1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi newbieQB, 22/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newbieQB

    newbieQB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

    Công ty Sách Phương Nam

    Trân trọng giới thiệu buổi ký tặng đặc biệt

    của nhà văn NGUYỄN QUANG LẬP
    nhân dịp phát hành tập tản văn KÝ ỨC VỤN



    Thưa quý vị,

    Ngày 10/5 vừa qua, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã cho phát hành cuốn sách mới nhất ?" Ký ức vụn, cuốn sách đánh dấu sự trở lại của anh trên ?othị trường? văn chương, sau một quãng thời gian khá dài ?" 20 năm.

    Cuốn sách là một tập hợp - có chỉnh lý ?" các bài viết trên blog Quê choa ( http://vn.myblog.yahoo.com/quanglap52), một blog rất nổi tiếng trên mạng Yahoo, do chính Nguyễn Quang Lập sáng lập và ?osáng tác? thường xuyên, với những câu chuyện vô cùng sinh động, và cảm động về những người đã gặp, những thời đã qua. Cuốn sách phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt.

    Phương Nam Book sẽ tổ chức buổi ký tặng đặc biệt của nhà văn Nguyễn Quang Lập vào lúc: 3h chiều ngày thứ Sáu, 22-5-2009

    tại: Nhà sách Phương Nam Book ?" 20 Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Khách hàng tới Nhà sách Phương Nam Book sẽ được trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với Nguyễn Quang Lập và được nhà văn ký tặng trên các bản sách mới nhất.

    Xin cảm ơn mọi sự hỗ trợ thông tin của quý vị.
  2. newbieQB

    newbieQB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    CÁC BẠN VÀO BLOG CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP ĐỌC CÁC CÂU CHUYỆN BÁC ẤY VIẾT THÌ SẼ THẤY NGÔN NGỮ THÔNG DỤNG ĐƯỢC DÙNG CHỦ YẾU LÀ NGÔN NGỮ QUÊ CHOA.
    Chính ngôn ngữ quê choa tạo nên sự thú vị của các tác phẩm. Cái tài, cái giỏi của nhà văn Nguyễn Quang Lập là sử dụng ngôn ngữ địa phương vào văn học rất đẹp và giàu cảm xúc. Cách viết của nhà văn luôn thể hiện rõ sự hài hước, vui vẻ, thoải mái nhưng lại sâu sắc, tình cảm và giàu ý nghĩa.
    Các bạn hãy vào blog của bác ấy thì sẽ hiểu:
    http://vn.myblog.yahoo.com/quanglap52
    Chiều nay có buổi ký tặng trực tiếp, mời các bạn ủng hộ.
  3. newbieQB

    newbieQB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trích một truyện ngắn trong tác phẩm KÝ ỨC VỤN
    KÝ ỨC NĂM HÀO
    Thủa bé đi học không sợ gì chỉ sợ đến ngày nộp học phí.
    Lương ba hình như 105 đồng, gọi là lương cao, nhưng 7,8 miệng ăn, chưa đến nửa tháng đã hết tiền. Suốt cả thời kì ấu thơ của mình, nhà mình khi nào cũng khốn đốn chuyện nợ nần.
    Có 8 hào học phí, mua được 16 cái kẹo văn, mà lần nào về xin học phí mạ cũng gắt um lên: Đi học sau này có làm vương làm tướng chi không mà tháng nào cũng đòi tiền tao.
    Mình ngồi khóc ri rỉ từ sáng đến chiều, cuối cùng mạ cũng cho. Mừng hết lớn.
    Nhưng tháng sau lại lặp lại y xì tháng trước, khốn khổ vô cùng.
    Có lần cô giáo nói: Nhà thầy Đạng mà không có 8 hào học phí à, vô lý. Nhục quá đã tính tự tử.
    Cho nên khi được giải học sinh giỏi lớp 4 của huyện, hình như giải 2, giải 3 gì đó cả văn lẫn toán, được thưởng 8 đồng, mừng muốn ngất, trông các thầy các cô nói cho nhanh xong buổi lễ mừng công để chạy ù về đưa tiền cho mạ.
    Mạ cười xoa đầu nói giỏi rồi rút ra cho mình 5 hào.
    Sau này đã có lúc làm đến vài trăm triệu nhưng chưa bao giờ có được cảm giác hân hoan như khi cầm 5 hào mạ cho ngày ấy.
    Bây giờ nhớ lại vẫn còn thấy rưng rưng.
    Mình cầm 5 hào chạy ù xuống nhà con Hà khoe: tao có 5 hào!
    Tưởng nó phục lắm, hoá ra nó vặn lưng quần chìa ra một tờ 5
    hào, cười he he he.
    Mình vừa ngượng vừa tức, cứ xử nó tiêu hết 5 hào đi để mình
    nhiều tiền hơn nó nhưng nó kiên quyết không.
    Hồi này làng Đông Dương chẳng có quán xá gì. Mọi thứ chỉ chờ
    đến sáng có phiên chợ thì mua. Chợ họp nhanh, mặt trời chưa quá con sào đã tan, sợ máy bay bắn. Mình thì học buổi sáng, thành ra suốt tuần chẳng mua được gì.
    Cứ mong đến ngày chủ nhật, nhất định mua 2 cái bánh tráng với 2 lát bánh đúc ăn một bữa cho đã. Còn lẩm nhẩm tính cho đứa nào, không cho đứa nào.
    Con Hà thì nhất định cho nó rồi. Sáng nào đi học nhờ nó mà mình không bị đói.
    Có bất kì cái gì nó cũng để phần cho mình, kể cả mấy lát khoai deo. Em nó đòi nó không cho, kiên quyết để dành cho mình.
    Con Hà dong dỏng cao, trắng trẻo, tóc dài ( giống Thu Hà báo Tuổi trẻ he he). Nhà nó 5 chị em gái, ai cũng xinh.
    Mới 11 tuổi ngực nó đã nhú trái cau. Thỉnh thoảng nó lại vén áo cho mình xem đôi núm vú bé xíu của nó. Mình lấy ngón tay ấn ấn hỏi đau không, nó nói mới mọc hơi đau đau giờ hết rồi.
    Mình nhìn đôi núm vú say sưa, nói hay hè. Nó nói rồi to bằng người lớn tề. Mình nói tởm hè. Nó lườm nói tởm răng mà tởm, phải to bằng người lớn để cho con bú chớ. Minh nhăn răng cười, nói tởm.
    5 hào mình để trong túi, thỉnh thoảng giật mình mò vào túi, vẫn còn, thở phào nhẹ nhõm. Sau sợ mạ hay lấy áo giặt bất thình lình làm nát tiền, mình kẹp vào chính giữa cuốn vở bài tập toán.
    Thế mà mất. Sáng thứ 7 mình soạn vở đi học, mở cuốn bài tập toán ra xem: 5 hào không còn nữa. Đêm qua trước khi ngủ kiểm tra vẫn còn, sáng dậy đã mất.
    Mình ngồi lặng ngắt, mồ hôi trán ướt đầm, nước mắt cứ thế chảy dàn dụa.
    Nghi nhất anh Thắng, anh Tường nhưng không bắt được tay vay được cánh đành chịu.
    Mình đến lớp ngồi im. Con Hà đưa cho củ khoai nướng không ăn, hỏi gì không nói. Mãi sau nó không hỏi nữa thì lại nói: tao mất 5 hào rồi. Nó giật cuốn vở bài tập toán lật lật mấy trang rồi chìa ra tờ 5 hào, nói đây nì!
    Mình nhảy cẩng lên, sung sướng quay cuồng. Mười năm sau mới biết đó là 5 hào của con Hà, nó làm vậy cho mình vui, chứ khi đó thì hoàn toàn không biết.
    Nó nói để tao cất cho, mi cất mấy anh lấy mất. Mình nói mai mi đi chợ mua ăn hết luôn. Nó nói mua chi, mình nói bánh tráng bánh đúc, chỉ hai đứa mình ăn thôi, không cho đứa mô hết. Nó nói ừ không cho đứa mô hết. Mình nói ừ không cho đứa mô ăn hết. Hai đứa vừa tranh nhau nói vừa nuốt nước bọt ừng ực.
    Sáng chủ nhật ngủ dưới hầm, ngủ chán mắt thì thôi, nghe bom nổ ầm ầm cũng không thèm dậy. Đến khi chui ra khỏi hầm thấy mạ đứng nói với mấy người hàng xóm bom thả trúng chợ chết hết rồi.
    Lúc đầu cũng chỉ ngồi nghe thế thôi, sau sực nhớ sáng nay con Hà đi chợ, mình ù té chạy xuống chợ.
    Chợ ở đầu làng, nằm dưới rặng trâm bầu. Mình chạy xuống chẳng còn ai, chỉ có mấy anh dân quân đang dọn dẹp.
    Bốn quả bom thả trúng chợ, nát bét hết, nước mắm, muối, bún, bánh đa, bánh đúc, thịt cá lẫn trong máu, cát và thịt người.
    Mấy anh dân quân đuổi mình đi, nói chạy mau lên không máy bay quành trở lại đó.
    Mình chạy về nhà con Hà.
    Nhà nó chật kín người, cả nhà nó đang khóc rú.
    Mình chen vào.
    Con Hà nằm trên tấm chiếu hoa trải giữa sân, phủ một tấm vải trắng trùm kín đầu. Không thấy gì hết, chỉ thấy bàn tay nhỏ xíu của nó chuồi ra khỏi tấm phủ đang nắm chặt khư 5 hào.
    Mình không khóc, mình nhớ như in khi đó mình không khóc.
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện. Dường như nó vẫn thiếu 1 điều gì đó trong cái gọi là "kí ức". Ng''ngữ, và có lẽ là cách nói trơn ru của người Nghệ, nó cứ nhảy phóc từ góc độ này đến góc độ khác, thì đúng ấy là "vụn vặt". Vẫn thấy thiếu, ấy là sự tả thực chân dung, lối ăn mặc. Cha tôi, mạ tôi, thầy tôi, cô em gái nhỏ...gương mặt và lối ăn mặc của họ như thế nào ? Dường như cái sự vụn vặt ấy chỉ là những mối liên kết khá logic cho 1 k''luận: yêu cái chân phương, mộc mạc, dung dị của làng quê, do đó căm hận kẻ nhẫn tâm chà đạp lên đó.
    Chi tiết về hành vi giới tính cũng thú vị. Ai ngờ rằng ở xứ sở của những ông đồ mà những điều về giới tính lại bộ lộ 1 cách hồn nhiên đến thế. Các thầy ích kỉ đến mức không muốn phổ biến 1 lối hành xử mang chút tính Nho giáo đ''với v''đề này hay sao ? Hay các thầy cũng không biết !?

Chia sẻ trang này