1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGỌN ĐÈN SOI SÁNG NĂM GIAI ĐOẠN - Những chỉ dẫn về Mật điển Bí Mật Tập Hội (Guhyashamaja Tantra)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Prahevajra, 28/05/2016.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Mật điển Bí Mật Tập Hội, Mật điển hậu kỳ, cùng với hầu hết các mật điển chú giải, và nhiều tài liệu bình luận từ hai truyền thống này, đã được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng trong thời kỳ dịch thuật say này (tân dịch thuật) như đã đề cập ở trên. Nhờ có thành tựu vĩ đại của phong trào dịch thuật này mà Tsongkhapa và nhiều vị thầy Tây Tạng khác mới có thể nghiên cứu và khám phá các giáo lý Ấn Độ về giai đoạn phát sinh và năm bước giai đoạn thành tựu của Bí Mật Tập Hội.

    Chân truyền Bí Mật Tập Hội đòi hỏi phải được truyền trao thực sự cả kinh văn lẫn truyền miệng dưới hình thức những lời dạy mặt - đối - mặt từ một vị thầy Ấn Độ. Theo Tsongkhapa, bảy dòng truyền Bí Mật Tập Hội xuất hiện ở Tây Tạng bởi con đường của đại dịch giả Tây Tạng Marpa (1012 – 97), người du hành hơn một lần tới Ấn Độ và Nepal để thu thập các giáo lý. Ông tiếp nhận và chuyển dịch các giáo lý trong cả hai truyền thống Arya và Janapada về Bí Mật Tập Hội từ bảy vị thầy, mặc dù vị thầy chính của ông ở Ấn Độ là học giả Naropa. Do đó, sự phổ biến truyền thống Bí Mật Tập Hội ở Tây Tạng từ Marpa dựa trên các kinh văn và giáo huấn của Naropa, đặc biệt là tác phẩm Biên soạn rõ ràng về Năm giai đoạn của ông.

    Dịch giả thế kỷ thứ mười một Go Khukpa Lhetse du hành tới Ấn Độ mười hai lần, ở đó ông học Bí Mật Tập Hội của truyền thống Arya từ chín vị thầy Ấn Độ. Ông mang về Tây Tạng không chỉ các luận giải nguyên bản của các kinh văn truyền thống mà còn một bộ sưu tập các giáo huấn cốt lõi được triển khai xung quanh các kinh thư. Tsongkhapa nói rõ rằng ông nắm giữ dòng truyền của Go trong niềm tôn kính. Ngoài ra còn có dòng truyền khẩu về năm giai đoạn được truyền thừa từ vị thầy Ấn Độ Janakara tới vị thầy Tây Tạng Naktso (1011 – 64). Tsongkhapa nói rằng dường như đã có các truyền thống Bí Mật Tập Hội khác ở Tây Tạng vào thời kỳ trước đó, khởi xướng bởi một hoặc hai dịch giả Tây Tạng nhưng chúng không kéo dài. Biên niên sử xanh cho biết truyền thống Bí Mật Tập Hội của Buddhasrijana được giới thiệu vào Tây Tạng bởi đại dịch giả Lochen Rinchen Sangpo và sau đó bởi học giả Smrti và Sunyasri.

    Theo Biên niên sử xanh và tác phẩm của vị thầy Sakya Ame Shap Lịch sử Bí Mật Tập Hội, truyền thống của Marpa và Go cuối cùng được truyền thừa tới đại học giả Buton Rinchen Drup (1290 – 1364). Ngoài ra, Biên niên sử xanh cho biết nhiều vị thầy của truyền thống Bí Mật Tập Hội dòng Marpa học Bí Mật Tập Hội của truyền thống Go. Những người này gồm Tsurton Wangi Dorje, một đệ tử trên thực tế của Marpa, và đệ tử của Tsurton là Khon Gepa Kirti. Tsongkhapa học Bí Mật Tập Hội của truyền thống Marpa từ Khyungpo Lhepa Shonu Sonam, người học pháp này từ Buton Rinpoche. Ông học truyền thống Go từ Khyungpo Lhepa cũng như từ Rendawa Shonu Lodro, một trong những vị thầy chính của ông.
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2016
  2. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Di Sản Bí Mật Tập Hội của Tsongkhapa

    Tsongkhapa sau đó trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong việc cải cách và phát triển sau này của truyền thống Bí Mật Tập Hội ở Tây Tạng. Ông thấy truyền thống Bí Mật Tập Hội ở Tây Tạng đang đi vào tình trạng suy tàn, và đã lãnh lấy trách nhiệm cải cách nó. Ông nói “bóng tối của sự thiếu hiểu biết và hiểu sai bủa vây năm giai đoạn,” “các giáo lý nói chung, và nói riêng của truyền thống Arya lâu nay bị suy yếu một cách thảm hại,” và kết luận rằng “Bằng một động lực trong sáng muốn cho Bí Mật Tập Hội của truyền thống Arya đang bị suy tàn được phục hưng trở lại và lưu truyền mạnh mẽ lâu dài, tôi đã biên soạn tác phẩm này.” Ông cảm thấy mình có sứ mệnh để thực hiện nghĩa vụ này bởi vì như được nói trong phần cuối sách, ông đã nhận được “những dấu hiệu đặc biệt cho phép biên soạn tác phẩm này.” Sự tự tin của ông trong việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó cũng được tìm thấy trong danh hiệu của ông như là một “Yogi của Bí Mật Tập Hội.” Được thúc đẩy bởi động lực cải cách này, văn phong và cấu trúc của tác phẩm có tính chất như một kỳ thi khảo hạch trong các truyền thống văn chương của Ấn Độ và Tây Tạng, khi các kết luận đều dựa trên lý lẽ và dẫn chứng trong kinh điển. Vì vậy, sự chối bỏ và phản bác của Tsongkhapa về ý kiến của một vài luận sư Ấn Độ - Tây Tạng về mật tông, và đôi khi là toàn bộ các sáng tác của họ, được thực hiện không phải để nhấn mạnh quan điểm riêng của ông mà trong tinh thần phục hồi mật tông trở về tình trạng không còn đồi bại thối nát nữa.

    Tầm quan trọng mà Tsongkhapa mang lại cho Bí Mật Tập Hội có thể được nhìn thấy thông qua số lượng các tác phẩm ông biên soạn về chủ đề này. Ngay cả sau khi viết tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn về tổng quan nguyên lý của mật tông, Diễn giải tường tận về Mật chú, ông còn viết một vài tác phẩm bao quát con đường của Bí Mật Tập Hội. Các cuốn sách này đi từ chú thích tới bình luận về nghi thức quán đỉnh, các mật điển chú giải, các sáng tác của Ấn Độ, cùng với giai đoạn phát sinh và thành tựu của con đường Bí Mật Tập Hội. Mặc dù ông học về truyền thống của Go nhưng ông cũng trình bày và triển khai nhiều nội dung trong truyền thống của Marpa. Việc này bao gồm tác phẩm ngắn với tiêu đề Trực chỉ Năm giai đoạn Thành tựu trên Bảo tọa của Người, dựa trên các giáo huấn về Bí Mật Tập Hội của Naropa. Trong cuốn sách này cũng vậy, ông đánh giá nhiều khía cạnh trong truyền thống của Marpa, ví dụ như những chỉ dẫn về chín giai đoạn hoà trộn.

    Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao vai trò của Tsongkhapa trong sự truyền bá Bí Mật Tập Hội ở Tây Tạng. Biên niên sử xanh cho biết: “Nhìn chung, đại sư Tsongkhapa đã mang lại lợi ích to lớn cho giáo lý, đặc biệt ông là người phổ biến Bí Mật Tập Hội ở xứ sở này.”

    Trong danh sách truyền thừa được đưa ra bởi Ame Shap, các dòng truyền Bí Mật Tập Hội mà Buton được lĩnh giáo đã thâm nhập vào truyền thống Sakya. Ông cho biết trong hai truyền thống chính Bí Mật Tập Hội, các vị thầy Sakya nắm giữ dòng truyền của Go như truyền thống chủ đạo của họ. Marpa được coi như là cha đẻ của nhiều phân nhánh Kagyu của Phật giáo Tây Tạng, và rõ ràng truyền thống Bí Mật Tập Hội của Marpa trở thành dòng truyền chính của họ. Tsongkhapa học cả hai dòng truyền của Marpa và Go, và ông rõ ràng ưa chuộng truyền thống của Go hơn, nên dường như sự truyền bá Bí Mật Tập Hội của phái Geluk của Phật giáo Tây Tạng mà ông sáng lập sau này chủ yếu dựa trên truyền thống Go. Trụ sở chính để thực hành Bí Mật Tập Hội của phái Geluk là ở các Học Viện Mật Giáo Thượng và Hạ, là các trung tâm giảng dạy mật tông Geluk. Ở đó, một truyền thống giảng dạy Bốn Luận Điển Kết Hợp được tuân thủ.

    Bí Mật Tập Hội tiếp tục là một pháp thực hành chính của phái Geluk ngày nay. Bất kể thông tin được công bố như trên trong Biên niên sử xanh, ngày nay nó không còn được thực hành trong phái Nyingma. Trong phái Sakya, thực hành Bí Mật Tập Hội đã suy tàn. Tình trạng này cũng xảy ra trên thực tế ở phái Kagyu, mặc dù người đứng đầu Karma Kagyu, Karmapa, phân bổ các mật pháp khác nhau cho các tu viện khác nhau trong nỗ lực nhằm hồi sinh chúng, nhưng Bí Mật Tập Hội vẫn chìm nghỉm trong số đó.
    Lần cập nhật cuối: 08/06/2016
  3. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cấu trúc của tác phẩm

    Ngọn đèn soi sáng năm giai đoạn, như tiêu đề, là một tác phẩm về giai đoạn thành tựu của Bí Mật Tập Hội. Nó nhắm đến việc trình bày một cách thuyết phục về năm giai đoạn, sử dụng phương thức của một cuộc thẩm tra toàn diện, xét trên toàn bộ các tài liệu vốn có của Ấn Độ và Tây Tạng về mật điển này. Vào thời đó, có rất nhiều nhận định khác biệt và mâu thuẫn nhau trên cả lý thuyết và thực hành của năm giai đoạn giữa các truyền thống ở Tây Tạng và giữa các tác phẩm của các bậc thầy Ấn Độ. Thậm chí còn có nghi vấn rằng tác phẩm nào của Ấn Độ mới thực sự đáng tin cậy về Bí Mật Tập Hội. Nhìn chung, có sự bất đồng trong vấn đề xác định những đặc điểm nội tại nào là cơ sở để phân chia các mật điển vô thượng yoga thành tantra cha hay tantra mẹ. Đây là điểm khúc mắc lớn mà Tsongkhapa phải đối mặt khi ông viết tác phẩm này – tác phẩm cuối cùng của ông, trước khi viên tịch.

    Vì vậy Tsongkhapa khởi đầu tác phẩm này với một cuộc thẩm tra xem tiêu chí nào dùng để phân chia các mật điển vô thượng yoga thành tantra cha hay tantra mẹ. Đây là cách tiếp cận của ông, trong toàn bộ các chương mục của cuốn sách, nhằm đưa ra những lời khẳng định có tính thuyết phục mang tầm thời đại, khảo cứu các mật điển, sử dụng lập luận và sự hỗ trợ từ các kinh điển có uy tín để dẫn đến một lập trường kiên định, sau đó sử dụng chúng làm luận điểm riêng của ông. Nhờ vậy, ông tránh cho bản thân trở nên giáo điều và thực sự là một người chủ trương cải cách theo ý nghĩa tích cực nhất mà ngôn từ có thể diễn đạt.

    Sau đó ông dẫn dắt vấn đề sang Bí Mật Tập Hội, mật điển nhóm cha, và trích dẫn các luận chứng cùng các kinh điển cho thấy vì sao nó được tán tụng là vua của các mật điển. Phần 1 của cuốn sách kết thúc với một cuộc tra cứu chi tiết và tường tận về các tài liệu Bí Mật Tập Hội của Ấn Độ. Việc này bao gồm nghiên cứu vào bản thân mật điển và các mật điển chú giải sau này được tiếp nối bởi các truyền thống luận giải, với sự chú trọng đặc biệt vào truyền thống Arya và những người khởi xướng chủ yếu. Tsongkhapa không né tránh việc bác bỏ một văn bản Ấn Độ do sai lầm hoặc được cho là sai lầm vì nó không đủ lý lẽ.

    Phần 2 bắt đầu với phần mô tả làm thế nào các truyền thống Bí Mật Tập Hội tới được Tây Tạng. Điều này đã được trình bày vắn tắt ở trên. Tsongkhapa nhấn mạnh điều quan trọng đối với các học viên là phải được đào tạo bài bản trên con đường Kinh điển về bồ đề tâm và tính không trước khi bước vào con đường Mật điển. Tiếp theo ông trình bày sự cần thiết phải tuân thủ đúng quy trình bắt buộc của lễ ban quán đỉnh, giữ vững lời thề mật tông về giới luật, và rèn luyện nhuần nhuyễn giai đoạn phát sinh trước khi đi vào giai đoạn thành tựu. Thời kỳ đó, dường như có một khúc mắc rằng sự cần thiết của việc tu luyện giai đoạn phát sinh là gì, với tư cách là quá trình chuẩn bị cho việc thực hành vào giai đoạn thành tựu, và Tsongkhapa đã dành ra một vài đoạn để giải đáp.

    Phần 3 nói về các thành phần trọng yếu của việc thực hành giai đoạn thành tựu. Chúng chủ yếu liên quan tới sự hợp nhất của lạc và không, cùng với thực hành thiền định gom tụ tâm trí và nội khí vào các điểm sinh lực cụ thể trong thân thể để làm phát sinh lạc thọ sẵn có. Đây là những đặc trưng khác biệt trong thực hành vô thượng yoga của mật giáo so với thực hành của hiển giáo cùng với các lớp thấp hơn của mật tông. Đây là phần hết sức quan trọng cho bất cứ ai muốn hiểu rõ thành phần cốt lõi của tối thượng mật tông.

    Trong phần 3, Tsongkhapa thảo luận năm giai đoạn một cách khái lược, khởi đầu bằng một cuộc điều tra về một văn bản về Bí Mật Tập Hội có tên là Những chỉ dẫn cốt lõi (man ngag, upadesa). Những từ ngữ này thường được dùng cho những giáo lý truyền miệng về kinh điển và mật điển từ các bậc thầy Ấn Độ và Tây Tạng, được truyền trao qua miệng hoặc qua sách bí mật, để trở thành một bộ phái hoặc dòng truyền thừa. Đối với mật tông, mục đích của những chỉ dẫn này là để khai phá những ý nghĩa khó hiểu trong các mật điển. Với ý nghĩa đó, họ thiết lập một mối liên kết trong chuỗi mắt xích, dẫn dắt từ mật điển gốc tới cái hiểu đúng trong nhận thức của học trò. Bởi vậy, bất cứ chỉ dẫn cốt lõi nào về một mật điển đều phải bắt nguồn từ chính mật điển đó. Tuy nhiên, trải qua thời gian, có thể thấy rằng mối liên kết giữa chỉ dẫn cốt lõi được ban truyền từ một lama cùng với mật điển giảng giải đi kèm có thể trở nên mong manh và thậm chí mất liên hệ. Đó là mối quan tâm mà Tsongkhapa bàn đến trong chương này. Rõ ràng là vào thời kỳ đó, một số tài liệu chỉ dẫn cốt lõi không có cơ sở trong các tác phẩm mật tông nổi tiếng của Ấn Độ, và Tsongkhapa đã chỉ ra điều này.

    Từ phần 4 tới phần 9 là phần chính của cuốn sách này, lần lượt giải thích về năm giai đoạn. Tsongkhapa còn khảo sát xem phần nào trong sáu nhánh yoga có tương quan với năm giai đoạn. Những chương này chứa đựng kiến thức có tính chất giáo khoa về thực hành năm giai đoạn và những hiện tượng phát sinh liên đới. Lấy ví dụ, chương về cô lập khẩu trình bày khá dài về các loại nội khí trong đó có các mô tả, những vị trí, các chức năng, và sự liên kết. Chương về cô lập ý miêu tả bốn sự xuất hiện, và liệt kê tám mươi loại bản tính thực tại. Những hiện tượng này không chỉ giới hạn trong Bí Mật Tập Hội mà còn được tìm thấy trong nhiều văn bản mật tông. Phần 8 kiến nghị làm thế nào mọi con đường kinh điển cuối cùng sẽ phải hợp nhất với con đường mật điển nếu họ hướng về mục tiêu giác ngộ. Phần 9 giải quyết giai đoạn cuối cùng của sự hợp nhất.

    Phần 10 vượt ngoài trình tự của năm giai đoạn, đề cập tới việc thực thi các hoạt động của mật tông. Đây là một thực hành được tìm thấy trong cả giai đoạn phát sinh lẫn thành tựu. Nó đòi hỏi tái hiện bằng thân xác những gì đã được quán tưởng trong cả hai giai đoạn, mà phần chủ yếu, là dàn dựng kỹ lưỡng các hoạt động nghi lễ với sự tham gia của những người khác cũng như người thực hành chính. Thường thì những người tham gia sẽ phản ánh số lượng, vị trí và các hoạt động của những vị hóa thần trong mandala Bí Mật Tập Hội. Do đó, mặt nạ và các bộ trang phục đóng một vai trò quan trọng. Không phải tất cả các hoạt động mật tông đều bao gồm các nghi lễ dàn dựng tỉ mỉ. Có một loại gọi là trình diễn đầy đủ chỉ bao gồm một mình hành giả. Vì tất cả các hoạt động của một hành giả là hoàn toàn bí mật ở bên trong, ở bên ngoài anh/chị ta có thể xuất hiện như một ai đó chỉ có các hành vi như ăn và ngủ. Phần 10 còn bàn về giác ngộ trong quan điểm của mật thừa.
    Lần cập nhật cuối: 09/06/2016
  4. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Lời Cảm Ơn

    Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc tới Geshe Thupten Jinpa, chủ tịch Học Viện Truyền Thống Tây Tạng, vì đã cho tôi cơ hội biên dịch tác phẩm đặc biệt này. Trong thời gian làm công việc dịch thuật này, cuộc sống của tôi tràn đầy trí tuệ và tri thức. Được yêu cầu dịch tác phẩm vĩ đại này là một đặc ân trong cảm nhận của tôi, và tôi chỉ có thể hy vọng những nỗ lực của mình tương xứng với uy tín của nó.

    Để giải quyết những thắc mắc liên quan đến tác phẩm gốc, tôi phải nhờ cậy tới hai người bạn, là bạn học của tôi trong thời gian làm sinh viên ở Học Viện Biện Chứng Phật Giáo, Dharamsala, Ấn Độ. Gen Gyasto hiện nay là giảng viên ở học viện, nổi tiếng vì sự uyên bác là tính thực tế. Ven. Tashi Dondrupt giờ đây đang ẩn tu trong phạm vi dinh thự của đức Dalai Lama phía sau học viện. Những người bạn tốt này sẵn sàng bỏ thời gian ra giúp đỡ tôi giải đáp các thắc mắc trong văn bản gốc. Tôi cũng sắp xếp để gặp Ven. Jhado Rinpoche, viện trưởng Tu Viện Namgyal ở Dharamsala để hỏi ông một số câu hỏi, nhưng chương trình bận rộn của ông đã khiến quá trình rút ngắn xuống còn hai cuộc gặp.

    Tôi chân thành cảm ơn David Kitelstom, chủ biên ở Wisdom Publication. David, với sự hỗ trợ từ Lea Groth Wilson, Laura Cunningham và Andrew Francis, đảm nhận trách nhiệm biên tập của ông.

    Tôi cũng xin cảm ơn Geshe Losang Chodar của Đại học Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng, Sarnath, Ấn Độ. Geshe có trách nhiệm biên tập các ấn phẩm phê bình tiếng Tây Tạng. Do đó, công việc của ông là tìm ra nguồn gốc của từng trích dẫn trong cuốn sách này và nêu tên của tài liệu gốc, vị trí của chúng, số trích dẫn, số trang. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và lòng kiên trì không phải là ít.

    Cuối cùng tôi xin cảm ơn David Reigle, một học giả tiếng Phạn thực sự. Bất cứ khi nào tôi có thắc mắc về việc tìm và khôi phục lại các tên và phát âm theo tiếng Phạn, David luôn hồi đáp rất nhanh và vui vẻ. Những câu trả lời của ông luôn thận trọng, chi tiết và đáng tin cậy.

    Gavin Kilty.
  5. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    NGỌN ĐÈN SOI SÁNG NĂM GIAI ĐOẠN

    Những chỉ dẫn cốt lõi về Bí Mật Tập Hội Vinh Quang,

    Vua của các Mật pháp

    Tsongkhapa Losang Drakpa

    (1357 – 1419)

    1. Kính ngưỡng và Dẫn nhập

    Con kính lạy dưới gót sen của Đấng Chí Tôn Văn Thù Sư Lợi, bậc vương tử của toàn thể các đức Như Lai.

    Báo Thân chói lọi với vẻ huy hoàng của các hảo tướng và vẻ đẹp kỳ ảo,

    không ngừng thụ hưởng hương vị hợp nhất giữa lạc và không,

    với lòng từ vô ngại nguyện bỏ lại phía sau cảnh tĩnh lặng thanh bình,

    Con đỉnh lễ đấng chiến thắng cao cả, người biểu hiện bảy đặc điểm.


    Gửi tới Bồ tát Kim Cương Thủ, người tập hợp các giáo lý bí mật,

    tới Indrabhuti, Nagadakini, Visukalpa, Saraha vinh quang, Vajra Nagarjuna,

    Aryadeva, Nagabodhi, Sakyamitra, Matangi, Chandrakirti,

    và tới những vị thầy của các dòng truyền khác, người đã đạt tới quả vị tối thượng

    nhờ con đường của Bí Mật Tập Hội, vua của các mật pháp,

    Con hoan hỷ khấu đầu.


    Con đỉnh lễ không ngừng dưới gót sen của Guru Văn Thù Sư Lợi,

    người làm sáng tỏ con đường của Bí Mật Tập Hội, pháp mà khi đã hiểu

    sẽ mang lại sự tin cậy tuyệt đối và không e ngại đối với tất cả các kinh điển khác.


    Được thúc đẩy bởi mãnh lực của việc tích tập công đức từ các đại nguyện

    để bảo tồn giáo lý của đức Phật,

    họ đã du hành đầy gian khổ tới vùng đất ưu tú

    và hoằng truyền pháp môn này trong xứ sở tuyết sơn.

    Con xin cúi đầu trước Rinchen Sangpo, đôi mắt của thế giới,

    tới Lhodrak Marpa, người trông coi kho tàng các bí mật,

    tới Tanak Go Lotsawa, đại dịch giả, học hỏi từ vô số kinh điển.


    Con sẽ giải thích con đường kỳ diệu này của Bí Mật Tập Hội,

    vốn không được hiểu rõ ràng, dù người ta cố gắng bao nhiêu,

    bởi những người mãn nguyện với những chỉ dẫn tối thiểu,

    những người có cái nhìn thành kiến giữa Kinh và Mật,

    những người thấy các giáo lý không rõ ràng như những hướng dẫn,

    những người chỉ nương dựa vào kinh văn,

    sẽ không bao giờ hiểu con đường huyền vi của lý luận

    như được trình bày bởi những sự trang hoàng của thế giới (*),

    con đường duy nhất để hiểu được những trao truyền thâm diệu.


    Bạn, người quan tâm tới các giáo lý xuất sinh từ Mật điển gốc và toàn bộ các mật điển chú giải

    Trên con đường của kinh văn và lý luận,

    Thông qua các giáo huấn của đức Phật Kim Cương Trì thứ hai,

    Hãy xem bạn may mắn thế nào khi được bước vào con đường tối mật này

    Đã được kinh qua bởi Indrabhuti, Sukhanatha, Saraha, Nagarjuna, và tương tự,

    Bởi Nagayogini cùng hàng triệu daka và dakini khác,

    Hãy nở nụ cười trên khuôn mặt rạng rỡ hân hoan sáng ngời,

    Giải phóng bản thân bạn khỏi sự xao lãng của ba sai lầm khi nghe Pháp,

    Hãy lắng nghe!

    Trong tất cả các giáo lý mà Đấng Chí Tôn Phật Đà, ánh đạo quang duy nhất trong tam giới, người dẫn đường tối cao của chư thiên và loài người, cội nguồn của tất cả những giáo lý ưu việt, đã tiết lộ cho một số đệ tử đủ khả năng về điều cao quý nhất, vĩ đại nhất và quan trọng nhất, chính là Bí Mật Tập Hội vinh quang, pháp bảo thực sự của thế gian. Các giai đoạn trên con đường dẫn tới giác ngộ vô thượng dành cho người may mắn thực hành giáo lý chuyên biệt này là chủ đề sẽ được minh giải. Có sáu đề mục chính:

    1. Trình bày hai loại mật điển

    2. Sự vĩ đại của Bí Mật Tập Hội

    3. Các truyền thống luận giải về ý nghĩa của Bí Mật Tập Hội

    4. Miêu tả kinh văn của truyền thống Arya

    5. Làm thế nào các giáo huấn của truyền thống đó tới được Tây Tạng

    6. Ý nghĩa chân chính của những giáo lý quý báu này

    (*) Nagarjuna, Asanga, Aryadeva, Dignaga, Vasubandhu và Dharmakirti được biết đến là sáu món trang hoàng của thế giới.
  6. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    PHẦN 1

    Phân loại Mật điển Vô thượng Yoga

    1. Hai loại Mật điển

    Trình bày hai loại mật điển

    1. Những cách gọi tên mật điển vô thượng yoga

    2. Phân chia các mật điển thành hai loại để giữ nguyên ý nghĩa của tên gọi

    3. Giải thích chi tiết mật điển nhóm phương tiện​

    Những cách gọi tên mật điển vô thượng yoga

    Có nhiều kiểu chia mật điển vô thượng yoga ra hai nhóm. Mật điển Samvarodaya nói về các tantra yogayogini:

    Số lượng các mật điển yoga

    Được xác định là 60 triệu

    Tương tự, số lượng mật điển yogini

    Được cho là 160 triệu.​

    Mật điển Sọ Phật, mật điển Vòm Kim Cương, và các mật điển khác sử dụng thuật ngữ giống nhau. Thuật ngữ Mật điển Yoga áp dụng cho cả mật điển phương tiện và trí tuệ, nhưng dùng mật điển yoga cho các mật điển phương tiện là để dùng chung cho trường hợp cụ thể. Ví dụ, từ đứa trẻ là cơ sở để phân chia thành “cậu bé” và “cô bé”, nhưng dùng đứa trẻ để gọi cậu bé là dùng cái chung để gọi cái riêng. Thuật ngữ dakini tantra cũng thường được dùng cho các mật điển yogini. Tác phẩm Bình luận Ánh sáng Vô nhiễm của Pundarika và các tác phẩm khác nói về các mật điển phương tiện và trí tuệ. Nagobodhi và Candrakirti cũng quy tantra mẹ vào “tantra trí tuệ.” Các lama Tây Tạng tiếp thu cái tên “yogini tantra” rồi sau đó sáng tạo ra thuật ngữ tantra mẹtantra cha là để tuân thủ nội dung mật điển Sự trang hoàng của Bản tính Kim cương khi có đoạn như sau:

    Mật điển Sự trang hoàng của Bản tính Kim cương

    Là tổ mẫu của tất cả các mật điển nhóm mẹ và nhóm cha của các vị không hành nam.​


    Phân chia các mật điển thành hai loại để giữ nguyên ý nghĩa của tên gọi

    1. Những điểm nghi vấn

    2. Những sự khẳng định cá nhân​

    Những điểm nghi vấn

    Nếu các mật điển vô thượng yoga được phân chia thành mật điển phương tiện và mật điển trí tuệ, thì hai loại mật điển này, trong đó phương tiện và trí tuệ là bất nhị hay không phải? Nếu chúng là bất nhị, thì điều đó không đúng bởi vì ý nghĩa của thuật ngữ các mật điển phương tiện và trí tuệ có nghĩa các mật điển thiên về hoặc phương tiện hoặc trí tuệ. Các mật điển bất nhị, mặt khác, là những mật điển kết hợp cân bằng phương tiện và trí tuệ. Nếu khẳng định rằng hai loại mật điển này không phải là những mật điển mà trong đó phương tiện và trí tuệ là bất nhị, thì điều này cũng sai bởi vì nghĩa của từ yoga trong thuật ngữ vô thượng yoga được tìm thấy trong Mật điển Bí Mật Tập Hội hậu kỳ như sau:

    Phương tiện và trí tuệ hợp nhất

    Là ý nghĩa hàm chứa trong từ yoga.​

    Như vậy nó ám chỉ phương tiện và trí tuệ được kết hợp cân bằng không thiên vị về bên nào. Do đó cần phải nói cho đúng rằng các mật điển vô thượng kết hợp cân bằng giữa phương tiện và trí tuệ mới là các mật điển bất nhị. Nếu đây là vấn đề, phải chăng nếu giải thích rằng các mật điển phương tiện và trí tuệ trong một nhóm, còn các mật điển bất nhị vào nhóm khác, thì những điều này có loại trừ lẫn nhau hay không?

    Những khẳng định cá nhân

    1. Khẳng định của những người khác

    2. Quan điểm riêng của chúng tôi​

    Khẳng định của những người khác

    Một số vị thầy Tây Tạng phân chia các mật điển vô thượng yoga thành ba nhóm riêng: phương tiện, trí tuệ và bất nhị. Họ cho rằng phương tiện và trí tuệ, mỗi phạm trù được coi như một mật điển, là mật điển phương tiện hoặc mật điển trí tuệ, trong khi các mật điển biểu hiện cả hai phạm trù là mật điển bất nhị. Họ khẳng định Mật điển Hỷ Kim Cương (Hevajra tantra) là một mật điển bất nhị vì nó viết rằng “Một mật điển với bản chất của phương tiên và trí tuệ,” và họ cũng nói thực tế Mật điển Hỷ Kim Cương cho biết nó là một yogini tantra thì cũng chẳng có gì mâu thuẫn bởi vì tantra bất nhị cũng là một tantra trí tuệ. Nếu vấn đề là như vậy, họ có thể nói rằng một tantra bất nhị cũng là một tantra phương tiện. Do đó họ phải giải thích làm thế nào điều này không mâu thuẫn với quan điểm riêng của họ về cách phân chia mật điển tối thượng mật tông thành ba nhóm riêng biệt và duy trì phương tiện và trí tuệ thành các tantra riêng rẽ, trong khi các tantra bất nhị biểu hiện cả hai phạm trù.

    Một số vị thầy Tây Tạng khác nói rằng truyền thống “phân loại ba nhóm” khẳng định một mật điển khởi đầu với cụm từ “Như vậy tôi nghe” là mật điển phương tiện và mật điển khởi đầu bằng “Hỷ lạc của bí mật tối thượng” cùng những từ tương tự thuộc về tantra mẹ, như được khẳng định bởi Krishnacarya. Vì mật điển nguyên bản Hỷ Kim Cương khởi đầu với cụm từ thứ nhất, mật điển chú giải của nó Vòm Kim Cương khởi đầu với cụm thứ hai, và mật điển chú giải khác Samputa gồm cả hai cụm, do vậy nó là một mật điển bất nhị. Theo cách này họ phân biệt ba loại tantra bằng cụm từ khởi đầu kinh văn. Mật điển nguyên bản Thắng lạc luân (Chakrasamvara tantra), tuy nhiên lại khởi đầu bằng cụm từ thứ hai, trong khi mật điển chú giải của nó như Mật điển luận giải hậu kỳ lại khởi đầu với “Như vậy tôi nghe”, và thực tế nó bao gồm cả hai cụm. Điều này có nghĩa Thắng lạc luân cũng trở thành một tantra bất nhị, trong trường hợp như vậy chúng ta buộc phải hỏi rõ: “Vậy thì tantra mẹ ở đâu?”

    Họ trả lời rằng một mật điển có thể giảng giải về cả khía cạnh phương tiện bao la và khía cạnh trí tuệ thâm sâu, vân vân, nhưng các mật điển được xác định thuộc nhóm cha hay mẹ từ điểm quy chiếu là tiêu chí nào trội hơn. Điều này nghĩa là họ nghĩ hai loại tantra và các tantra bất nhị là loại trừ nhau và cho thấy không có phân tích nào chỉ ra chính xác sự khác biệt giữa phương tiện – trí tuệ của nhóm bất nhị, và phương tiện – trí tuệ của nhóm tantra cha hoặc mẹ.

    Các học giả Tây Tạng khác bảo lưu ý kiến rằng phân chia các mật điển vô thượng yoga thành phương tiện, trí tuệ và bất nhị là luận điểm tạm thời, nhưng dứt khoát tất cả các mật điển vô thượng yoga đều là bất nhị. Họ còn nói rằng một mật điển bộc lộ cả hai tiêu chí mà trong đó đặt các mật điển phương tiện và trí tuệ tách rời nhau, hoặc biểu hiện tính chất nào đó chẳng thuộc về cả hai tiêu chí, thì sẽ là một mật điển bất nhị. Nếu như vậy, đặt ra ba tiêu chí phân biệt để thành lập ra ba loại tantra, trong khi cùng lúc khẳng định luận điểm dứt khoát tất cả tantra vô thượng phương tiện và trí tuệ đều là bất nhị, và đưa ra một ví dụ về một tantra bất nhị cụ thể mà bạn đặc biệt yêu thích, thì sẽ thấy mâu thuẫn. Nếu bạn không chấp nhận các tantra nhóm cha hoặc mẹ trong truyền thống của bạn, thì điều này sẽ mấu thuẫn khẳng định riêng của bạn cũng như kinh văn. Nếu bạn chấp nhận chúng và nói rằng hai loại tantra không phải là bất nhị, thì nó sẽ mâu thuẫn với khẳng định của bạn rằng cả hai loại này đều là bất nhị từ luận điểm dứt khoát. Nếu bạn chấp nhận chúng và nói rằng chúng là bất nhị, thì nó sẽ mâu thuẫn việc chỉ ra ba tiêu chí khác biệt của ba loại tantra.

    Trong tất cả các nguyên nhân, suy nghĩ này chủ yếu đến từ niềm tin rằng mật điển bất nhị là ưu việt hơn mật điển nhóm mẹ và mật điển nhóm cha, và để kết thúc chuyện này, họ tích cực gán mật điển mà họ thích nhất vào nhóm bất nhị, trong khi quy chụp tất cả mật điển khác thuộc về hai loại kia.

    Quan điểm riêng của chúng tôi

    1. Làm thế nào để hiểu các mật điển thuộc nhóm bất nhị phương tiện và trí tuệ

    2. Hiểu các mật điển phương tiện và trí tuệ riêng biệt​

    Làm thế nào để hiểu các mật điển thuộc nhóm bất nhị phương tiện và trí tuệ

    1. Luận điểm thực sự

    2. Giải quyết các nghi vấn​

    Luận điểm thực sự

    Trong tổ hợp thuật ngữ các mật điển thuộc nhóm bất nhị phương tiện và trí tuệ, và các mật điển phương tiện và trí tuệ riêng biệt, cụm từ “phương tiện và trí tuệ” là giống nhau. Điều này dẫn đến sai lầm khi tin rằng nghĩa của cả hai tổ hợp thuật ngữ cũng giống nhau. Do nghĩ rằng chỉ có một “phương tiện và trí tuệ”, dẫn đến kết luận rằng những mật điển kết hợp phương tiện và trí tuệ một cách cân bằng, và những mật điển thiên về phương tiện hoặc trí tuệ nhất định phải loại trừ nhau. Do cách hiểu này mà xuất hiện cách phân chia tantra vô thượng thành ba nhóm riêng. Vì vậy hai tổ hợp này nên được phân biệt rõ ràng.

    Người ta thường được dạy rằng thuật ngữ yoga trong vô thượng yogayogini vô thượng nghĩa là phương tiện và trí tuệ được kết hợp cân bằng, mà không thiên về tính chất nào. Phương tiện liên quan đến lạc thọ sẵn có, và trí tuệ liên quan đến tâm trí giác ngộ thực tại của tính không vô ngã. Luận điểm này thường được đưa ra và được biết đến như một đặc trưng tối quan trọng của vô thượng yoga. Trạng thái tự nhiên của phương tiện và trí tuệ, của lạc và không là hợp nhất bất khả phân, trên cơ sở đó tất cả các nhóm tantra vô thượng là giống nhau đến mức họ đều lấy luận cứ này làm chủ đề tối thượng của họ. Đó là vì sao tất cả các mật điển vô thượng yoga ngay từ trong bản chất đã tồn tại như là các mật điển bất nhị. Vì vậy thuật ngữ phương tiện và trí tuệ như được dùng theo cách này không xác định được các mật điển thiên về phương tiện hay trí tuệ. Các mật điển bất nhị theo nghĩa này là cơ sở để phân chia thành các mật điển nhóm cha và mẹ, chứ không phải được xem là một sự phân chia ngay trong bản chất của chúng. Bình luận Ánh Sáng Vô Nhiễm có đoạn:

    Bởi bản chất vốn có của chúng, chúng đều là các mật điển yoga thể hiện bản chất của phương tiện và trí tuệ.

    Tương tự, Mật điển Hevajra có đoạn:

    Âm tiết he là lòng từ vô bờ, vajra nghĩa là trí tuệ.

    Một tantra với bản chất của phương tiện và trí tuệ

    Ta sẽ giải thích, hãy lắng nghe.​

    Bởi vậy Hevajra Tantra không trở thành một tantra “trí tuệ” bởi vì nó không viết: “Hãy lắng nghe tantra trí tuệ này.” Giống như vậy, Bí Mật Tập Hội viết:

    “Trí tuệ và phương tiện trong sự hợp nhất”

    Được nói rõ là ý nghĩa của từ yoga;

    Samaja được dạy là “đến với nhau,”

    Ám chỉ toàn thể chư Phật.​

    Vì thế tantra này không trở thành một tantra “phương tiện”. Điều này cũng được dạy trong Vị Phật nguyên thủy:

    Chỉ bởi thân thể của phương tiện thì không phải là yoga,

    Hoặc chỉ riêng trí tuệ;

    Phương tiện và trí tuệ trong sự hợp nhất

    Toàn thể Như Lai đều nói là yoga.​

    Bình luận của Vajragarbha đưa ra bình phẩm tương tự.

    Nói rằng Bí Mật Tập Hội không trở nên một tantra phương tiện và Hevajra không trở thành một tantra trí tuệ là một sự bác bỏ hai tantra này là các tantra phương tiện và trí tuệ, khi hiểu rằng phương tiện và trí tuệ như là lạc và không, nhưng theo quan điểm riêng của chúng tôi, đó không phải là một lời khẳng định rằng chúng không phải là một tantra cha và tantra mẹ. Đề cập tới hai tantra này là bởi vì trong số các tantra cha và mẹ, chúng được biết đến nhiều nhất. Đây cũng không phải là lời khẳng định rằng chúng tôi không chấp nhận các tantra phương tiện và trí tuệ khác ngoài hai tantra này.
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2016
  7. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Giải quyết các nghi vấn

    So với các tantra yogini như Hỷ Kim Cương, vốn được dạy nhiều về Lạc, thực tế không có nhiều điều được viết nhiều về Lạc trong các văn bản về Bí Mật Tập Hội, mà tantra này được giảng giải nhiều về bốn loại tính không. Tuy nhiên, đừng vì nguyên nhân này mà nghĩ rằng đại lạc là đặc trưng riêng biệt của các tantra mẹ và tantra cha không lấy đại lạc làm con đường thực sự. Đại thành tựu giả Krishnacharya nói rằng:

    Những mật điển yoga
    khởi đầu “Như vậy tôi nghe”
    mang bản chất không tách biệt
    với các mật điển yogini,
    như “lửa mặt khác là rơm;” [*]​

    Điều này được Kim Cương Trí tuyên thuyết.Lời mở đầu “Như vậy tôi nghe” trong các mật điển phương tiện, là những mật điển có ý nghĩa thực tế nhấn mạnh tới sự kết hợp không thể chia tách giữa lạc và không. Ý nghĩa này cũng được tìm thấy trong các mật điển yogini. Do đó Người Chiến Thắng nói rằng không có gì khác biệt trong bản chất của sự hợp nhất giữa lạc và không của hai nhóm mật điển đó. Cụ thể, để xác định ý nghĩa của lời mở đầu trong Bí Mật Tập Hội “Như vậy tôi nghe,” Guhyasiddhi viết:

    Hiến dâng bản thân cho tattva [**]
    Ngay cả khi không có các thực hành đặc biệt,
    Hành giả sẽ có những thành tựu.
    Dẫu cho anh ta theo đuổi hàng trăm thực hành đặc biệt,
    Nếu thiếu tattva, thì chẳng có thành tựu nào.
    Ngoài ra:
    Hơn nữa tattva là một đặc điểm của các mật điển;
    Bí Mật Tập Hội làm sáng tỏ điều này.
    Và:
    Người sáng tạo mật điển là Kim Cương Trí;
    Người tuyên thuyết và điều được tuyên thuyết là giống nhau.
    Ngoài điều này thì chẳng có gì.
    Vì vậy chẳng có gì khác ngoài đại lạc được dạy.
    Với dòng chữ “Như vậy tôi nghe” và “đang ở,”
    Người sở đắc Kim Cương Trí đã dạy toàn thể chư Phật.
    Liên quan tới cụm từ xuất sắc “đang ở”,
    Y như Sri Mahasukhanatha đã giải thích
    Chúng xuất sắc theo cách nào,
    Tương tự, ta cũng sẽ nói một chút về điều đó.
    Được truyền dạy tuyệt đích và ngắn gọn trong một dịp,
    Được tuyên thuyết bởi đấng chí tôn
    Là ý nghĩa chân chính của các mật điển của đức Phật
    Và có bản chất của đại lạc.
    Do đó, ông ta tán tụng tattva theo nghĩa những gì thực sự tồn tại nếu chúng hiện diện và những gì không tồn tại nếu chúng không hiện diện, và hơn một lần ông giải thích tattva ám chỉ lạc và không hợp nhất bất khả phân. Tác phẩm này được biên soạn bởi Acharya Mahasukha, có tên khác là Padmavajra. Nó cũng được trích dẫn nhiều lần như một nguồn tham khảo trong tác phẩm của Aryadeva Minh giải yếu lược thực hành, vì vậy nó phù hợp với tài liệu của Aryadeva. Nó nhắc đi nhắc lại rằng, lấy lạc và không hợp nhất làm con đường, là điều trọng yếu của Bí Mật Tập Hội. Bởi thế, đối với những ai theo truyền thống Arya, đây là căn cứ để hiểu rõ.

    Do tất cả các tantra vô thượng đều lấy lạc và không hợp nhất không thể chia tách làm đường lối thực tế, nên chẳng có gì khác biệt giữa chúng. Với cách hiểu như vậy, cần biết rằng bất kể loại tantra nào mà chúng ta tu học, đều không thể thiếu việc phát triển trong tâm trí một sự hợp nhất bất khả phân giữa lạc và không, phương tiện và trí tuệ. Ngoài ra không nên có một cái hiểu hời hợt về lạc và không; điều tối quan trọng là bạn hãy khám phá ra các bí huyệt siêu vi tế của lạc và không.

    [*] Tôi đã hội ý với các học giả về câu này, nó có nghĩa là ngọn lửa làm cháy rơm thì cơ bản là có bản chất giống như rơm.
    [**] Thuật ngữ trong tiếng Tây Tạng có nghĩa "bản thân sự vật", nhưng tattva trong tiếng Phạn có liên quan đến các yếu tố triết học.
    Lần cập nhật cuối: 14/06/2016
  8. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cách hiểu các tantra tách biệt phương tiện và trí tuệ

    1. Luận điểm của Ánh Sáng Vô Nhiễm và các mật điển tương tự

    2. Luận điểm của Vòm Kim Cương và các mật điển tương tự​

    Luận điểm của Ánh Sáng Vô Nhiễm và các mật điển tương tự

    Nếu chúng ta đã hiểu ý nghĩa của “phương tiện và trí tuệ” trong các mật điển bất khả phân, vậy ý nghĩa của nó là gì khi được sử dụng để trình bày các mật điển tách biệt phương tiện và trí tuệ? Trước hết chúng ta hãy nhìn xem nó được giải quyết thế nào trong Ánh Sáng Vô Nhiễm:

    Trong các mật điển, trên phương diện chân lý thông thường của thế giới tương đối, các phạm trù phân biệt như phương tiện và trí tuệ đến từ những nhóm như ngũ trí như lai (trong đó có đại viên kính trí), được sử dụng như năm biểu tượng để thanh lọc ngũ uẩn và ngũ đại, Như Lai nói rằng sự phân biệt phương tiện và trí tuệ này để phù hợp với căn cơ của những người có tâm trí trì độn.​

    Vì vậy, từ sự thành lọc ngũ uẩn mà xuất hiện các hóa thần nam, mặc định là phương tiện, từ sự thanh lọc của ngũ đại mà xuất hiện các hóa thần nữ, mặc định là trí tuệ. Bởi quá trình này mà các mật điển tách biệt được xác định là phương tiện hay trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ theo hình thức như vậy, khi so sánh với phương tiện và trí tuệ tối thượng trước đây, chỉ là chân lý tương đối. Ngoài ra, chúng xuất hiện bởi vì căn cơ của những học trò ngu độn. Về chuyện làm thế nào các mật điển được xác nhận là phương tiện hay trí tuệ bằng phương thức của nam và nữ hóa thần, tác phẩm đó còn viết:

    Thông thường, khi các yogini hoạt động mà vị nam thần chủ đạo không hoạt động, đó là một mật điển yogini. Khi phương tiện hoạt động mà trí tuệ không hoạt động, đó là một mật điển phương tiện.​

    Do đó, trong việc thực hành triệu thỉnh bản tôn trí tuệ hội nhập với hành giả, cùng những thực hành khác, nếu các nữ hóa thần hoạt động mà nam hóa thần không, đó là một mật điển trí tuệ. Còn ngược lại sẽ là một mật điển phương tiện. Bình luận của Vajragarbha giải thích giống như vậy.

    Vì lẽ đó, Kalachakra phải được chấp nhận là một mật điển phương tiện, nhưng nó không mâu thuẫn với Ánh Sáng Vô Nhiễm khi nói rằng, “với sự phân biệt ba năm, nó rõ ràng là một mật điển Yogini,” bởi vì trong phần nói về số lượng hóa thần của các mật điển yogini, họ được quyết định bởi số ngày trung mạch trong ba năm, [*] Kalachakra được giải thích là một mật điển yogini?

    Sử dụng tiêu chí của các nam và nữ hóa thần để xác định hai loại mật điển là dựa trên cơ sở nhân tố nào nổi bật hơn, nhưng nó không phải là cách phân chia rạch ròi. Trong các mật điển phương tiện, như Bí Mật Tập Hội theo truyền thống Arya, việc hiệu triệu và an vị bản tôn nam, được thực hiện mà không có các hoạt động của nam hóa thần. Ngoài ra còn có các mật điển đích xác thuộc về nhóm tantra mẹ mà hoạt động triệu thỉnh, an vị, không được thực hiện bởi các nữ hóa thần. Hơn nữa, chẳng có gì là mâu thuẫn đối với một số mật điển thể hiện cả hai loại tantra, dạy cả hai cách hiệu triệu và các nghi thức tương tự. Vì thế, như Vòng Hoa Kim Cương là một Mật điển Chú giải thuộc về cả hai loại tantra, tuy nhiên do bản chất của nó, nó được cho là một tantra phương tiện, Kalachakra dạy các đặc điểm của cả hai loại tantra, tuy nhiên do bản chất tự nhiên của nó, nó được coi là một yogini tantra.

    Một số người nói rằng đây chính là nguyên nhân mật điển này (Kalachakra) được xác định là bất nhị. Họ mong muốn ấn định mật điển này là bất nhị, nhưng họ không tìm được một lý lẽ mạch lạc nào để ấn định nó là một mật điển bất nhị nếu họ tuân thủ tư tưởng của tác phẩm Ánh Sáng Vô Nhiễm. Tác phẩm này lý giải tantra bất nhị được xác định trên cơ sở phương tiện và trí tuệ tối thượng, như đã trình bày trước đây. Tuy nhiên phương tiện và trí tuệ trong cách phân chia hóa thần nam – nữ hoạt động hay không hoạt động, lại được xác lập trên cơ sở chân lý thông thường và năng lực tinh thần của hàng hạ căn. Bộ luận này dạy rằng phương tiện và trí tuệ xác lập nên tantra Cha và Mẹ, bằng phương thức phân biệt hoạt động của các vị hóa thần nam hoặc nữ được thiền quán, được đề ra trên cơ sở trí năng của những người ngu độn, nhưng nó không dạy rằng tất cả các cấp độ phương tiện và trí tuệ (tối thượng và thông thường) dùng để xác lập nên tantra Cha hay tantra Mẹ là đều giống nhau.

    Ánh Sáng Vô Nhiễm còn cung cấp các biện pháp khác để xác định hai loại tantra, khởi đầu rằng trong tantra phương tiện, các hóa thần nam và nữ ôm nhau có số mặt và số tay ngang bằng nhau do biểu tượng cân bằng của các điểm xuân phân và thu phân. Còn trong tantra trí tuệ, các hóa thần nam và nữ ôm nhau có số mặt và tay không bằng nhau để biểu tượng thời gian ở giữa các điểm xuân phân và thu phân. Đây là các tiêu chí dùng để xác định hai loại tantra. Khi cặp bản tôn – phối ngẫu chính có số tay và mặt khác nhau, và đoàn tùy tùng các hóa thần nam – nữ có số tay và mặt bằng nhau, người ta kết luận Kalachakra là một tantra bất nhị. Đây không phải là một kiến giải hay. Nó chỉ đưa ra nguyên nhân cho việc có số tay và số mặt bằng nhau hoặc không bằng nhau trong hai loại tantra. Nó không phải là một tiêu chí để xác định các tantra phương tiện và trí tuệ bởi vì hoàn toàn không có các khía cạnh rõ ràng của phương tiện và trí tuệ, hay nam hoặc nữ, trong những đoạn văn đó.

    Ngoài ra, việc xác định một tantra là bất nhị xuất phát từ mong muốn khiến nó nổi trội hơn các tantra khác, tuy được chứng minh là một tantra bất nhị bằng cách thức như vậy cũng chẳng khiến chất lượng của nó vượt trội hơn chút nào. Cho dù thực tế số tay và mặt của cặp bản tôn – phối ngẫy chính không bằng nhau, và đoàn tùy tùng có số lượng bằng nhau, thì vẻ bề ngoài đó cũng chẳng nói lên được điều gì sâu xa. Cách nghĩ này cũng nên được áp dụng cho các trường hợp khác khi có những chứng cứ không xác thực.

    [*] Trong hệ thống Kalachakra, nội khí đều đặn trôi chảy qua kinh mạch trung ương trong cuộc sống bình thường. Hơi thở là một biện pháp đo thời gian, mỗi ngày có khoảng 21 600 hơi thở. Có khoảng 675 hơi thở trong số này kéo theo sự vận chuyển của các loại nội khí vào trong trung mạch.
    Lần cập nhật cuối: 16/06/2016
  9. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Luận điểm của những Tantra như Vòm Kim Cương

    1. Bác bỏ các quan điểm cực đoan khác

    2. Xác lập một luận điểm tối ưu​

    Bác bỏ các quan điểm cực đoan khác

    1. Luận điểm của những người khác

    2. Sự bác bỏ​

    Luận điểm của những người khác

    Luận điểm của một số người Tây Tạng như sau. Trong chương 4 của mật điển Vòm Kim Cương có đoạn:

    Đây là tập hội bí mật của các vị Không Hành Nữ (dakini)

    Của toàn thể chư Phật,

    Và để thiết lập năm vị Không Hành Nam (daka),

    Mật điển Không hành nữ đã được dạy. ​

    Ngoài ra:

    Dành cho những kẻ ưa sát sinh

    Những người mang tà kiến

    Và dành cho các tín nữ

    Một mật điển đại lạc dễ hiểu, không phức tạp

    Ngôn từ ngắn gọn nhưng ý nghĩa bao la

    Và các mật chú đặc biệt của nó sẽ mang lại

    Sự sáng tỏ cho những người kém trí

    Đó là tinh hoa của tất cả các mật điển,

    Mật điển Không Hành Nữ đã được dạy.​

    Theo một số người Tây Tạng, bốn câu đầu ngụ ý khi Như Lai hiện thân trong hình tướng của một Không Hành Nữ và là vị bản tôn chính trong hình thức phụ nữ, hoặc bởi vì ngài được vây quanh bởi đoàn tùy tùng chủ yếu gồm các thánh nữ, thì mật điển được dạy là một tantra mẹ. Tương tự, họ khẳng định rằng khi Như Lai hiện thân trong hình tướng chuyển luân vương của Ngũ bộ Phật gia và được vây quanh bởi đoàn tùy tùng chủ yếu gồm các nam hóa thần, thì mật điển được dạy là một tantra cha. Họ nghĩ phần trước của bài thơ truyền đạt ý nghĩa trực tiếp và phần sau truyền đạt gián tiếp.

    Tương tự, họ cho rằng phần sau của bài thơ cho thấy Tantra Mẹ được dạy để thuần phục những kẻ ưa sát sinh, những người ôm tà kiến và đang đi sai đường; bằng luận điểm này, họ suy luận Tantra Cha được dạy cho những người có chính kiến và khao khát đạt đến giác ngộ. Do đó họ khẳng định đây là hai tiêu chí để xác định hai loại tantra.

    Chương 13 của tantra Vòm Kim Cương có đoạn:

    Để thu phục nam nhân

    Các mật điển Không Hành Nam được dạy;

    Để thu phục nữ nhân

    Các mật điển Không Hành Nữ được dạy.​

    Vì vậy một số người cho rằng hai nhu cầu này là hai tiêu chí để xác định hai loại tantra.

    Minh giải Thực tại Bí mật có đoạn:

    Nói về các giai đoạn phát sinh và thành tựu,

    Các Không hành nam được dạy cho giai đoạn phát sinh,

    Các Không hành nữ được dạy cho giai đoạn thành tựu.​

    Do đó một số người khác quả quyết các Tantra Cha dạy giai đoạn phát sinh, còn các Tantra Mẹ dạy giai đoạn thành tựu.

    Bác Bỏ

    Ý nghĩa của đoạn trích dẫn đầu là Mật điển Vòm Kim Cương Không Hành Nữ được dạy để thiết lập các mandala của năm nhóm Không Hành Nam được vây quanh bởi tập hội Không Hành Nữ tạo nên đoàn tùy tùng của từng vị Phật trong ngũ bộ Phật gia. Điều này được làm sáng tỏ từ đoạn văn trước và nó không dùng để nhận dạng một tantra mẹ. Năm loại Không Hành Nam đã được đề cập trước đó:

    Năm manda được nói đến là:

    Vajrin, Nitya, Vajratejas,

    Padmavara, and Hayaraja.​

    Đây là năm vị đứng đầu ngũ bộ Phật, chứ không phải vị chủ thần của mandala là nữ hóa thần. Vì vậy cách giải thích của các học giả Tây Tạng trong đoạn trích dẫn đầu là không đúng.

    Cách giải thích của đoạn trích dẫn thứ hai cũng không đúng. Ngay trước đoạn trích dẫn này, các vị Phật như A Súc (Aksobhya) hỏi các Bồ tát:

    Vì sao các nữ hành giả yoga (yogini) và các vị không hành nữ (dakini) lại tụ hội cùng nhau bên trong vòm kim cương này?​

    Và các vị Bồ tát như đức Di Lặc (Maitreya) đã trả lời:

    Khởi đầu đức Phật Kim Cương Trì (Vajradhara)

    Lập nguyện giác ngộ;

    Đã thề rằng: “Ta sẽ giải thoát toàn thể chúng sinh,

    Ngay cả những loài sinh ra từ trứng

    Vậy thì tại sao phụ nữ lại bị loại trừ?

    Đối với những kẻ ưa sát sinh …​

    Và tiếp tục tới đoạn:

    … mật điển dakini đã được dạy.​

    Do đó, mật điển được dạy và được cho là tinh hoa của các mật điển dakini để thu hút phụ nữ là nói về bản thân Vòm Kim Cương, khi bối cảnh lúc đó đang được hỏi về vòm kim cương. Ngay trước đoạn trích này, có đoạn:

    Từ 500,000 Hevajra

    Mật điển tinh hoa này được biên soạn.​

    Vì thế nó được gọi là “tinh hoa của tất cả các mật điển.” Chẳng có tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các tantra Mẹ được định ra trong những dòng chữ này, cho dù là một đoạn văn ngắn.

    Tuy nhiên, ý nghĩa câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao phụ nữ tụ họp bên trong vòm kim cương” là gì? Các kinh thư khác dạy rằng trong thân tướng của một người phụ nữ, người ta không thể đạt đến Phật quả trực tiếp. Câu hỏi này liên quan đến tuyên ngôn của Tantra vô thượng rằng người ta có thể tu luyện trong thân tướng của phụ nữ mà vẫn đạt tới quả vị tối thắng của một vị thành tựu giả (siddhi). Câu trả lời nhắc nhở chúng ta về lời thệ nguyện bồ đề tâm, là đưa mọi chúng sinh tới giác ngộ, do vậy sẽ là không đúng khi gạt phụ nữ ra ngoài lề. Chúng sinh có thể đạt đến quả vị đại thành tựu giả bằng cách nương dựa vào con đường này trong hình thể người nữ, cùng với những kẻ độc ác “ưa sát sinh”, và mang tà kiến. Vì lẽ đó, do muốn tập hợp những người này lại nên mật điển Vòm Kim Cương đã được dạy. Vậy thì tại sao lại coi nó là tiêu chuẩn để xác định một tantra là tantra Mẹ?
  10. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung, ngay cả khi là một tantra Mẹ, nó vẫn được gọi là “Yoga tantra”, cũng như được gọi là một “Yogini tantra” để thu hút phụ nữ, như đoạn trích sau:

    Hevajra, một Yoga Tantra,

    Ban đầu được dạy bởi Đấng Chiến Thắng,

    Sau này được nói là một Yogini Tantra

    Để hấp dẫn những người mang thân mạng nữ.​

    Vì vậy, như đoạn trích trước, đoạn này cho thấy trước tiên mật điển Hevajra mở rộng Năm trăm ngàn được dạy rồi sau đó được cô đọng lại thành yogini tantra Vòm Kim Cương để hấp dẫn nữ giới. Trong cả Vòm Kim Cương và mật điển “Hỷ Kim Cương hai chương”, Hevajra được nói là một tantra Mẹ. Do đó, gọi nó là một yoga tantra ở đây là để trở thành cơ sở phân chia ra thành các mật điển yoga cha và yoga mẹ. Nó không có nghĩa là yoga tantra đối lập với yogini tantra.

    Cách thức mà Vòm Kim Cương được dạy để thu hút phụ nữ đã được giải thích ở trên, và đoạn trích thứ ba cũng có thể được giải thích theo cách đó. Nếu không, nó có thể được giải thích trên cơ sở cả tantra cha và tantra mẹ như sau: Trong tantra vô thượng, những người ưu tú xuất sắc có khả năng đạt đến quả vị đại thành tựu giả có thể là nam hoặc nữ. Tuy nhiên trong các mật điển và các bộ luận, hầu hết hành giả là nam giới, và một trong bốn dạng phụ nữ được đề cập tới là phối ngẫu. Trong những văn bản này, không chỉ người nam mà cả người phối ngẫu cũng nên được hiểu là một hành giả trên đường đạo, bởi vì điều được nói đến nhiều lần là phương tiện được giải thoát nhờ trạng thái của trí tuệ, và trí tuệ được giải thoát nhờ bối cảnh của phương tiện. Những phương tiện như vậy được thuyết minh trong cả hai loại tantra, nhưng những định nghĩa về một vị phối ngẫu, các dạng phối ngẫu, những cách để kiểm tra đánh giá họ, làm thế nào để nương tựa vào họ, và làm thế nào để trí tuệ cao cả được sản sinh ra do nương tựa vào họ, thì ở trong các tantra Cha không được trình bày rộng rãi như trong các tantra Mẹ. Vì thế, từ quan điểm đó, đoạn trích có ý nói rằng hai loại tantra được dạy để thu hút và đào tạo cả nam và nữ. Hơn nữa, đoạn trích này chỉ nêu ra nhu cầu của hai loại tantra, nó không định rõ các tiêu chí để xác định tantra cha và tantra mẹ. Ví dụ Bí Mật Tập Hội chủ yếu được dạy cho những đệ tử ưu tú xuất sắc, nhưng điều đó không khiến nó trở thành một tantra cha. Nếu không, như được nói trong một số Dakini Tantra rằng chúng được dạy cho những người kém trí, thì chẳng lẽ điều này cũng trở thành một tiêu chuẩn dùng để xác định các tantra Mẹ ?!

    Việc thuyết minh đoạn trích trong Minh giải thực tại bí mật cũng không đúng. Tác phẩm này có đoạn:

    … và hợp lại, có bốn khía cạnh.

    Phối hợp với nhau được dạy là thuộc về hai khía cạnh

    Được gọi là giai đoạn phát sinh và thành tựu.

    Yoga dạy phát sinh,

    Và thành tựu được nói đến trong Yogini.

    Hai bộ phận thâm nhập vào nhau trong thiền định

    Là ý nghĩa của “sự hợp nhất”.​

    Đoạn văn này nói rằng trong bốn mật pháp: nhìn ngắm, cười, nắm tay và phối hợp, pháp thứ tư ám chỉ những mật pháp hợp nhất các bộ phận, các mật điển yoga và cả yogini đều dạy về sự hợp nhất của các bộ phận. Pháp đầu dạy một quy trình xuất hiện trong giai đoạn phát sinh, và pháp thứ hai dạy quy trình xuất hiện trong giai đoạn thành tựu, nhưng nó không trình bày về các giai đoạn phát sinh và thành tựu. Ngay trước đoạn trích này, Minh giải thực tại bí mật có đoạn:

    Con đường của bản tôn Bí Mật Tập Hội vinh quang,

    Thực tế của người là hai giai đoạn;

    Bí Mật Tập Hội vô cùng hoan hỷ,

    Là khởi nguồn chủ đạo của mọi tantra.​

    Điều này mâu thuẫn với bất cứ ý kiến nào cho rằng những yoga tantra như Bí Mật Tập Hội chủ yếu không dạy những nội dung thiết yếu của giai đoạn thành tựu, mà chủ yếu dạy những điểm quan trọng trong giai đoạn phát sinh.

    Một số người cho rằng Krishnacarya khẳng định mật điển khởi đầu “Như vậy tôi nghe” là dành cho tantra cha, và “Hỷ lạc bởi bí mật tối thượng” là cho tantra mẹ. Đây không phải là lời khẳng định của ông. Điều ông nói là “Như vậy tôi nghe” được thấy trong các tantra yoga và cụm từ thay thế “Hỷ lạc bởi bí mật tối thượng” được tìm thấy trong một số tantra mẹ là không có gì khác biệt trong ý nghĩa về sự hợp nhất giữa lạc và không. Ông không nói rằng hai cụm từ mở đầu này là tiêu chuẩn xác định hai loại tantra. Trích dẫn lời ông nói thực sự đã được nêu ra ở trên.

    Nhiều cách khác để xác định hai loại tantra đã được nêu ra bởi các học giải Tây Tạng và Ấn Độ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, các tiêu chí của họ không bao gồm các khía cạnh rõ ràng của nam hay nữ, hoặc phương tiện hay trí tuệ, có thể sử dụng để xác định các mật điển thuộc nhóm phương tiện hay trí tuệ. Ngoài ra, khi họ phát biểu “chủ yếu dạy phương tiện và chủ yếu dạy trí tuệ”, thì cũng không có giải thích nào xoay quanh loại phương tiện và trí tuệ nào thực sự đang được nói đến, và cũng chẳng có gì làm sáng tỏ sự khác biệt giữa “chủ yếu dạy” và “chủ yếu không dạy.” Bên cạnh đó, các thuyết minh của họ về tiêu chuẩn xác định hai loại tantra thường chỉ đơn giản là nhìn vào những gì có vẻ phù hợp với mỗi loại. Không khó để nhận ra cái sai của họ, và tôi sẽ không thảo luận về chúng ở đây.
    Lần cập nhật cuối: 20/06/2016

Chia sẻ trang này