1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngôi nhà của những trái tim tan vỡ

Chủ đề trong 'Văn học' bởi the-mask, 03/11/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Ngôi nhà của những trái tim tan vỡ

    Tình cờ giở lại tờ báo SV cũ nằm trong góc nhà. Một bài phê bình (nếu có thể gọi như thế) của ngôi sao sáng trong giới phê bình hiện nay. Hình như được viết sau khi bài viết về "thế hệ trẻ không hề cô đơn cũng chẳng hề hoang mang" của anh bị thế hệ trẻ phản ứng bằng rất nhiều cô đơn.
    Bài viết hình như hơi cụt, không giống cái thói con cà con kê đầy đủ phi lộ và kết luận ở anh. Chắc do ban biên tập cần mẫn của tờ báo SV dễ thương gọt đi chút ít cho vừa trang báo.
    Có thể ai đó sẽ nhìn thấy mình ở đây, trong cái ngôi nhà này của những trái tim tan vỡ.
    Dường như phảng phất một ý tưởng từng được Kundera viết ra trong một câu chuyện. Internet là một cái cám dỗ lớn quá. Bởi vì cho dù trong ngôi nhà ấy mình cô đơn, cho dù những giấc mơ trong đó là không thể phân biệt được thật - ảo, nhưng đi vào những giấc mơ ấy dường như là cái cách duy nhất để tìm lấy bản nguyên, vốn cũng là một thứ không thể biết được thật - ảo. Thế là cứ mơ...



    Nguyễn Thanh Sơn

    Gần một chục năm qua Internet đã biến cả thế giới thành một quán cà phê khổng lồ, nơi hàng đêm, hàng ngày, gần bảy trăm triệu người vào mạng âm thầm nấp trong xó tối của mình để mong ngóng một tín hiệu đồng cảm, một bàn tay thân thiện chìa ra.

    Dường như có một sự chờ đợi nặng nề, đặc sánh lại ở các quán cà phê, khi những người khách cô độc ngồi bên ly cà phê mong chờ một bước chân qua ngưỡng cửa. Lặng lẽ sưởi ấm lòng mình bằng những gương mặt mới, những gương mặt có thể anh sẽ chỉ gặp một lần trong đời, những ánh nhìn của họ đau đáu một niềm tin hy vọng hiếm khi biến thành sự thật, mong người khách không quen biết sẽ nhoẻn miệng cười hay ngồi xuống cạnh họ, đem lại cho họ sự bình yên chân thành.
    Có một điều kỳ lạ là trong thời đại của thư điện tử và Internet, khi những biên giới địa lý đã bị mờ đi, lẽ ra con người phải cảm thấy gần gũi hơn với nhân loại thì ngược lại, họ càng cảm thấy cô đơn hơn. Vì biển thông tin mênh mông và cảm giác đối mặt với toàn nhân loại làm con người cảm thấy mình càng bé nhỏ đi, hay vì sự thông hiểu đối với con người cũng giống như đường hai chiều - có đi lại mà chẳng thể hoà nhập với nhau? Tiếp xúc bằng tư tưởng trên những giao lộ thông tin làm cho con người phải suy ngẫm nhiều hơn và càng phải suy ngẫm nhiều thì họ càng phải đi sâu vào bản thân mình, càng cảm thấy cô độc.
    Bởi đồng thời với việc xoá bỏ biên giới địa lý, Internet cũng tạo nên sự đa dạng của cái tôi. Không còn con người sinh hoá, mà chỉ còn tồn tại một con người ảo, hay chính xác hơn, một con người có muôn vàn bộ mặt tuỳ thuộc vào chiếc mặt nạ mà anh ta lựa chọn. Không còn giọng nói, không còn tuổi tác, không còn giới tính. Chỉ có dòng tư tưởng và các suy tư tràn chảy. Khi chỉ có giao tiếp tinh thần, con người dễ dàng hơn trong việc bộc lộ những suy tư kín đáo nhất của mình. Và càng đi xa hơn trong trao đổi tinh thần, con người càng khám phá ra ở mình nhiều góc âm u mà ít khi mình dám nghĩ tới. Những tiếp xúc ảo cứ đốt cháy lên khao khát được tiếp xúc thật, được nắm trong tay một con người bằng xương bằng thịt chứ không phải một giọng nói hay một bộ mặt ảo. Và Internet trở thành một trong những cám dỗ lớn nhất mà loài người đã tạo ra cho mình, một kiểu ngôi nhà của những trái tim tan vỡ (B.Shaw).
    Thế giới Internet là thế giới của một hạm đội ma vĩ đại, nơi những mảnh ván tàu và những con tàu rách rưới rồi sẽ trôi nổi khắp nơi trong bóng đen của đại dương lãng quên. Thế giới Internet cũng là thế giới của những tín hiệu S.O.S. Hàng triệu hàng triệu người miệt mài bỏ ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm xây dựng những Website cá nhân. Giống như những chiếc phao cứu sinh hay những lá thứ bỏ trong chai rượu, những Website cá nhân là nơi trú ngụ của lời khẩn cầu thảm thiết: Tôi ở đây! Hãy chú ý tới tôi, hãy cứu vớt linh hồn tôi!
    Công nghệ thông tin, không thể phủ nhận, đã thành công trong việc xây dựng một ngôi nhà chung cho toàn nhân loại, một kho tàng kiến thức chung. Bằng việc mở cửa kho tàng kiến thức nhân loại cho tất cả những người có nhu cầu, Internet đòi hỏi con người một thái độ chấp nhận hay cùng tồn tại hoà bình với những tư tưởng khác nhau. Nó cho phép con người khả năng so sánh và tự lựa chọn cho mình một thái độ sống, một triết lý sống. Các nhóm trao đổi, các chat-room luôn luôn dành một lối thoát cho người không cùng quan điểm - họ chỉ việc bỏ đi tìm những người khác có quan điểm như mình. Sự đa dạng và tức thời của cá cuộc thảo luận khiến cho người viết phải học cách trình bày quan điểm của mình một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Cảm giác có hàng triệu người có thể đang theo dõi những dòng chữ trên màn hình của mình làm cho người sáng tạo có trách nhiệm hơn với những gì mình đang viết ra. Nhưng cũng chính vì vậy, lòng tin và sự bao dung của con người bị thử thách, đến nỗi anh không còn có thể chắc chắn vào một điều gì, trừ việc anh đang suy ngẫm vào đúng giây phút này và tư tưởng anh đang hiện lên trên màn hình.
    Cõi mênh mông của kiến thức mà Internet mang lại thay đổi hẳn nền tảng giáo dục. Nếu như trước đây, một học sinh sẽ chỉ được học những gì mà thấy giáo thấy cần thiết cho họ, thì nay, thông qua Internet, có thể học bất kỳ cái gì mà anh cảm thấy cần thiết cho anh. Và con người luôn luôn phải tự vấn: Vậy thi thực sự tôi muốn gì? Cái gì có ích cho tôi? Suy cho cùng thì liệu nó có cần thiết cho cuộc sống của tôi hay không? Đặt lại những giá trị sống có thể làm đổ nhào cả một cuộc đời đã nhọc công xe cát suốt những năm tháng qua. Và nỗi xót xa cho sự phí hoài của thời gian đã tiêu phí cứ cứa hoài vào lớp người đứng tuổi.

    Có một dòng sông mang tên em
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...

Chia sẻ trang này