1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGÔI NHÀ SỐ 1B ĐẶNG THÁI THÂN (HÀ NỘI): BIỆT THỰ HAY CHUNG CƯ?

Chủ đề trong 'Bất động sản' bởi snowdragon79, 29/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. snowdragon79

    snowdragon79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    NGÔI NHÀ SỐ 1B ĐẶNG THÁI THÂN (HÀ NỘI): BIỆT THỰ HAY CHUNG CƯ?

    BÁO THANH TRA, SỐ 74-75 RA NGÀY 21/06/2007

    NGÔI NHÀ SỐ 1B ĐẶNG THÁI THÂN (HÀ NỘI): BIỆT THỰ HAY CHUNG CƯ?

    Liên quan đên nhà 1B Đặng Thái Thân, Hà Nội, về việc tranh chấp xây dựng bức tường rào (Báo Thanh tra só 73 (ra ngày 13/9/2006) và số 09 (ra ngày 20/1/2007) đã phản ánh), các hộ dân ở đây tiếp tục đặt dấu hỏi về việc cấp sổ đỏ cho ngôi nhà có giá trị thị trường lên đến hàng trăm tỷ đồng.
    Dân nghi ngờ
    Ông Nguyễn Kim Thỉnh, nguyên cán bộ kiểm sát đã nghỉ hưu và ông Đinh Xuân Hường, thương binh bậc 4/4 cùng trú tại 1C Đặng Thái Thân đều cho rằng, nhà 1B là biệt thự cổ hai tầng, xây từ thời Pháp.
    Thế nhưng ngôi nhà có vị trí đắc địa nằm ngay sát khách sạn Hilton, quận trung tâm của Thủ đô này lại được bán hoá giá theo Nghị Định 61/CP. Không những thế, trong văn bản liên quan đến việc bán hoá giá nhà 1B, cơ quan chức năng của Hà Nội lại gọi nó là chung cư.
    Vẫn theo ông Hường, sau giải phóng Thủ đô, biệt thự 1B được phân cho các cán bộ trung cao cấp. Đến năm 2004, nó được bán hoá giá cho 10 hộ dân ở đây với tổng diện tích nhà hơn 341 m2.
    Ngay sau đó, 3 cá nhân khác mua lại toàn bộ diện tích này, đồng thời xin mua nốt phần diện tích còn lại, một cá nhân khác mua lại nhà 1B và sáp nhập 3 sổ đỏ làm 1, hoàn tất quá trình biến nhà công thành nhà tư.
    Ông Hường cho rằng, xung quanh việ mua bán và cấp GCNQSDĐ cho hộ 1B Đặng Thái Thân ?ocó sự mờ ám để biến đất công thành tài sản tư nhân?. Cũng trên cơ sở nhìn nhận 1B Đặng Thái Thân là biệt thự Nhà nước, ông Hường cho rằng việc chuyển đổi chủ sở hữu đã vi phạm quy định cấm bán, hoá giá biệt thự, các công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử văn hoá.
    Còn ông Nguyễn Kim Thỉnh nhận xét, việc cấp sổ đỏ cho nhà 1B được thực hiện một cách nhanh chóng và lặng lẽ. ?oCác hộ dân liền kề, trong đó có nhà tôi không hề hay biết. UBND phường cũng không thông báo cho chúng tôi?, ông Thỉnh bức xúc.
    Chênh lệch trăm tỷ đồng
    Để làm rõ những uẩn khúc trên, PV báo Thanh tra tiến hành tiếp xúc với các cơ quan chức năng liên quan nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu lặng lẽ.
    Không dưới ba lần đăng ký làm việc với giám đốc Cty Quản lý & Phát triển Nhà Hà Nội nhưng lần nào ông cũng cáo bận. Chúng tôi chỉ gặp ông Sơn, tìm hiểu các văn bản liên quan đến việc bán nhà như Công văn số 551/XN3-QLBN, ngày 18/08/2006, của Xí nghiệp Quản lý & Phát Triển Nhà số 3 ( gọi tắt là Xí Nghiệp nhà số 3), Văn bản 4156/TNMT&NĐ, ngày 10/11/2006, xin ý kiến TP về việc nhập 13 sổ đỏ thành một sổ?, ông Sơn đều bảo ?okhông có thẩm quyền cung cấp cho báo chí?.
    Căn cứ trên những tài liệu chúng tôi có được, có khá nhiều điều cần làm sáng tỏ.
    Công văn số 511, ngày 18/8/2006, của Xí nghiệp nhà số 3 nói đến việc UBND phường Phan Chu Trinh xác nhận hơn 700m2 đất chung mà 3 hộ sau này xin mua thêm là ?okhông có khiếu kiện? để làm cơ sở cho việc bán, cấp sổ đỏ.
    Nhưng dựa vào đâu mà UBND phường Phan Chu Trinh xác nhận là không có khiếu kiện? Theo một cán bộ của Cty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, một trong những điều kiện để chứng minh mảnh đất không có khiế kiện là phải có ý kiến các hộ liền kề. Nhưng các hộ dân liền kề, như đã nói không hề hay biết. Chính vì họ không biết nên dẫn tới việc khiếu kiện gay gắt khi chủ hộ 1B phá vỡ tường rào chung.
    Câu hỏi nữa, ba hộ mua gom này có thuộc diện được mua nhà theo Nghị Định 61/CP hay không? Trong khi giá thị trường 1m2 của nhà 1B, theo ông Hùng, Giám đốc công ty Môi giới Nhà đất tại số 8 Phạm Đình Hổ, quận Hoàn Kiếm vào khoảng 125 triệu đồng thì giá bán nhà theo Nghị Định 61/CP chỉ là 11,3 triệu đồng/ m2 , và hơn 700 m2 đất đó được bán với giá rẻ mạt trên dưới 8 tỷ đồng.
    Với khoảng chênh lệch khổng lồ ấy (8 tỷ đồng/ 100 tỷ đồng), người ta hoàn toàn có quyền nghi vấn về động cơ hoá giá nhà của một số người có thẩm quyền.
    Chưa hết, theo những văn bản hiện có thì nhà 1B có đến 3 sổ đỏ. Theo công văn, ngày 28/5/2007, của UBND quận Hoàn Kiếm, trong hồ sơ xin phép xây dựng của chủ hộ 1B, GCNQSDĐ của nhà 1 B có số 1010507541201. Trong khi đó, Công văn 511 đã dẫn ở trên, giấy chứng nhận lại có số 1299.2004. còng trong văn bản số 0704/TD do Cty Tuấn Đức (môt Cty đang được chủ sở hữu cho thuê) gửi UBND phường Phan Chu Trinh thì nhà này lại có GCNQSDĐ là 033606 do UBND TP Hà Nội cấp ngày 9/1/2006.
    Biệt thự hay chung cư?
    Khi báo cáo UBND TP Hà Nội về việc ?omua gom nhà chung cư có quy mô lớn đầu tiên ở Hà Nội?, Sở TNMT&ND vẫn gọi đó là chung cư. Nếu không phải là chung cư mà là biệt thự, Hà Nội có cho phép bán không? Và nếu là biệt thự, có được bán theo NĐ 61/CP hay không?
    Xung quanh những nghi ngờ về tính hợp lý của việc bán nhà và cấp sổ đỏ cho nhà 1B, UBND TP Hà Nội đã có Công văn ( số 2408 ngày 8/5/2007) yêu cầu sở TNMT&NĐ ?okiểm tra ngay hồ sơ bán nhà, làm rõ nguồn gốc, kết luận việc bán nhà và cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà đúng hay sai?.

Chia sẻ trang này