1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoại cảm & khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi nat.anthro, 06/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Thế giới tâm linh có mà, nhưng nó chỉ là linh hồn thôi, không phải ma như mọi người nghĩ đâu.
    Được kundalini2 sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 11/01/2007
  2. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Sao kì dzị ta? Rõ ràng mới đây có ngườinói thế giới tâm linh có ma mà?
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Các bác nói như vừa ở đấy về ấy!
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế bác cho rằng chỗ mình chưa đến thì chưa có ai đến à?
  5. haclua

    haclua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    1
    các bạn có thực sự tin vào vấn đề này không khi mà gần đây các phương tiện thông tin đại chúng nói đến rất nhiều và đưa ra những chứng cớ rất thực . Vấn đề này thực sự cần nhưng nhà khoa học có tâm huyết tìm hiểu thêm , nhưng dù sao thì đây cũng là 1 vấn đề rất hay để theo dõi và bình luận .
  6. tieukhe

    tieukhe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tớ tình cờ vào diễn đàn này và thấy mọi người hình như chưa ai đọc kỹ phần ký về cô Phan Thị Thúy Hằng và khả năng tìm một của cô ấy. Chuyện có linh hồn hay không thì chưa biết nhưng bẩn thân tớ thì đã chứng kiến chuyện tìm một cho người nhà tớ rồi.
    Cách đây khoảng 17-18 năm, chị Hăng lúc ấy con rất trẻ, chị ấy học Tài chính tại chức trên trường Huyện Yên Mô - Ninh Bình, nhưng do tài ngoại cảm, người nhà tớ (công tác ngoài hà Nội lúc bấy giờ) có mời chị ấy về tìm lại mồ mả tổ tiên nhà tớ (vì trước đây cái nghĩa địa ấy bị chính quyền cho tàu vét sông san phẳng). Tớ trực tiếp xem chị ấy tìm mộ củ tổ năm đời nhà tớ và nghe chị ấy nói đến tên tuổi của các cụ tổ trong gia phả (mà thậm chi nhiều người trong họ còn không nhớ được ), chị ấy còn nói là có tiếng lao xao như đang đi trong chợ, tóm lại là một cuộc nói chuyện với người âm phủ - tạm gọi là thế. Kết quả là nhà tớ đã tìm ra vị trí của nhiều ngôi mộ và lần ra được gốc gác dòng họ di cư đến Ninh Bình từ đời Hồng Đức. Tất nhiên hoàn toàn không đúng đến 100% nhưng sau khi đọc bài tìm mộ chị gái của Tướng Trần Độ trong nhật ký của ông ấy và bài tìm mộ em gái của ông Trần Phưong (nguyên thư ký của ông Phạm Văn ĐỒng và là người thành lập trường Đại học Quản Lý và Kinh doanh, chị Hằng bây giờ là kế toán cho trường này) thi tôi cảm thấy tin thật. Vì sao thì chắc đến thầy tôi cũng chưa giải thích được.
  7. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Thưa bạn, thực ra đã có nhiều người đọc và nghe bài tự thuật của chị Phan Thị Bích Hằng (chứ không phải Thúy Hằng) nhưng có lẽ chưa có dịp bàn tới nhiều về cô ấy.
    Nhân đây tôi mạo muội post một hồi ký khá nổi tiếng của cô PHAN THỊ HẢI ÂU tìm mộ AH liệt sỹ công an nhân dân TRẦN BÌNH (có con đường mang tên anh gần trường Đại học Thương mại).
    Nhà ngoại cảm tìm mộ người anh hùng của câu chuyện là NGUYỄN ĐỨC PHỤNG-một người hiền-ẩn sỹ giữa đời thường chốn Hà Thành phồn hoa. (BAN NGOẠI CẢM 286 THỤY KHUÊ-TÂY HỒ-HN). Các bạn có quyền tin hoặc không tin nhưng hãy đễ lý trí mình phán xét
    BÁO CÁO HÀNH TRÌNH TÌM MỘ
    ANH HÙNG TRẦN BÌNH
    Tôi là Phan Thị Hải Âu, 54 tuổi, là em dâu chú của Anh hùng liệt sỹ Trần Bình. Tôi là người trực tiếp đi tìm anh tôi là anh hùng Trần Bình với tên tuổi Trần Phú em trai con chú (chồng tôi) đứng tên giao dịch giấy tờ.
    Nay công việc tìm kiếm đã xong chúng tôi đã đưa Anh tôi về nghĩa trang liệt sỹ quê nhà với khí thế tưng bừng phấn khởi của hàng trăm nghìn nười thôn, xã, huyện, tỉnh Thái Bình.
    Việc đã qua 20 ngày nhưng với tôi vẫn còn nhiều điều còn phải suy nghĩ. Mỗi lẫn nghĩ đến tôi không khỏi rơi nước mắt vì thương anh, vì sự đối xử của người đời. Tôi tự kiểm điểm đường lối mình đi, mục đích việc mình làm: Làm vì ai ? Có mưu lợi nhuận gì không? Nhà có khá giả gì không mà dám bỏ một số tiền lớn so với mình nào có nhỏ? Không ai giúp đõ, chế độ của Anh nào mình có được hưởng tí nào? Chỉ nghĩ họ ở tận Tây Ninh, Lào, Camphuchia còn tìm được mộ người thân thì lý gì mình ở Hà Nội lại không tìm anh.
    Ngày 10-04-2000 tôi tới 286 Thụy Khuê đăng ký với Trung tâm các NNC tìm mộ từ xa với vẹn vẹn bộ hồ sơ: 1 tấm ảnh, một bằng anh hùng liệt sỹ. Tôi được vào ngay, nộp lệ phí cho trung tâm 50.000 và mua 02 băng trắng 16.000. Cậu Nguyễn Đức Phụng là người tìm mộ chống Pháp đã đọc thông tin:
    ?oLiệt sỹ sinh năm 1928, mất ngày 19-05-1949 tại Tây Bắc Cầu Đuống. Thân nhân đi tìm là em Trần Văn Phú 66 tuổi?.
    Sơ đồ phác thảo của Cậu Phụng là Sông Đuống, Cầu Đuống, bãi bồi Bắc Đuống. Và đi khảo sát dọc theo sông Đuống tôi tìm thấy bãi bồi: ước tính độ dài-rộng của bãi, chụp ảnh rồi đưa đến cho Cậu.
    Và cũng trong những ngày này, tôi đã đi đến sở công an báo cáo và xin ý kiến phòng chính sách của sở nhưng phòng đi họp vắng (đ/c bảo vệ cho biết).
    Sau đó là những ngày miệt mài tìm kiếm với thông tin: bị Pháp bắn bên lô cốt nam Cầu Đuống (thuộc thôn Gia Thượng, xã Ngọc Thụy). Cổ liệt sỹ bị giặc buộc đá sau khi bắn (bắn lúc 5h30-6h tối), đẩy xuống sông Đuống, 4-5 ngày sau, trôi về bãi bồi (đá tuột) bên cạnh bến đò Thống, có con ngòi, dạt vào con ngòi, con ngòi có Cống Bò. Ông lái đò tên Nhanh cùng 2 bà đi chợ vớt lên bãi chôn. Ông lái đò khoảng 90 tuổi, hai bà đi chợ 81-83 tuổi. Ông lái đò đã mất còn có con, năm nay 56 tuổi. Hài cốt liệt sỹ còn đầu, chân tay, còn cả xích sắt. Các cơ quan hữu quan tìm và đưa liệt sỹ về.
    Chiều ngày 27-04-2000 tôi tìm thấy con ông lái đò Thống (lâu này tìm người lái đò thuyền gỗ)-Cống Cổ-Bến đò Phù Đổng- Con ngòi từ sông vào giáp đê.
    Ngày 29-04-2000 gặp gỡ con ông lái đò: Chị Xung, Chị Hương, Anh Thiều, Chị Xứng...và bà con lối xóm xác nhận: ông lái đò là người tham gia cách mạng, từng đưa người và súng đạn qua sông. Ông đã chôn liệt sỹ và đã giữ ngôi mộ liệt sỹ này suốt từ năm 1949 đến năm 1996. Ông thường xuyên thắp hương trên nấm mộ này mỗi ngày rằm mồng một và có dặn lại chị Hương là con dâu ông trưởng là phải tiếp tục trông nom ngôi mộ ấy. Theo bà con và chủ đất ngôi mộ nằm thì trên mộ có cây phèn đen rất to nhưng lần máy cày hợp tác xã chạy qua đã làm mất. Bà Quý là chủ, làm sào ruộng này ra cắm cây que bên con bờ nhỏ ranh giới giữa 2 nhà (mộ không còn nấm) chỉ ước lượng ở trong khoảng này.
    9h điện báo về trung tâm, Cậu yêu cầu khai quật. Lúc này có em liệt sỹ là bà Trần Thị Bé đã được mời lên để xin ý kiến và chứng kiến việc đào bới.
    Nhưng việc khai quật phải hoãn lại vì ngô đỗ hoa màu chưa bồi thường, phần vì không có tiền, phần vì chủ hoa màu không cho gặp. Nộp đơn nhờ xã can thiệp thì giấy tờ chứng thực kèm theo để ở quê nên chưa có.
    Ngày 30-04-2000 đưa bà Bé và 2 con đến nơi liệt sỹ bị bắn, thắp hương cho ông Bẩy, bà Bẩy (gia đình ông lái đò) và thăm gia đình, chuẩn bị thủ tục cúng tại nơi đào, mua cơ và sào sài 4m. Báo với Cậu Phụng hoãn đến ngyà 03-05 mới tiến hành khai quật được vì xã yêu cầu có giấy xác nhận và đề nghị cho khai quật tìm mộ liệt sỹ của xã nhà quê liệt sỹ.
    Chiều 30-04, tôi cùng con chị bé về Thái Bình xin giấy tờ. Báo cho UBND xã biết việc đi tìm mộ, xin ý kiến xã. Nếu thấy được xã đồng ý thì đưa về quê.
    9h30 sáng ngày 01-05 tôi trở về Hà Nội, để cháu ở lại, lấy giấy tờ trở lên sau.
    Ngày 02-05 lo mọi việc và vào Phù Đổng đền bù hoa màu. Chuyển tất cả những thứ cần thiết để ngày 03-05-2000 bắt đầu tiến hành khai quật.
    Sáng 02 -05-2000 tôi đến gặp sở Công An Hà Nội để nhưng vì ngày lễ nên nghỉ.
    Ngày 03 -05-2000 tiến hành làm lễ ở Phù Đổng, treo cờ, điện về trung tâm. Máy bận liên tục vì Cậu phải điều chỉnh tìm mộ cho người ở miền Nam. (Cậu Phụng đi vắng, Cậu Liện bận liên tục).
    Tại Phù Đổng, cán bộ thôn ra không cho treo cờ, không cho đào bới vì chưa có giấy tờ. 16h30 rút quân. Những ngày sau lo giấy tờ thủ tục.
    Ngày 04-05-2000 đến gặp Cô Lan và Anh Phiến ở phòng chính sách của Sở công an Hà Nội xin ý kiến đi tìm mộ anh hùng Trần Bình qua việc nhờ NNC. Anh Phiến nói: mọi chi phí cho việc đi tìm hay khai quật cũng báo cho gia đình rõ là không có khoản hỗ trợ nào cả. Gia đình báo, chúng tôi biết sẽ báo lên cấp trên. Còn về phần Anh Bình được phong tặng danh hiệu thì chính ở đây chúng tôi làm. Còn khi nào gia đình tìm thấy hài cốt thì báo cho chúng tôi biết.
    Tôi ra về nói cho gia đình biết ý kiến của Sở và hy vọng những ngày tới Sở sẽ xin ý kiến của Bộ. Tôi tự thấy mình chỉ là em họ, mọi chế độ Anh Thể em anh Bình là người được hưởng rồi. Mình báo là báo với cơ quan cũ của Anh Bình thôi vì như Cậu Phụng nói:
    ?oKhi tìm thấy liệt sỹ là người của Công an thì phải xin ý kiến của họ để xem thủ tục tiến hành tang lễ như thế nào? Để cho đẹp lòng người sống, khỏi tủi thân người chết?
    Ngày 06-05-2000 gia đình tôi chuẩn bị điện thoại di động (đi thuê), vì điều khiển của Cậu Phụng là điều khiển từ xa. Thêu 3 người đào, tất cả đi vào Phù Đổng.
    8h30 xin ý kiến Cậu đào. Cứ 30 phút điện về hỏi một lần. Hố thứ nhất dài 3m sâu 1m. Hố thứ hai từ hố thứ nhất ăn ra nơi đóng cọc 3m do dân chỉ. Hố thứ 3 cách 1m về bên phải trên ruộng đỗ. Đào sâu 85cm thì thấy một xương tay. (Độ sâu đo thấy đúng như Cậu Phụng nói). Ngừng đào, điện xin ý kiến Cậu. Cậu phán: đúng xương liệt sỹ, đào nhẹ thôi, lấy mặt bằng.
    Chúng tôi dần đất lấy xương, xương sọ bị một người đào vô ý làm vỡ mất một miếng khi chưa biết lúc 5h45phút chiều 06-05-2000.
    Làm được 2/3 công việc thì trời tối, lúc này đã phát hiện ra các đinh thép 3-4cm ở phần 2 bên bàn tay. Tất cả được cho vào từng túi nilon nhỏ. Đầu xương hàm, xương chân tay... được cho vào tiểu đậy nắp. Xin với Cậu sáng mai làm tiếp. Nghỉ. Kéo bạt, đèn, cử người trông (Phú) và điện thoại báo cho anh em con cháu bác Bình biết. Trông đêm thứ 7 có Âu, Phú, Doãn, Cẩm.
    Sáng chủ nhật ngày 07-05-2000 làm tiếp, phần xương chân lấy được thêm đinh và 2 vòng khuyên và một loạt khuy.
    8h sáng xong chuyển vào tiểu. Đậy nắp xin ý kiến Cậu. Cậu chúc mừng. Thuê bàn đưa tiểu cốt liệt sỹ lên đậy cờ, bày hương hoa ảnh thờ từ sáng chủ nhật. Tất cả về nghỉ và phân công các cháu ở lại trông. Lo thủ tục cuối cùng đưa anh về quê an táng.
    ...(lược bỏ phần sau vì có những thông tin không tiện công bố)
    Được nat.anthro sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 30/05/2007
  8. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Thưa bạn, thực ra đã có nhiều người đọc và nghe bài tự thuật của chị Phan Thị Bích Hằng (chứ không phải Thúy Hằng) nhưng có lẽ chưa có dịp bàn tới nhiều về cô ấy.
    Nhân đây tôi mạo muội post một hồi ký khá nổi tiếng của cô PHAN THỊ HẢI ÂU tìm mộ AH liệt sỹ công an nhân dân TRẦN BÌNH (có con đường mang tên anh gần trường Đại học Thương mại).
    Nhà ngoại cảm tìm mộ người anh hùng của câu chuyện là NGUYỄN ĐỨC PHỤNG-một người hiền-ẩn sỹ giữa đời thường chốn Hà Thành phồn hoa. (BAN NGOẠI CẢM 286 THỤY KHUÊ-TÂY HỒ-HN). Các bạn có quyền tin hoặc không tin nhưng hãy đễ lý trí mình phán xét
    BÁO CÁO HÀNH TRÌNH TÌM MỘ
    ANH HÙNG TRẦN BÌNH
    Tôi là Phan Thị Hải Âu, 54 tuổi, là em dâu chú của Anh hùng liệt sỹ Trần Bình. Tôi là người trực tiếp đi tìm anh tôi là anh hùng Trần Bình với tên tuổi Trần Phú em trai con chú (chồng tôi) đứng tên giao dịch giấy tờ.
    Nay công việc tìm kiếm đã xong chúng tôi đã đưa Anh tôi về nghĩa trang liệt sỹ quê nhà với khí thế tưng bừng phấn khởi của hàng trăm nghìn nười thôn, xã, huyện, tỉnh Thái Bình.
    Việc đã qua 20 ngày nhưng với tôi vẫn còn nhiều điều còn phải suy nghĩ. Mỗi lẫn nghĩ đến tôi không khỏi rơi nước mắt vì thương anh, vì sự đối xử của người đời. Tôi tự kiểm điểm đường lối mình đi, mục đích việc mình làm: Làm vì ai ? Có mưu lợi nhuận gì không? Nhà có khá giả gì không mà dám bỏ một số tiền lớn so với mình nào có nhỏ? Không ai giúp đõ, chế độ của Anh nào mình có được hưởng tí nào? Chỉ nghĩ họ ở tận Tây Ninh, Lào, Camphuchia còn tìm được mộ người thân thì lý gì mình ở Hà Nội lại không tìm anh.
    Ngày 10-04-2000 tôi tới 286 Thụy Khuê đăng ký với Trung tâm các NNC tìm mộ từ xa với vẹn vẹn bộ hồ sơ: 1 tấm ảnh, một bằng anh hùng liệt sỹ. Tôi được vào ngay, nộp lệ phí cho trung tâm 50.000 và mua 02 băng trắng 16.000. Cậu Nguyễn Đức Phụng là người tìm mộ chống Pháp đã đọc thông tin:
    ?oLiệt sỹ sinh năm 1928, mất ngày 19-05-1949 tại Tây Bắc Cầu Đuống. Thân nhân đi tìm là em Trần Văn Phú 66 tuổi?.
    Sơ đồ phác thảo của Cậu Phụng là Sông Đuống, Cầu Đuống, bãi bồi Bắc Đuống. Và đi khảo sát dọc theo sông Đuống tôi tìm thấy bãi bồi: ước tính độ dài-rộng của bãi, chụp ảnh rồi đưa đến cho Cậu.
    Và cũng trong những ngày này, tôi đã đi đến sở công an báo cáo và xin ý kiến phòng chính sách của sở nhưng phòng đi họp vắng (đ/c bảo vệ cho biết).
    Sau đó là những ngày miệt mài tìm kiếm với thông tin: bị Pháp bắn bên lô cốt nam Cầu Đuống (thuộc thôn Gia Thượng, xã Ngọc Thụy). Cổ liệt sỹ bị giặc buộc đá sau khi bắn (bắn lúc 5h30-6h tối), đẩy xuống sông Đuống, 4-5 ngày sau, trôi về bãi bồi (đá tuột) bên cạnh bến đò Thống, có con ngòi, dạt vào con ngòi, con ngòi có Cống Bò. Ông lái đò tên Nhanh cùng 2 bà đi chợ vớt lên bãi chôn. Ông lái đò khoảng 90 tuổi, hai bà đi chợ 81-83 tuổi. Ông lái đò đã mất còn có con, năm nay 56 tuổi. Hài cốt liệt sỹ còn đầu, chân tay, còn cả xích sắt. Các cơ quan hữu quan tìm và đưa liệt sỹ về.
    Chiều ngày 27-04-2000 tôi tìm thấy con ông lái đò Thống (lâu này tìm người lái đò thuyền gỗ)-Cống Cổ-Bến đò Phù Đổng- Con ngòi từ sông vào giáp đê.
    Ngày 29-04-2000 gặp gỡ con ông lái đò: Chị Xung, Chị Hương, Anh Thiều, Chị Xứng...và bà con lối xóm xác nhận: ông lái đò là người tham gia cách mạng, từng đưa người và súng đạn qua sông. Ông đã chôn liệt sỹ và đã giữ ngôi mộ liệt sỹ này suốt từ năm 1949 đến năm 1996. Ông thường xuyên thắp hương trên nấm mộ này mỗi ngày rằm mồng một và có dặn lại chị Hương là con dâu ông trưởng là phải tiếp tục trông nom ngôi mộ ấy. Theo bà con và chủ đất ngôi mộ nằm thì trên mộ có cây phèn đen rất to nhưng lần máy cày hợp tác xã chạy qua đã làm mất. Bà Quý là chủ, làm sào ruộng này ra cắm cây que bên con bờ nhỏ ranh giới giữa 2 nhà (mộ không còn nấm) chỉ ước lượng ở trong khoảng này.
    9h điện báo về trung tâm, Cậu yêu cầu khai quật. Lúc này có em liệt sỹ là bà Trần Thị Bé đã được mời lên để xin ý kiến và chứng kiến việc đào bới.
    Nhưng việc khai quật phải hoãn lại vì ngô đỗ hoa màu chưa bồi thường, phần vì không có tiền, phần vì chủ hoa màu không cho gặp. Nộp đơn nhờ xã can thiệp thì giấy tờ chứng thực kèm theo để ở quê nên chưa có.
    Ngày 30-04-2000 đưa bà Bé và 2 con đến nơi liệt sỹ bị bắn, thắp hương cho ông Bẩy, bà Bẩy (gia đình ông lái đò) và thăm gia đình, chuẩn bị thủ tục cúng tại nơi đào, mua cơ và sào sài 4m. Báo với Cậu Phụng hoãn đến ngyà 03-05 mới tiến hành khai quật được vì xã yêu cầu có giấy xác nhận và đề nghị cho khai quật tìm mộ liệt sỹ của xã nhà quê liệt sỹ.
    Chiều 30-04, tôi cùng con chị bé về Thái Bình xin giấy tờ. Báo cho UBND xã biết việc đi tìm mộ, xin ý kiến xã. Nếu thấy được xã đồng ý thì đưa về quê.
    9h30 sáng ngày 01-05 tôi trở về Hà Nội, để cháu ở lại, lấy giấy tờ trở lên sau.
    Ngày 02-05 lo mọi việc và vào Phù Đổng đền bù hoa màu. Chuyển tất cả những thứ cần thiết để ngày 03-05-2000 bắt đầu tiến hành khai quật.
    Sáng 02 -05-2000 tôi đến gặp sở Công An Hà Nội để nhưng vì ngày lễ nên nghỉ.
    Ngày 03 -05-2000 tiến hành làm lễ ở Phù Đổng, treo cờ, điện về trung tâm. Máy bận liên tục vì Cậu phải điều chỉnh tìm mộ cho người ở miền Nam. (Cậu Phụng đi vắng, Cậu Liện bận liên tục).
    Tại Phù Đổng, cán bộ thôn ra không cho treo cờ, không cho đào bới vì chưa có giấy tờ. 16h30 rút quân. Những ngày sau lo giấy tờ thủ tục.
    Ngày 04-05-2000 đến gặp Cô Lan và Anh Phiến ở phòng chính sách của Sở công an Hà Nội xin ý kiến đi tìm mộ anh hùng Trần Bình qua việc nhờ NNC. Anh Phiến nói: mọi chi phí cho việc đi tìm hay khai quật cũng báo cho gia đình rõ là không có khoản hỗ trợ nào cả. Gia đình báo, chúng tôi biết sẽ báo lên cấp trên. Còn về phần Anh Bình được phong tặng danh hiệu thì chính ở đây chúng tôi làm. Còn khi nào gia đình tìm thấy hài cốt thì báo cho chúng tôi biết.
    Tôi ra về nói cho gia đình biết ý kiến của Sở và hy vọng những ngày tới Sở sẽ xin ý kiến của Bộ. Tôi tự thấy mình chỉ là em họ, mọi chế độ Anh Thể em anh Bình là người được hưởng rồi. Mình báo là báo với cơ quan cũ của Anh Bình thôi vì như Cậu Phụng nói:
    ?oKhi tìm thấy liệt sỹ là người của Công an thì phải xin ý kiến của họ để xem thủ tục tiến hành tang lễ như thế nào? Để cho đẹp lòng người sống, khỏi tủi thân người chết?
    Ngày 06-05-2000 gia đình tôi chuẩn bị điện thoại di động (đi thuê), vì điều khiển của Cậu Phụng là điều khiển từ xa. Thêu 3 người đào, tất cả đi vào Phù Đổng.
    8h30 xin ý kiến Cậu đào. Cứ 30 phút điện về hỏi một lần. Hố thứ nhất dài 3m sâu 1m. Hố thứ hai từ hố thứ nhất ăn ra nơi đóng cọc 3m do dân chỉ. Hố thứ 3 cách 1m về bên phải trên ruộng đỗ. Đào sâu 85cm thì thấy một xương tay. (Độ sâu đo thấy đúng như Cậu Phụng nói). Ngừng đào, điện xin ý kiến Cậu. Cậu phán: đúng xương liệt sỹ, đào nhẹ thôi, lấy mặt bằng.
    Chúng tôi dần đất lấy xương, xương sọ bị một người đào vô ý làm vỡ mất một miếng khi chưa biết lúc 5h45phút chiều 06-05-2000.
    Làm được 2/3 công việc thì trời tối, lúc này đã phát hiện ra các đinh thép 3-4cm ở phần 2 bên bàn tay. Tất cả được cho vào từng túi nilon nhỏ. Đầu xương hàm, xương chân tay... được cho vào tiểu đậy nắp. Xin với Cậu sáng mai làm tiếp. Nghỉ. Kéo bạt, đèn, cử người trông (Phú) và điện thoại báo cho anh em con cháu bác Bình biết. Trông đêm thứ 7 có Âu, Phú, Doãn, Cẩm.
    Sáng chủ nhật ngày 07-05-2000 làm tiếp, phần xương chân lấy được thêm đinh và 2 vòng khuyên và một loạt khuy.
    8h sáng xong chuyển vào tiểu. Đậy nắp xin ý kiến Cậu. Cậu chúc mừng. Thuê bàn đưa tiểu cốt liệt sỹ lên đậy cờ, bày hương hoa ảnh thờ từ sáng chủ nhật. Tất cả về nghỉ và phân công các cháu ở lại trông. Lo thủ tục cuối cùng đưa anh về quê an táng.
    ...(lược bỏ phần sau vì có những thông tin không tiện công bố)
    Được nat.anthro sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 30/05/2007
  9. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Hồi ký được sự đồng ý và cho phép sử dụng làm tư liệu nghiên cứu khoa học và công bố khi cần thiết của các thân chủ. Đề nghị dẫn nguồn phải có sự xin phép của tác giả, tuyệt đối không cắt xén thêm bớt về nội dung, không trung thực với công bố này. (Nguyễn Anh Tuấn)
    Tiếp tục 1 hồi ký gây chấn động chưa nhiều người biết tới.
    NHẬT KÝ TÌM MỘ CON - LIỆT SỸ TRẦN DUY HƯNG
    Nguyên Phong Trần Duy Thụy
    Con trai tôi hy sinh tại chiến trường Trị Thiên Huế năm 1972.
    Suốt nhiều năm tôi học Khí công với hy vọng sẽ có khả năng tự đi tìm hài cốt liệt sỹ của con tôi hoặc ít ra cũng có một chút hiểu biết về tâm linh để phối hợp và chứng nghiệm việc tìm kiếm.
    Tháng 11 năm 2002, tôi đề nghị thầy dạy khí công và 8 người bạn đồng học cùng lên đường đi tìm hài cốt liệt sỹ con tôi là Trần Duy Hưng tại chiến trường Trị Thiên Huế.
    Sau hàng chục ngày khảo sát công phu tại thực địa, đoàn khí công đã xác định được tọa độ và thống nhất địa điểm có hài cốt. Nơi đó không chỉ có hài cốt của con trai tôi mà còn có 3 hài cốt liệt sỹ khác cùng chôn bên nhau dọc theo bờ suối.
    Với khả năng của khí công, chúng tôi đã xác định được phần mộ liệt sỹ, đều nhìn thấy vong liệt sỹ mà sao mấy ngày đào tìm không thấy một cốt nào.
    Hố đào ngày càng sâu và rộng hơn, nhưng chỉ có toàn sỏi đá, không hề có một dấu tích gì. Cuối cùng đoàn khí công đành tạm rút quân ra về trong nghi hoặc và buồn bực.
    Về thành phố Hồ Chí Minh, tôi đề nghị thầy và các bạn chấp nhận tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm vừa là để có xác suất tìm thấy cao hơn vừa là có cơ hội để học tập thêm.
    Trước tết Âm lịch năm Quý Mùi (2003) tôi có liên lạc và khẩn thiết nhờ NNC Nguyễn Văn Nhã giúp đỡ. Ông nhận lời và yêu cầu tôi ăn chay trường cho tới khi tìm được hài cốt liệt sỹ. Tôi nghiêm chỉnh chấp hành.
    Ngày 14-02-2003, tôi ra Hà Nội, liên lạc với Thiếu tướng Chu Phác cùng với cô Hoàn, anh Bẩy...Ông Chu Phác rất nhiệt tình cử anh Bẩy cùng tôi trực tiếp đi tìm. Ông sẽ ở nhà (Hà Nội) chỉ đạo tìm mộ bằng điện thoại di động và sẽ có những biện pháp tâm linh hỗ trợ.
    Đoàn khí công đi tìm đợt trước, nay có ông Ngô Thông cùng đi với tôi.
    Ngay từ Hà Nội, trước ngày xuất phát vào Huế, anh Bẩy thắp nhang, khấn rồi vẽ một bản đồ mộ vị trí mộ liệt sỹ. Lạ thay, bản đồ vẽ ra giống y hệt khu vực vị trí mà lần trước đoàn khí công chúng tôi đã đào tìm. Bên trái cũng có một dẫy núi cao uốn lượn bên cạnh một con suối, cạnh 2 cây nhỏ có 3 mộ liệt sỹ nằm nối dài bên cạnh nhau. Cách đó thêm một chút nữa một mộ nằm chung thành một cụm. Anh Bẩy còn vẽ thêm, cách đó vài chục mét nữa, còn có 11 ngôi mộ liệt sỹ khác. Con suối ấy anh Bẩy ghi chú là: Suối Máu.
    Ngày 28-02-2003, chúng tôi rời Hà Nội vào Huế ở khách sạn. Anh Bẩy vẽ thêm một bản đồ nữa. Lần sau này rõ hơn: có thêm một cành cây to trụi lá, giống như một cột buồm dựng đứng trên đỉnh núi cao cách vị trí mộ chừng 300 thước. NNC Nguyễn Văn Nhã dặn trước ở TP Hồ Chí Minh:
    ?oLần này bác đi tìm sẽ có những hiện tượng tâm linh hỗ trợ. Sẽ có một con gì đó dẫn đường và chỉ chỗ có hài cốt liệt sỹ. Thí dụ như con **** hay con gì đó?
    Anh Bẩy cũng hoàn toàn đồng ý với nhận định trên.
    Hôm sau, ngày 29-02-2003, chúng tôi dùng xe ô tô nhỏ đi vòng về phía Tây Bắc của Huế khoảng 40 km theo sự hướng dẫn của NNC Nguyễn Khắc Bẩy. Điểm xe ô tô dừng lại để đổ bộ vào rừng cũng trùng hợp đúng y như lần trước. Sự trùng hợp thật kỳ lạ.
    Chúng tôi nhờ 2 người dân địa phương đem cuốc xẻng cùng đi vào rừng tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Họ đi được vài trăm thước, có một con chó vàng chạy theo, nó lại chạy lên đi trước. Đó là con chó của một trong hai người dân địa phương. Ông chủ nó quát đuổi nó về nhưng họ đi một đoạn vẫn thấy nó quanh quẩn đi theo đoàn người. Người chủ cho biết trước đến nay, con chó chưa hề theo ông đi vào rừng. Anh Bẩy đề nghị cứ để nó đi theo. Nể lời của đoàn ông chủ để nó đi theo vào núi như vậy.
    Đi được khoảng 2h theo đúng hướng lần trước đoàn khí công đã đi. Đột nhiên cái cây cô đơn trụi lá trơ cành đã hiện ra trên đồi cao trước mặt, lau sậy cao ngập đầu người, con chó mất hút trong đó.
    Chúng tôi rẽ lau lần theo khoảng vài trăm mét thì đột nhiên dòng suối đã xuất hiện, và kia, hố đào tháng trước đoàn khí công đào tìm đã xuất hiện.
    Thế là khu vực đoàn khí công đào tìm đợt trước nay anh Bẩy phát hiện hoàn toàn cùng trùng khớp.
    Lúc ấy, Anh Bẩy kêu: ?oSao vong anh Hưng dẫn chúng ta đến đây rồi mà giờ gọi lại không thấy ! Thôi cứ theo dõi con chó, cứ thấy nó ngửi quanh chỗ nào năm vòng thì cứ chỗ ấy mà đào?.
    Con chó ngửi hít quanh hố đào kỳ trước rồi nó cứ vòng quanh chỗ đấy bốn năm lượt rồi nằm ngay bên cạnh hố đạo, không loăng quăng nữa. Cả đoàn nghỉ một lúc và bắt đầu đào vị trí con chó nằm.
    Hố đào mỗi lúc một rộng, rồi tiếp giáp với hố đào dạo tháng trước mà vẫn không thấy gì, họ bèn kéo dài hố đào dọc theo dòng suối. Trưa nghỉ ăn cơm rồi lại tiếp tục đào nhưng kết quả không thấy gì.
    Anh Bẩy nói: ?oHiện tượng này có thể là hài cốt liệt sỹ đã được quy tập hết cả rồi nhưng vong vẫn cứ ở đây và đưa chúng ta đến. Giờ chiều ta rồi, ra về xã sở tại hỏi xem??
    Chúng tôi đi ôtô lên UBND xã Bình Điền. gặp ngay ông Chủ tịch và ông xã đội sở tại. Các ông đều khẳng định: ?oĐịa bàn này chúng tôi: xã đội, ủy ban, phối hợp cùng bộ đội 192 đã quy tập hết các hài cốt liệt sỹ cả rồi. Kể cả khu vực ?oSuối Máu?. Các hài cốt đều được đem về chôn cất tại nghĩa trang liệt sỹ của huyện nằm ở xã Hùng Tiến?.
    Chúng tôi lên ngay Hùng Tiến và đến thẳng tới nghĩa trang. Nghĩa trang liệt sỹ nằm trên đồi cao. Anh Bẩy đề nghị mọi người nghỉ uống nước để Anh vẽ sơ đồ. Vẽ xong Anh hướng dẫn:
    ?oĐúng là hài cốt liệt sỹ Hưng đã được quy tập về nghĩa trang này. Giờ chúng ta theo lên, theo sơ đồ này cứ thấy ngôi mộ nào đầu có 2 viên sỏi to, sát chân mộ xây, phía bia có một tổ kiến, phía chân trái bia vỡ mẻ một miếng, quanh mộ có nhiều cây nhỏ hoa trắng là đúng, trên mộ còn cắm bẩy chân nhang. Tìm được mộ, chúng ta ngồi một lúc sẽ thấy có một con nhện đen bò lên bia mộ chứng tỏ đó là một liệt sỹ Hưng?.
    Sơ đồ vẽ rõ, mộ cần tìm cách đài Tổ quốc ghi công 13m về bên phải, đếm từ ngoài vào là ngôi mộ thứ 3.
    Tôi cầm bản đồ cùng đoàn trèo lên đồi, đến nghĩa trang liệt sỹ. Trong nghĩa trang có hơn 300 ngôi mộ. Bia đều ghi: liệt sỹ không có tên (Vô danh). Theo sơ đồ cả đoàn dễ dàng tìm thấy ngôi mộ thứ 3 trong sơ đồ. Tôi không đo nhưng ước đoán nó cách xa đài Tổ quốc ghi công chừng 13 m.
    Xem ngôi mộ này, phía đầu ngôi mộ này có 2 hòn đá to hơn cái thúng (không phải hai viên sỏi), nằm nửa chìm dưới mặt đất. Mọi chi tiết đúng y như anh Bẩy vẽ trong sơ đồ. Phần trên đầu mộ có tổ kiến đùn khá rõ, Chân bia mộ phái trái có vỡ một miếng. Hoa trắng nở quanh thì mộ nào cũng có. Giờ chỉ chờ chi tiết con nhện đen xuất hiện...
    Ngồi chờ 15 phút thì từ phía dưới chân bia một con nhện đen, bụng to bò lên mặt bía rồi lại bò xuống chân mộ xây phía ngoài.
    Đúng lúc ấy điện thoại di động đổ chuông. Anh Bẩy nghe và đưa máy cho tôi. Ông Chu Phác từ Hà Nội gọi vào hỏi: Các Bác đang đứng xung quanh mộ liệt sỹ Hưng phải không? Tôi trả lời: Đúng, mọi hiện tượng đều đúng như anh Bẩy dự báo từ trước kể cả con nhện đen cũng vừa bò lên. Ông Chu Phác nói tiếp: Các bác đứng một lúc nữa sẽ có một con dế to bay đến ôm lấy bia mộ như con nhái. Một lần nữa chứng tỏ đó là mộ liệt sỹ Hưng.?
    Mấy phút sau một con dế ở đâu bay đến bám ngay lấy tấm bia! Một con dế mèn có cánh, toàn thân dài chứng 15-20 ly, màu nâu nhạt. Nó bám vào chân bía đúng như ông Chu Phác vừa nói.
    Mọi người phấn khởi, lên xe về Huế vì mặt trời đã khuất sau núi. Về đến Huế khi mọi người đang tắm rửa, tôi lại nhận được điện thoại của NNC Nguyễn Văn Nhã từ Thành phố Hồ Chí Minh. Anh Nhã nói:
    Bác Thụy đã tìm ra mộ liệt sỹ Hưng rồi phải không? Tôi đáp: ?oVâng?
    Ông Nhã nói tiếp:
    ?oSáng mai Bác ra mộ thắp nhang khấn, rồi để một quả trứng gà còn sống trên lòng bàn tay, quả trứng sẽ tự dựng đứng lên, còn có ánh sánh tỏa ra xung quanh bàn tay. Chứng tỏ một lần nữa đúng là mộ anh Hưng.?
    Sáng hôm sau chúng tôi lại lên xe đến nghĩa trang liệt sỹ xã Hùng Tiến. Đến trước mộ thắp nhang, tôi ngồi xếp bằng như ngồi thiền, ngửa bàn tay ra trước mặt, đặt một quả trứng sống giữa lòng bàn tay. Tôi quen ngồi thiền. Thường nhắm mắt và cố ý duỗi thẳng tay để trắc nghiệm sự linh ứng.
    ?oKhoảng 10 phút sau, bỗng ông Ngô Thông và mấy người ở bên cạnh reo ầm cả lên: Kìa, quả trứng nó đứng lên rồi! Tôi mở mắt ra nhìn thì thấy trước quả trứng tôi để nằm ngang, giờ đã dựng lên khoảng 60o , có ánh sáng tỏa ra xung quanh như có ánh nắng chiếu vào xung quanh. Hôm ấy, hơn hai chục chân nhang cắm trước mộ đột nhiên bốc lửa cháy thấu thân hết.
    Thế là các trắc nghiệm về ngoại cảm đã hoàn tất. Bấy giờ chúng tôi mới xuống đồi qua UBND xã Hùng Tiến làm thủ tục xin đón hài cốt liệt sỹ Trần Duy Hưng về quê nhà. Khi ấy, chỉ có ông Chủ tịch xã có ở trụ sở. Ông nói cần có ông xã đội trưởng về cùng xác nhận sự việc và cho người đi tìm. NNC Nguyễn Khắc Bẩy nói với Cụ Thụy:
    ?oTìm được ông xã đội trưởng phải đến 10h15 phút mới về đến đây. Ông này người trắng trẻo, mặt có một vết sẹo, mặc áo sơ mi kẻ, quần xanh lá cây?. Cụ bàn rằng: ?oNếu đã vậy, chúng ta cho xe xuống xã Bình Điền mời cả ông xã đội trưởng xã đó lên đây. Vì cả hai xã bàn giao hài cốt liệt sỹ cho nhau. Còn thời gian thì hỏi xem tài liệu gì về việc bàn giao hài cốt liệt sỹ giữa 2 xã không??
    Vừa chờ, tôi vừa ngồi lần xem các tài liệu cũ: năm 1988 có bộ đội 192-một đơn vị chuyên đi tìm và quy tập hài cốt liệt sỹ, đã phối hợp với xã đội xã Bình Điền bàn giao lại 14 hài cốt liệt sỹ quy tập về nghĩa trang.
    Khoảng 9h30 phút xe đưa ông xã đội trưởng xã Bình Điền về và đúng 10h15 phút thì một xe máy Honda đưa ông xã đội trưởng xã Hùng Tiến về tới. Từ xa, cả đoàn thấy ông này mặc quần âu xanh lá cây, áo kẻ sơ mi. Đến gần thấy đúng ông ma trắng trẻo nhưng không có vết sẹo ở mặt mà là có một nốt ruồi to, lồi ở bên trái.
    Ông ta khẳng định ngay sự việc: ?oÔng xã đội xã Bình Điền cùng bộ đội 192 giao cho tôi 14 hài cốt liệt sỹ vào năm 1988?. Họ cùng ra nghĩa trang để ông xã đội trưởng chỉ chỗ. Leo đến nghĩa trang, ông này phăng phăng bước đi trước, đến đúng dãy mộ mà tôi và đoàn vừa nhận, thắp hương từ hôm trước. Ông nói:
    ?oĐấy, 14 hài cốt liệt sỹ của mấy ông Bình Điền và đội 192 bàn giao chôn ở đây. Còn mộ liệt sỹ Hưng mà ngôi nào thì tôi không biết?
    Thế là rõ, giờ vấn đề chỉ còn là xin đưa hài cốt liệt sỹ về.
    Ngay chập tối hôm đó, chúng tôi vào nghĩa trang, thắp hương xin được đào, đưa hài cốt liệt sỹ Trần Duy Hưng về an táng tại quê nhà: thôn A Sào, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Mới 3 giờ sáng hôm sau chúng tôi khởi hành?.

    Được nat.anthro sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 30/05/2007
  10. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Hồi ký được sự đồng ý và cho phép sử dụng làm tư liệu nghiên cứu khoa học và công bố khi cần thiết của các thân chủ. Đề nghị dẫn nguồn phải có sự xin phép của tác giả, tuyệt đối không cắt xén thêm bớt về nội dung, không trung thực với công bố này. (Nguyễn Anh Tuấn)
    Tiếp tục 1 hồi ký gây chấn động chưa nhiều người biết tới.
    NHẬT KÝ TÌM MỘ CON - LIỆT SỸ TRẦN DUY HƯNG
    Nguyên Phong Trần Duy Thụy
    Con trai tôi hy sinh tại chiến trường Trị Thiên Huế năm 1972.
    Suốt nhiều năm tôi học Khí công với hy vọng sẽ có khả năng tự đi tìm hài cốt liệt sỹ của con tôi hoặc ít ra cũng có một chút hiểu biết về tâm linh để phối hợp và chứng nghiệm việc tìm kiếm.
    Tháng 11 năm 2002, tôi đề nghị thầy dạy khí công và 8 người bạn đồng học cùng lên đường đi tìm hài cốt liệt sỹ con tôi là Trần Duy Hưng tại chiến trường Trị Thiên Huế.
    Sau hàng chục ngày khảo sát công phu tại thực địa, đoàn khí công đã xác định được tọa độ và thống nhất địa điểm có hài cốt. Nơi đó không chỉ có hài cốt của con trai tôi mà còn có 3 hài cốt liệt sỹ khác cùng chôn bên nhau dọc theo bờ suối.
    Với khả năng của khí công, chúng tôi đã xác định được phần mộ liệt sỹ, đều nhìn thấy vong liệt sỹ mà sao mấy ngày đào tìm không thấy một cốt nào.
    Hố đào ngày càng sâu và rộng hơn, nhưng chỉ có toàn sỏi đá, không hề có một dấu tích gì. Cuối cùng đoàn khí công đành tạm rút quân ra về trong nghi hoặc và buồn bực.
    Về thành phố Hồ Chí Minh, tôi đề nghị thầy và các bạn chấp nhận tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm vừa là để có xác suất tìm thấy cao hơn vừa là có cơ hội để học tập thêm.
    Trước tết Âm lịch năm Quý Mùi (2003) tôi có liên lạc và khẩn thiết nhờ NNC Nguyễn Văn Nhã giúp đỡ. Ông nhận lời và yêu cầu tôi ăn chay trường cho tới khi tìm được hài cốt liệt sỹ. Tôi nghiêm chỉnh chấp hành.
    Ngày 14-02-2003, tôi ra Hà Nội, liên lạc với Thiếu tướng Chu Phác cùng với cô Hoàn, anh Bẩy...Ông Chu Phác rất nhiệt tình cử anh Bẩy cùng tôi trực tiếp đi tìm. Ông sẽ ở nhà (Hà Nội) chỉ đạo tìm mộ bằng điện thoại di động và sẽ có những biện pháp tâm linh hỗ trợ.
    Đoàn khí công đi tìm đợt trước, nay có ông Ngô Thông cùng đi với tôi.
    Ngay từ Hà Nội, trước ngày xuất phát vào Huế, anh Bẩy thắp nhang, khấn rồi vẽ một bản đồ mộ vị trí mộ liệt sỹ. Lạ thay, bản đồ vẽ ra giống y hệt khu vực vị trí mà lần trước đoàn khí công chúng tôi đã đào tìm. Bên trái cũng có một dẫy núi cao uốn lượn bên cạnh một con suối, cạnh 2 cây nhỏ có 3 mộ liệt sỹ nằm nối dài bên cạnh nhau. Cách đó thêm một chút nữa một mộ nằm chung thành một cụm. Anh Bẩy còn vẽ thêm, cách đó vài chục mét nữa, còn có 11 ngôi mộ liệt sỹ khác. Con suối ấy anh Bẩy ghi chú là: Suối Máu.
    Ngày 28-02-2003, chúng tôi rời Hà Nội vào Huế ở khách sạn. Anh Bẩy vẽ thêm một bản đồ nữa. Lần sau này rõ hơn: có thêm một cành cây to trụi lá, giống như một cột buồm dựng đứng trên đỉnh núi cao cách vị trí mộ chừng 300 thước. NNC Nguyễn Văn Nhã dặn trước ở TP Hồ Chí Minh:
    ?oLần này bác đi tìm sẽ có những hiện tượng tâm linh hỗ trợ. Sẽ có một con gì đó dẫn đường và chỉ chỗ có hài cốt liệt sỹ. Thí dụ như con **** hay con gì đó?
    Anh Bẩy cũng hoàn toàn đồng ý với nhận định trên.
    Hôm sau, ngày 29-02-2003, chúng tôi dùng xe ô tô nhỏ đi vòng về phía Tây Bắc của Huế khoảng 40 km theo sự hướng dẫn của NNC Nguyễn Khắc Bẩy. Điểm xe ô tô dừng lại để đổ bộ vào rừng cũng trùng hợp đúng y như lần trước. Sự trùng hợp thật kỳ lạ.
    Chúng tôi nhờ 2 người dân địa phương đem cuốc xẻng cùng đi vào rừng tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Họ đi được vài trăm thước, có một con chó vàng chạy theo, nó lại chạy lên đi trước. Đó là con chó của một trong hai người dân địa phương. Ông chủ nó quát đuổi nó về nhưng họ đi một đoạn vẫn thấy nó quanh quẩn đi theo đoàn người. Người chủ cho biết trước đến nay, con chó chưa hề theo ông đi vào rừng. Anh Bẩy đề nghị cứ để nó đi theo. Nể lời của đoàn ông chủ để nó đi theo vào núi như vậy.
    Đi được khoảng 2h theo đúng hướng lần trước đoàn khí công đã đi. Đột nhiên cái cây cô đơn trụi lá trơ cành đã hiện ra trên đồi cao trước mặt, lau sậy cao ngập đầu người, con chó mất hút trong đó.
    Chúng tôi rẽ lau lần theo khoảng vài trăm mét thì đột nhiên dòng suối đã xuất hiện, và kia, hố đào tháng trước đoàn khí công đào tìm đã xuất hiện.
    Thế là khu vực đoàn khí công đào tìm đợt trước nay anh Bẩy phát hiện hoàn toàn cùng trùng khớp.
    Lúc ấy, Anh Bẩy kêu: ?oSao vong anh Hưng dẫn chúng ta đến đây rồi mà giờ gọi lại không thấy ! Thôi cứ theo dõi con chó, cứ thấy nó ngửi quanh chỗ nào năm vòng thì cứ chỗ ấy mà đào?.
    Con chó ngửi hít quanh hố đào kỳ trước rồi nó cứ vòng quanh chỗ đấy bốn năm lượt rồi nằm ngay bên cạnh hố đạo, không loăng quăng nữa. Cả đoàn nghỉ một lúc và bắt đầu đào vị trí con chó nằm.
    Hố đào mỗi lúc một rộng, rồi tiếp giáp với hố đào dạo tháng trước mà vẫn không thấy gì, họ bèn kéo dài hố đào dọc theo dòng suối. Trưa nghỉ ăn cơm rồi lại tiếp tục đào nhưng kết quả không thấy gì.
    Anh Bẩy nói: ?oHiện tượng này có thể là hài cốt liệt sỹ đã được quy tập hết cả rồi nhưng vong vẫn cứ ở đây và đưa chúng ta đến. Giờ chiều ta rồi, ra về xã sở tại hỏi xem??
    Chúng tôi đi ôtô lên UBND xã Bình Điền. gặp ngay ông Chủ tịch và ông xã đội sở tại. Các ông đều khẳng định: ?oĐịa bàn này chúng tôi: xã đội, ủy ban, phối hợp cùng bộ đội 192 đã quy tập hết các hài cốt liệt sỹ cả rồi. Kể cả khu vực ?oSuối Máu?. Các hài cốt đều được đem về chôn cất tại nghĩa trang liệt sỹ của huyện nằm ở xã Hùng Tiến?.
    Chúng tôi lên ngay Hùng Tiến và đến thẳng tới nghĩa trang. Nghĩa trang liệt sỹ nằm trên đồi cao. Anh Bẩy đề nghị mọi người nghỉ uống nước để Anh vẽ sơ đồ. Vẽ xong Anh hướng dẫn:
    ?oĐúng là hài cốt liệt sỹ Hưng đã được quy tập về nghĩa trang này. Giờ chúng ta theo lên, theo sơ đồ này cứ thấy ngôi mộ nào đầu có 2 viên sỏi to, sát chân mộ xây, phía bia có một tổ kiến, phía chân trái bia vỡ mẻ một miếng, quanh mộ có nhiều cây nhỏ hoa trắng là đúng, trên mộ còn cắm bẩy chân nhang. Tìm được mộ, chúng ta ngồi một lúc sẽ thấy có một con nhện đen bò lên bia mộ chứng tỏ đó là một liệt sỹ Hưng?.
    Sơ đồ vẽ rõ, mộ cần tìm cách đài Tổ quốc ghi công 13m về bên phải, đếm từ ngoài vào là ngôi mộ thứ 3.
    Tôi cầm bản đồ cùng đoàn trèo lên đồi, đến nghĩa trang liệt sỹ. Trong nghĩa trang có hơn 300 ngôi mộ. Bia đều ghi: liệt sỹ không có tên (Vô danh). Theo sơ đồ cả đoàn dễ dàng tìm thấy ngôi mộ thứ 3 trong sơ đồ. Tôi không đo nhưng ước đoán nó cách xa đài Tổ quốc ghi công chừng 13 m.
    Xem ngôi mộ này, phía đầu ngôi mộ này có 2 hòn đá to hơn cái thúng (không phải hai viên sỏi), nằm nửa chìm dưới mặt đất. Mọi chi tiết đúng y như anh Bẩy vẽ trong sơ đồ. Phần trên đầu mộ có tổ kiến đùn khá rõ, Chân bia mộ phái trái có vỡ một miếng. Hoa trắng nở quanh thì mộ nào cũng có. Giờ chỉ chờ chi tiết con nhện đen xuất hiện...
    Ngồi chờ 15 phút thì từ phía dưới chân bia một con nhện đen, bụng to bò lên mặt bía rồi lại bò xuống chân mộ xây phía ngoài.
    Đúng lúc ấy điện thoại di động đổ chuông. Anh Bẩy nghe và đưa máy cho tôi. Ông Chu Phác từ Hà Nội gọi vào hỏi: Các Bác đang đứng xung quanh mộ liệt sỹ Hưng phải không? Tôi trả lời: Đúng, mọi hiện tượng đều đúng như anh Bẩy dự báo từ trước kể cả con nhện đen cũng vừa bò lên. Ông Chu Phác nói tiếp: Các bác đứng một lúc nữa sẽ có một con dế to bay đến ôm lấy bia mộ như con nhái. Một lần nữa chứng tỏ đó là mộ liệt sỹ Hưng.?
    Mấy phút sau một con dế ở đâu bay đến bám ngay lấy tấm bia! Một con dế mèn có cánh, toàn thân dài chứng 15-20 ly, màu nâu nhạt. Nó bám vào chân bía đúng như ông Chu Phác vừa nói.
    Mọi người phấn khởi, lên xe về Huế vì mặt trời đã khuất sau núi. Về đến Huế khi mọi người đang tắm rửa, tôi lại nhận được điện thoại của NNC Nguyễn Văn Nhã từ Thành phố Hồ Chí Minh. Anh Nhã nói:
    Bác Thụy đã tìm ra mộ liệt sỹ Hưng rồi phải không? Tôi đáp: ?oVâng?
    Ông Nhã nói tiếp:
    ?oSáng mai Bác ra mộ thắp nhang khấn, rồi để một quả trứng gà còn sống trên lòng bàn tay, quả trứng sẽ tự dựng đứng lên, còn có ánh sánh tỏa ra xung quanh bàn tay. Chứng tỏ một lần nữa đúng là mộ anh Hưng.?
    Sáng hôm sau chúng tôi lại lên xe đến nghĩa trang liệt sỹ xã Hùng Tiến. Đến trước mộ thắp nhang, tôi ngồi xếp bằng như ngồi thiền, ngửa bàn tay ra trước mặt, đặt một quả trứng sống giữa lòng bàn tay. Tôi quen ngồi thiền. Thường nhắm mắt và cố ý duỗi thẳng tay để trắc nghiệm sự linh ứng.
    ?oKhoảng 10 phút sau, bỗng ông Ngô Thông và mấy người ở bên cạnh reo ầm cả lên: Kìa, quả trứng nó đứng lên rồi! Tôi mở mắt ra nhìn thì thấy trước quả trứng tôi để nằm ngang, giờ đã dựng lên khoảng 60o , có ánh sáng tỏa ra xung quanh như có ánh nắng chiếu vào xung quanh. Hôm ấy, hơn hai chục chân nhang cắm trước mộ đột nhiên bốc lửa cháy thấu thân hết.
    Thế là các trắc nghiệm về ngoại cảm đã hoàn tất. Bấy giờ chúng tôi mới xuống đồi qua UBND xã Hùng Tiến làm thủ tục xin đón hài cốt liệt sỹ Trần Duy Hưng về quê nhà. Khi ấy, chỉ có ông Chủ tịch xã có ở trụ sở. Ông nói cần có ông xã đội trưởng về cùng xác nhận sự việc và cho người đi tìm. NNC Nguyễn Khắc Bẩy nói với Cụ Thụy:
    ?oTìm được ông xã đội trưởng phải đến 10h15 phút mới về đến đây. Ông này người trắng trẻo, mặt có một vết sẹo, mặc áo sơ mi kẻ, quần xanh lá cây?. Cụ bàn rằng: ?oNếu đã vậy, chúng ta cho xe xuống xã Bình Điền mời cả ông xã đội trưởng xã đó lên đây. Vì cả hai xã bàn giao hài cốt liệt sỹ cho nhau. Còn thời gian thì hỏi xem tài liệu gì về việc bàn giao hài cốt liệt sỹ giữa 2 xã không??
    Vừa chờ, tôi vừa ngồi lần xem các tài liệu cũ: năm 1988 có bộ đội 192-một đơn vị chuyên đi tìm và quy tập hài cốt liệt sỹ, đã phối hợp với xã đội xã Bình Điền bàn giao lại 14 hài cốt liệt sỹ quy tập về nghĩa trang.
    Khoảng 9h30 phút xe đưa ông xã đội trưởng xã Bình Điền về và đúng 10h15 phút thì một xe máy Honda đưa ông xã đội trưởng xã Hùng Tiến về tới. Từ xa, cả đoàn thấy ông này mặc quần âu xanh lá cây, áo kẻ sơ mi. Đến gần thấy đúng ông ma trắng trẻo nhưng không có vết sẹo ở mặt mà là có một nốt ruồi to, lồi ở bên trái.
    Ông ta khẳng định ngay sự việc: ?oÔng xã đội xã Bình Điền cùng bộ đội 192 giao cho tôi 14 hài cốt liệt sỹ vào năm 1988?. Họ cùng ra nghĩa trang để ông xã đội trưởng chỉ chỗ. Leo đến nghĩa trang, ông này phăng phăng bước đi trước, đến đúng dãy mộ mà tôi và đoàn vừa nhận, thắp hương từ hôm trước. Ông nói:
    ?oĐấy, 14 hài cốt liệt sỹ của mấy ông Bình Điền và đội 192 bàn giao chôn ở đây. Còn mộ liệt sỹ Hưng mà ngôi nào thì tôi không biết?
    Thế là rõ, giờ vấn đề chỉ còn là xin đưa hài cốt liệt sỹ về.
    Ngay chập tối hôm đó, chúng tôi vào nghĩa trang, thắp hương xin được đào, đưa hài cốt liệt sỹ Trần Duy Hưng về an táng tại quê nhà: thôn A Sào, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Mới 3 giờ sáng hôm sau chúng tôi khởi hành?.

    Được nat.anthro sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 30/05/2007

Chia sẻ trang này