1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGÔN NGỮ HỌC cho mọi người (sưu tầm, mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    NGÔN NGỮ HỌC cho mọi người (sưu tầm, mục lục trang 1)

    Tôi nghĩ diễn đàn tiếng Việt là chốn để chúng ta bàn chuyện chữ nghĩa tiếng Việt. Mà bàn chuyện này ít nhiều ắt cần đến những kiến thức về ngôn ngữ học nói chung. Hơn nữa, tôi thấy diễn đàn của chúng ta có những người rành về ngôn ngữ học như chị Ha Vy, anh Esu, vv... (chả nhẽ lại dùng bác như mọi khi, e là không cân xứng với chị ở trước![​IMG]) Vì vậy mà tôi mở chủ đề này, mong mọi ngưòi nhất là các thành viên có chuyên môn ủng hộ. Câu hỏi mở đầu: Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ học là gì? [​IMG]
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Bác gãi đúng chỗ ngứa rồi đấy. Gì chứ ngôn ngữ học là tớ bàn sa đà cho coi. [​IMG][​IMG][​IMG]
    Trích một giáo trình ngôn ngữ:

              Dù có đứng trên quan điểm nào thì hiện tượng ngôn ngữ cũng thường xuyên thể hiện ở hai mặt tương ứng với nhau, và mặt này có giá trị được cũng là nhờ ở mặt kia. Chẳng hạn:
                1)     Những âm tiết mà người ta phát âm là những ấn tượng thính giác mà tai tiếp thu được, nhưng nếu thiếu các khí quan phát âm thì âm sẽ không có; âm [n] mà tồn tại là chỉ nhờ sự tương ứng giữa hai mặt này. Cho nên, không thể quy ngôn ngữ thành những âm, mà cũng không thể tách các âm ra khỏi hoạt động cấu âm trong miệng; ngược lại, không thể xác định những động tác của các khí quan phát âm nếu gạt bỏ ấn tượng thính giác.
                2)     Ðến lượt âm thanh, bản thân nó không hề là một vật đơn giản, nó không hề tồn tại cho bản thân nó, bản thân nó lại àl một sự tương ứng khác: âm vốn là một đơn vị phức hợp: cấu âm-thính giác, đến lượt nó lại cùng với khái niệm làm thành 1 đơn vị phức hợpcó đầy đủ các mặt sinh lý, vật lý, tâm lý...
                3)     Mặt khác, hoạt động ngôn ngữ vừa có mặt cá nhân vừa có mặt xã hội, không thể quan niệm có mặt này mà thiếu mặt kia,
                4)     Hơn nữa, ngôn ngữ bao giờ cũng bao hàm đồng thời một hệ thống đã được xác lập và một sự biến hoá; lúc nào nó cũng là một thiết chế của hiện tại và là một sản phẩm của quá khứ.
     
    Như vậy,  dù đề cập vấn đề từ mặt nào, ta cũng không hề thấy được sự thể hiện của đối tượng ngôn ngữ một cách toàn vẹn. Ðó là một hoạt động ngôn ngữ vừa đa dạng, vừa phức tạp.
     
     
    [​IMG] 
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 25/06/2004
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết ngay là bác esu khoái cái khoản này và sẽ là người đầu tiên tham gia mà. Thế là coi như tôi có người đồng hành rồi. Zdui quá! Cảm ơn bác nhé. Chuyện từ nối thì còn dài và nhiều lắm, chúng ta sẽ ''bắt'' dần nhé.
    Về chủ đề này, có lẽ nó không nặng về tranh luận mà nghiêng về tính phổ biến kiến thức nhiều hơn (tất nhiên các thành viên vẫn có quyền phản biện hay bổ sung). Bác rành về cái này thì cứ tự nhiên mà post nhé không cần chờ phải có người nêu câu hỏi. Nhưngcó lẽ trước hết bác nên post lên đây một cái gì đó coi như là mục lục đã nhỉ. Ta theo phong cách Tây đưa mục lục lên đầu đi.
  4. hoa_co_vang_noi_ay

    hoa_co_vang_noi_ay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ học là một môn khoa học nói chung nghiên cứu về sự hình thành của ngôn ngữ nói chung và các hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp và trên văn bản. Chuyên ngành này nói chung thú vị. Vì khi bạn học cơ sở ngôn ngữ và tiếng Việt bạn mới khám phá ra những cái mà ta dùng thường ngày lại có nguồn gốc hay ho như thế. Ví dụ như tại sao người ta lại nói một cách có chọn lọc trong hàng loạt các từ gần nghĩa: trao, tặng, bố thí, cho,... Tại sao người ta nói "Anh tặng cho em chiếc nón bài thơ" chứ chẳng ai nói "Anh bố thí cho em chiếc nón bài thơ". Tại sao nói "Đẹp quá" hay "Rất đẹp" thì được chứ không ai nói "Rất đẹp quá"... Mặt khác, khi bạn học chuyên ngành này, bạn sẽ thấy yêu tiếng Việt hơn rất nhiều, sẽ biết cách sử dụng từ ngữ đúng cách, đúng văn cảnh,...Không những vậy còn phát âm tiếng nước ngoài chuẩn hơn nữa. Vì ngôn ngữ học có những ba chuyên ngành cho bạn lựa chọn: Từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp học.
    Bạn còn có thể biên tập sách bao nữa. Tôi biết bây giờ vẫn còn rất rất nhiều người dùng nhầm từ ngữ, như yếu điểm thì nghĩ là khuyết điểm nhược điểm thay vì điểm quan trọng, trọng điểm...
    Nói chung, tôi thấy dây là một chuyên ngành học cực thú vị. Mặc dù nó vẫn nổi tiếng với công thức "3K" :Khô Khó Khổ. Nhưng chỉ cần mình có niềm yêu thích thui bạn nhỉ? Topic này hay ho đấy!

  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Khái quát
    Tín hiệu học là môn học có nhiệm vụ nghiên cứu các hệ thống ký hiệu, tín hiệu, mã ... khác nhau mà qua đó con người giao tiếp. Ngôn ngữ học, như đã nói trên, là một ngành của tín hiệu học. Phân biệt: ngôn ngữ, tiếng nói, lời nói: Tiếng nói là khả năng, thiên hướng bẩm sinh của con người đối với việc giao tiếp. Ngôn ngữ là một sản phẩm mà chúng ta lĩnh hội, đó là một quy ước chung cho một cộng đồng xác định. Lời nói là sự sử dụng cá nhân của một người đối với dụng cụ ngôn ngữ của người đó. Ngôn ngữ không phải sản phẩm tự nhiên, tức là một đứa trẻ không thể biết cách sử dụng một ngôn ngữ nếu không được sống trong môi trường dùng ngôn ngữ đó. Nhưng ngôn ngữ cũng không phải là sản phẩm văn hoá, vì chúng ta không thể đổi ngôn ngữ của một cộng đồng chỉ bằng cách ra lệnh (!).
    Ngôn ngữ tự nhiên được gọi như vậy vì không do ai sáng tác ra, trái ngược với ngôn ngữ nhân tạo: esperanto .... Ngôn ngữ là một tập hợp các ký hiệu. Mỗi ký hiệu là một thực thể với 2 mặt: cái được biểu đạt cái biểu đạt. Trong ngôn ngữ ta dùng hằng ngày cũng như phần lớn văn chương thì cái được biểu đạt - tức là nghĩa của từ, khái niệm mà từ đó bao hàm - là thành phần trọng tâm. Tuy nhiên trong thi ca thì cái biểu đạt - tức là dạng từ, vỏ âm thanh của từ - lại là cái quan trọng. Khi chơi chữ, cái biểu đạt cũng quan trọng không kém cái được biểu đạt. Chúng ta đã nói ở trên là ngôn ngữ được dùng để truyền đạt thông tin. Song cũng có khi giao tiếp chỉ là để giao tiếp chứ không có mục đích thông tin, như là khi nói chuyện phiếm, chào hỏi hình thức ...vv. Trong trường hợp này ngôn ngữ có chức năng giao tiếp. 
    Truyền đạt thông tin luôn cần một người phát và một người nhận. Vai trò của 2 người này khác nhau tuỳ theo bản chất thông điệp. Nếu thông điệp có tính cách mệnh lệnh hoặc nghi vấn, người phát đòi hỏi một hành động ở người nhận. Đối với câu cảm thán, người nhận gần như không còn cần thiết.
    Ngôn ngữ có 2 dạng: nói (bắt buộc phải có) và viết (có thể có hoặc không). Ngôn ngữ nói được cấu tạo bởi một chuỗi âm thanh, mà trong đó các đơn vị âm thanh hợp với nhau để tạo thành từ, phân vị ( hình vị). Nhiều từ hợp với nhau thành một câu. Giữa từ và câu còn có một đơn vị trung gian: ngữ đoạn. Ngôn ngữ viết được cấu tạo bởi nhiều ký hiệu được gọi là chữ cái. Một chữ cái có thể được dùng để ghi 1 hoặc nhiều âm và một âm cũng có thể được ghi bằng một hoặc nhiều chữ cái. Có sự khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ nói và viết: ngôn ngữ nói được dùng khi người phát và người nhận cùng nằm trong một khung thời gian nhất định, ngược lại với ngôn ngữ viết.
    Câu "Hãy đặt cái đó ở đây" là một câu mà nếu nói ra thì đủ nghĩa, do đã có ngữ cảnh (tình huống giao tiếp) nhưng nếu viết ra thì đòi hỏi phải có một văn cảnh mới đủ. Văn cảnh là những câu trước đó nêu lên rõ ràng cái đó là cái nào, ta đang nói với ai và ở đây là ở đâu. Văn nói có kèm theo những yếu tố mà văn viết nếu muốn diễn tả được phải dùng đến chú thích như: hắn thở dài, hắn nói to hẳn lên, hắn la lên ... Như vậy, văn nói đòi hỏi được giải mã bằng thính giác (và thị giác), còn văn viết bằng thị giác, thậm chí xúc giác đối với chữ Brailles dành cho người mù.
    Ngôn ngữ học có nhiều loại khác nhau: ngôn ngữ học khái quát (nghiên cứu ngôn ngữ một cách chung chung), ngôn ngữ học so sánh (để chỉ ra nguồn gốc chung của vài ngôn ngữ), ngôn ngữ học tương phản (để chỉ ra sự khác biệt giữa nhiều ngôn ngữ). Ngữ pháp có khi được hiểu là ngôn ngữ học, nhưng thường được hiểu với một nghĩa hẹp hơn: môn học bao gồm từ phápcú pháp. Ngoài ra, ngữ pháp còn là một cách nói tắt của ngữ pháp chuẩn - ngành học cách diễn đạt cho đúng. Ngôn ngữ học lịch sử, còn gọi ngôn ngữ học lịch đại, nghiên cứu một ngôn ngữ nhất định trong suốt quá trình phát triển của nó. Trong khi đó ngôn ngữ học đồng đại hoặc miêu tả có nhiệm vụ mô tả một ngôn ngữ nhất định vào một thời điểm lịch sử nhất định. Ngôn ngữ học cấu trúc miêu tả các mối quan hệ mà một thành tố này có đối với thành tố kia trong ngôn ngữ.
    Để nghiên cứu các mối quan hệ ngữ pháp, ngành nói trên dùng 2 phương pháp: phương pháp phân phối bằng cách xem xem một yếu tố nhất định nằm trong một văn cảnh nhất định có thích hợp hay không, còn phương pháp giao hoán thế yếu tố này bằng yếu tố khác để xem 2 yếu tố có chức năng giống nhau hay không. Ví dụ: Một trong những tính chất của từ ấy là đặt sau danh từ, như là con ấy. Ngoài ra ấy có thể được thế bằng đó, kia, nọ. Kết luận: đó, kia, nọ, ấy thuộc về cùng lớp từ loại. Phương pháp phân phối được xem như thuộc về trục ngữ đoạn, còn phương pháp giao hoán thuộc trục hệ hình. Ngữ pháp sản sinh có nhiệm vụ tìm ra những quy luật mà theo đó có thể cho ra tất cả các câu đúng ngữ pháp.
    Các phân ngành của ngôn ngữ học:
    (a) Ngữ âm học nghiên cứu các âm của ngôn ngữ. Ngày nay còn có thêm âm vị học nghiên cứu các âm vị. Chính âm nghiên cứu làm sao phát âm cho đúng. (xin nói thêm: chính tả nghiên cứu làm sao viết cho đúng)
    (b) Từ vựng học nghiên cứu từ và từ vị. Ngoài ra, từ nguyên học nghiên cứu nguồn gốc của từ. Từ điển học có khi cũng là từ nguyên học, nhưng ngày nay được xem là nghiên cứu các cách làm từ điển khác nhau.
    (c) Từ pháp nghiên cứu hình vị.
    (d) Cú pháp nghiên cứu cách đặt câu, quan hệ các từ trong câu.
     Ngoài ra cũng có thể chia ngôn ngữ học thành 3 phạm trù chính:
    (a) Xêmantíc nghiên cứu cái được biểu đạt. Trong còn có: Ngữ nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
    (b) Tu từ học nghiên cứu mức độ diễn đạt của ngôn ngữ. Ngành này phân biệt, trong một thông điệp gồm có nghĩa hẹp nghĩa mở rộng.
    (c) Pragmatics nghiên cứu quan hệ giữa tình huống và ngôn ngữ được dùng trong tình huống đó. [​IMG]
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 08/07/2004
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, tiếp đi bác!
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Hình vị là gì ? Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất trong ngữ pháp của một ngôn ngữ xác định. Ví dụ: (cụm) từ không thể tin được có 4 hình vị: không, thể, tin, được.
      Trong tiếng Anh, hình vị gồm 2 loại chính: hình vị độc lập hình vị không độc lập. Hình vị độc lập là những từ đơn âm tiết. Những từ này đương nhiên có khả năng kết hợp với các hình vị khác để tạo thành từ ghép. Ví dụ: do, make, think ... Hình vị không độc lập thì luôn luôn đi kèm với những hình vị khác để tạo thành từ vị. Ví dụ: un trong unthinkable. Cách chia này cũng đúng với tiếng Việt. Hình vị độc lập như ăn, uống, làm ... hình vị không độc lập như lẽo trong lạnh lẽo, sành sanh trong sạch sành sanh. Ngoài 2 loại đó ra còn có hình vị biến tố không tồn tại trong tiếng Việt, mà chỉ tồn tại trong các ngôn ngữ biến hình. Ngôn ngữ biến hình, như tiếng Anh, Pháp, Đức, Latinh, Tây Ban Nha ...(đa số là ngôn ngữ Âu Tây) là những ngôn ngữ trong đó từ có thể có các hình thái khác nhau. Loại hình vị này dùng để chỉ ra số nhiều (-s), số ít, giống cái, giống đực, thì quá khứ (-ed) ..vv
    Cũng có thể phân loại hình vị như sau:
    a) Hình vị có ý nghĩa thực như trời, biển, trăng, mây, gió .. Loại này chiếm tỉ lệ rất lớn trong tiếng Việt.
    b) Hình vị có ý nghĩa ngữ pháp như đã, sẽ, rồi, không .. cũng như những hình vị chỉ dùng để cấu tạo từ: đẽ trong đẹp đẽ, nề trong nặng nề. Tuy nhiên loại sau này còn được gọi là hình vị hư. Loại này có khoảng sáu, bảy chục đơn vị.
    c) Hình vị có giá trị biểu cảm: à, á, ôi, chao, hừ, nhỉ ... Loại này có khoảng vài chục đơn vị.
    Hình vị hư đã đề cập trên bao gồm (a) Hình vị trong từ ghép tự do: mà, cả trong mà cả, bù, nhìn trong bù nhìn; (b) Hình vị trong từ ghép chính phụ: au trong đỏ au, áng trong đồng áng, búa trong chợ búa và (c) Các yếu tố Hán-Việt cũng như vay mượn từ các ngôn ngữ Âu Tây.
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 23:38 ngày 22/06/2004
  8. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Âm tố và âm vị là gì ? Âm tố: (a) là một trong nhiều âm thanh khác nhau tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ thế giới; (b) là đơn vị nhỏ nhất nhận diện được trong dòng ngữ lưu; (c) được phát âm chỉ theo một cách xác định và (d) được quy ước cách viết trong ngoặc vuông: , [j], [o] Âm vị: (a) là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ xác định; (b) đơn vị nhỏ nhất được dùng để phân biệt ngữ nghĩa của từ; (c) được phát âm bằng một hoặc nhiều cách, tuỳ theo số tha âm vị và (d) Được quy ước cách viết trong gạch chéo: /d/, /f/ ... Ví dụ: xét 2 từ tôi và xôi. Ta thấy âm /t/ và âm /x/ tương phản lẫn nhau trong cùng một môi trường. Như vậy, người ta xem /t/ và /x/ là 2 âm tố khác nhau.
    Thế nào là tha âm vị ? Tha âm vị là một biến thể đặc thù của một âm vị trong một ngôn ngữ xác định. Ví dụ: [p] trong pin và [pH] như tiếng Thái: Phuket (đọc p rồi thở ra mạnh) là 2 tha âm vị khác nhau của âm vị [p].
    Phân loại âm vị tiếng Việt:
    (1) Phụ âm gồm có: (a) Phụ âm tắc không bật hơi: /b/, /đ/, /t/, /tr/, ch/, /c/; (b) Phụ âm bật hơi: /th/; (c) Phụ âm vang mũi: /m/, /n/, /nh/, /ng/, (d) Phụ âm xát: /ph/, /x/, /s/, /kh/, /v/, /gi/, /g/ và (e) phụ âm vang bên chỉ có /l/.
    (2) Nguyên âm gồm có: (a) Nguyên âm đơn hàng trước không tròn môi: /i/, /ê/, /e/ - những nguyên âm này có âm sắc bổng, (b) Nguyên âm đơn hàng sau tròn môi: /u/, /ô/, /o/ - loại này có âm sắc trầm, (c) Nguyên âm hàng sau không tròn môi: /ư/, /ơ/, /â/, /a/, /ă/ và các nhị trùng âm, tam trùng âm. Xem http://www.ttvnol.com/tiengviet/344685.ttvn.
    (3) Ngoài ra còn có 2 bán nguyên âm: (j) như ai,ay, oi, ôi ... và (w) như au
      Âm tiết là gì ? Âm tiết là một đơn vị của dòng ngữ lưu được cấu tạo bởi nhiều âm vị. Nhiều âm tiết hợp lại thành từ. Âm tiết là thành phần có ảnh hưởng lớn lên nhịp điệu, âm điệu của một ngôn ngữ và các nguyên tắc làm thơ của ngôn ngữ đó.Trong tiếng Anh, âm tiết có 3 phần: âm đầu (onset), âm chính (nucleus) và âm cuối (coda). Âm chính thường là một nguyên âm, nhưng cũng có trường hợp - đối với một số ngôn ngữ - âm chính là một phụ âm như /l/ hoặc /r/. Âm chính và âm cuối có khi được gọi chung là vần.
      Âm chính là thành tố bắt buộc của một âm tiết. Tất cả các ngôn ngữ đều cho phép những âm tiết không có âm cuối, đa số ngôn ngữ cho phép âm tiết không có âm đầu. Âm tiết không có phụ âm cuối là âm tiết mở, nếu có là âm tiết đóng. Ngoài ra, nếu phụ âm cuối là một phụ âm mũi như /m/ hay /n/, chúng ta gọi âm tiết đó là âm tiết hơi khép, nếu âm cuối là nguyên âm /j/ hay /w/ như ai, au, đó là âm tiết hơi mở.
      Âm pháp (tạm dịch từ chữ phonotactic) là tổng hợp các nguyên tắc cho phép hình thành âm tiết. Tiếng Anh cho phép hình thành âm tiết một cách khá tự do, có khi từ bắt đầu bằng 3 phụ âm: splash, string hoặc kết thúc bằng tới 3, 4 phụ âm: sixths .
    Âm tiết tiếng Việt:
    Gồm 5 thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh. 2 thành tố tất yếu là âm chính và thanh. Trừ phụ âm đầu, phần còn lại của âm tiết được gọi là vần. Trong tiếng Việt có 155 vần.
      Phụ âm đầu trong tiếng Việt không bao giờ là phụ âm đôi, phụ âm ba, trừ một số thuật ngữ được công nhận sau này (brôm, crôm ...). Phụ âm đầu là một trong 21 phụ âm của tiếng Việt.
      Âm đệm luôn do bán nguyên âm /w/ đảm nhiệm.
      Âm cuối chỉ có thể là một trong 7 phụ âm /p/, /m/, /n/, /ch/, /c/, /nh/ và /ng/ hoặc là một trong 2 bán nguyên âm nêu trên.
      Trong tiếng Việt, ranh giới giữa âm tiết và hình vị trùng với nhau, tức mỗi âm tiết là một hình vị. Người ta cũng gọi đơn vị âm tiết - hình vị này là tiếng, còn gọi hình tiết. Điều này cũng đúng với một số tiếng khác, đáng chú ý nhất là tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Anh ngược lại, ranh giới của âm tiết không luôn trùng với của hình vị, chẳng hạn trong từ books. Từ này chỉ có 1 âm tiết nhưng gồm 2 hình vị: book (hình vị tự do) và s (hình vị biến tố).
      Tiếng Việt có 6 thanh, mỗi thanh được xem như một âm vị. Thanh là loại âm vị siêu đoạn tính, vì thanh được phát âm cùng lúc với các âm vị khác, trong khi số còn lại được phát âm cái này sau cái kia. 3 thanh thuộc âm vực cao là: không, ngã, sắc và 3 thanh thuộc âm vực thấp là: huyền, hỏi, nặng.
    Một số tính chất của các thành tố âm tiết tiếng Việt:
    Một số vần có khả năng biểu cảm, tượng hình. Ví dụ: vần it mang nét nghĩa chung làm kín, làm chặt thêm: bịt, khít, tối mịt, quấn quít, đông nghịt ... hay vần op với nét nghĩa thu hẹp thể tích: bóp, móp, hóp, góp ... Vần oeo mang ý nghĩa cong: queo, ngoằn nghoèo, khoèo ...
    Những âm tiết bắt đầu bằng /b/, /m/, /f/, /v/ không có âm đệm, trừ trong một số từ hiếm hoi mượn của tiếng nước ngoài: xe buýt, thùng phuy, khăn voan. Những âm tiết bắt đầu bằng /n/, /r/ hoặc /g/ rất hiếm khi có âm đệm: noãn, thê noa, roa (thuật ngữ kỹ thuật), goá.
     [​IMG] Được esu sửa chữa / chuyển vào 23:18 ngày 22/06/2004
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 22/06/2004
  9. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Từ vị là gì ?
    Từ vị là đơn vị nhỏ nhất của một ngôn ngữ xác định có thể phân tích được. Từ vị có một giá trị ngữ nghĩa xác định. Từ vị có thể là một từ đơn, từ ghép, dạng viết tắt.
    Từ là gì ?
    Đối với tiếng Anh, Pháp ..., người ta hay định nghĩa từ như là một đơn vị họa hình: một chuỗi ký tự bao quanh bởi 2 khoảng trống. Đó cũng là một đơn vị có nghĩa và có giá trị ngữ pháp. Như thế, những dạng go, goes, went, gone được xem như là những biến thể khác nhau của cùng một từ: go, tuy nhiên separate và separation là hai từ khác nhau, do có nghĩa và cách dùng trong câu khác xa nhau. Tuy nhiên, cách chia khoảng cách này chỉ sơ sài dựa trên cách phát âm chứ không dựa trên cơ sở ngữ pháp nào cả, ví dụ: sea current (dòng biển) đối với seawater (nước biển).
    Ngày nay các nhà ngôn ngữ học thế khái niệm từ bằng khái niệm ngữ đoạn, vì nó bới cứng nhắc hơn, mềm dẻo hơn. Về ngữ đoạn, xem bài dưới đây.
    Từ tiếng Việt được định nghĩa như là một đơn vị gồm một hay nhiều hình vị có ý nghĩa từ vựng hay ngữ pháp nhất định, dùng để cấu tạo cụm từ/ ngữ đoạn và trên nữa là câu.
    (1) Từ đơn là những từ chỉ có một hình vị. Nên nhắc lại là trong tiếng Việt, ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết, cho nên từ đơn cũng chỉ có một âm tiết.Thí dụ: làng, xã, máy, đẹp, giấy...Trong có nhiều loại: (a) Từ đơn có ý nghĩa từ vựng hay thực từ có ý nghĩa biểu thị khái niệm, hiện tượng, sự vật: sông, núi ..., (b) Từ đơn có ý nghĩa ngữ pháp được dùng làm công cụ ngữ pháp biểu thị các mối quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp trong các cụm từ, câu hoặc liên kết câu, đoạn văn với nhau: của, bằng, vì, do, thế ...(c) Từ đơn có ý nghĩa biểu cảm, biểu thị trực tiếp cảm xúc người nói. Trong tiếng Việt có khoảng vài chục từ thuộc loại này: a, ai, ôi, chà, ư ... và (d) Từ đơn tượng thanh mô phỏng tiếng động của thiên nhiên và sự vật: ầm, xì, đùng, cốc, ...
    (2) Những từ gồm có nhiều hơn một hình vị là từ ghép, ví dụ: nước non, ngọt ngào ....
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 23/06/2004
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Ngữ đoạn/cụm từ là gì ?
    Ngữ đoạn, còn gọi là cụm từ, là một tổ hợp từ mà tất cả các thành tố đều có quan hệ chặt chẽ với một thành tố trung tâm của tổ hợp. Chúng ta sắp xếp ngữ đọan tùy theo từ loại của thành tố trung tâm cũng như chức năng ngữ pháp của thành tố này.
    Có thể phân cụm từ thành các loại:
    (1) Cụm danh từ có danh từ làm thành tố trung tâm, ví dụ: một ngôi nhà nhỏ. Cụm danh từ đơn giản nhất chỉ có một danh từ. Những thành tố phụ có thể thêm vào gồm:
    (a) danh từ loại thể (con, chiếc, cái ...), số từ (một, hai, ba, vài, nhiều ...), một số đại từ (mỗi, tất cả ...). Những loại này đặt trước danh từ.
    (b) tính từ hoặc cụm tính từ (đẹp, xấu ...), mệnh đề phụ (mà tôi thấy, mà nó làm ...). Những loại này đặt sau danh từ.
    Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ:
    - Chủ ngữ: Con mèo ăn.
    - Bổ ngữ trực tiếp cho động từ: Tôi làm bài tập. Hắn là vua.
    - Định ngữ cho danh từ/cụm danh từ khác: Sư tử, chúa sơn lâm, là loài vật .
    - Hô ngữ: Thằng kia, lại đây bảo.
    - Bổ ngữ cả câu chỉ thời gian: Tôi ăn chiều nay.
    - Bổ ngữ cho tính từ: Một ly đầy rượu.
    - Bổ ngữ cho trạng từ/phụ từ: Hắn đã làm đúng luật pháp.
    - Bổ ngữ cho thán từ: Coi chừng chó dữ !
    (2) Cụm động từ khá phức tạp. Cụm từ loại này bản thân nó có thể chứa nhiều cụm từ khác. Ví dụ, trong câu Thằng bé ăn bánh ngon, ta có ăn bánh ngon là cụm động từ. Trong cụm động từ này có :
    Thành tố trung tâm: ăn
    Cụm danh từ làm bổ ngữ trực tiếp: bánh ngon, và bản thân cụm danh từ này còn chứa tính từ bổ nghĩa cho danh từ chính.
    Nhìn chung, cụm động từ hàm chứa một động từ trung tâm và:
    (a)
    - Bổ ngữ trực tiếp (ăn bánh), có thể có thêm bổ ngữ bổ nghĩa cho bổ ngữ này.
    - Các bổ ngữ khác chỉ không thời gian, mục đích ...: làm bài lúc 2 giờ, ăn để sống.
    -Bổ ngữ tác nhân đối với thể bị động (được làm bởi X)
    -Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ cách thức (nhanh, chậm ..)
    Những thành tố này thường đứng sau động từ, riêng trạng từ có khi đứng trước.
    (b) Trạng từ phủ định: không, chẳng, ...
    Trạng từ chỉ mức độ thường xuyên: hay, hiếm khi, thường ..
    Trạng từ thời gian: đã, sẽ, đang ... và một số trạng từ khác.
    Nhóm này đứng trước động từ trung tâm.
    (3) Cụm tính từ có tính từ làm thành tố trung tâm và có thể có thêm bổ ngữ cho tính từ: con thứ 2 của tôi.
    Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ:
    - Bổ ngữ cho một số động từ, nhất là các động từ thuộc nhóm trạng thái: Tôi thì cao, hắn thì thấp. Lá trở vàng.
    - Bổ ngữ cho danh từ, hợp với danh từ thành cụm danh từ: Lá xanh um.
    - Phần chêm: Ông Ba, vắng mặt nơi làm việc, [...].

    (4) Cụm đại từ có đại từ làm trung tâm: ai trong số các anh, không ai ở đây cả.
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 19:09 ngày 21/06/2004
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 21/06/2004

Chia sẻ trang này