1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGÔN NGỮ HỌC cho mọi người (sưu tầm, mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Cái "biểu hiện" đấy gọi là performative. Không biết có ai dịch chưa ? Còn locutionary gọi là gì nhỉ ?
  3. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Một số thuật ngữ (quốc nội) để bác tham khảo.
    1) reference: chiếu vật (có lẽ dịch là quy chiếu thì hay hơn)
    2) deixis: chỉ xuất
    3) speech act theory: lý thuyết hành vi ngôn ngữ
    4) perfomative utterance/performatives: phát ngôn ngữ vi (bác nào giỏ Hán Việt cắt nghĩa hộ cái nhé. Tớ đọc tiếng anh thấy dễ hiểu hơn bản dich tiếng Việt)
    5) constative utterance: phát ngôn khảo nghiệm (như trên)
    6) locutionary act: hành vi tạo lời
    7) perlocutionary act: hành vi mượn lời
    8) illocutionary act: hành vi ở lời
    9) permormative verbs: động từ ngữ vi
    10) performative hypothesis: giả thuyết ngữ vi
    11) felicity con***ions: điều kiện may mắn
    (Theo Đỗ Hữu Châu)
  4. khongtenso6

    khongtenso6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Tiếp chỗ nầy đi bác. Hai cái nguyên tắc ấy.
  5. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Xin kính chào các bậc tiền bối. Tôi là người mới đến để học hỏi ở Box tiếng Việt của chúng ta. Cảm ơn anh / chị Esu đã đưa những kiến thức về tiếng Việt rất thú vị. Xin cảm ơn. Xin phép cho hỏi là những thông tin này của anh / chị hay là tác giả này (nếu trích dẫn), để tôi mua sách đọc thêm. Xin cảm ơn.
  6. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu câu "các nhà ngôn ngữ học thay thế cách gọi từ là ngữ đoạn" của anh Esu có nghĩa gì nhỉ? Từ là từ, ngữ đoãn là ngữ đoạn chứ ạ? Xin anh Esu giải thích thêm với.
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Vâng, thế theo bạn từ là gì mới được ? Ranh giới giữa từ và cụm từ nằm ở đâu ? Từ là một trong những khái niệm khó định nghĩa nhất trong ngôn ngữ học. Có những khái niệm là từ trong ngôn ngữ này nhưng là cụm từ trong ngôn ngữ kia. VÌ lý do đó người ta không nói đến từ nữa mà gọp hai khái niệm từ và cụm từ thành ngữ đoạn.
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 30/09/2004
  8. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh Esu (chắc là tôi phải viết E hoa mới được) đã trả lời tôi. Thực lòng tôi rất vui vì được trò chuyện với một người uyên bác và kiến thức rộng như anh. Chắc là tôi sẽ được học nhiều ở anh, vì chúng ta có lẽ đều là những người yêu ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Trở lại vấn đề từ và ngữ đoạn. Tôi tự hỏi mình có bị ảnh hưởng bởi tư tưởng truyền thống của việc chia các cấp độ ngôn ngữ ra làm từ, ngữ đoạn không, nhưng nói thật là tôi vẫn chưa hiểu ý anh. Theo tôi, tôi nghĩ thế này: từ và ngữ đoạn không nên nhập làm một khái niệm, vì chúng vốn từ hai bản chất chức năng khác nhau. Ngữ đoạn chỉ là một đơn vị (trong số các đơn vị khác) trong câu, với chức năng thông báo. Ngữ đoạn chỉ có tư cách về mặt chức năng (functionally valid). Tách ra khỏi câu, ngữ đoạn là gì, là vô nghĩa! Còn từ thì không! Từ là một thực thể có thể thuộc hay không thuộc chức năng thông báo. Vì thế mới có từ điển (hay tự điển) chứ! Tôi đang suy nghĩ một cách nghiêm túc ý kiến của anh rằng ta nên gộp từ và cụm từ thành khái niệm ngữ đoạn, nhưng chỉ khi nó đang hành chức trong câu thôi! Ngoài câu ra thì sao? Cách sử dụng siêu ngôn ngữ chẳng hạn? Không thể gọi là "Ngữ đoạn điển". Hơn nữa, việc gộp từ và ngữ đoạn thì sẽ tạo nên một khái niệm ngữ đoạn quá lớn, có thể sẽ gây khó khăn cho việc nhận diện từ. Ngay trong một câu, anh có thể có một ngữ đoạnkiểu như : "Cái con cá con màu xanh lam óng ả đang vẫy vẫy dưới cái nắng vàng hoe của một buổi chiều mùa hè ở miền Tây Đông Nam bộ kia", so với "cơm" thì hình như là hơi quá khác.
    Mong được trao đổi cùng anh.
    Kính,
  9. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Thế tại sao ngữ đoạn bắt buộc phải có chức năng thông báo mới được chứ ? Tớ lấy ví dụ cho dễ hiểu: mưamưa axít. Cái đầu là từ đơn, cái sau là cụm từ (ngữ đoạn). Liệu mưa axít khi đứng riêng có là một thực thể hay không ? Hay nó bắt buộc phải nắm giữ một chức năng trong câu mới có ý nghĩa ? Không có lý do gì nói mưa thì có thể tồn tại độc lập ngoài câu, còn mưa axít thì không cả.
    Nhưng nếu gộp như vậy thì ta đâu cần nhận diện từ nữa. Chỉ cần phân biệt: ngữ đoạnhình vị. Do đó, sự khác biệt duy nhất giữa "cái con cá ...Tây Đông Nam Bộ kia" và "cơm" là ở chỗ một bên có ba mươi hình vị, bên kia chỉ có một.
  10. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh esu đã trao đổi. Các ý kiến của anh rất thú vị và có ý nghĩa. Tôi xin trao đổi thêm với anh thế này:
    (1) Anh nói đúng rằng trong từ điển có nhiều đơn vị khác ngoài đơn vị "từ" (xin cho vào ngoặc kép vì chúng ta đang nghi ngờ về sự tồn tại của nó). Tuy nhiên, phải chăng những tổ hợp đó (ngữ đoạn, thành ngữ, cấu trúc có tính thành ngữ) đều có cơ sở trên từ. Những người làm từ điển đáng lẽ phải để từ "mưa axít" vào trong mục từ (item) "mưa", nhưng có thể họ không làm như vậy vì nhiều lý do, trong số đó:
    thứ nhất, có thể khái niệm sau không hoàn toàn như khái niệm đầu nữa (so sánh ăn (cơm) và ăn xăng (xe máy));
    thứ hai, khái niệm sau (dưới hình thức tổ hợp từ) thường xuất hiện tương đối nhiều một cách độc lập;
    thứ ba, để tiện cho việc tra cứu và thẩm mỹ khi trình bày;
    thứ tư, nghi ngờ về nguồn gốc và nghi ngờ về sự chuyển loại từ (cái cuốc (danh) - cuốc.(đất - động))
    Từ thí dụ của anh về tổ hợp "mưa axít", theo anh thì sự khác nhau là như thế nào giữa "mưa axít", "mưa đá", "mưa phùn" và rồi đến "mưa to", "mưa nhỏ", "mưa nặng hạt", "mưa lạnh", "mưa dài ngày" v.v... và cho đến cả những ngữ "chỉ đơn thuần là gồm 30 hình vị"? Vậy thì từ điển sẽ lấy tiêu chí nào để đưa một ngữ đoạn vào trong từ điển và một ngữ đoạn thì không? Thí dụ, trong từ điển có "mưa axít", nhưng sao lại không có mục từ "mưa to"?
    Theo tôi, phải chăng tiêu chí chọn mục từ dựa trên "tính toàn vẹn tương đối" của nghĩa của một đơn vị, có thể là từ, hay ngữ đoạn "cố định". Giữa từ và ngữ đoạn là cả một miền ranh giới dài, gồm "tính thành ngữ", "tính cố định" v.v... Ý kiến của tôi về mặt lexicography là dù ngữ đoạn vằn được coi là một mục từ (hay mục ngữ), thì nó vẫn phải có đơn vị cơ bản là "từ".

Chia sẻ trang này