cú hích nhẹ của đối phương.
    Nhớ lại World Cup 2002. Hàn Quốc luôn mang chất cần cù, máu lửa, nhiệt huyết của một đất nước lạc hậu trỗi dậy thành con rồng châu Á. Nhật Bản chơi thứ bóng đá quả cảm không sợ đối phương cao lớn hơn bằng tinh thần võ sỹ đạo. Hàn Quốc chơi mạnh mẽ, cứng rắn, ấy là ảnh hưởng môn võ Taekwondo truyền thống phát lộ cương khí. Nhật Bản chơi mềm mại, ém cái mạnh mẽ vào trong, ấy là ảnh hưởng của môn võ Judo truyền thống lấy nhu thắng cương.
    Nhưng trong một thế giới đang không ngừng hội nhập mạnh mẽ, bóng đá cũng liên tục đào thải sự lỗi thời và tiếp nhận những giá trị.
    Hà Lan không còn chỉ biết tấn công như thác lũ, mà còn biết áp dụng lối đá chặt chẽ ở sân nhà, chờ cơ hội phản công nhanh và khoáng đạt trong tấn công, mang dáng dấp AC Milan. Người Nga, như thường thấy, vẫn chưa tỏ ra lạnh lùng, băm bổ trong dứt điểm, nhưng cách tấn công nhanh, đa dạng, rực lửa được chuyển đến từ ông thầy Hà Lan Gudd Hiddink đã xóa đi hình ảnh một đội Nga rề rà, kém hiệu quả. Người Đức không còn chỉ biết ?olập trình? lối chơi biến đội bóng thành cỗ máy với cái đích tuyệt đối là khung thành đối phương, mà đã biết chơi nồng nàn hơn, "người" hơn.
    Chưa bao giờ sự du nhập, tiếp nhận lối đá lại nhanh như thời thế giới phẳng này, khi thị trường chuyển nhượng thông thoáng, tự do, công nghệ thông tin bùng nổ, tâm lý, tư duy con người sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Cái gọi là cách chơi, tư duy cố hữu hàng trăm năm có thể thay đổi trong ít tháng nếu có tác nhân tích cực.
    Sự thay đổi ở đội Nga là sự chủ động tiếp nhận, dũng cảm cắt bỏ phong cách tưởng đã ăn vào máu thịt mình ?" sự thay đổi đau đớn nhưng hào hứng. Trước đó, ở cấp câu lạc bộ, để giành cú đúp, Manchester United đã áp dụng lối chơi chặt chẽ làm nản sức tấn công của đối phương, chờ cơ hội tung ra đòn trí mạng, thay vì chỉ biết phô diễn tấn công rành mạch, như một người tài năng nhưng quá thật thà nên nhiều khi chịu thiệt.
    Nhưng thành công vẫn thường thuộc về những đội bóng có bản sắc với bề dày tạo nên bản sắc. Tại Euro 2008, vẫn có thể nhận ra người Đức với chất lý trí lạnh lùng; người Nga với sự lãng mạn, mềm mại; người Thổ Nhĩ Kỳ với sự bí hiểm. Bản sắc, sau khi đã được cạo giũa, vẫn tồn tại trước sự tiếp nhận ào ạt, trở thành lợi thế cạnh tranh, điểm khắc chế đối thủ.
    Lối đá riêng cho Việt Nam
    Bóng đá, không chỉ là sản phẩm văn hoá, đã trở thành nhân tố làm thay đổi văn hoá ?" xã hội, phương tiện tiếp thị hình ảnh đất nước.
    Sau khi Brazil vô địch USA 94, kinh tế nước này đang khủng hoảng bỗng hồi phục rất nhanh. Sau khi Nhật Bản lọt vào vòng 2 World Cup 2002, kinh tế nước này có nhiều tín hiệu khả quan sau thời gian dài suy thoái. Nếu huyền bí hoá có thể giải thích biểu hiện này bằng thời vận lên, xuống của dân tộc. Nhưng, một điều dễ nhận thấy là một nước sở hữu đội bóng đạt thành tích cao, có bản sắc dễ khiến người ta tìm đến với sự kính nể, ngưỡng mộ; người dân nước đó hăng say làm việc hơn vì hưng phấn.
    Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, trước những chiến công rực rỡ của Manchester United, dựa trên một lối chơi mạch lạc, cống hiến, có nhiều người đã cho rằng: Thành tích này khiến người ta tin, cứ sống cho đàng hoàng, hết mình vẫn có thể thành công. Nếu đội Nga cứ chơi nhanh, hiệu quả như hiện tại, dân tộc Nga có thể được tăng thêm chất mạnh mẽ, lý tính Anglo ?" Saxon.
    Nếu nhìn bóng đá như một phương tiện tiếp thị hình ảnh đất nước, cần nghiêm khắc nhìn lại vai trò này của bóng đá Việt Nam với đất nước.
    Công bằng mà nói, đã có những thời điểm, dù mỏng manh, đội tuyển Việt Nam đã khiến khu vực và châu lục chú ý đến cái tên Việt Nam. Nhưng chưa thể định nghĩa được lối chơi của Việt Nam. Một lối chơi riêng, phản chiếu văn hoá dân tộc mới có thể khắc hoạ hình ảnh trong tâm trí người xem. Xây dựng lối chơi riêng cũng chính là phát huy thế mạnh, đánh vào điểm yếu của đối thủ - con đường tạo nên thành tích.
    Có người lập luận, ở một nền bóng đá chưa phát triển thật khó xây dựng lối chơi riêng. Nhưng thực tế, một nước như Singapore có trình độ bóng đá tương đương với Việt Nam đã bộc lộ khá rõ nét phong cách chơi bóng chặt chẽ, khoa học, thực dụng, phảng phất đời sống của một xã hội được tổ chức kỷ luật.
    Từng có quan điểm cho rằng, chưa thể xây dựng nền bóng đá mạnh, có bản sắc khi chưa có cầu thủ tầm cỡ quốc tế, mặt bằng thể chất của con người còn yếu. Nhưng, một nền bóng đá trước hết cần những bộ óc bóng đá, triết lý bóng đá. Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi tư duy trừu tượng, tư duy hệ thống cao nhất, cả ở việc tổ chức trận đấu trong sân cỏ, lẫn ở việc hoạch định tương lai với tầm nhìn dài hơi, quản lý nền bóng đá. Tư duy tiểu nông, chộp giật, nghĩ ngắn, sa vào những mục tiêu trước mắt không thể tạo ra nền bóng đá căn cơ, với những cầu thủ lớn, đủ tầm dẫn dắt trận đấu.
    Cứ nhìn những cầu thủ Trung Quốc cao lớn thi đấu như gà mắc tóc trước các đội tuyển khác tại World Cup 2002, nhất là khi phải lẽo đẽo chạy theo Roberto Carlos chỉ cao 1m68, có thể thấy sự trống hụt khi người Trung Quốc chưa truyền được chất thâm trầm của mình vào bóng đá. Sức mạnh không chỉ nằm ở đôi chân.
    Đối với Việt Nam, cốt cách bóng đá có thể sẽ là sự nhiệt huyết, khí thế, tinh thần cảm tử khi bị dồn vào chân tường và sự mưu trí.
    Ngoài ra, cũng như nền văn hoá nói chung, bóng đá đòi hỏi sự chủ động tiếp nhận, dũng cảm gạt bỏ điểm hạn chế. Việc nhiều nước tạo điều kiện hết sức để cầu thủ nước ngoài nhập tịch, đưa về nước những cầu thủ kiều bào trưởng thành từ nền bóng đá hiện đại, lôi kéo huấn luyện viên giỏi, tìm mọi cách để đưa cầu thủ ra nước ngoài là những bài học luôn mới trong nhiều năm tới.
    *
    Phạm Cường
  4. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Mấy cha chuyên ra năm nay dự đoán xai bét nhè...nói làm gì.
    Tui dự đoán còn chính xác hơn.
    Còn về phần Nga thua TBN thì như tui đã nói là Nga sẽ thua vì đẳng cấp. Cái lối dốc bóng xuống biên rồi tạt vào đệm vô chỉ qua nổi tụi hv Hà Lan vô danh tiểu tốt thôi (bọn Hà Lan chỉ có tiền vệ và tiền đạo đá đỉnh cao như Barca, Real....này nọ)....còn dàn hv của TBN nó là Real, Barca, Betis, Valencia....toàn những CLB hàng đầu xừng xỏ Âu Châu....dĩ nhiên lối đá quê mùa đó sao qua nổi nó?
    Trong khi tiền đạo TBN vật vã thế nào trước hv Ý....bọn này cũng từ đâu....và ngược lại tiền đạo Ý vật vã với bọn hv TBN. Thằng Toni nó rất hay....nhưng lúc nào cũng 1, 2 thằng kè mà cở hv siêu hạng thì nó phải ẽo luôn thôi.
    Thật ra chói sáng nhất là Bồ như bồ ỷ ta hay tấn công ào ạt mà bọn Đức thì nó to khoẻ và thủ chặc lại nó có truyền thống nó đâu run...thế là Bồ thua thảm bài phản công thôi.
    Nhưng mà TBN nó kỷ thuật cao mà nó cũng kỹ luật cao...đá với Ý nó cũng không ào ạt tấn công....tối đa 6 người là cùng...nó cò cưa....thế thì bài phản công khó mà ăn lắm....thằng Đức năm nay khá dở hơi...hàng hậu vệ thì cọc cạch....cò cưa thì TBN nó gõ chết.
    Đó cũng là bài học cho VN....hàng công không thể dùng toàn gà tồ e rằng khó ghi bàn....hàng thủ cần to trẽ khoẻ 4 trự đá tốt là OK + 1 thằng tiền vệ to khoẻ trâu chó....nhưng mà cũng phải biết cò cưa....chứ ỷ ta hay xua quân qua 7-8 thằng mà đụng lực sĩ như Sing hay Thái là khó sống.
  5. farseer

    farseer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói Việt Nam không có cửa vô địch Cup Đông Nam Á dù đội hình nào thi đấu, vào chung kết là hết cỡ. Ai cá không? Thua thì xưng con gọi người thắng là ông công khai trong box.
    Nếu Tây Ban Nha thắng Đức thì đội lùn nhất Euro đoạt Cup.
  6. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Đức luôn chứng minh cho người ta thấy, một tập thể toàn sao chưa chắc đã hơn một tập thể những cá nhân bình thường. Nhìn vào đội hình Đức, ngoài Ballack ra, những cầu thủ còn lại đều không phải là tên tuổi trong làng bóng đá thế giới. Thế nhưng, Đức vẫn thường thắng trong những trận cầu lớn, và đặc biệt chẳng bao giờ thua khi đá Penelti.
    Trận chung kết Euro tới, cá nhân tôi thích lối đá đẹp của TBN lên ngôi. Nhưng thực tế, tôi tin rằng Đức sẽ vô địch.
    TBN sẽ không thể làm lại được những gì họ đã làm trong trận gặp Nga. Phong cách thực dụng của người Đức sẽ chiến thắng.
  7. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Ai nói bóng đá chưa phát triển thì không có lối chơi . Kể cả 1 đội bóng sinh viên cũng có lối chơi . Không có lối chơi là do HLV dốt cho cầu thủ vào sân mỗi thằng đều đá theo ý mình không có ý đồ chiến thuật thì làm gì có lối chơi .
  8. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Xin thưa là đội Tàu nó cũng có chiều cao trung bình khoảng 1m8 . Mà 1m8 nó khác với 1m6-1m7 của VN . Hơn nữa lựa chon cầu thủ cần phải toàn diện cả về thể lực , kĩ thuật và tư duy chơi bóng . Ai bảo là người cao to thì không thể chơi kĩ thuật . Thế thằng C. Rolando, với thằng Ibarahimovic to như con trâu mà kĩ thuật của nó hàng đầu thế giới .
    To mà vụng về thì không đá bóng được , khéo léo nhưng mà không đủ sức khoẻ thì chịu cũng không đá được . Deco và Scole chiều cao hoi hạn chế nhưng cũng trên 1m7 chứ không phải 1m65 năng 50 kg như chú lương đâu . Mà phải nói là tuy họ nhỏ bé nhưng cực khéo , nhanh và rất khoẻ . Scole đá ở giải ngoại hạng mà tranh chấp bóng không ngại va chạm với bất cứ đối thủ cao to nào , nếu cho thằng Vượng với Hữu Thắng tranh bóng với Scole hay Deco chưa chắc đã ăn được đâu . Nó nhỏ người thôi nhưng mà không yếu đâu .
    Còn chúng ta không đào tạo được cầu thủ vừa to vừa khéo là lỗi của chúng ta . Đành chấp nhận thất bại thôi .
  9. changtraitaito

    changtraitaito Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    26
    Cái căn bản là mấy thằng bé của VN chỉ đá hay với người VN thôi, chứ cứ ra ngoài là ăn cám! trước đây tuyển thế hệ vàng khi đá với ĐNA thể hình thể lực nhỏ bé vụng về thì còn ăn được, còn cứ gặp trung đông, Hàn Xẻng, Nhật thì chỉ có mà rụng 4,5 trái đoán trước dù chủ động đá phòng ngự. Nhưng tuyển VN từ thời VQ đến nay dù kỹ thuật phọt phẹt chả hơn gì mấy nhưng khi ra ngoài tầm ĐNA vẫn đá cò cưa được và thỉnh thoảng có những trận ngang ngửa. Đó chính là tác dụng của thể hình thể lực.Hiện tại cầu thủ VN kỹ thuật nhiều khi là kỹ thuật cơ bản rất phọt phẹt, kể cả các thằng bé khéo léo, vì thế việc chọn một trục xương xống to cao là rất cần thiết.
    Trở lại với bđ châu Âu, ko nên so sánh VN với bọn châu Âu để nói rằng nó bé nhưng nó vẫn vào vòng chung kết, vì TBN tuy bé nhưng kỹ thuật từng cầu thủ lại vào loại nhất châu âu, thể lực cũng rất tốt do tuyển rất trẻ và đồng đều, hơn nữa TBN cũng có một trục xươgn xống khá được với những cầu thủ có thể hình và thể lực được đó là Ramos, Senna,Torré, Guiza... chưa kể tốc độ của họ cũng rất tốt, do đó tuy có nhược điểm là bé nhưng các mặt còn lại của họ lại vượt trội so với các đội khác. Nếu TBN có thắng Đức đêm nay cũng là hợp lẽ.
    Còn VN ta thì sao, cầu thủ thì bé nhất ĐNA, kỹ thuật ai dám bảo nhất ĐNA? to khoẻ thì ko bằng Sing, kỹ thuật cũng chẳng hơn nó là bao. So về kỹ thuật + thể lực ko ai dám bảo hơn hai thằng kia + HLV nó giỏi, ai dám bảo VN sẽ có cơ VĐ. Vì vậy phải làm gì ? --->chọn máy thằng to con vào đá, khi đó , VN sẽ hơn TL ở khoản to con bù lại kỹ thuật non, hơn Sing ở khoản kỹ thuật + cầu thủ ko thua kém nhiều về thể lức --->hi vọng vđ được . Đơn giản chỉ có vậy
  10. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Bác ợ, những lần VN lên đồng thăng hoa như trận thắng Hàn hay UEA đều là những trận thằng Như Thành nó đá và đá tốt + VN ngày may mắn thôi....còn nếu không có Như Thành thằng Huy Hoàng nó chỉ huy thậm chí dùng tay quơ bóng cũng thua như con chó thôi. Còn chú Quyến thì ra sân thì bò bò trên sân hơn là được tui nó cho vờn quả bóng.
    Chỉ có OVN là đá vòng loại sòng phẳng tới khi thằng khốn Đần nó phá hoại.
    Nhưng mà bây giờ là thời đại Phước Tứ và Như Thành muốn thắng VN cũng khó đấy. Thua 1 trận trước Indo không là gì phải phàn nàn. Cái quả đó bọn tây nó không bao giờ bắt đâu. Coi Euro thì thấy.
    Một đội bóng giỏi mà 2 thằng trung vệ tồi thì cũng chết....mà VN xưa nay không giỏi mà bị thằng phá Hoại Huy Hoàng nó yễm 5-6 năm khốn nạn là đúng. Nó thì có $$$ mua xe 70k.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này