1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngoài Tây Du Ký còn có phim nào về Phật Giáo không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi googlealert, 16/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Hai ý bạn dâfn tư? Ho?a thượng Hư Vân, theo tôi nghif nó lạc chu? đê? chính vi?:
    1) Tăng sif la? tội nhân cu?a Phật: Phật giáo coi trọng Pháp Sám
    2) Ke? hu?y diệt Phật Pháp chính la? giáo đô? cu?a Phật giáo: nhấn mạnh Lục Ho?a trong tập thê? Tăng Đoa?n.
  2. cuong270704

    cuong270704 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Nếu ai còn nghi ngờ tác phẩm Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển của Phật giáo, TP này vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay và mãi sau này, xin tìm đọc cuốn "GIẢI MÃ TÂY DU" của tác giả Dũ Lan - Lê Anh Dũng.
    Cuốn này có thể mua tại gian bán sách trong VIỆT NAM QUỐC TỰ tại TP. Hồ Chí Minh giá 10.000đồng. Theo tôi được biết ngoài Hà Nội cũng có bán tái bản mới nhất (không rõ giá bán và nơi bán) do Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành.
    Ai ở Hà Nội nếu tìm mua không được, có thể nhắn tin, tôi có thể cho mượn để Photo
    Trân trọng
  3. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    đức Phật dạy rằng cần phải biết nghi ngờ ngay lời của bậc chân sư...vậy thì cớ gì ta không có quyền nghi ngờ một tác phâm VH như TDK?
    nếu chịu khó tìm hiểu thì thấy rằng có rất nhiều bàn luận về TDK( cả trong giới xuất gia và tại gia) nhưng tựu trung hai khuynh hướng là chê bai và ca tụng. duy chỉ cần chừng đó cũng đủ để chúng ta phải nghi ngờ.
    riêng tác giả Dũ Lan Lê Anh Dũng tôi không xa lạ gì, ở cách tôi vài trăm mét. mời các bạn xem thêm:
    http://www.thienlybuutoa.org/
    Tôi không có y định tranh cãi và se không bao giờ làm viêc jđó ở đây, vả lại bài bác một cái gì đó không bao giờ là công việc được phép của người học Phật nhưng thiết nghĩ viêc nhận chân một một sự tướng lại là công viêc vô cúng quan trọng của không riêng gì kẻ học phật, vì thế để tránh bài bác TDK ( chỉ riêng về giá trị Phật hoc mà không phải là giá trị văn học) có thể tôi chỉ tập trung vào những ý kiến của bạn lyhl, nếu bạn có nhã ý.
    để xem xét gía trị 1 tác phâm thiết nghĩ trước hết cần xem qua nhân cách của tác giả. do những lời của tôi trích dẫn từ Hoà Thượng Hư Vân nên ở đây tôi xin dẫn ra tóm tắc thân thế của hoà thượng ngoài những link trên:
    Hòa Thượng Hư Vân sanh tại tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa, năm 1840. Từ thuở ấu thơ ngài đã tỏ ý chí xuất trần nên dù bao nhiêu cản trở ngài vẫn quyết một lòng lặn lội tìm thầy học đạo. Ngài từng tu khổ hạnh ?oTam thường bất túc?, ngày chỉ ăn một chén cơm nhỏ và ai cho gì thêm cũng không nhận, y áo chỉ có hai bộ đổi thay dù đông hàn giá lạnh hay hè rực lửa nồng. Miệt mài nhiều năm chẳng thấy được gương tâm, ngài quyết dốc lòng tận lực thêm nữa, bèn rời nơi thị tứ, tìm vào hang động rừng sâu, ăn đọt lá, uống nước suối, màn trời chiếu đất, y áo rách rưới tả tơi chẳng đủ che thân ngài vẫn chẳng màng. Vậy mà lạ thay, sức khỏe của ngài mỗi ngày mỗi thêm tráng kiện, tâm nhẹ như mây, bước nhanh như gió, tai nghe tiếng từ xa, mắt thấy vật nhiều dặm. Nhận ra sự đổi thay nơi công lực, ngài rời hang động, vân du đây đó để tự kiểm chứng. Trên bước đường du hóa, tình cờ ngài gặp một đạo sư. Thấy diện mạo cổ quái của ngài, vị đạo sư hỏi ngài tu theo môn phái gì? Ngài thành thật trả lời là ngài theo gương người xưa, ?oép xác tìm tâm? tự tu tự chứng. Vị đạo sỹ bèn nói: ?oVậy là ngài chỉ học theo cách tu thân thôi, còn người xưa tu tâm ra sao, ngài có biết hay không? Tu thân cách này, bất quá chỉ giải thoát mình chứ chẳng cứu được ai. Nếu phát Bồ Đề Tâm theo lời Phật dạy thì tuy tu đạo xuất thế gian mà phải không rời thế gian pháp mới là con đường Trung Đạo.? Nghe thế, ngài giật mình, tỉnh ngộ, từ đấy đem sở học bôn ba hoằng pháp.
    Suốt cuộc đời 120 năm, không lúc nào ngài ngưng nghỉ Phật sự, đi tới đâu cũng tu sửa chùa chiền đổ nát vì chiến tranh, thiết lập đạo tràng, dìu dắt tứ chúng. Ngài đã đạt thành 10 hạnh nghiệp lớn lao mà Tam Bộ Nhất Bái nằm trong Hạnh Hiếu Thảo.
    Khi đọc lên bốn chữ Tam Bộ Nhất Bái, ai cũng có thể hiểu là ?oĐi ba bước, lạy một lạy? nhưng hình dung ra bốn chữ này thì thật khó tưởng tượng là đi thế nào, lạy thế nào; đi đâu và lạy ai? Hạnh nguyện của ngài quả là điều ngoài sức con người. Với bối cảnh chiến tranh, loạn lạc thời xưa, đường xá gập ghềnh, núi đồi ngăn trở, thú dữ khắp nơi, khí hậu nghiệt ngã ?..một vị tăng đơn độc, lặng lẽ, cứ bước ba bước lại quỳ xuống, thành tâm lạy một lạy suốt non ba ngàn dặm gian nan, quả thật là không ai theo nổi. Nhưng khi khởi tâm nguyện, có lẽ ngài chỉ tự nghĩ rằng, ơn cha mẹ như trời biển, làm con chẳng đền đáp được mảy may; Nay, cha mẹ không còn, muốn báo đền hãy tận dụng hết tâm hết lực mà thôi. Tâm lực ấy, nếu không thực hành thì biết thế nào mới là hết tâm hết lực. Với ý nghĩ đó, ngài tự nguyện sẽ khởi đi từ hướng đông núi Phổ Đà tới hướng bắc núi Ngũ Đài, đường thiên lý hiểm trở gian nan đó dài non ba ngàn dặm !!!!!.
    Trong lều trúc bình yên, giữa khu vườn chan hòa nắng ấm, người bạn đạo của tôi rơi nước mắt khi chúng tôi nói tới đoạn ngài suýt tử vong bên bờ sông Hoàng Hà vào mùa đông tuyết rơi ngập lối. Khi ngài quỳ lạy đến nơi này thì trời đổ bão tuyết; chung quanh hoang vắng, không nhà cửa, không bóng người, chỉ thấy một chòi lá ven sông. Ngài vào đó trốn tuyết nhưng chòi lá trống trải, bốn bề gió thốc. Tuyết tiếp tục rơi ba ngày ba đêm. Đói, lạnh đã đưa ngài dần vào hôn mê ?..Giữa ranh giới của sự sống và cõi chết, ngài bỗng lờ mờ thấy dáng dấp một người hành khất bước vào chòi. Người ấy cởi bớt y phục của mình mà đắp cho ngài, lại lấy trong túi vải một nắm gạo rang, nhóm lửa, nấu cháo rồi đỡ ngài dậy. Ngài được người hành khất đó cứu sống, không phải chỉ một lần mà hầu như suốt chặng đường gian truân, khi nào gặp hiểm nguy cùng cực thì người ấy lại tình cờ có mặt. Suốt thời gian thực hành hạnh nguyện, chỉ trừ khi qua sông, lội suối hoặc bão giông không thể cất bước, ngoài ra, ngài không hề ngưng nghỉ, chỉ Nhất Tâm bước ba bước, quỳ xuống lạy một lạy. Cuối cùng, sau ba năm ròng rã, ngài cũng tới được chùa Hiển Thông trên núi Ngũ Đài. Nơi đây, ngài muốn tìm tung tích người hành khất ân nhân để tạ ơn thì một lão- sư, khi nghe xong câu chuyện đã điềm đạm bảo ngài rằng: ?oChính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đó. Bồ Tát thường hiện thân hành khất trợ duyên cho người cầu đạo.? Nghe thế, Hòa Thượng Hư Vân sụp xuống, lạy khắp mười phương tạ ơn vị Bồ Tát xuất thế gian mà không rời thế gian pháp.
    Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây. Ôn lại truyện xưa, chúng tôi cùng quán chiếu để hiểu rằng noi gương xưa không phải là noi theo đúng hình thức mới là theo, mà phải hiểu cốt lõi, tinh túy của sự việc, của hành động. Đại lão Hòa thượng Hư Vân dạy chúng ta những gì qua hạnh nguyện phi thường mà ngài đã đạt ? Ngài dạy chúng ta sự quyết tâm. Phàm làm gì cũng phải quyết tâm. Quyết tâm là hùng lực đưa tới thành công vì nếu không quyết tâm thì chỉ một trở ngại nhỏ cũng đủ khiến tâm lung lay, thối chuyển; Khi tâm lung lay, thối chuyển rồi thì sự thành công sẽ ở ngoài tầm tay.
    http://vietnetcenter.com/diendan/viewtopic.php?p=3943&sid=e980503d68363f57565ce96ac7fe2a12
    phần còn lại dành cho bạn đọc tự quyết định.
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    @Vetlantram
    Quyê?n Gia?i Maf Tây Du thi? tôi chưa đọc qua, tác phâ?m Tây Du Ký thi? đaf đọc rô?i nhưng lúc ấy co?n rất nho? (lớp 9 - 10) nên khă?ng định với bạn ră?ng tôi chưa phụ thuộc va?o nhưfng kiến gia?i cu?a Duf Lan Lê Anh Dufng, mong cu?ng các bạn tiếp tục trao đô?i.
    1) Hoa?n toa?n đô?ng ý với bạn, nhưfng gi? không hiê?u thi? nghi ngơ, phân tích, mô? se?, trao ... đê? la?m rof nếu ta thấy câ?n cho mục mục đích na?o đó.
    2) Quan điê?m cu?a tôi thi? khác, giá trị cu?a một tác phâ?m nếu chi? dựa va?o nhân cách cu?a tác gia? đê? đánh giá thi? vâfn chưa đu?, việc đánh giá tác phâ?m Truyện Kiê?u, Hoa?ng Lê Nhất Thống Trí, hoạ phâ?m VanGok ...thi? sao ?
    3) Qua đoạn trích trên cu?a bạn tôi liên tươ?ng đến nhân vật Huyê?n Trang, nga?i đại diện cho phâ?m chất ngây thơ, hô?n nhiên với mục đích trong sáng vi? đạo nên môfi bước đi cu?a Nga?i đê?u được sự dofi theo cu?a Phật. Khi khó khăn, cu?ng tắc Nga?i đê?u gặp nhưfng duyên la?nh trợ giúp.
    4) Nếu sơ lược vê? sự kiện giưfa Thiê?n sư Hư Vân va? Đức Huyê?n Trang thi? tôi thấy hao hao giống nhau ! có pha?i vậy không ?
  5. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Tây Du Kí là một tác phẩm lớn trong VH cổ Trung Hoa và VN thế giới. TP này bao hàm nhiêu tầng, lớp ý nghĩa khác nhau mà đối với mỗi người, tuỳ lứa tuổi, trình độ, quan điểm mà nhìn thấy những cá hay, cái thú vị, cái thâm thuý riêng.
    Sau khi đọc các ý kiến trên topic này, tôi xin rút lại ý kiến cho răng TDK không phải là tp phản ánh thế giới Phật giáo.
    Mặc dù xin thú thực, bởi nhãn quan thấp kém, tôi vẫn chưa nhìn ra tầng ý nghĩa Phật học trong tp, và vẫn cho rằng đối với nhiều độc giả, TDK mang lại cái nhìn sai lệch nhất định về thế giới Phật giáo và đạo lí Phật học.( Ví dụ như việc miêu tả cõi Niết bàn như một triều đình phong kiến với một thống lĩnh hùng mạnh và xa cách, các phẩm trật, với sự ban ơn phong tước cho kẻ được coi là có công lao, và cả những tiêu cực... đọc đoạn này tự nhiên liên tưởng tới toà Vatc)
    Nhưng dù sao đấy chỉ là cái nhìn thiển cận của cá nhân tôi nên kết luận đã đưa ra là khiên cưỡng.
    Hi vọng được đọc thêm những ý kiến hay để hiểu thêm về tp này
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    1. Huyền Trang chưa bao giờ viết quyển nào là Tây Du Ký cả. Chỉ có quyển Đại Đường Tây Vực Kí.
    Người thường không biết nên có thể còn không phân biệt Đại Đường Tây Vực kí còn không sao, đã là Sư mà còn không biết phân biệt hai cuốn này thì thật là quái lạ.
    2. Nói các Đạo sĩ viết ra Tây Du Kí thì lại càng quái lạ hơn nữa
    3. Vì chỉ có 1 cuốn Tây Du Kí là tiểu thuyết nổi tiếng, 1 cuốn Đại Đường Tây Vực kí là tài liệu kí sự nổi tiếng, nên không có Tây Du Kí chân thật với Tây Du Kí giả dối gì hết.
    Và cả hai đều rất có giá trị, giá trị về mặt khác nhau.
    Sư mà viết lách hàm hồ như thế, liệu có đáng gọi là Thiền sư ?
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    1) Tác gia? va? toa?n thê? chúng ta có ai thấy Niết ba?n chưa ? nên việc miêu ta? vê? NB hạn chế như vậy la? pha?n ánh rof một thực tế khách quan vê? sự hiê?u biết cu?a thế gian vê? NB.
    2) Vê? các phâ?m trật vật chất trong phim thi? như thế na?o tôi không biết, trong truyện NTA đâu có miêu ta? ca?nh ăn uống cu?a Phật, có chăng Phật tham dự va?o các buô?i yến tiệc cu?a Trơ?i (ma? nếu Phật có ngư?i thi? cufng giống như chúng ta cúng tuâ?n vậy thôi).
    3) Việc phong tước, định công vâfn la? mô ta? bê? ngoa?i, theo tôi nghif cái ma? NTA muốn hướng đến chính la? công đức, đạo hạnh tu tập như thế na?o thi? tương xứng với tha?nh qu?a như thế ấy, cufng la? cái lý Nhân - Qu?a ma? thôi.
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    1) Bạn có bao giơ? nghif ră?ng với sự tư? bi, vị tha chúng ta sef thắng được ma chướng, ngạ qu?i ngay trong tâm chúng ta, tôi nghif đây la? một â?n dụ xuyên suốt cu?a NTA.
    2) Cái vo?ng trên đâ?u cụ Tôn chính la? Giới, ha?nh xư? trong phạm vị cu?a Giới la? điê?u câ?n thiết đặt lên ha?ng đâ?u cu?a ngươ?i tu Phật. (Không biết đúng hay sai đây ?)
    3) Đối với nhóm nhân vật chính tôi thích cụ Chư, vợ tôi thích cụ Maf ... có lef tôi thấy trong đơ?i thươ?ng tôi thuộc diện cụ Chư !? các bạn thi? sao ?
  9. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Không định nói nữa nhưng vẫn cứ phải nói.
    1. điều mà tôi trích dẫn (có link) đuệoc chuyển ngữ bởi Tỳ kheo Thích Hằng Đạt, nên có thể đó chỉ là vấn đề của dịch thuật (chúng ta hoàn toàn có thể liên lac với vị này để phê bình). Nếu giải thích này không làm bạn thoả mãn thì:
    2. tôi cho rằng là nhà sư không ai không biết tác phẩm Đại đường tây vực ký của ngài HT. Đại đường tây vực ký ?o là gì? Đó là bút ký của ngài HT,( mà giả thuyết cho rằng được viết dưới áp lực của vua Đường thời đó, nhằm tìm kiếm những bí mật quân sự) Nội dung của nó là miêu tả đoạn đường lấy kinh?(hình như cuốn này vừa mới được ấn bản tiếng việt.)
    ?Tây Vực Ký? có nghĩa là chuyện ký Tây Vực, ?oĐại Đường? chỉ là từ nhằm xác lập sự riêng biệt về biên niên của cuốn ký này, có thể hiểu là thời Đường và Đại Đường cũng là danh xưng của nhà Đường bấy giờ. Như vậy thì việc gọi Đại đường tây vực ký là tây du ký không có gì sai lầm nhất là trong một ngữ cảnh bàn luận đã được xác lập, ở đây là bàn về TDK.
    3. có thể không ai không biết tác phẩm Đại đường tây vực ký của ngài HT, nhưng về TDK mà người ta thường gọi là của NTA thì không phải là điều ai cũng rõ. ở đây tôi muốn giả thích vì sao có cái sự ?ohồ đồ? của HT HV. Tuy nhiên để tránh dài dòng và lôi thôi?mời quý vị tham khảo link sau:
    http://www.thuvienhoasen.org/tayduky-nakanomiyoko.htm
    đọc xong cái này quý vị dễ dàng xác định một số điểm chính sau đây:
    1. TDK mà chúng ta cho là của NTA không chắc chắn (rất nhiều %) là chỉ của riêng NTA.
    2. Phần lớn những tác giả được cho là góp phần cho TDK là những Nho gia, Đạo gia?
    3. những nhân tố ảnh hưởng đến nội dung của TDK phần lớn là những yếu tố mang đặc trưng của Đạo gia, tức thế giới của thần tiên, phép thuật, thần thông?
    Hoà thượng Hư Vân là kẻ hành khất đi khắp nhân gian, tôi tin rằng sự hiểu biết của ông về căn bản của TDK (NTA) là đáng tin cậy.
    Hơn nữa HV, một vị Tăng được cho là chứng nhập Bát Địa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thập_địa) thì lời nói cúng đáng để ta tin cậy?.
    Nếu quý vị vẫn không thoả mãn thì điều duy nhât chúng ta có thể làm là nghi ngờ nhân cách của HT HV.
    4. trong đoạn trích dẫn trước của tôi từ lời của HT HV không phải là vấn đề Giả hay Thật của TDK mà là việc HT HV muốn nói rằng người đời nay kể cả kẻ xuất gia đều say sưa những mê lực trong TDK ( NTA) mà quên đi những chân thật từ ngài HT, thậm chí sự say mê đó đã làm việc nhận thức Phật giáo đi vào nhũng sai lầm. (những sai lầm này là gì hãy tìm đọc Pháp Ngữ của Thiền Sư Hư Vân đã link trên). Tại sao một tác phẩm được người đời cho là nhiều chất phật giáo lại gây ra những nhận thức sai lầm về Phật giáo (điều này tôi nghĩ Chitto thấy rõ hơn cả khi anh đưa ra những vấn đề về Từ Bi ,Phép thuật?trong bài trên?)? Có phải đã có một dụng ý ?
    nói thế cũng đã nhiều?..
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Vốn dĩ chưa từng có thể thể nhập hay tách rời Đạo! Vốn dĩ chẳng thể thêm được gì và cũng chẳng bớt đi được gì!
    Điều đó cho thấy tất cả về Hòa Thượng Hư Vân và những lời bàn luận về Tây Du Kí của Ngài quả thật chỉ cho thấy Ngài chỉ thật là kẻ phàm phu và hàm hồ hết sức! Ngài vẫn chưa đạt đến cái gọi là thực chứng Bát Nhã, chỉ tổ đắm chìm trong mộng của mộng!

Chia sẻ trang này