1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi MTH, 18/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam

    Tóm tắt
    Từ thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX, văn học Hán-Việt phát triển song song với văn học nôm. Do có những chức năng tư tưởng và chính trị vô cùng quan trọng, văn học Hán-Việt chiếm vị trí chính thức trong khi văn học nôm, hầu như gồm toàn thi ca, ch đóng vai trò giải trí. Theo tác giảtình trạng nghịch lý đó phát xuất từưu thế tuyệt đối mà chữ và tiếng Hán vẫn tiếp tục chiếm lĩnh cả ngàn năm sau khi Việt Nam thu hồi được độc lập, vì chúng gắn liền với những định chế quan trọng nhất của xã hội Việt Nam như hệ tư tưởng, giáo dục, hệ thống quan lại và thực tiễn hành chính. Sau khi chính quyền thuộc địa Pháp thay chữ Hán bằng chữquốc ngữ, một nền văn học mới mở rộ, trong đó văn xuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng, do tác động của các biến đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và văn hoá

    Dù giành được độc lập vào năm 938 sau hơn 11 thế kỷ bị Trung Quốc đô hộ, nhưng Việt Nam chẳng bao giờ thoát khỏi sự chi phối của ngôn ngữ cũng như chữ viết của người Hán: chúng vẫn tiếp tục chiếm vị trí chính thức trong gần một nghìn năm. Hiện tượng này dường như mâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần bất khuất kiên cường của người Việt trong công cuộc đấu tranh trường kỳ nhằm bảo vệ nền độc lập chính trị của mình. Chỉ vào khoảng từ thế kỷ XIII trở đi, song song với văn học truyền khẩu chắc đã có từ lâu đời, văn học Nôm mới bắt đầu xuất hiện bên cạnh văn học Hán-Việt. Chủ yếu viết bằng văn vần, văn học Nôm cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chỉ có chức năng tiêu khiển. Trong bài này, chúng tôi sẽ thử trình bày và lý giải tình trạng, mới nhìn qua, có phần nghịch lý này, nhất là khi ta so sánh nó với tình hình văn học ở Triều Tiên và nhất là ở Nhật Bản.

    Ngôn ngữ và tiếng Hán trong xã hội Việt Nam truyền thống
    Ngoại trừ Singapore (mà đa số cư dân có gốc Hán), Việt Nam là nước duy nhất ở Ðông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Dù giành được độc lập vào năm 938 sau hơn 11 thế kỷ bị Trung Quốc đô hộ, nhưng Việt Nam chẳng bao giờ thoát khỏi sự chi phối của ngôn ngữ cũng như chữ viết của người Hán: chúng vẫn tiếp tục chiếm vị trí chính thức trong gần một nghìn năm. Hiện tượng này dường như mâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần bất khuất kiên cường của người Việt trong công cuộc đấu tranh trường kỳ nhằm bảo vệ nền độc lập chính trị của mình. Chỉ vào khoảng từ thế kỷ XIII trở đi, song song với văn học truyền khẩu chắc đã có từ lâu đời, văn học Nôm mới bắt đầu xuất hiện bên cạnh văn học Hán-Việt. Chủ yếu viết bằng văn vần, văn học Nôm cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chỉ có chức năng tiêu khiển. Trong bài này, chúng tôi sẽ thử trình bày và lý giải tình trạng, mới nhìn qua, có phần nghịch lý này, nhất là khi ta so sánh nó với tình hình văn học ở Triều Tiên và nhất là ở Nhật Bản. Ngôn ngữ và tiếng Hán trong xã hội Việt Nam truyền thống Ngoại trừ Singapore (mà đa số cư dân có gốc Hán), Việt Nam là nước duy nhất ở Ðông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoátrong tứ thư hay ngũ kinh), văn sách (bài văn trả lời một số câu hỏi đặt ra nhằm kiểm tra kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề của sĩ tử), chiếu (hiệu lệnh viết thay cho vua), chế (lời phong thưởng của vua), biểu (bài văn dâng lên vua), thi và phú. Nếu bài văn sách có thể viết bằng văn xuôi hoặc theo lối biền văn (không vần nhưng có đối nhau), tất cả các bài khác - dĩ nhiên ngoài thi, phú - đều dùng biền văn: hoặc theo lối bát cổ (gồm tám vế) hoặc theo lối tứ lục (hai vế đối nhau, mỗi vế gồm 2 đoạn có 4 hoặc 6 âm).

    Vào nửa sau của thế kỷ XV, số học trò đủ sức để đi thi - nghĩa là biết khá nhiều chữ và thông thạo các lối văn cử nghiệp vừa trình bày trên đây - đã tương đối quan trọng: chẳng hạn, khoá thi hội năm 1463 có đến 4.400 sĩ tử [Ngô Sĩ Liên 1968, III, 185] ; và khoá thi hương năm 1499 ở Sơn Nam có 5.000 sĩ tử [Phan Huy Chú 1961, II, 70]. Gắn chặt với hệ thống giáo dục và Tống nho (thay thế đạo Phật như là hệ tư tưởng chính thức của chế độ quân chủ ở Việt Nam từ thế kỷ XV), chữ Hán đã cung cấp cho giai cấp thống trị một công cụ vô cùng hiệu quả: nó tạo ra đường ranh phân biệt thiểu số sĩ phu với quần chúng không biết chữ. Georges Granai [1960, 274] đã nhấn mạnh một cách rất xác đáng là việc truyền thông bằng ngôn ngữ bị chữ viết điều kiện hoá: "truyền thông bằng miệng và truyền thông bằng chữ viết khác nhau sâu sắc trong một xã hội có chữ viết ; và sự khác nhau đó đạt đến mức tối đa khi chữ viết không biểu thị các âm thanh mà biểu thị các ý niệm như chữ Hán". Ở Việt Nam thời xưa, thêm vào sự khác biệt giữa truyền thông bằng miệng và truyền thông bằng chữ viết lại còn có thêm sự khác nhau về ngôn ngữ: giữa tiếng Hán-Việt và tiếng Việt. Do đó hố sâu giữa giới nho sĩ và quần chúng không biết chữ Hán trở nên khó vượt qua được. Vừa quá khó đối quần chúng vừa có khả năng đưa đến quyền lực, danh vọng và giàu sang2, chữ Hán được mọi người sùng kính vì là chữ của các nhà nho (chữ nho) mà Khổng Tử là "vạn thế sư biểu" (vị thầy muôn thuở). Tình hình độc đáo đó đã quy định sâu sắc sự phát triển của văn học thành văn ở Việt Nam: nó gồm hai dòng văn học khác nhau là văn học Hán-Việt và văn học Nôm

    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.

    MTH@

    Được mth sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 18/10/2003
  2. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Văn học Hán-Việt
    Văn học Hán-Việt là văn học viết bằng tiếng Hán cổ điển, tức là một tử ngữ chứ không phải tiếng Hán được sử dụng phổ thông ở Trung Quốc (tiếng Bạch thoại hay Quan thoại phát âm theo giọng Bắc Kinh). Mười thế kỷ Bắc thuộc chỉ để lại một ít thơ văn của một số quan lại và nho sĩ Trung Quốc sang cai trị hay sang chơi ở Giao Châu như Thẩm Thuyên Kỳ, Trương Tịch... [xem Lê Tắc, 1961]. Còn các học sinh người Việt qua du học và thành đạt bên Trung Quốc vào đời Hán và đời Ðường như Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, Khương Công Phụ thì không lưu lại một áng thơ văn nào cả! Từ thế kỷ thứ X (sau khi giành được độc lập) cho đến đầu thế kỷ XIII, tức trong thời Ngô-Ðinh-Lê-Lý, chỉ còn lại một số bài thơ ngắn và các bi ký đậm đà triết lý Thiền, vì tác giả của chúng hầu hết đều là các thiền sư. Từ đời Trần trở đi, văn thơ càng ngày càng là công chuyện của các quan lại theo nho giáo. Theo nhiều nhà nghiên cứu [xem Thơ văn Lý-Trần 1977, I, 57-59], số lượng khiêm tốn của thơ văn Lý-Trần chủ yếu là do chính sách tiêu diệt một cách có hệ thống văn hoá Ðại Việt của Minh Thành Tổ, hoàng đế nhà Minh. Thật ra, cũng phải thừa nhận rằng trong thời Lý-Trần văn học Ðại Việt chưa phát triển lắm nếu so sánh với văn học Triều Tiên và nhất là Nhật Bản. Theo quan niệm Nho giáo, sáng tác văn thơ là một công việc tối nghiêm túc. Chẳng hạn Vương Sung, một triết gia Trung Quốc sống vào đầu công nguyên, đã từng viết: "Văn nhân chi bút, khuyến thiện trừng ác" (Ngọn bút của nhà văn nhằm khuyên làm điều thiện và trừng trị điều ác). Và theo triết gia Tống nho Chu Ðôn Di, văn chương có chức năng tải đạo (văn dĩ tải đạo). Và chỉ có chữ của thánh hiền mới xứng đáng đảm nhận trọng trách đó. Về văn xuôi, các tác phẩm có tính cách triết lý hay tôn giáo khá hiếm hoi cũng như loại hình tự sự hay tiểu thuyết. Trong loại hình sau, Trần Nghĩa [1997, I, 5-48] chỉ kiểm kê được 37 tác phẩm viết bằng chữ Hán mà xưa nhất là Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên viết vào năm 1329 và mới nhất là Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu xuất bản ở Trung Quốc từ 1921 đến 1925. Hơn hai phần ba các tác phẩm nói trên là các tập truyện kể tiểu sử của các thần linh và các nhân vật nổi tiếng. Tác phẩm xuất sắc nhất, không thể chối cãi được, là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ viết vào khoảng năm 1546, được người xưa ca tụng là "thiên cổ kỳ bút". Tập truyện truyền kỳ này nổi tiếng đến độ nhiều tác giả (trong đó có cả Ðoàn Thị Ðiểm) đã bắt chước viết tiếp và có lẽ là tác phẩm Hán-Việt duy nhất được tái bản nhiều lần3. Các tiểu thuyết đích thực không nhiều lắm (chỉ có 6 cuốn) và hầu hết chưa được xuất bản ; chúng thường chỉ là những bắt chước vụng về lối viết tiểu thuyết chia thành các hồi ở Trung Quốc mà tiêu biểu nhất là quyển Tam quốc chí diễn nghĩa. Tiểu thuyết xưa nhất là Hoan châu ký do một người thuộc tộc Nguyễn Cảnh ở Nghệ An viết vào khoảng 1696. Ðiều cần nhấn mạnh là đa số các tiểu thuyết viết bằng văn xuôi đều được sáng tác vào các thời buổi có nhiều đảo lộn về chính trị và xã hội: cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (13 cuốn) và cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (14 cuốn). Cũng như ở Trung Quốc, sử học chiếm một vị trí rất quan trọng trong sản xuất trí thức của các nho sĩ. Chức năng tư tưởng hệ và chính tri của nó được khẳng định rõ. Dù được viết dưới hình thức nào (chuyên khảo, bách khoa, biên niên sử...), sử học đều nhằm mục đích làm kim chỉ nam cho thực tiễn chính trị và sẽ mất đi "tất cả ý nghĩa nếu người ta không rút ra được từ nó các hướng dẫn và các chỉ thị để hành động" [Balazs 1968, I, 17]. Trung thành với quan niệm đó của nho giáo, sử gia Ngô Sĩ Liên đã viết như sau vào năm 1479 trong bài tựa của Ðại Việt sử ký toàn thư: "Sử để ghi chép việc, dù là hay hay dở, để dùng làm gương răn cho đời sau" [1969, I, 17]. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú còn nói rõ hơn nữa mục đích của ông là "mong đạt đến nhà vua và được coi tới, để thấy rõ những pháp thức ngày xưa ngõ hầu có thể giúp ích cho việc lập chính phần nào" [1960, I, 12]. Nếu công trình của Phan Huy Chú là một thành công đáng khâm phục của một cá nhân đơn độc, thì từ đời Minh Mạng (1820-1840) trở đi, nhà Nguyễn đã đặc biệt quan tâm đến việc viết sử và địa chí, tạo điều kiện cho sự xuất hiện, trong hậu bán thế kỷ XIX, của các công trình tập thể đồ sộ như Ðại Nam thực lục, Việt sử thông giám cương mục, Ðại Nam hội điển sự lệ, Ðại Nam nhất thống chí. Như vậy, chính nhờ có chức năng tư tưởng hệ và chính trị quan trọng mà nền văn học Hán-Việt hiểu theo nghĩa rộng - nghĩa là bao gồm cả sử học, triết học...- được triều đình, giới nho sĩ và ngay cả toàn bộ xã hội xem như là văn chương "chân chính". Chỉ do các sĩ phu viết ra và đọc, nền văn học này có tính chất giai cấp rất rõ. Ít ra từ thế kỷ XV trở đi, họ cùng có chung vũ trụ quan theo Nho giáo, thậm chí theo Tống nho. Ngay cả vào nửa sau thế kỷ XIX, khi văn học chữ Nôm đã khá phát triển và đã tạo cho các nhà thơ Nôm danh tiếng nhiều khi lan rộng ra cả nước, văn học Hán-Việt vẫn còn chiếm một vị trí quan trọng: bằng chứng là trong số 51 tác giả có tác phẩm được in trong Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858-1900), chỉ có 14 người làm thơ nôm: đối với các nhà nho, dùng chữ Hán để nói lên tình cảm, chí khí của mình về một đề tài nghiêm trọng như lòng yêu nước hay vận mệnh của quốc gia là điều rất tự nhiên và bình thường.
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 18/10/2003
  3. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Văn học chữ Nôm
    Cho đến những năm gần đây, các nhà nghiên cứu chưa nhất trí với nhau về thời điểm xuất hiện của chữ Nôm. Nhưng cũng như chữ quốc ngữ, việc phát minh ra chữ Nôm chắc phải là một công trình do nhiều người kế tiếp nhau thực hiện trong một thời gian dài. Tuy nhiên ta có thể chấp nhận các kết luận sau đây của Nguyễn Tài Cẩn là chữ Nôm được bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ thứ X và ttở thành một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh vào khoảng giữa thế kỷ XIII. Ðiều chắc chắn là từ cuối thế kỷ XIII, chữ Nôm đã được dùng để ghi lại một số thi văn bằng tiếng Việt như hai bài phú của vua Trần Nhân Tông (1258-1308) [Thơ văn Lý-Trần 1977, II, 497-537]. Nhưng vì không được triều đình công nhận, nên chữ Nôm chưa bao giờ được hệ thống hoá một cách chính xác. Do đó ngay cả một bậc túc nho như Phạm Ðình Hổ (1769-1839) cũng đã phải thú nhận trong bài "tự thuật" mở đầu Vũ trung tuỳ bút: "Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không biết hết" [1972, 18]. Tóm lại, chỉ có các sĩ phu mới dùng được chữ Nôm và, đối với họ, sự sáng tạo ra chữ Nôm không phải nhằm để tự giải phóng khỏi sự khống chế của chữ Hán. Ngoại trừ các cải cách ngắn ngủi của Hồ Quý Ly (1336-1407) và Nguyễn Huệ (1753-1792), chữ Nôm chẳng bao giờ được các triều đại Việt Nam chính thức công nhận. Mới xét đến, tình hình đó dường như quá nghịch lý, nhưng ta có thể cắt nghĩa nó bằng tầm quan trọng chiến lược của chữ Hán đối với trật tự phong kiến. Thực vậy, vì gắn chặt với các định chế cơ bản của xã hội Việt Nam truyền thống (hệ tư tưởng chính thống, tôn giáo, giáo dục, thực tiễn quan lại v.v.), chữ Hán sẽ vẫn giữ được ưu thế của nó chừng nào trật tự xã hội cũ vẫn chưa bị lật đổ. Một hiện tượng rất có ý nghĩa là một người làm nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng như vua Lê Thánh Tông lại không hề có ý định thay thế tiếng và chữ Hán bằng "quốc âm" và chữ Nôm. Và vua Gia Long, nếu trong giai đoạn đánh nhau với Tây Sơn thường sai viết chiếu, chỉ, văn tế bằng tiếng Việt, lại vẫn dùng Hán văn một khi đã toàn thắng và củng cố được triều đại của mình. Ðôi khi chính nhà nước lại tìm cách cản trở việc phát triển của văn học chữ Nôm: chẳng hạn dưới thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII), chúa Trịnh đã ba lần công bố (vào các năm 1663, 1718 và 1760) 47 điều giáo hoá trong đó có lệnh cấm in và lưu hành truyện Nôm [Lê Hoài Nam 1962, III]. Qua câu "nôm na là cha mách qué", Văn học chữ Nôm Cho đến những năm gần đây, các nhà nghiên cứu chưa nhất trí với nhau về thời điểm xuất hiện của chữ Nôm. Nhưng cũng như chữ quốc ngữ, việc phát minh ra chữ Nôm chắc phải là một công trình do nhiều người kế tiếp nhau thực hiện trong một thời gian dài. Tuy nhiên ta có thể chấp nhận các kết luận sau đây của Nguyễn Tài Cẩn là chữ Nôm được bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ thứ X và ttở thành một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh vào khoảng giữa thế kỷ XIII. Ðiều chắc chắn là từ cuối thế kỷ XIII, chữ Nôm đã được dùng để ghi lại một số thi văn bằng tiếng Việt như hai bài phú của vua Trần Nhân Tông (1258-1308) [Thơ văn Lý-Trần 1977, II, 497-537]. Nhưng vì không được triều đình công nhận, nên chữ Nôm chưa bao giờ được hệ thống hoá một cách chính xác. Do đó ngay cả một bậc túc nho như Phạm Ðình Hổ (1769-1839) cũng đã phải thú nhận trong bài "tự thuật" mở đầu Vũ trung tuỳ bút: "Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không biết hết" [1972, 18]. Tóm lại, chỉ có các sĩ phu mới dùng được chữ Nôm và, đối với họ, sự sáng tạo ra chữ Nôm không phải nhằm để tự giải phóng khỏi sự khống chế của chữ Hán. Ngoại trừ các cải cách ngắn ngủi của Hồ Quý Ly (1336-1407) và Nguyễn Huệ (1753-1792), chữ Nôm chẳng bao giờ được các triều đại Việt Nam chính thức công nhận. Mới xét đến, tình hình đó dường như quá nghịch lý, nhưng ta có thể cắt nghĩa nó bằng tầm quan trọng chiến lược của chữ Hán đối với trật tự phong kiến. Thực vậy, vì gắn chặt với các định chế cơ bản của xã hội Việt Nam truyền thống (hệ tư tưởng chính thống, tôn giáo, giáo dục, thực tiễn quan lại v.v.), chữ Hán sẽ vẫn giữ được ưu thế của nó chừng nào trật tự xã hội cũ vẫn chưa bị lật đổ. Một hiện tượng rất có ý nghĩa là một người làm nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng như vua Lê Thánh Tông lại không hề có ý định thay thế tiếng và chữ Hán bằng "quốc âm" và chữ Nôm. Và vua Gia Long, nếu trong giai đoạn đánh nhau với Tây Sơn thường sai viết chiếu, chỉ, văn tế bằng tiếng Việt, lại vẫn dùng Hán văn một khi đã toàn thắng và củng cố được triều đại của mình. Ðôi khi chính nhà nước lại tìm cách cản trở việc phát triển của văn học chữ Nôm: chẳng hạn dưới thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII), chúa Trịnh đã ba lần công bố (vào các năm 1663, 1718 và 1760) 47 điều giáo hoá trong đó có lệnh cấm in và lưu hành truyện Nôm [Lê Hoài Nam 1962, III]. Qua câu "nôm na là cha mách qué", ta thấy văn thơ Nôm không những bị chê là quê mùa mà còn bị xem là "có tính cách thiếu văn hoá đến mức đáng khinh" (định nghĩa của từ "mách qué" theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên). Vào thời nào cũng vậy, văn thơ Nôm đều bị giai cấp thống trị coi thường và nghi kỵ, mặc dù nó cũng là sản phẩm của tầng lớp sĩ phu và cũng có tính "bác học" không kém gì văn học Hán-Việt. Thế thì tại sao lại có sự khinh thị đó? Chắc hẳn nó là hậu quả của sự đề cao chữ Hán như là ngôn ngữ dùng trong giáo dục, phương tiện cho phép các nho sĩ độc quyền tri thức và nhờ thế độc chiếm quyền lực, hàng rào tách biệt họ với lớp dân đen. Nếu văn thơ Nôm là đáng khinh, chính là vì khi đọc lên người không biết một chữ cắn đôi cũng hiểu được ít nhiều. Do đó mà cần phải vạch rõ đường ranh giữa văn học Hán-Việt và văn học Nôm. Văn học Hán-Việt có chức năng tiếp cận các đề tài cao quý và nghiêm trang, văn học Nôm bị đẩy xuống hạng thú tiêu khiển vào những lúc "trà dư tửu hậu". Ngay cả một nhà thơ Nôm lớn như Nguyễn Du cũng ít nhiều chia sẻ quan niệm đó, khi ông kết thúc truyện Kiều bằng hai câu (đã đành là cũng để tỏ ra khiêm tốn theo đúng thông lệ!): Lời quê góp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh. Tuy nhiên, giữa hai nền văn học Hán-Việt và Nôm cũng có một quan hệ bổ sung cho nhau góp phần tạo được sự thăng bằng cho đời sống trí thức và tình cảm của các nhà nho: một mặt dùng thơ nôm để tiêu khiển, đùa cợt, trào phúng hay diễn đạt các tình cảm, xúc động riêng tư và mặt khác vẫn giữ nguyên vị trí độc tôn của chữ Hán, dấu hiệu của uy tín và quyền lực của chính họ. Và bởi vì văn học Nôm bị coi là "không nghiêm túc", nó có thể tiếp cận các đề tài mà các nhà nho không dám đề cập đến bằng tiếng Hán: như các chuyện tình chẳng hạn. Hai câu Kiều trích dẫn trên đây, trong một mức độ nào đó, là lời tự bào chữa hay cáo lỗi: nếu một nho sĩ và một quan to dòng dõi quí tộc như Nguyễn Du lại bỏ công đi kể chuyện của một cô gái giang hồ, chính là để mọi người đọc cho vui chứ không phải để giáo huấn họ. Dù nhằm mục đích ca ngợi giá trị văn chương của truyện Kiều câu ca dao sau đây vô tình đã giản lược kiệt tác này vào vai trò tiêu khiển của nó, ngang hàng với việc đánh tổ tôm hay uống chè Mạn Hảo: Làm trai biết đánh tổ tôm, Uống chè Mạn Hảo, xem nôm Thuý Kiều. Ða số các nhà nho, kể cả những người vốn được xem là khoáng đạt, đều lên án các cuộc tình của Kiều và xem truyện Kiều là dâm thư [xem Chesneau và Boudarel 1966, 1953-192]. Ngay một người nổi tiếng đa "tình" như Nguyễn Công Trứ cũng đã vịnh Kiều với những câu quá nặng nề: ...Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải, Cánh hoa tàn đem bán lại chốn lầu xanh, Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu? Mà **** chán ong chường cho đến thế! Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa, Ðoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!... Theo quan niệm của Nho giáo, tiểu thuyết bị xem là "ngoại thư", nghĩa là sách nằm ngoài đạo lý của thánh hiền, nên không được giảng dạy ở trường ốc. Quan niệm đó cũng như các biện pháp cấm đoán là nguyên nhân chính của hiện tượng rất nhiều truyện Nôm không có tên tác giả, kể cả những truyện rất có giá trị văn học như Bích Câu kỳ ngộ, Nhị độ mai, Phan Trần
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 18/10/2003
  4. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Sự kém phát triển của văn xuôi Việt Nam
    Một trong những đặc tính của văn học Nôm là chỉ gồm các tác phẩm viết bằng thơ phú. Mặc dù thơ Nôm có thể đã xuất hiện vào thế kỷ XIII, phải chờ đến thế kỷ XV trở đi mới xuất hiện các nhà thơ Nôm lớn như Nguyễn Trãi (1380-1342), Lê Thánh Tông (1442-1497), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1497-1585)... Họ cũng đã để lại nhiều bài thơ bằng chữ Hán. Nếu không tác phẩm văn học Nôm nào có giá trị còn giữ được của thế kỷ XVI, chắc chính trong thế kỷ này truyện thơ Nôm đã bắt đầu hình thành. Thơ Nôm đã đạt đến tuyệt đỉnh từ nửa sau của thế kỷ XVIII như các tác phẩm Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Hoa Tiên, Kiều... và các nhà thơ như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến ...Nhiều nhà nghiên cứu văn học cắt nghĩa sự "hầu như vắng bóng" của văn xuôi chữ nôm bằng các lý do tình cảm hơn là khoa học. Chẳng hạn, Thanh Lãng [1958, 6] đã khẳng định như sau: "Từ xưa Việt nam đã là xứ sở của các nhà thơ. Giàu âm thanh và hình ảnh, tiếng Việt rất thích hợp với thi ca và âm nhạc. Tuy nhiên cái đã phát triển nhiều nhất thiên phú thơ của người Việt là các điều kiện khí hậu và địa lý. Gió mùa gây mưa trong nhiều tháng trường tạo ra một trạng thái buồn bã tột độ". Nếu nhận xét này là đúng thì tất cả các nước không có gió mùa và ít mưa đều thua Việt Nam về thi ca và âm nhạc! Ngay cả hai tác giả mácxit như Văn Tân và Nguyễn Hồng Phong [1960, 394] cũng lý giải tương tự: "Ngữ ngôn Việt Nam là thứ ngữ ngôn giàu nhạc tính, lắm hình ảnh. Tình hình này đã tác động vào văn học, làm cho văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm văn vần. Có lẽ không lịch sử văn học nước nào lại nhiều văn vần như lịch sử văn học Việt nam [!]. Từ thế kỷ XX trở về trước làm văn, viết văn đối với người Việt Nam hầu như có nghĩa là làm văn vần, viết văn vần". Rõ ràng là lối cắt nghĩa sự kém phát triển của văn xuôi Nôm bằng các lý do "khí hậu", "địa lý" và ngay cả "ngôn ngữ" có rất ít sức thuyết phục. Như nhà ngữ học E. Sapir đã nhận xét, mọi ngôn ngữ đều có ưu điểm và nhược điểm. Chúng bù trừ lẫn nhau: chẳng hạn nếu tiếng Anh nghèo âm vang hơn tiếng Pháp, thì ngược lại nó có nhịp điệu mạnh hơn. Thiên tài của một thi hào là ở chỗ biết khai thác tốt nhất các tính chất đặc thù của ngôn ngữ: Như vậy, "bút pháp lý tưởng tự nhiên có cách thể hiện hầu như cũng nhiều như ngôn ngữ, phần lớn các cách thể hiện này là ở dạng tiềm tàng, (nó) chờ đợi bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ (để biến thành tác phẩm lớn và cũng) có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện" [Sapir 1967, 223]. Nói gọn lại, nếu văn học Nôm chỉ gồm toàn thơ không phải là do đặc tính của tiếng Việt. Không riêng gì ở Việt Nam mà tại nhiều nước khác cũng thế, các tác phẩm văn học đầu tiên đều là những áng thơ ca: một bộ phận của kinh Vệ đà ở Ấn Ðộ, các anh hùng ca của Homère ở Hy Lạp, Kinh Thi và Ly Tao ở Trung Quốc, Tiểu thuyết Hoa Hồng ở Pháp... Vậy thì sự hầu như vắng mặt của văn xuôi Nôm không phát xuất từ bản chất của tiếng Việt, lại càng không phải từ các điều kiện khí hậu hay địa lý. Thật ra chỉ có lý giải xã hội học mới thích đáng nhất: sự kém phát triển nói trên phát xuất từ việc tiếng Hán và chữ Hán chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống chính trị và văn hoá ở Việt Nam thời xưa. Bị loại ra khỏi các lãnh vực cần dùng văn xuôi như sử học, triết học, thư tín... và nhất là trong thực tiễn hành chính, văn xuôi Nôm không tìm thấy trong xã hội Việt Nam truyền thống các điều kiện khách quan để phát triển, thậm chí để hiện hữu. Do văn xuôi Nôm hoàn toàn không được trau dồi, rèn luyện trong suốt ba thế kỷ, các nhà nhà nho đã phải viết tiểu thuyết bằng thơ. Sự kiện một nhà cách mạng hô hào canh tân như Phan Châu Trinh vẫn phải dùng thể lục bát để viết truyện thơ Giai nhân kỳ ngộ vào khoảng 1912-1913 sau khi tới Pháp là một điều có ý nghĩa: nó chứng tỏ vào thời đó ông chưa làm chủ được văn xuôi bằng tiếng Việt. Phải chờ đến đầu thế kỷ XX, thậm chí sau thế chiến thứ nhất, văn xuôi tiếng Việt mới nhanh chóng phát triển, nhưng lại viết bằng chữ quốc ngữ được các nhà truyền đạo Thiên chúa phát minh từ đầu thế kỷ XVII. Sự phát triển đó chủ yếu nhờ sự đột nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã tạo ra các biến đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá... như việc dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán trong giáo dục và trong thực tiễn hành chính, như sự xuất hiện của các giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản và công nhân) sẽ tước đoạt vai trò chính trị của tầng lớp nho sĩ, sự hình thành và phát triển của các đô thị... , và nhất là sự du nhập vào Việt Nam nghề in tipô5 và nghề làm báo: như ta biết viết báo không những là công cụ rất hữu hiệu để trau dồi văn xuôi mà còn cho phép nhiều nhà văn, nhà thơ (từ Tản Ðà trở đi) sống được nhờ cây bút của họ. Chỉ trong vòng vài thập niên, văn xuôi Việt Nam đã trở nên khá nhuần nhuyễn, uyển chuyển để làm nở rộ của một mùa tiểu thuyết trong những năm 1930: chỉ trong vòng không đến hai mươi năm, văn học Việt Nam đã thể hiện hầu hết các trường phái của văn học Pháp, từ lãng mạn đến tượng trưng, hiện thực phê phán và ngay cả siêu thực, mà các nhà văn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc ở nhà trường.
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 18/10/2003
  5. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ, chữ viết, văn học ở Triều Tiên và Nhật Bản
    Một sự so sánh - ngay cả rất nhanh và rất hời hợt - văn học của ba nước "Hán hoá" là Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản không thể không làm ta ngạc nhiên rồi phải băn khoăn suy nghĩ. Dù chưa từng bị Trung Quốc thống trị, từ thế kỷ thứ IV (hàng năm sáu thế kỷ sau Việt Nam) cho đến ít nhất thế kỷ thứ VIII, Nhật Bản đã du nhập chữ Hán và hầu hết các thư tịch của Trung Quốc. Sau một thời gian học tập tương đối ngắn, người Nhật đã sớm biết dùng chữ Hán để ghi - tương tự như chữ Nôm - các sáng tác văn học bằng tiếng Nhật, ngay từ thế kỷ thứ VIII cho thi ca và từ thế kỷ thứ IX cho văn xuôi. Từ thế kỷ thứ IX trở đi, chữ viết của Nhật (kana) dần dà được hoàn chỉnh, kết hợp việc dùng chữ Hán (kanji: gồm 1850 chữ) với hai loại ký hiệu tạo ra từ chữ Hán (katakana: dùng một bộ phận của chữ Hán và hiragana: dùng chữ Hán viết thảo). Và vào đầu thế kỷ thứ XI cuốn tiểu thuyết Genji monotagari đã ra đời. Ðây dường như là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của văn học thế giới mà có nhà nghiên cứu xem như là một trong bốn hay năm tiểu thuyết hay nhất của nhân loại [René Sieffert, 1971, 345]. Tình hình của Triều Tiên có nhiều điểm giống Việt Nam. Triều Tiên đã học chữ và tiếng Hán vào thế kỷ thứ II trước công nguyên khi bị Trung Quốc đô hộ tức là sau Việt Nam khoảng mấy thập niên. Nhưng ngay từ thế kỷ thứ V (tức là trước Việt Nam chừng 7 thế kỷ), Triều Tiên đã tạo ra được hệ thống chữ i-du cũng tương tự như chữ Nôm và dùng nó để sáng tác thi ca bằng tiếng Triều Tiên. Việc các nhà nho Triều Tiên dùng chữ và tiếng Hán được bám sâu hơn nữa từ năm 958 khi hệ thống thi cử - cũng đòi hỏi sĩ tử phải thông thạo kinh sử Trung Quốc và chữ Hán giống như ở Việt Nam - được dùng để tuyển chọn quan lại (tức là trước Việt Nam gần 120 năm). Vào năm 1443, việc phát minh bảng chữ cái han-geul (hiện nay vẫn còn được dùng) đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh của thi ca viết bằng tiếng Triều Tiên. Trái lại các nhà văn vẫn viết tiểu thuyết bằng chữ Hán. Chỉ từ cuối thế kỷ XVI trở đi, các tiểu thuyết viết bằng han-geul mới được xuất bản: nếu tính đến cuối thế kỷ XVIII, tổng số lên đến hơn 300 cuốn thường không đề tên tác giả [xem Li Ogg 1974, 1025-1027]. Như vậy tiểu thuyết viết bằng tiếng bản địa (và bằng văn xuôi) đã xuất hiện ở Triều Tiên và nhất là ở Nhật Bản sớm hơn Việt Nam nhiều thế kỷ. Tóm lại, gắn chặt với các định chế quan trọng nhất của xã hội Việt Nam như giáo dục, thi cử, hệ thống quan lại, thực tiễn hành chính, Phật giáo, Nho giáo..., chữ Hán, văn học Hán-Việt và văn hoá Hán vẫn tiếp tục được duy trì trong cả nghìn năm sau thời Bắc thuộc, cho dù không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người Việt và người Hán. Sở dĩ như thế là vì chúng có được các "môi trường bên trong" (milieux internes) thuận lợi [xem Roger Bastide 1954]. Vai trò của tiếng Hán ở Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam cũng giống như vai trò của tiếng La-tinh ở châu Âu thời trung cổ: chỉ từ thế kỷ XVI trở đi, với sự phát triển của kinh tế hàng hoá và, đồng thời, với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, các ngôn ngữ "nôm na" (vulgaires) mới dần dà thay được tiếng La-tinh và văn xuôi mới phát triển nhanh chóng. Ở Pháp chẳng hạn, vào năm 1536 vua François đệ nhất mới bắt đầu chính sách ngôn ngữ bằng sắc dụ bãi bỏ việc dùng tiếng La-tinh ở các toà án ; nhưng mãi đến cuối thế kỷ XVII tiếng Pháp mới hoàn toàn thắng được tiếng La-tinh. Nếu người Nhật đã thành công rất sớm trong việc tự giải phóng khỏi ách thống trị của chữ Hán và văn hoá Trung Quốc mà họ đã chủ động rút ra được các bài học quý báu để xây dựng văn hoá của họ, chắc là vì họ chưa từng bị Trung Quốc thống trị. Nhờ vậy người Nhật không bao giờ có thái độ lệ thuộc về tư tưởng cũng như về văn hoá đối với Trung Quốc, thái độ mà ta thường gặp ở nhiều sĩ phu Việt Nam. Tưởng cũng cần nhấn mạnh là chế độ quân chủ Nhật chưa bao giờ dùng lối học từ chương mà mục đích tối hậu là thi đỗ để ra làm quan. Chính lối giáo dục đó đã thui chột óc sáng tạo, tinh thần phê bình cũng như sự độc lập suy nghĩ của bao thế hệ sĩ phu Việt nam. Phải chăng các yếu tố tâm lý, văn hoá và xã hội nói trên có thể góp phần cắt nghĩa tại sao Nhật Bản đã sớm thành công trong việc hiện đại hoá đất nước của họ so với Triều Tiên, Trung Quốc và nhất là Việt Nam? Do không có truyền thống tranh luận, do sức ì rất lớn ngự trị trong tâm thức và văn hoá Việt Nam, thời xưa người Việt trái lại quen đi trên các lối mòn và dường như chẳng bao giờ tự mình đặt lại vấn đề để tiến hành các cải cách lớn, nhất là về tư tưởng và văn hoá. Nếu không có việc chính quyền thuộc địa Pháp độc đoán dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán nhằm một mặt đưa Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc để dễ bề "Âu hoá" và mặt khác làm yếu đi vai trò của tầng lớp nho sĩ đối kháng, thì không chừng cho đến ngày nay chữ Hán vẫn còn thống trị! Liệu xã hội Việt Nam đã có thể tự mình hoàn thiện chữ Nôm (bằng cách hệ thống hoá và đơn giản hoá nó) để dùng làm văn tự chính thức? Sự chọn lựa đó - nếu đã xảy ra ! - có thuận lợi lớn là giữ được sự liên tục với chữ Hán và nhờ thế với văn hoá và văn học truyền thống.
    Tác giả Nguyễn Tùng, (Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học ?" Pháp)
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Em xin có tý đóng góp, không biết có lạc đề không nhể? Chắc là không rùi.
    Sau hàng ngàn năm sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm phương tiện chủ yếu cho việc ghi chép và lưu truyền nền văn hóa từ đời này sang đời khác, đến giữa thế kỷ XVII, nhân dân Đại Việt bắt đầu biết đến một thé văn tự Latinh hóa được gọi là chữ quốc ngữ, có nhiều thuận lợi trong việc học tập và diễn đạt tư tưởng so với những văn tự có trước. Sau chặng đường nhiều thử thách, chữ quốc ngữ đã trở thành văn tự chính thức của nhân dân Việt Na. Trong số những người có công tạo ra nó, trước hết phải kể đến Alexandre de Rhodes.
    Alexandre de Rhodes với hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài
    Alexandre de Rhodes sinh ngày 15-3-1591 tại Avignon (Pháp), trong một gia đình gốc Tây Ban Nha. Trong quá trình học tập và hành đạo, A.de Rhodes tỏ ra có năng khiếu về toán học và đặc biệt là ngôn ngữ. Cho đến những ngày cuối đời, người ta đã liệt kê những ngôn ngữ mà ông có thể sử dụng được: Latinh, Ý, Hy Lạp, Do Thái, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Hoa Nhật, Việt.
    Cuối năm 1624, bề trên dòng Jésuite (dòng Tên) cử giáo sĩ Gabriel de Mattos đến Đàng Trong của nước Đại Việt thị sát hoạt động của đoàn truyền giáo đã được thành lập tại đây từ năm 1615. Đi cùng Mattos trong chuyến này là năm giáo sĩ phương Tây, trong đó có A.de Rhodes và một người Nhật giỏi tiếng Hoa. Họ gặp giáo sĩ de Pina-người từng phục vụ ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài và rất rành ngôn ngữ bản xứ. Nghe người Việt nói chuyện ?onhư chim hót?, A.de Rhodes không hy vọng rằng mình có thể học được thứ ngôn ngữ lạ lùng này. Dù vậy, ông vẫn bắt tay vào học tiếng Việt và kỳ diệu thay, chỉ sau 4 tháng, ông đã nghe được những lời xưng tội, sau 6 tháng, ông đã giảng đạo được bằng tiếng Việt. Nhờ đó, ông thu hút được ảm tình của dân địa phương và số người theo đạo ngày càng đông.
    Ít lâu sau, bề trên dòng Tên quyết định thành lập Hội truyền giáo Đàng Ngoài và cử ông làm người lãnh đạo hội. Ông đặt chân đến vùng đất mới vào tháng 3-1627, tặng chúa Trịnh Tráng một đồng hồ cát và hướng dẫn chúa cách sử dụng. Nhờ vậy, ông được chúa Trịnh tiếp đãi nồng hậu, có ý định cho phái bộ truyền giáo ở hẳn trong phủ chúa. Tuy nhiên, do cảm thấy sự ra vào thường xuyên ở dinh cơ này có nhiều bất tiện, A.de Rhodes từ chối ân huệ trên và được chúa Trịnh cất cho một căn nhà gỗ khang trang cạnh phủ chúa. Việc rao giảng giáo lý Thiên Chúa nho thế ngày một được cư dân Đàng Ngoài quan tâm: mỗi ngày ông phải giảng 6 lần, số người theo đạo ngày càng đông (đến năm 1640, số giáo dân Thiên Chúa ở Đàng Ngoài là 82.000 người). Điều này khiến giới quan lại thời ấy không hài lòng. Họ đồn đại rằng A.de Rhodes có tà thuật, thổi hơi vào người nào là người bị vẹo cổ, không đi đứng được. Ông tìm mọi cách xin vào phủ chúa để giải thích nhưng chúa Trịnh cố tình lánh mặt ông vì sợ bị tà thuật. Tháng 5-1630, chúa Trịnh quyết định trục xuất ông ra khỏi Đàng Ngoài. Ông rời Đại Việt đi Macao và dành suốt 10 năm ở đây để trau dồi tiếng Hoa đồng thời dạy môn thần học ở trường của các giáo sĩ dòng Tên.
    Năm 1640, cha Buzomi ở Đàng Trong mất, A.de Rhodes được lệnh quay lại đây để tiếp tục công việc truyền đạo. Ông sống chủ yếu ở Quảng Nam (trong bút ký, ông ghi là Ville de Cham), Hội An, Thuận Hóa?
    Một sự kiện lịch sử quan trọng vào thời kỳ ấy là trận hải chiến giữa thủy quân Đại Việt với một đoàn tàu chiến Hà Lan diễn ra vào cuối năm 1643, được A.de Rhodes ghi trong tập bút ký Những chuyến du hành và giảng đạo của cha A.de Rhodes tại Trung Hoa và các vương quốc ở phương Đông. Nhờ bút ký của ông cùng với những giáo sĩ khác, người ta được biết tại trận đánh này, hai trong ba tàu chiến lớn của Hà Lan bị đánh chìm, chiếc còn lại bỏ chạy ra Đàng Ngoài, tiếp tục hứng chịu cơn thịnh nộ của chúa Trịnh. Chiến công nói trên đã không được bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư đề cập đến.
    Giữa năm 1645, một sự hiểu lầm đáng tiếc đã xảy ra: chúa Nguyễn Phúc Lan (Công thượng vương) nghi ngờ ông cùng 9 nhà truyền giáo khác là gián điệp của chúa Trịnh. Họ bị nhốt trong nhà ngục và đích thân Công thượng vương truyền lệnh chém đầu A.de Rhodes. Trong những giờ phút đen tối đó, một đại thần rất được chúa Nguyễn nề vì đã đứng lên can gián và lòng tốt của người này đã giúp A.de Rhodes thoát chết nhưng phải vĩnh viễn rời khỏi Đàng Trong. Khi tới Hội An để chuẩn bị xuống tàu đi Macao, ông lại bị quan chức ở đây giam giữ 22 ngày trước khi trả tự do cho ông. Ông đã viết ý những dòng đầy xúc động trong dịp rời xa vùng đất mà ông gửi gắm nhiều tình cảm: ?oĐó là ngày 3-7-1645, tôi xa rời Đàng Trong, xa mặt chứ không cách lòng??. Từ ấy, ông kéo dài những tháng năm phiêu bạt. Tháng 12-1645, ông rời Macao đi Java, bị chính quyền Hà Lan tại đây bắt giam. Được thả ra, ông sang Ấn Độ, đến năm 1648 lại rời Ấn ĐỘ đi Iran và Thổ Nhĩ Kỳ rồi trở lại Roma vào tháng 6-1649. Ba năm sau (1652), ông quay về Paris. Lúc này, chúa Nguyễn Phúc Lan mắc bệnh tại Đàng Trong đã chết, ông mong mỏi được trở lại đó nhưng giáo hội Bồ Đào Nha triệt để chống lại dự định này. Cuối năm 1655, ông được giao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn truyền giáo đến Isphan (Iran) để hoạt động và chết ở đấy vào ngày 16-11-1660, thọ 69 tuổi.
    Alexandre De Rhodes và chữ quốc ngữ
    Hầu hết các giáo sĩ dòng Jésuite đã đến Đàng Trong từ năm 1615 đều rất am tường tiếng Việt. Riêng A.de Rhodes đã làm quen với ngôn ngữ này dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên vào những thập niên 1610 và 1620, hầu như chưa ai tìm thấy dấu vết gì về thứ văn tự mà chúng ta sử dụng hiện nay. Trong số những văn kiện còn lưu trữ tại Viện Bảo tàng của dòng Jésuite ở Roma, người ta đọc được một bản chép tay của giáo sĩ Francesco Buzomi đề ngày 20-5-1622 tại Nước Mặn (Qui Nhơn), trong đó có một chữ quốc ngữ duy nhất là Thiên chu (Thiên chủ hay Thiên chúa). Phải chăng đây là từ ?othuỷ tổ? của văn tự chữ Việt Nam ngày nay?
    Căn cứ vào những nhận định của A.de Rhodes khi xuất bản quyền từ điển của ông )năm 1651), người ta được biết: vào năm 1631, đã xuất hiện quyển Từ điển Việt-Bồ (Đại Việt-Bồ Đào Nha) của giáo sĩ Gaspar d?TAmaral và Từ điển Bồ Việt của giáo sĩ Antonia Barbosa (tuy nhiên đến nay không còn một dấu vết nào về hai quyển từ điển này cả). Chứng cứ cụ thể đầu tiên về sự hiện diện của chữ quốc ngữ trong đời sống lúc bấy giờ là một biên bản gồm 5 tờ giấy hai mặt ghi lại ý kiến của 36 giáo sĩ dòng Jésuite về côgn thức dùng chữ quốc ngữ để làm phép thụ giáo hay phép rửa tội. Văn kiện ấy cũng chỉ ghi lại các ý kiến khác nhau trong việc dùng một số từ ngữ như: Nhân danh cha và con;?
    Phải đợi đến năm 1651, khi A.de Rhodes xuất bản tại La Mã quyền Từ điển Việt-Bồ-La (Đại Việt-Bồ Đào Nha-Latinh), chữ quốc ngữ mới có một nền tảng vững chắc để phát triển về sau. Với quyển từ điển này, chữ quốc ngữ đã có đủ dấu và âm vận rõ rệt. Nó trở thành tài liệu tham khảo chú yếu để các giáo sĩ soạn thảo tài liệu rao giảng, truyền bá trong cư dân.
    Ngoài quyển Từ điển Việt-Bồ-La, A.de Rhodes còn soạn thảo một vài tài liệu bằng tiếng Việt dành cho việc giảng đạo, trong đó có tập Phép giảng tám ngày bằng chữ Latinh và chữ quốc ngữ. Riêng những tác phẩm bằng tiếng nước ngoài của ông viết về Đại Việt đã là một kho tư liệu phong phú giúp cho người đời sau có thể tìm hiểu sinh hoạt của xã hội ta ngày xưa. Có thể kể:
    Historie du royaume de Tunquin (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài), xuất bản năm 1631 tại Pháp.
    Relation des progrès de la foi au royaume de Cochinchine (Tập ký về những tiến bộ của đức tin ở vương quốc Đàng Trong), xuất bản năm 1650 tại Ý, năm 1651 tại Pháp.
    Historie du Tonkin (Lịch sử xứ Đàng Ngoài), xuất bản năm 1651 tại Pháp.
    Relation de tout ce qui se passe à la Cochinchine (Tập ký về những gì diễn ra tại Đàng Trong), xuất bản năm 1653 tại Pháp.
    Drivers voyages et missions du Père A.de Rhodes enla Chine et autres royaume de I?TOrient (Những chuyến du hành và giảng đạo của cha A.de Rhodes tại Trung Hoa và các vương quốc ở phương Đông), xuất bản năm 1653 tại Pháp.
    Tập Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài được vbiết sớm nhất-chỉ sau hơn 3 năm ông sống ở vùng này-nhưng đã thể hiện một cách phong phú những tư liệu lịch sử thời kỳ đầu thế kỷ XVII. Trong tác phẩm ông trình bày nhiều vấn đề thiết thực của xã hội Đại Việt xưa như: nguồn gốc danh xừng và vị trí của vương quốc, sự tôn trọng của thần dân đối với vua Lê, quyền hành của chúa Trịnh, đối chiếu lực lượng thuỷ quân giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, tổ chức chính trị ở triều đình nhà Hậu Lê, hành pháp, canh nông, thương mại, sinh hoạt, thờ cúng, các nghi lễ về cưới hỏi, ma chạy?
    ----------------------------------------------
    Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá hoại
    Ngu dốt + Quyền lực = Thảm họa

Chia sẻ trang này