1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoại cảm & khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi nat.anthro, 06/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Ngoại cảm & khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm

    Tôi mở chủ đề này vì muốn tìm được những ai có cùng mối quan tâm để tiện việc trao đổi học thuật. Trước hết, xin giới thiệu phần định nghĩa các thuật từ làm tiền đề trao đổi.

    Ngoại cảm theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia là khái niệm dùng để chỉ bất cứ khả năng nào mà thu nhận được các thông tin bằng cách tri giác không dùng đến các giác quan (vị giác, thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác) hay bất cứ giác quan nào mà khoa học đã biết (sự cân bằng, sự nhận cảm trong cơ thể?) (Extra-sensory perception, or ESP, is the name given to any ability to acquire information by means other than the five canonical senses (taste, sight, touch, smell, and hearing), or any other sense well-known to science (balance, proprioception, etc) - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Extra-sensory_perception)
    Nhưng bạn có thấy chúng ta khó nhận biết được lúc nào thì Nhà ngoại cảm tri giác bằng các giác quan và tri giác không dùng đến chúng. Và vì mục đích thông tin đề cập ở định nghĩa trên là gì cũng chưa được đề cập đến. Nên tôi đề xuất hiểu khái niệm ?ongoại cảm? cụ thể hơn là:
    Ngoại cảm là khả năng thu nhận thông tin về thế giới bên ngoài trong quá khứ, hiện tại hay tương lai bằng các phương thức khác thường mà không thông qua các kênh cảm giác (vị giác, thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác) hay bất cứ giác quan nào mà khoa học đã biết (sự cân bằng, sự nhận cảm trong cơ thể?)
    Những dạng thức đặc biệt của ngoại cảm gồm có 3 dạng chính sau:
    + Năng lực tri giác về các sự kiện ở một nơi khác như:
    - Thấu thị: khả năng cảm nhận đối tượng hay sự kiện bên ngoài không kèm theo các kích thích cảm giác thông thường ví dụ như: nhìn xuyên tường, nhìn thấu lòng đất...
    - Thấu thính: khả năng nghe những âm thanh mà người khác không nghe được
    - Thấu vị: khả năng nếm những vị mà người khác không cảm nhận được
    - Thấu giác: khả năng cảm giác hay tri giác về những điều mà người khác không cảm giác, tri giác được
    - Một số khả năng khác như:
    ,- Tiên tri: khả năng biệt được các sự kiện tương lai
    ,- Hậu tri: khả năng biết các sự kiện trong quá khứ
    ,- Khả năng nhìn thứ hai
    + Năng lực tri giác về phương hướng và vị trí bên ngoài bản thân mà không cần quan sát.
    + Khả năng truyền, liên hệ thông tin từ não người này trực tiếp qua người khác ở một khoảng cách rất xa:
    - ?oĐọc ý nghĩ? hay ?othần giao cách cảm?
    - Liên lạc với thế giới bên kia (ví dụ như nhập hồn hay xuất hồn) hoặc với những chiều không gian khác (ví dụ như chiêm tinh)

    Về khái niệm Ngoại cảm tìm mộ tôi xin hiểu là phương cách sử dụng khả năng ngoại cảm để thu thập các thông tin về người quá cố và thế giới bên kia trong cả ba khung thời gian: quá khứ, hiện đại và tương lai nhằm tìm kiếm, khai quật và quy tập được hài cốt thất lạc.

    Biển học mênh mông, ngoại cảm là một lĩnh vực mung lung và huyền bí. Thực không dễ gì để hiểu, thứ cho tôi đã mạo muội post bài này. Hoan nghênh sự phê bình của những bạn nào quan tâm đến chủ đề này. Email trao đổi: nguyenanhtuan@post.com
  2. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Phần II: Điểm lược các nghiên cứu đã có.
    A. các nghiên cứu ở nước ngoài
    Có nhiều giai thoại về khả năng ngoại cảm kỳ lạ của con người còn được ghi chép, lưu giữ trong các nền văn hóa cổ xưa của nhân loại. Thường những người như vậy được gọi tên là các ?onhà tiên tri? có khả năng tiên đoán (precognition). Sự xuất hiện của ?onhà tiên tri? là sự đòi hỏi chung trong các xã hội cổ xưa. Nhưng thật khó mà tìm được một tổng luận đề cập đến tất cả các vấn đề này ở thời kỳ cổ đại. Dư luận thời cổ xưa cũng có những ý kiến bất đồng và nhiều cuộc tranh luận về chuyện dị thường...Nhìn chung đều không có hồi kết, nhấn mạnh vào tính thiên mệnh, Trời...
    Khoa học phương Tây bắt đầu chú ý nghiên cứu về ngoại cảm vào thế kỷ XIX mà dấu ấn là việc ra đời của hội: ?oSociety for Psychical Research? thành lập năm 1882 bằng nỗ lực triết gia Henry Sidgwick và 2 cựu sinh viên tôn giáo Edmund Gurney, Frederic William Henry Myers thuộc trường Trinity College và đại học Cambridge . Từ nỗ lực của họ, những ý tưởng, những tư tưởng và những niềm đam mê của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu đã gặp nhau ở niềm tin theo thuyết ?othông linh học? hay ?othông linh luận?. Nội dung ?othông linh luận? cũng là tôn chỉ của hội này
    Tôn chỉ của hội là muốn nghiên cứu các hiện tượng dị thường theo con đường khoa học nhưng cái đích cuối cùng mà họ mong muốn là tìm cách xác minh sự tồn tại thực của linh hồn (có linh hồn thực hay không?). Hội đã sưu tầm, tập hợp và nghiên cứu một số hiện tượng như: ma ám, ma quấy rối, tiên tri, thần giao cách cảm? Trên cơ sở phân tích dữ liệu rất cẩn thận, họ xuất bản ấn phẩm gồm 2 tập mang tên: Phantasms of the Living
    Phải chờ đến thập kỷ 30 của thế kỷ XIX, người ta mới có thể đạt được bước đột phá mới. Đó là sự đột phá trong phương pháp nghiên cứu còn mục đích nghiên cứu thì không đổi. Sự đột phá về phương pháp chính là sự thay đổi về cách quan sát các nhà ngoại cảm trong những điều kiện không kiểm chứng (ngoài thực tế, ngoài phòng thí nghiệm) sang tiến hành quan sát khả năng của họ trong những phòng thí nghiệm đầy đủ tiêu chuẩn. Người có công lao to lớn thường được nhắc tên mốc đổi thay quan trọng này là William McDougall, Joseph Banks Rhine.
    Năm 1927, chuyển công tác từ đại học Havard về phụ trách khoa Tâm lý của trường đại học Duke, ông đã mời nhà thực vật học trẻ Joseph Banks Rhine và vợ là Louisa cùng nghiên cứu những chuyện dị thường. Rhine và vợ ông không chấp nhận chủ nghĩa duy vật cứng nhắc. Ông tâm niệm rằng việc nghiên cứu có thể bắc một chiếc cầu giữa khoa học và tôn giáo. Rhine tin việc ứng dụng chính xác các phương pháp khoa học, ngoại cảm sẽ nhanh chóng có một cơ sở thực nghiệm vững chắc. Ông sử dụng một loạt các nghiên cứu mà trong đó xác suất thành công có thể tính toán được. Ông khuyến khích mạnh mẽ các thử nghiệm ?olựa chọn bắt buộc? (forced-choice). Đối tượng nghiên cứu của Rhine có hệ thống gồm cả người bình thường và các nhà ngoại cảm.
    Cuộc thử nghiệm về ngoại cảm nổi tiếng nhất của J. B. Rhine và các cộng sự tại trường đại học Duke diễn ra năm 1927. Cuộc thử nghiệm đã sử dụng các lá bài ngoại cảm đặc biệt Karl Zener (ESP Cards of Karl Zener) còn gọi là những lá bài Zener (Zener Cards). Cách thức thử nghiệm như sau: Nhà nghiên cứu lật từng lá bài để nhà ngoại cảm ngồi ở phía đối diện đoán kết quả qua việc ?ođọc ý nghĩ?. Kết quả của cuộc thử nghiệm kinh điển này và một số cuộc thử nghiệm khác được Rhine tổng hợp, phân tích trong cuốn sách nổi tiếng của ông mang tên ?oNgoại cảm? (Extra Sensory Perception) . Từ cuốn sách này thuật ngữ ngoại cảm (ESP) được biết tới như như là một thuật ngữ phổ biến để gọi chung cho các hiện tượng thuộc về ngoại cảm.

    Một cuốn sách gây ảnh hưởng lớn khác thời ký này là cuốn Mental Radio tác giả là Upton Sinclair (Upton Sinclair quốc tịch Mỹ, sinh ngày 20 - 09 - 1878 mất ngày 25 - 11 - 1968. Ông là tác giả của hơn 90 cuốn sách cùng chủ đề), do nhà xuất bản Pulitzer Prize ấn hành năm 1930 với lời giới thiệu của nhà bác học vĩ đại của thế kỷ XX là Albert Einstein. Trong cuốn sách của mình, Sinclair cố gắng miêu thuật và giải thích về sự xuất hiện của khả năng ngoại cảm. Đồng thời ông cũng cố gắng tìm hiểu những điều kiện để người ta có thể tái hiện được khả năng ngoại cảm trong các phòng thí nghiệm.
    Vào những năm 60 của thế kỷ XX nhiều nhà cận tâm lý (nghiên cứu về ngoại cảm) đã không còn thỏa mãn với cuộc thử nghiệm chỉ có sự lựa chọn cứng nhắc (forced-choice) như của Rhine với các lá bài Zener. Họ cho rằng các lá bài đơn điệu ấy làm nhà ngoại cảm tham gia thí nghiệm có cảm giác nhàm chán và giảm đi hiệu quả. Họ đã đề một phương pháp kiểm tra mới mà họ gọi ?ofree response?. Ở phương pháp này ngoài những lá bài còn có những bức tranh, bức ảnh, một đoạn phim hay một đoạn nhạc nào đó. Những phương pháp thử nghiệm sau này có sự kế thừa mạnh mẽ trên nguyên lý này. Chúng ta có thể kể tên ra đây một vài phương pháp thử nghiệm được áp dụng phổ biến như:
    1. Viễn di sinh học trên đối tượng sống (tác động tâm thần trực tiếp lên có thể sống). Trong trường hợp này ?onhà ngoại cảm? và ?ongười bị nhìn? được cách ly trong những phòng khác nhau. Nhà ngoại cảm được yêu cầu nhìn qua cảnh quay từ video trong lúc ?ongười bị nhìn? được cảnh giới bằng rất nhiều thiết bị đo đạc.
    2. Kỹ thuật Ganzefld (hay trường toàn bộ không có tiếng động): trong thí nghiệm kiểu này người gửi và người nhận ý nghĩ ngồi trong 2 cabin độc lập, tai và mắt bị bịt kín. Người gửi chọn 1 trong 4 hình ảnh (video, bức tranh, đồ vật?) rồi truyền ý nghĩ sang cabin bên cạnh.
    3. Nhìn từ xa: ở thí nghiệm dạng này người ta sẽ chọn ngẫu nhiên hàng trăm tấm ảnh. Rồi họ để một người bất kỳ chọn ra một bức ảnh bất kỳ trong số đó và xếp nó cô lập. Nhiệm vụ của nhà ngoại cảm là phải miêu tả (hay vẽ nếu có khả năng) về tấm ảnh đã được chọn và cô lập ấy từ xa.
    Ở một số cường quốc, nghiên cứu về ngoại cảm là một trọng tâm được đầu tư và dành được nhiều sự quan tâm trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên không phải là không có những quyết định từ bỏ hay cắt giảm ngân sách chi cho nghiên cứu về ngoại cảm.
    Tại Liên Xô cũ và nước Nga ngày này có nhiều công trình nghiên cứu về thông tin sinh học và ngoại cảm. Năm 1939, Seminop Kirlian đã phát minh ra máy chụp hào quang còn gọi là máy chụp hào quang Kirlinan. Những bức ảnh chụp hào quang của con người và cơ thể con người trong môi trường điện từ đã giúp cho các nhà khoa học khám phá ra những điều kỳ diệu mà con người trước đây mới chỉ cảm nhận được . Những người có khả năng đặc biệt như bà Juna có bàn tay màu nhiệm chữa khỏi bệnh nan y, ông Kaxparôvsky chữa bệnh trên truyền hình cũng đã được nghiên cứu. Năm 1982 trung tâm thí nghiệm năng lượng sinh học đầu tiên của Liên Xô đã được thành lập. Năm 1982 và năm 1986, Ximinôp và Guiadiep chụp được các biểu hiện trường sinh học bằng các thiết bị điện tử. Ở Nga một số nhà ngoại cảm còn được sử dụng trong lĩnh vực điều tra tội phạm như trường hợp nhà ngoại cảm Vladimir Costicov (nhiều nước khác như Mỹ, Italia cũng sử dụng các nhà ngoại cảm vào những việc tương tự). Tại Nga, chính phủ có đầu tư nghiên cứu với chương trình của Viện hàn lâm quốc gia, Viện thông tin năng lượng, Viện cận tâm lý?
    Tại Mỹ có hàng chục hiệp hội, viện nghiên cứu về năng lượng sinh học và những khả năng tiềm ẩn của con người như: Hội nghiên cứu cận tâm lý, Trường sức khoẻ Đông Hamtom, Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về những hiện tượng dị thường? Chính phủ và Bộ quốc phòng Mỹ đã sử dụng các nhà ngoại cảm từ chiến tranh thế giới thứ I đến nay với nhiều mục đích khác nhau.
    Từ năm 1930, chính phủ Nhật đã cho phép một số cơ quan nghiên cứu một số hiện tượng thần giao cách cảm và những hiện tượng dị thường khác
    Tại Anh, năm 1980, nghị viện đã thông qua các dự luật đặc biệt ?obảo vệ các công trình nghiên cứu đặc biệt về thần giao cách cảm? để công khai hóa việc nghiên cứu những hiện tượng đặc biệt ở một số người.
    Tại Pháp có trường dạy về y năng lượng sinh học, cảm xạ học. Viện hàn lâm khoa học Pháp cũng thành lập hội đồng khoa học để tìm hiểu những hiện tượng đặc biệt về con người. Hiện tượng các nhà ngoại cảm sử dụng con lắc cảm xạ, đũa hoặc gậy để tìm nguồn nước, kho báu, người mất tích ? đã được các thầy tu và một số nhà khoa học nghiên cứu từ thế kỷ XVIII - XIX đến nay đã trở thành một môn khoa học được giảng dạy tại một số nơi trên nước Pháp (ở Monaco, Monpetllier).
    Trung Quốc đã thành lập 11 viện nghiên cứu về nhân thể học, khí công và giới thiệu những người có công năng đặc dị. Tại Ấn Độ cũng có những viện nghiên cứu về Yoga và khả năng đặc biệt của con người. Ở nhiều nước khác cũng có cơ sở được đầu tư nghiên cứu trong các trường đại học hoặc trong các viện nghiên cứu.
    Nghiên cứu ngoại cảm theo hướng liên ngành là hướng đi chủ đạo trong bối cảnh hiện nay. Nhưng gần một thế kỷ trôi qua từ ngày Rhine và các cộng sự thử nghiệm nghiên cứu ngoại cảm trong phòng thí nghiệm với đủ các phương tiện kỹ thuật (theo tiêu chuẩn bấy giờ), nhân loại vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng về ngoại cảm dù rằng con người ngày càng có nhiều hơn các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ mạnh mẽ việc nghiên cứu. Dường như ngoại cảm vẫn là lĩnh vực đầy hấp dẫn và không liên quan đến những lý thuyết khoa học chính thống đã xác lập từ trước đến nay. Và còn đó nguyên vẹn sự hoài nghi ngoại cảm với nhiều lý do không phải vô căn cứ:
    -Khoa học dù tiến nhanh như vũ bão trong vài thế kỷ qua nhưng nghiên cứu minh xác về sự tồn tại linh hồn vẫn dậm chân tại chỗ.
    -Ngoại cảm vẫn là một phạm trù của sự mường tượng, mờ mịt khó cắt nghĩa bằng khoa học. Khoa học hiện này vẫn chưa có một sự hiểu biết đầy đủ và toàn vẹn về bản chất của ngoại cảm. Các nhà khoa học muốn giải ảo linh hồn vẫn lùng bùng trong mớ bòng bong khi muốn ?osoi rọi tỏ tường? thực chất là cái gì ?
    -Các tuyên bố khoa học về ngoại cảm chưa được xây dựng trên cơ sở dữ liệu thống kê đủ lớn và đúng cách thức. Vẫn còn nhiều điểm có thể đặt dấu hỏi nghi ngờ? (Khoa học nghiên cứu ngoại cảm phương Tây chỉ công nhận tỷ lệ thành công của ngoại cảm với các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm)
    -Lỗi giản lược phương pháp luận nghiên cứu
    -Chưa thể tìm được một cơ sở lý thuyết nào lý giải tính khả chứng về ngoại cảm
    -Việc tái tạo lại hay lập lại trong nghiên cứu về ngoại cảm rất khó đạt được. Theo giới nghiên cứu Âu Mỹ, tỷ lệ thành công 30% của ngoại cảm đã là đáng trân trọng. Nếu tỷ lệ thành công đạt 50% : rất ấn tượng. Sát xuất thành công từ 60% đến 70% có thể gọi là đạt đến mức trở thành huyền thoại thế giới . Tỷ lệ sai lệch của ngoại cảm vẫn rất lớn, ở mức rất ấn tượng, các nghiên cứu vẫn là cuộc đánh bạc năm ăn năm thua. Có thể ở lần thử nghiệm trước kết quả rất ấn tượng, gây kinh ngạc tuột độ nhưng kết quả lần sau lại là những tiếng thở dài đầy nuối tiếc.
    -Danh tiếng, địa vị, tiền bạc và một thứ quyền lực ghê ghớm (có tính tôn giáo) là sức hấp dẫn lớn để những trò gian xảo cùng những tên ?oCuội? đồng hành với nhà ngoại cảm trong suốt lịch sử nhân loại.
    -Những giả thiết mới với khuynh hướng khoa học tiếp tục xuất hiện mà ở đây linh hồn không có chỗ để tồn tại.
    Một trong những trọng điểm nghiên cứu là nghiên cứu niềm tin vào ngoại cảm của các tầng lớp xã hội.
    Niềm tin vào ngoại cảm thời nào cũng tồn tại nhưng nếu vào các thời điểm có sự khủng hoảng xã hội thì niềm tin này được tăng cường mạnh mẽ trong dư luận. Vài thập kỷ trở lại đây, xã hội phương Tây sau một thời gian lắng xuống, nay niềm tin vào ngoại cảm lại bùng phát trở lại như một trào lưu xã hội, như một cơn sốt trong đời sống tinh thần. Trong khi khoa học hiện đại còn đang loay hoay tìm câu trả lời thì niềm tin với ngoại cảm vẫn ngày càng nhân lên nhanh chóng, lan rộng trong các xã hội Âu Mỹ.
    Theo các kết quả thăm dò về mặt xã hội thì con người rất thích nghe về ngoại cảm cho dù chưa biết chính xác nó là cái gì? giải thích nó như thế nào?
    Năm 1978, hai nhà tâm lý học người Mỹ là Mary Monnet và Mahlon Wagner đã tiến hành phỏng vấn 1100 giảng viên đại học và thu được kết quả: 16 % tin là ngoại cảm có thật, 49 % cho rằng nó có thể đạt được nếu nó có thật. 24 % không tin ngoại cảm là sự thật và 21 % xem nó là một cái gì chưa thể biết được. Giảng viên các môn xã hội và nhân văn, nghệ thuật và giáo dục là các cổ động viên nhiệt tình với tỷ lệ tin tưởng đạt 75%.
    Theo thăm dò của Viện Gallup năm 1978 thì dư luận, quần chúng mức độ tin và ủng hộ ngoại cảm còn mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu của Viện cho thấy hơn 50% dân Mỹ tin vào ngoại cảm. Còn theo nghiên cứu cùng năm của R.Wuthnow, số người Mỹ tin vào ngoại cảm nhiều hơn số người tin vào Chúa. Ấn tượng hơn là con số mà GS tâm lý học James Al**** công bố trong cuốn sách Bách khoa toàn thư các hiện tượng dị thường xuất bản ở Mỹ năm 1996 còn đáng ngạc nhiên hơn. James Al**** cho rằng có khoảng 80 % dân số Bắc Mỹ tin vào ngoại cảm, nhiều người trong số họ khẳng định họ có khả năng đó (tất nhiên không loại trừ sự tự nhận vì bệnh hoang tưởng).
    Trái với niềm tin tưởng của quần chúng, giới khoa học luôn hoài nghi và mong muốn tái kiểm định các con số ấn tượng trên. Cuốn ?oCơ sở của ngoại tâm lý: Khám phá những giới hạn của khả năng con người? xuất bản năm 1986 của Edge và các cộng sự cho biết chỉ có 5% các nhà khoa học xem ngoại cảm là có thật. 29 % cho rằng nó có thể có thật trong khi có 66% bác bỏ. Còn theo GS. Al**** thì 50 % các nhà khoa học xem ngoại cảm là khả năng không có thật hoặc xa vời, dưới 4% cho rằng đó là hiện tượng được xác lập một cách khoa học. 25% cho đây là một khả năng cần tính đến và số còn lại không có chính kiến riêng.
    Như vậy chúng ta thấy, nghiên cứu về niềm tin vào ngoại cảm cũng có những kết luận rất trái ngược và phản ánh tính tranh luận về ngoại cảm khá rõ. Điều đó là bình thườnhg vì rằng niềm tin là một sản phẩm thuộc về thế giới bên trong con người rất khó nắm bắt rõ ràng được. Hơn nữa các nghiên cứu tiến hành ở các thời điểm khác nhau, theo những cách thức khác nhau bởi những nhà nghiên cứu khác nhau. Nhưng câu hỏi cần quan tâm ở đây là họ đã làm việc đó bằng cách nào, bằng những phương pháp nào ?
    Như đã trình bày, nghiên cứu về ngoại cảm là một lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên ngành nên cách nghiên cứu có nhiều phương pháp. Tuy nhiên theo tổng hợp của ông Đỗ Kiên Cường thì có 5 cách khảo sát nghiên cứu chính như sau:
    1. Nghiên cứu kinh viện: Thảo luận các chủ đề có tính triết học
    2. Nghiên cứu phân tích: Phân tích thống kê những mẫu số liệu lớn
    3. Nghiên cứu trường hợp cụ thể: Khảo sát kinh nghiệm cá nhân, nghiên cứu trên thực địa, so sánh niềm tin và các sự kiện xảy ra ở các nền văn hóa khác nhau.
    4. Nghiên cứu lý thuyết: lập các mô hình toán học, mô hình tả hay mô hình hiện tượng luận về ngoại cảm
    5.Nghiên cứu thực nghiệm: thực nghiệm trong các phòng thí nghiệm.
    So sánh với tình hình nghiên cứu ở Việt Nam chúng ta thấy có nhiều điểm khác biệt và một số cách thức nghiên cứu trên chưa được tiến hành vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phần sau sẽ bàn về tình hình nghiên cứu về ngoại cảm ở Việt Nam. Nếu các bạn quan tâm, sẽ tiếp tục post.
  3. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Theo những gì mình được biết và được học, thì chuyện tìm mộ chỉ là trò muỗi, một khi đã khai được các năng lực tiềm ẩn của con người như nhãn thần, nhĩ thần. Khi đó ta có thể bắt được các sóng đặc biệt mang thông tin của người ta lúc còn sống.
    Việc tìm mộ sẽ gặp vấn đề nếu bản thân linh hồn đó không muốn trao đổi thông tin, đã đi tái kiếp hoặc bị nhiễu vì có một số linh hồn khác tác động vào.
    Bản thân những người có năng lực tìm mộ nếu không biết cách luyện tập để duy trì thì sẽ mất năng lực trong khoảng 10 năm là cùng. Những người lên đồng, do không có cơ chế bảo vệ mình nên thường hay đoản mệnh.
    Biết là viết vài dòng mê tín thế này trong 1 Box của khoa học sẽ dễ gây phản cảm, nhưng những gì mà chúng ta đang cho là thần bí thì với những người luyện Yoga, khí công, nhân điện vài năm coi đó là chuyện bình thường, hiển nhiên, không có gì phải bàn nhiều.
    Mình viết cũng chỉ muốn những bạn nào có niềm ham thích tìm hiểu những hiện tượng này tìm đến 1 môn học nâng cao tầm mức "ý thức" của mình. Vì chúng ta sinh ra là để tiến hoá. Những gì bạn luyện tập cho cơ thể bên ngoài sẽ mất đi khi bạn chết, nhưng nếu bạn biết tập những bài "thể dục" cho tâm hồn thì những tác động tốt của nó sẽ duy trì mãi dù bạn có chết đi hay không.
    Tại sao chết lại chưa phải là hết? Có điều kiện mình sẽ viết thêm về vấn đề này (tất nhiên là dựa trên sự tổng hợp của những người đi trước thôi. Chứ bản thân mình thì chưa ra đâu vào đâu cả, ke ke..
  4. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết, cho đến nay chưa có một nghiên cứu "ngoại cảm" nào đạt được kết quả mà người khác không bác bó, giải thích cách khác được. Tức là chúng không có giá trị khoa học. Có thể có nhưng nếu thế thì cộng đồng khoa học do lí do này hay lí do khác lờ đi
    Phần lớn các hiện tượng ngoại cảm, cận tâm lí học, nếu không được thấy như bịp bợm, thì cũng do chủ quan của người ta thôi. Ví dụ tớ thấy ma và sinh ra đủ thứ cảm giác sợ hãi rất thật ... nhưng hic ma chỉ là ảo giác mà thui, làm ra do tin tưởng truyền thống hoặc/và một sợ hãi, một vấn đề vô thức nào đó - hỏng có thiệt.
    Cũng có một vài hiện tượng được biết là có thật, và chúng góp phần cho thấy sự hạn hẹp của mô hình khoa học về con người. Nhưng thà hạn hẹp còn hơn là quá rộng khiến con người tin vào đủ thứ chuyện không chứng không bàn, nhiều cái tai hại không biết đâu mà lường.
    gocLe
  5. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Từ cái nhìn lịch sử, việc nghiên cứu các "hiện tượng ngoại cảm" hay nói chung "cận tâm lí học" ở phương tây đã có chủ yếu như một phản ứng đối với hai thế lực lớn qui định thế nào là "hiểu biết chấp nhận được".
    Thứ nhất là thế lực nhà thờ.
    Thiên chúa giáo (hình như phải nói kitô giáo để chỉ chung các hệ thống tín ngưỡng thờ Giêsu như Con Thiên Chúa) cho rằng ngoài những hiểu biết thu được qua các giác quan và trí não thì con người không có hiểu biết gì khác nếu không được "Ơn trên soi sáng". Chỉ có Giêsu và một số các thánh là có "phép lạ" - hiểu là những hiểu biết và khả năng năm ngoài giác quan và trí não thông thường. Nhưng Giêsu không đơn giản là người, mà là Con Một Đức Chúa Giời ! Và các thánh có phép lạ thì cũng không phải họ có do luyện tập hay gì cả, mà do Chúa ban cho.
    Thứ hai là khoa học thời bấy giờ, mà cơ bản là vật lí cổ điển.
    Con người theo thần học Thiên chúa giáo cho đến thời bấy giờ chả có chút giá trị và khả năng, tiềm năng đáng nói nào nếu không nương tựa trên niềm tin Thiên chúa mà sống. Khoa học cổ điển, với mô hình cơ giới về vũ trụ và con người của nó, đã mặc nhiên đồng ý như thế. Hiểu biết khoa học là hiểu biết về thế giới và con người như những cỗ máy. Con người có hai phần hoàn toàn khác biệt, thể xác và tinh thần, và khoa học biết thể xác, còn tinh thần là cái chỉ có suy đoán, phỏng đóan bằng triết học thôi.
    Tâm lí học Freud (=tâm phân học) đã bứt phá qui ước này khi nó thành công phannào khi tìm hiểu tâm lí con người bằng các phạm trù khoa học. Nhưng Tâm lí học phương tây nói chung nghiêng về chữa trị chứ khôngthích hợp lắm cho tâm lí thông thường, bình thường.
    Mong muốn có một mô hình tâm lí thich hợp hơn đã góp phần tạo ra nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu ngoại cảm.
    Mong muốn này cũng thúc đẩy việc tìm hiểu các hệ thống tôn giáo đông phương giàu có về, hoặc nếu không thì cũng phù hợp với, hiểu biết tâm lí học, đó là đạo Hindu, đạo Lão và đặc biệt đạo Phật.
    Các tôn giáo này trình bày con người như có giá trị nội tại, đầy tiềm năng thành đạt, thăng tiến về tâm lí và tâm linh chứ không phải là một cỗ máy thụ động với một tinh thần chỉ có giá trị nếu được ơn mưa móc của Bề Trên.
    Các tìm hiểu này. dễ hiểu là quay lại thúc đẩy thêm sự nghiên cứu ngoại cảm, vì chẳng hạn đạo phật, đạo hindu có nói đến các khả năng siêu thường vốn đã làm mê mệt những người có xu hướng thần bí, những kẻ mê tín dị đoan cùng các nhà nghiên cứu ngoại cảm.
  6. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nghe bà con
    (....)
    Tính từ khi nền vật lí mới (với thuyết tương đối và vật lí lương tử) ra đời (cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20), mọi ngành khoa học đều có những tiến bộ vượt bậc kể cả tâm lí học. Trong khi đó, cho đến nay các nghiên cứu ngoại cảm vv. vẫn chưa đạt được thành tựu nào đáng kể, nếu không nói là số âm, do những thử nghiệm, thẫm tra nghiêm túc, chặt chẽ nhất đã chỉ đưa đến những kết quả tiêu cực.
    Đáng suy nghĩ, là bộ môn này ngày này thường được ưa chuộng ở các nước mà chủ thuyết duy vật có vị trí thống trị. Sự kiện cũng có ở Mĩ theo nghĩa phần đông các nhà khoa học ở đây theo chủ thuyết duy vật khoa học. (Duy vật khoa học, scientific materialism, là thuyết duy vật xây dựng trên hiểu biết khoa học thuần túy chứ không phải triết học duy vật biện chứng vốn nặng phàn siêu hình học hơn.). Ở châu Âu, nơi nhiều nhà khoa học bị đồng nghiệp của họ ở Mĩ chê trách là có quan điểm khoa học quá rộng rãi (!), các nghiên cứu thuộc bộ môn này thường bị khinh thường và ngay cả các nghiên cứu chặt chẽ, nghiêm túc nhất có vẻ cũng hiếm khi được cung cấp cơ sở tài chánh như ở Mĩ. (Tớ nói có vẻ vì ? làm biếng quá, hỏng muốn bỏ giờ tìm kiếm thêm chứng liệu để có thể nói quả quyết. )
    Từ một quan điểm thực dụng, việc nghiên cứu ngoại cảm vv. có vẻ gần với một trò chơi trưởng giả, của kẻ thừa tiền hơn là đem lại lợi ích cấp thiết. Có nhiều vấn đề mà tâm lí học và tâm bệnh học không hiểu và giải quyết được, nhưng cũng không có dấu hiệu gì hay cơ sở tư tưởng nào cho thấy chúng sẽ được giải quyết trong tương lai nhờ ?~hiểu biết?T do nghiên cứu loại này mang lại.
    Có thể nhiều người lấy làm bất ngờ, nhưng cái nhìn này được bên phía người đạo phật đồng ý. Mô hình phật giáo về con người cho phép nói hợp lí về những khả năng, quyền năng siêu thường mà một tâm thức phát triển (một bậc ngộ đạo) có được, chẳng hạn "tha tâm thông" (biết được tâm trí người khác), nhưng giới luật phật giáo lại nghiêm cấm việc đề cập đến một thành tựu như vậy:
    Lí luận được chính Phật đưa ra, trong diễn tả theo ngôn từ ngày nay, đại khái là (1) tiêu chuẩn đánh giá một bậc chân tu là đức độ và trí tuệ của người ấy chứ không phải những khả năng lạ thường, (2) các khả năng này là hệ quả phụ thuộc của thành tựu tâm linh ?" đạt đạo hay thấu hiểu lí vô thường, vô ngã, khổ ? ở các mức độ thâm sâu (hơn là hiểu biết sách vỡ cho phép), thì tự nhiên chúng có, còn tu tập (thiền vv.) mà chỉ chú trọng tìm kiếm các quyền năng này thì rất dễ rơi vào ma đạo.
    (Chắc còn tiếp )
  7. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Nước ta đã có HÀNG CHỤC NGÀN mộ liệt sĩ được tìm bằng các phương pháp ngoại cảm đã được ghi nhận! Đó là câu trả lời hùng hồn nhất cho bất kỳ ai nghi ngờ, là một thành tựu về mặt tâm linh có thể nói là không một nước nào có được.
    Tôi là người ủng hộ nhiệt liệt cho chủ nghĩa Duy Vật, tôi nghĩ rằng: Không có cái gì là "Không Thể", chỉ có cái "Chưa Thể" mà thôi. Cũng vì vậy tôi không phủ nhận các vấn đề thuộc về Duy Tâm, đó vừa là vấn đề mang tính xã hội, tinh thần, tâm lý con người và trong một chừng mực nào đó, nó là một "sự hợp tác của những bất lực duy vật đương thời"!
    Trong mục "Học thuật" tôi có đề cao Thuyết Âm - Dương, cũng là muốn đóng góp một tiếng nói về mặt "lý luận" cho những gì không giải thích được, cho cái mà người ta gọi là "Duy tâm", cho sự gần gũi của Phật giáo và Khoa học, giữa thế giới thực và thế giới tâm linh...

  8. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin phép thử lý giải một cách mộc mạc về HIỆN TƯỢNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI ÂM để tìm mộ, mong các bác đừng cười:
    Mọi người biết rằng: trong không gian có rất nhiều loại sống vô tuyến khác nhau: sóng dùng cho truyền thanh, truyền hình, điện thoại di động, truyền tin và quân sự... Tại sao từ một cái cột gọi là "ăng ten" người ta có thể thu bắt được các tín hiệu ấy; từ một máy điện thoại, từ những thiết bị chuyên dụng như rada... có thể tái tạo thông tin được gủi đi thành những "thực thể" như hình ảnh, âm thanh và rất nhiều thứ khác?
    Tại sao nam châm có thể hút được sắt và từ những mạt sắt xếp thành đường sức từ người ta biết rằng có những "lực" tồn tại. Trái đất là một quả "nam châm" khổng lồ đó thôi...
    Điều đó chứng tỏ rằng có nhưng cách truyền thông tin (ví dụ như "sóng") có thể không nhìn, không cảm thấy, không đo được... nhưng tồn tại, chỉ là cái mà chúng ta chưa biết.
    Những nhà ngoại cảm là nhưng "anten sống" thu được những "sóng" đặc biệt đó (ở đây, xin tạm dùng từ "sóng" như một cái tên), có khả năng liên hệ với "hồn", theo như liên tưởng trong thuyết Âm - Dương tôi từng nói cũng chỉ là một sự "chuyển hóa vật chất" của cơ thể sống. Tôi không nghĩ rằng "hồn" chỉ là một "lượng thông tin" (data), nếu "hồn" có thể trò chuyện, trao đổi, tư vấn, chỉ dẫn... cho nhà ngoại cảm thì đó phải được coi là một "thực thể thông minh", ít nhất cũng là một dạng "siêu siêu máy tính". Tức là "hồn" không còn là "lượng thông tin" truyền cho anten- nhà ngoại cảm thu mà là một "thực thể phát thông tin" giao tiếp với nhà ngoại cảm theo những kênh đặc biệt...

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 09/01/2007
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7

    Anh bạn lấy cái này ở đâu mà hấp dẫn vậy?
  10. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Con số to trông có vẻ hấp dãn thiệt nhưng nhiều khi nó không nói được gì đối với thẫm tra khoa học. Phải có những tường trình, báo cáo khoa học trong đó khả năng ngoại cảm nhận biết mộ người chết được chứng minh là khả năng duy nhất không thể loại bỏ.
    Nói hơi cụ thể một chút, nhà ngoại cảm đã được biết trước, bằng cách này hay cách khác, rằng trong một diện tích giới hạn của khu đất kia có xác chết nằm ở đâu đó. Nhờ biết trước như vậy, ông ta có thể đoán được vị trị chỗ xác bị chôn, vùi vv., do trạng thái sinh học chỗ đó khác hơn chỗ khác (cây có tươi xanh hơn, ví dụ).
    Những cái biết trước và các thông tin qua đó tạo nghi ngờ rằng ông ấy chỉ làm công việc không khác mấy việc đoán mò thông thường, những điều này phải được loại bỏ cả trong một thẫm tra nghiêm túc, để từ đó có thể nói, có khả năng cao ông ta có khả năng ngoại cảm nhận biết vị trí chôn cất.
    Và "nhận biết vị trí chôn cất" thì hãy còn rất xa vời vợi với việc nói rằng ông ta liên lạc được với hồn người chết. Có lẽ sự nhận biết vị trí như thế cho thấy, nếu có sự nhận biết, rằng con người có một dạng "trường sinh học" nào đó mà khoa học chính qui hoàn toàn chưa biết tới, và trong trường hợp xác chết thì trường sinh học này có một biến đổi mà sự nhạy bén đặc biệt nào đó của nhà ngoại cảm nhận ra được.
    Nhưng nếu như vậy, nhà ngoại cảm này phải chứng tỏ được khả năng của mình trong context phòng thí nghiệm: một xác chết có hay không được đặt trong context này ông phải nói được chính xác. Phải có một thử nghiệm đại khái như vậy thì mối có cơ sở để nhà khoa học chính qui nói chuyện đáng tin hay không.
    Còn dùng các hình ảnh vật lí quen thuộc như sóng từ, sóng điện ... thì đáng tiếc để nói ... cho vui thôi chứ không có tính thuyết phục các nhà khoa học, vì bản chất, đặc trưng và cường độ vv. của các trường vật lí này đã được biết rõ, và nó chả có cho biết có sự khác biệt giữa một xác chết và một sinh vật sống - khác biệt gợi ý là có một cái gì đó mà ta phải có ngoại cảm mới nhận biết.

Chia sẻ trang này