1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGÔN NGỮ HỌC cho mọi người (sưu tầm, mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0

    Tính hệ thống của ngôn ngữ

     

               1. Khái niệm hệ thống

              Nó đến ngôn ngữ là nói đến hệ thống. Khái niệm hệ thống được nhìn nhận gồm có hai tính chất cơ bản, đó là, số lượng các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố. Số lượng các yếu tố tham gia vào hệ thống bao giờ cũng là số nhiều và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sẽ tạo nên giá trị cho các yếu tố nằm trong hệ thống: giá trị của yếu tố này là do yếu tố kia quy định. Câu ca dao Sinh con rồi mới sinh cha, Sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông là nhằm muốn nhấn mạnh đến giá trị của từng yếu tố trong mối quan hệ hệ thống.
    Các yếu tố nằm chung trong một hệ thống sẽ tạo nên một giá trị đồng nhất, và dĩ nhiên, khi hai yếu tố nằm ở hai hệ thống thì chúng sẽ tạo nên một giá trị khác biệt; bởi đó, khi nói tới giá trị, người ta thường nói, đồng nhất là đồng nhất giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống và đối lập hay khác biệt là đối lập giữa các yếu tố khác hệ thống. Như vậy, mỗi yếu tố vừa mang trong mình nó những thuộc tính đồng nhất vừa có những thuộc tính đối lập. Ðề cập tới hệ thống còn là đề cập tới tính tầng bậc: một hệ thống vừa có thể là hệ thống mẹ của hàng loạt yếu tố nhỏ hơn; đồng thời, nó lại là một yếu tố tham gia vào sự hình thành nên một hệ thống mẹ khác. Tất cả những điều nêu trên có thể được trình bày qua sơ dồ hình vẽ sau: 
                                           [​IMG]
    2. Hệ thống ngôn ngữ

              Tính chất hệ thống ngôn ngữ được thể hiện bao trùm và xuyên suốt trong mọi cấp độ ngôn ngữ:
              Tính chất hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trong sự phân ngành của ngôn ngữ học: 
     
    [​IMG]
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Tính chất hệ thống được thể hiện trên các bình diện của ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
              Ở bình diện ngữ âm, người ta có thể phân ra các đơn vị: âm vị, âm tiết.  
    [​IMG]
    Tính chất của nguyên âm được phân biệt dựa vào hai tiêu chí khu biệt là độ mở và dòng. Từ hai tiêu chí này chúng ta có một bảng hệ thống nguyên âm được thể hiện trong các ngôn ngữ như sau:

                                  Tiêu chí       
        Tiêu chí                  dòng
         Ðộ mở                         

     
    Trước

     
    Giữa

     
    Sau


    Khép

     

     

     


    Nửa khép

     

     

     


    Nửa mở

     

     

     


    Mở

     

     

     
     
    Tính chất của phụ âm được phân biệt dựa vào hai tiêu chí khu biệt là phương thức và định vị. Từ hai tiêu chí này chúng ta có một bảng hệ thống phụ âm được thể hiện trong các ngôn ngữ bằng sơ đồ hình nhánh như sau:  
    [​IMG]
    Tính chất của thanh điệu được phân biệt dựa vào hai tiêu chí khu biệt là âm vực và đường nét âm điệu. Trong đường nét âm điệu lại được phân ra thành hai. Từ hai tiêu chí chung và một tiêu chí nội bộ chúng ta có một bảng hệ thống thanh điệu được thể hiện trong tiếng Việt bằng sơ đồ hình nhánh như sau:  
    [​IMG]
  3. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Ở bình diện từ vựng-ngữ nghĩa, chúng ta có thể thấy tính chất hệ thống thể hiện trong từng nhóm từ, chẳng hạn nhóm từ chỉ địa hình: 
    [​IMG]
              Tính chất hệ thống còn thể hiện trong lòng bản thân từng từ một, chẳng hạn từ mũi trong các cách dùng: mũi lợn, mũi dao, mũi thuyền, mũi Cà mau, mũi quân, mũi tên...
    Ở bình diện ngữ pháp, tính chất hệ thống cũng được thể hiện rõ trong các cấp độ nghiên cứu,  và ở mỗi cấp độ các đơn vị cũng được xem xét trong chỉnh thể hệ thống của nó, chẳng hạn, ở bình diện từ lọai, các nhà nghiên cứu chia ra các đơn vị mà ta có thể trình bày qua sơ đồ hình nhánh sau đây:  
    [​IMG]
            Tính chất hệ thống còn thể hiện ở các bình diện khác của ngôn ngữ.
  4. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0

    Các ngôn ngữ trên thế giới

     

              Có khoảng trên dưới 5.000 ngôn ngữ trên thế giới. Giữa chúng thường có những mối liên hệ nhất định. Có hai mối liên hệ, đó là, mối liên hệ theo dòng họ và theo loại hình.

            8.1. Các họ ngôn ngữ

              Họ ngôn ngữ được dùng để chỉ các ngôn ngữ có chung một cội nguồn, gốc gác xa xưa. Những ngôn ngữ thuộc cùng một họ thường có những tương đồngvới nhau mà người ta thường gọi là mối quan hệ thân thuộc, nhưng lại có kết quả tiến hoá khác nhau. Con đường phát triển của các ngôn ngữ tuy rất phức tạp và rất lâu dài nhưng chung quy có hai xu hướng: thống nhất hoặc phân ly từ một ngôn ngữ đã được dùng trước đây.
              Mỗi họ ngôn ngữ có thể bao gồm nhiều ngành (dòng), mỗi ngành lại là một tập hợp những ngôn ngữ có chung một cội nguồn trực tiếp. Mỗi ngành lại có thể bao gồm nhiều tiểu chi (nhánh), mà mỗi tiểu chi lại là một tập hợp của những ngôn ngữ có chung một cội nguồn gần gũi hơn nữa. Một tiểu chi bao gồm nhiều ngôn ngữ cụ thể. Sơ đồ hình nhánh sau đây cho thấy được mối quan hệ tôn ti trong các ngôn ngữ. Mối quan hệ này cũng phản ánh mức độ gần gũi giữa các ngôn ngữ trong mối liên hệ theo dòng họ. 
    [​IMG]
              Dòng họ của tiếng Việt được phân tích trong hệ sơ đồ hình nhánh như sau:  
    [​IMG]
  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Phù phù post bài thế này cũng khá rồi. Nhân đây xin giới thiệu với các bác một website về ngôn ngữ học nói chung và tiếng Việt nói riêng khá phong phú:
     
    http://www.ngonngu.net/home/index.php
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Bác esu giải thích giùm tôi cái này cái :
    Tiếng Việt thuộc nhóm Mon-Khmer trong đó những ngôn ngữ lớn là tiếng Việt, tiếng Môn và tiếng Khmer. Điều lạ lùng là những ngôn ngữ kia không phải là ngôn ngữ có thanh điệu ! Tôi đang băn khoăn ở cái khoản này, vậy thì tính thanh điệu bắt nguồn từ đâu ra ?
    Và bác có biết những điểm tương đồng giữa tiếng Việt và các thứ tiếng Môn, Khmer, dựa trên tiêu chuẩn gì mà người ta xếp tiếng Việt vào cùng nhóm với hội này. Ngoài ra tôi nghe nói tiếng Việt còn chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Thái, bác có biết những đặc điểm gì chung giữa tiếng Thái và tiếng Việt không ? MÌnh thì không biết mấy thứ tiếng kia nên nghe gì tin vậy nhưng vẫn muốn tìm hiểu xem "giống nhau" là giống nhau như thế nào.
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    HÌ tớ post cho xong luôn phần còn lại của giáo trình ngôn ngữ học rồi sẽ trả lời bác username ngay nhé.
    Trong các ngôn ngữ hiện nay, còn lưu giữ nhiều dấu tích về mối liên hệ theo dòng họ của chúng. Những dấu tích ấy thể hiện rõ nhất là ở lớp từ vựng cơ bản của chúng. Ðể phát hiện ra mối liên hệ này, người ta chỉ cần so sánh các lớp từ vựng cơ bản có trong các ngôn ngữ với nhau và như vậy là có thể kết luận được tính chất dòng họ hay không giữa chúng. Chẳng hạn, đây là những biểu số cho thấy mối quan hệ dòng họ giữa các ngôn ngữ thuộc họ Nam Á:
    Việt Nam: Một
    Mường: Môt
    Cao Miên: Mui
    Bà Na: Môny
    Sơ Ðăng: Môi
    Khả Nam Om: Moy
    Khả Boloven: Muôi
    Việt Nam: Ăn
    Mường: An
    Cao Miên: Ănh
    Mã lai: Mak An
    Khả Nam Om: An
    Khả lá vàng: An
    Các nhà ngôn ngữ học phân chia ngôn ngữ trên thế giới ra hơn 20 họ khác nhau. Có một số họ chủ yếu như:
    Họ ngôn ngữ Ấn-Âu: Ðây là một họ ngôn ngữ lớn, có trên 10 ngành khác nhau, gồm một ố ngành chính sau:
    Ngành Ấn Ðộ gồm có tiếng Hin-đi, tiếng Ben-ga-li, tiếng Pen-giáp, tiếng Xan-crit (tiếng Phạn-tử ngữ ).
    Ngành I-ran gồm trên 20 thứ tiếng. Có tiếng Ba Tư, tiếng Aïp-ga-nít-tan, tiếng Ta-gi-kít-xtan và các tử ngữ như tiếng Ba Tư cổ, tiếng Pê-khơ-li-vi, tiếng Skíp-phơ...
    Ngành Sla-vơ gồm 3 tiểu chi Ðông Sla-vơ, Tây Sla-vơ và Nam Sla-vơ.
    Ðông Sla-vơ có tiếng Nga, tiếng U-krai-na, tiếng Bê-lô-rút-ki...
    Tây Sla-vơ có tiếng Chzec, tiếng Slô-vac, tiếng Ba Lan...
    Nam Sla-vơ có tiếng Bun-ga-ri, tiếng Ma-xê-đôn...
    Ngành Giéc-man gồm tiếng Anh, tiếng Ðức, tiếng Thụy Ðiển, tiếng Na-uy, tiếng Ðan Mạch, Tiếng Hà Lan...
    Ngành Rô-Man gồm khoảng 15 thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Ðào Nha, tiếng Ru-ma-ni, tiếng Mô-đa-vi và tiếng La-tin cổ ( tử ngữ ).
    Ngoài các dòng kể trên, trong họ Ấn-Âu còn có các thứ tiếng đứng riêng không thuộc ngành nào như tiếng Ken-tơ, tiếng Hi Lạp, tiếng An-ba-ni, tiếng Ac-mê-ni...
    Họ Ugô-Phần Lan gồm hai ngành:
    Ngành Ugô có tiếng Hung-ga-ri, tiếng Man-xi, tiếng Ốt-chi-át-xki.
    Ngành Phần Lan có tiếng Phần lan, tiếng Eït-tô-ni, tiếng Ca-ren, tiếng Út-mua, tiếng Cơ-mi-đư-ri-an
    Họ Tuyến gồm trên 30 ngôn ngữ, bao gồm: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Tuốc-mê-ni, tiếng U-dơ-bếch, tiếng A-giec-bai-gian, tiếng Tan-ta và một số tử ngữ như: tiếng Pô-lô-vét, tiếng Bun-ga, tiếng Ha-đa...
    Họ Xê-mít - Ha-mít có hai ngành:
    Ngành Xê-mít có tiếng Ả-rập, tiếng Am-kha và một số tử ngữ như tiếng Aït-si-ri, tiếng Ba-bi-lon, tiếng Do Thái cổ, tiếng Phi-ních-xi...
    Ngành Ha-mít có tiếng Ai Cập cổ , tiếng Cốp-tơ...
    Họ Hán-Tạng chia ra 3 ngành:
    Ngành Hán-Thái gồm có tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Ka-ren...
    Ngành Tạng-Miến có tiếng Tạng, tiếng Miến Ðiện...
    Ngành Mèo-Dao có tiếng Mèo và tiếng Dao...

    Họ Mã Lai-Ða Ðảo gồm tiếng Gia-va, tiếng Ma-đu-ra, tiếng Sun-đa, tiếng Mã-Lai, tiếng ta-ga-lô, tiếng Mê-la-nê-di và tiếng Pô-li-nê-di...
    Họ Nam Á ( đã trình bày )
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 26/06/2004
  8. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0

    Các loại hình ngôn ngữ

    TOP

              Ðối với các ngôn ngữ trên thế giới, còn có một hướng phân loại khác là sự phân loại theo loại hình. Sự phân loại này dựa trên những đặc điểm cấu trúc nội bộ của các ngôn ngữ .
              Sự phân chia các ngôn ngữ theo loại hình có một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi thế, trong ngôn ngữ học đã hình thành một khoa học chuyên biệt gọi là loại hình học.  Loại hình học một mặt đi tìm những đặc trưng của mỗi ngôn ngữ , rút ra quy luật cấu trúc của ngôn ngữ đó. Mặt khác, loại hình học quan tâm so sánh, đối chiếu các ngôn ngữ với nhau, tìm ra những đăc trưng chung, cơ bản về cấu trúc của các ngôn ngữ. Có thể nói, loại hình học tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ nhằm:
              Phát hiện những đăc điểm chung nhất tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ, mà ngôn ngữ học gọi là các phổ niệm. Những phát hiện này có tác dụng to lớn đối với sự phát triển lý luận về ngôn ngữ học đại cương.
              Phát hiện những đăc điểm tồn tại trong một nhóm những ngôn ngữ nhất định làm thành đặc điểm chung của nhóm ngôn ngữ này. Phát hiện này là cơ sở để phân loại ngôn ngữ theo loại hình. Ðặc điểm cấu trúc của ngôn ngữ được thể hiện trên tất cả các bình diện, nhưng trong sự phân loại ngôn ngữ theo loại hình thì những đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa quan trọng.
              Có các đặc điểm làm cơ sở cho sự phân loại như, trước hết là những đặc điểm liên quan tới cấu trúc đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Ở đây là sự tương quan giữa hình vị với từ. Sau đó là những đặc điểm liên quan tới cách thể hiện các quan hệ ngữ pháp ở trong câu.
              Dựa trên sự phân loại theo loại hình, các nhà ngôn ngữ học chia các ngôn ngữ trên thế giới thành bốn nhóm loại hình: loại hình đơn lập, loại hình khuất chiết, loại hình chắp dính và loại hình lập khuôn.
     
              Có thể nêu một số đặc điểm loại hình ở các nhóm như sau:
    Loại hình ngôn ngữ đơn lập. Loại hình ngôn ngữ đơn lập còn gọi là ngôn ngữ đơn âm, ngôn ngữ phân tiết, ngôn ngữ không có hình thái, ngôn ngữ không biến hình. Loại hình ngôn ngữ này có đặc điểm chung là các đơn vị cơ bản có vỏ ngữ âm tương đương với một âm tiết, có nghĩa. Các đơn vị cơ bản vừa là hình vị vừa là từ. Các ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt bằng trật tự từ, bằng các hư từ; chứ không phải bằng sự biến hoá hình thái của từ ở trong câu.
    Nhiều ngôn ngữ châu Á như, tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Hán, tiếng Khơ-me, tiếng Thái, tiếng Sun-đa, tiếng A-ran-ta ở châu Uïc, các tiếng Ê-ve, I-ô-ru-ba ở châu Phi đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
    Loại hình ngôn ngữ khuất chiết còn gọi là ngôn ngữ biến hình, ngôn ngữ hình thái, ngôn ngữ hoà kết, ngôn ngữ hữu cơ. Loại hình ngôn ngữ này có đặc điểm chung là trong từ có sự phân biệt rõ giữa căn tố và phụ tố.
     
    Thuộc loại hình ngôn ngữ khuất chiết gồm các ngôn ngữ như tiếng Xan-crít, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng La-tin, các tiếng Slavơ, các tiếng Giéc-man, các tiếng Rô-man, các tiếng Xê-mít...
              Loại hình ngôn ngữ chắp dính còn gọi là ngôn ngữ niêm kết có đặc điểm chung là trong từ cũng có sự phân biệt rõ rệt giữa căn tố và phụ tố, nhưng căn tố có thể tách ra dùng độc lập thành từ , còn phụ tố thường xuyên diễn đạt một ý nghĩa nhất định, chẳng hạn:
    Trong tiếng Kiếc-ghi-di, danh từ Coldorumgo có nghĩa Cho những bàn tay của tôi gồm có:
              Căn tố Col có khả năng tách ra dùng thành từ và có nghĩa Bàn tay;
              Phụ tố dor biểu thị số nhiều;
              Phụ tố um biểu thị sự sở thuộc (của tôi);
              Phụ tố go biểu thị đối tượng tiếp nhận cái được cho
              Thuộc lọai hình ngôn ngữ chắp dính có tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, các tiếng ở châu Phi như tiếng Ban-tu.
              Loại hình ngôn ngữ lập khuôn còn gọi là ngôn ngữ hỗn nhập, ngôn ngữ đa tổng hợp, có đặc điểm chung là bên cạnh những đơn vị gọi là từ, còn có những đơn vị nửa từ nửa câu. Lọai đơn vị này thường do một động từ đảm nhiệm, chẳng hạn:
              Trong tiếng Si-núc (Bắc Mỹ), đồng từ Inialudam có nghĩa tương đương với câu Tôi đã đến để cho cô cái này bao gồm:
              Căn tố d có nghĩa cho;
              Phụ tố I đầu chỉ thời quá khứ đã;
              Phụ tố n chỉ ngôi thứ nhất, số ít, tôi;
              Phụ tố i thứ hai chỉ vật trao cái này;
              Phụ tố a chỉ đối tượng tiếp nhận, cô;
              Phụ tố l chỉ đối tượng tiếp nhận là bổ ngữ gián tiếp;
              Phụ tố u chỉ hành động xảy ra từ phía người nói;
              Phụ tố am chỉ khái niệm về sự chuyển động có mục đích.
              Thuộc loại hình ngôn ngữ này có những ngôn ngữ của người da đỏ ở châu Mỹ, một số ngôn ngữ vùng Cáp-ca-dơ, các ngôn ngữ Chu-cốt, Cam-chát...
     
  9. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt thuộc họ Nam Á, ngành Môn-Khmer, như bác nói, là đúng. Tuy nhiên tiếng Việt đã tiến hoá khá xa các ngôn ngữ còn lại trong nhóm, để lập ra một nhóm riêng: nhóm Việt-Mường.
    Khoảng 4000 năm về trước, tiếng Việt còn là thứ tiếng chưa có thanh điệu và rất giống các ngôn ngữ Môn-Khmer còn lại. Các ngôn ngữ Môn-Khmer khi cấu tạo từ mới đều dùng cách thêm vào phụ tố và phương thức láy. Vào lúc bấy giờ, các ngôn ngữ Nam Á đang nằm trong tình trạng thuần khiết do chưa tiếp xúc với tiếng Hán và tiếng Phạn. Thời gian này là giai đoạn Môn-Khmer của tiếng Việt.
    Sau đến giai đoạn Việt-Mường cổ. Thanh điệu xuất hiện trước nhất ở tiếng Hán (khoảng 4 -5 ngàn năm về trước) rồi lan truyền sang các ngôn ngữ Thái rồi cuối cùng là một bộ phận của họ Nam Á và Nam Đảo. Ở tiếng Việt đã xuất hiện 3 thanh điệu, hệ quả của việc các âm xát và tắc ở cuối âm tiết rụng đi:
    Âm cuối mở > thanh ngang
    Âm cuối xát > không còn âm xát, thanh huyền
    Âm cuối tắc > không còn âm tắc, thanh sắc
    Sau đến giai đoạn Việt-Mường. Nếu ở giai đoạn Việt-Mường cổ, sự biến hoá của âm cuối đã làm xuất hiện 3 thanh, ở giai đoạn này, sự biến dạng của âm đầu làm xuất hiện thêm 3 thanh còn lại. Sự thay đổi chính là không còn đối lập vô thanh - hữu thanh ở âm đầu, như vậy /b/ và /p/ đều trở thành /p/ vv.
    Để biết thêm về các ngôn ngữ Môn-Khmer, mời bạn tham khảo: http://www.anu.edu.au/~u9907217/languages/AAlecture1.html
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đi esu. Nhắn bác: còn mấy ngành/nhánh khác chưa thấy bác giới thiệu: sociallinguistics, corpus linguitics, neurolinguitics, psycholinguistics, applied linguistics, vv...
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 30/06/2004

Chia sẻ trang này