1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngồi đúng tư thế (đặc biệt cho dân văn phòng) - Các bạn vào thảo luận thêm

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Lucky-Luck, 05/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lucky-Luck

    Lucky-Luck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Để tránh đau cổ và đau lưng (nhất là dân văn phòng), thì việc thiết kế lại chỗ ngồi (ghế, bàn, bàn phím, mà hình, chiều cao ghế so với bàn, màn hình) là hết sức quan trọng:

    Dưới đây là 1 số cái mình thu thập được từ internet, bài viết của mình chỉ mang tính cảnh báo và gợi ý, các bạn nên tìm hiểu thêm từ các nguồn khác và thảo luận cho ý kiến nhé, phòng bệnh hơn chữa bệnh


    Tuy nhiên, nên tránh tuyệt đối các hoạt động sau: (kinh nghiệm của bản thân [r23)][r23)])

    - Ngồi trên giường và dùng 1 cái bàn nhỏ (cái bàn sinh viên ấy) để sử dụng laptop
    - Ngồi nghế quá cao so với thân hình khiến đầu phải cúi xuống để nhìn màn hình máy tính,
    - Đặt màn hình lệch trung tâm của bàn phím
    - Nói chung là nên sử dụng desktop, tránh dùng Laptop vì mình thấy nó có cấu tạo 1 khối nên sẽ làm bạn khó điều chỉnh tư thế ngồi hơn là desktop


    1. Đặt màn hình máy tính ở đúng tầm nhìn
    Vị trí của màn hình nên được đặt trực tiếp trước mặt. Nếu bị lệch sang trái hoặc phải thì có thể làm cho bạn bị đau cổ và vai, vì bạn sẽ cần phải xoay cơ thể để xem màn hình hoặc ngồi ở một vị trí không thoải mái.

    2. Giữ màn hình cách xa mắt bằng với chiều dài của cánh tay
    Màn hình nên được để cách xa bằng chiều dài của cánh tay với tư thế bạn đang ngồi trên ghế. Ngồi quá gần hoặc quá xa màn hình có thể khiến mắt bị căng. Nếu màn hình lớn hơn 20 inch thì có thể ngồi xa hơn chút nữa.

    3. Giữ mắt ngang tầm màn hình của bạn
    Một màn hình thấp sẽ làm cho bạn nghiêng đầu về phía trước để xem màn hình, đây là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ. Nếu màn hình quá cao, bạn có thể phải ngẩng đầu lên gây đau cổ và vai. Ánh sáng do màn hình cao hơn tầm mắt cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu.

    4. Màn hình hơi hất lên
    Xoay màn hình sao cho hơi ngửa lên trên để bạn có thể xem toàn bộ màn hình và hiển thị rõ ràng hơn. Để màn hình nghiêng trở xuống là không nên trừ khi điều này là cần thiết để làm giảm độ chói từ đèn trên đầu hoặc trừ khi màn hình của bạn quá cao và không thể điều chỉnh được.

    - Trước hết, bàn ghế trong ở nơi làm việc cần phải được cấu tạo hợp lý. Ghế cần phải có chỗ tựa dành cho đầu trong thời gian nghỉ ngơi. Nếu ghế không có khúc cong ở phần thắt lưng, bạn nên đặt một cái gối nhỏ làm chỗ dựa cho lưng.
    - Bàn viết cần phải hơi dốc về phía người làm việc, điều đó sẽ buộc bạn phải ngồi thẳng khi viết.
    - Không nên tì mạnh hai tay lên bàn để các cơ ở tay không ảnh hưởng lớn đến cột sống thông qua xương quai xanh và xương đòn.
    - Trẻ em nên nghỉ giải lao sau khi ngồi học từ 40 - 45 phút, còn người lớn là 30 phút nghỉ giải lao một lần.
    - Để phục hồi các cơ và cột sống, nên tập một bài tập giúp co giãn và lắc nhẹ các cơ khoảng 10 - 15 phút.
    - Không nên ngồi gác chéo chân vào nhau. Tư thế này không chỉ ngăn chặn sự tuần hoàn máu, mà còn ảnh hưởng tới xương chậu và là nguyên nhân khiến lưng bị vẹo.
    - Thường xuyên kiểm tra tư thế của mình. Cằm cần phải cao, vai mở rộng, tay buông dọc thân mình.
    - Sau khi thức giấc vào buổi sáng, bạn hãy đứng quay lưng vào tường, áp sát phần xương bả vai, gáy, mông vào tường. Phần thắt lưng và cột sống của sẽ được bảo vệ.
    - Tất cả những gì bạn làm để bảo vệ lưng sẽ chỉ có tác dụng tạm thời, nếu bạn không “chăm sóc” cơ bụng và lưng. Bạn nên ăn uống đầy đủ chất protit để phát triển các cơ, canxi làm chắc xương. Ngoài ra, bạn cần các thực phẩm giàu kali để giúp quá trình trao đổi nước - muối và chức năng của các cơ hoạt động tốt. Vitamin C cũng rất có lợi cho các cơ và xương sống.

    Ngồi hoàn toàn ra đằng sau ghế, tránh ngồi ở đầu ghế. Điều chỉnh độ cao của ghế ngồi sao cho hai bàn chân để thẳng trên sàn, đầu gối ngang bằng hoặc thấp hơn một chút so với hông. Điều chỉnh lưng ghế hơi nghiêng một góc 100 – 110 độ. Đảm bảo rằng cả phần lưng trên và dưới của bạn đều được đỡ một cách chắc chắn. Hoặc bạn có thể dùng một chiếc gối nhỏ đỡ sau lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh tay vịn sao cho vai của bạn được thả lỏng thoải mái.

    Thiết kế chỗ ngồi gần bàn phím và đặt nó ngay trước cơ thể bạn. Đảm bảo rằng bàn phím ở ngay chính trung tâm, không được để quá xa tầm với.

    Điều chỉnh độ cao của bàn phím sao cho khi sử dụng, hai vai được thả lỏng, không gian rộng để co duỗi khuỷu tay, cổ tay và bàn tay được để thẳng.

    Điều chỉnh độ nghiêng của bàn phím để phù hợp với tư thế ngồi. Bạn có thể điều chỉnh độ nghiêng bàn phím bằng các chân đỡ bàn phím ở bên dưới. Nếu bạn đang đưa người vê phía trước, hãy điều chỉnh bàn phím hơi cách xa bạn nhưng nếu bạn đang ngồi ngả người về phí sau thì hãy dựng bàn phím hơi nghiêng về phía mình để luôn giữ thẳng cổ tay.

    Việc đặt màn hình và tài liệu không đúng vị tí có thể dẫn đến tư thế ngồi không phù hợp. Bạn hãy điều chỉnh màn hình và tài liệu ở vị trí chính giữa so với thân người và không bị gò bó. Màn hình nhất thiết phải được đặt ở vị trí trực diện, phía trên bàn phím. Đỉnh của màn hình phải cách mắt khi ngồi 2 đến 3 cm. Nếu có đeo kính, bạn hãy điều chỉnh màn hình thấp xuống sao cho vừa tầm đọc của mắt.

    Ngồi cách màn hình ít nhất một khoảng bằng cánh tay sao cho phù hợp với tầm nhìn của bạn. Bạn cũng cần chú ý điều chỉnh các góc màn hình để giảm bớt độ lóa của màn hình chiếu tới mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng màn lọc sáng hoặc sử dụng ánh sáng vừa phải để giảm độ lóa của màn hình.

    Đặt tài liệu ngay đối diện với cơ thể bạn và nhớ sử dụng giá đỡ. Trong trường hợp, trên bàn làm việc có thêm điện thoại hoặc các vận dụng cần thiết, bạn nên sắp xếp chúng vừa tầm với.

    Tự cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi sau cả một ngày làm việc căng thẳng. Nó sẽ giúp bạn thả lỏng và thư giãn các cơ bắp.

    Tập luyện đôi tay bằng cách kéo ngược các đầu ngón tay về phía sau. Lặp lại động tác đó khoảng 15 lần, ít nhất 6 lần trong 1 ngày. Bài tập nhỏ sẽ giúp bạn tránh được hội chứng đau khớp nối ngón tay trong tương lai. Thậm chí nếu như bạn chưa gặp phải vấn đề gì thì cũng nên tập thể dục, nó sẽ giúp bạn tránh được chứng đau nhức sau này.
    Bạn nên thực hiện các động tác kéo giãn khoảng 1 đến 2 phút cứ mỗi 20-30 phút. Tốt nhất bạn nên nghỉ thư giãn sau mỗi một giờ làm việc hoặc chuyển sang việc khác trong khoảng 5-10 phút. Để tránh tình trạng nhức mỏi mắt, bạn nên cho đôi mắt nghỉ ngơi và thay đổi điểm nhìn của mắt. Hay nói cách khác, hãy để đôi mắt hướng ra khỏi màn hình và tập trung vào một thứ gì đó ở xa. Hoặc bạn cũng có thể áp lòng bàn tay lên mắt trong khoảng 10-15 giây.

Chia sẻ trang này