1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGÔN NGỮ HỌC cho mọi người (sưu tầm, mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 19/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên, từ điển học chỉ là một "sân chơi" rất nhỏ của cái mà chúng ta đang làm: duy trì hay triệt tiêu sự tồn tại của một đơn vị "từ". Trong lời giải thích của anh esu về sự sáp nhập các đơn vị, anh nói rằng một khái niệm là từ trong một ngôn ngữ này lại là ngữ trong ngôn ngữ kia. Ở đây, tôi nghĩ chúng ta nên phân biệt hai vấn đề "từ" và "khái niệm". "Từ" vẫn từng được coi là thuộc về ngôn ngữ, còn khái niệm thuộc về "tư duy". Các ngôn ngữ phản ánh tư duy (trừ đi cái văn hoá riêng của mỗi dân tộc) đều là chung, nhưng lại phản ánh theo những cách khác nhau. Vì vậy một từ trong ngôn ngữ này có thể chỉ một "khái niệm" của tư duy lớn hơn một "từ" trong ngôn ngữ kia.
    Một vấn đề khác nữa, theo tôi là rất quan trọng cho sự sống còn của từ. Khi phân chia các đơn vị, người ta luôn phải tính đến tính cấp bậc, hay tôn ti, và tính bao hàm. Nói cho dể hiểu, khi đã chia thành "trung đoàn" thì không thể có chuyện "trong trung đoàn lại có nhiều trung đoàn", mà phải là một cấp thấp hơn, thế thì mới ra các đơn vị. Nếu triệt tiêu khái niệm "từ" đi, thì sẽ xảy ra hiện tượng trong ngữ đoạn có rất nhiều ngữ đoạn khác. Câu hỏi" cái gì tạo nên ngữ đoạn sẽ được trả lời là "các ngữ đoạn tạo nên ngữ đoạn".
    Một ý cuối, xin trao đổi với anh esu. Xin anh tham khảo thêm về cách phân chia các cấp độ đơn vị tiếng Việt của GS. Cao Xuân Hạo. Tôi thấy, cho đến bây giờ, đây có lẽ là cách phân chia tương đối hợp lý đối với trường hợp tiếng Việt. CXH đã chia làm hai loại đơn vị: các đơn vị ngôn ngữ và các đơn vị lời nói.
    Tôi đang ở Việt Nam, nơi nhiều tài liệu ngôn ngữ học được cập nhật còn thiếu. Vì vậy, rất có thể những khuynh hướng mới xuất hiện và đang được công nhận rộng rãi mà tôi chưa được tiếp cận. Xin cảm ơn anh esu đã cho diễn đàn Tiếng Việt nhiều điều bổ ích. Anh có thể cho tôi xin vài chỉ mục, trong đó giá trị đơn vị của "từ" được loại bỏ, để tôi tham khảo thêm.
    Chúc anh khoẻ.
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bạn. Song cũng có những khái niệm được phản ánh hoàn toàn giống nhau trong các ngôn ngữ. Số đếm chẳng hạn: Nếu số 61 trong tiếng Anh là sixty-one (một từ) thì trong tiếng Pháp là soixante et un (ngữ). Và không có lý do gì cho ta thấy khái niệm "61" được phản ánh khác nhau trong tiếng Anh và Pháp. Ví dụ này cho thấy tại sao biên giới giữa từ và ngữ lắm khi vô nghĩa. Còn nếu bạn xem soixante et un là một từ riêng thì vô hình chung đã sáp nhập hai đơn vị từ và ngữ rồi đấy.
    Về nguồn tham khảo thêm thì đợi tớ tìm lại mấy cuốn sách đó đã nhé ...
  3. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    ặ cĂi bĂc esu này, sao bĂc lỏĂi nói là khĂi niỏằ?m 61 là hoàn toàn giỏằ'ng nhau trong cĂch thỏằf hiỏằ?n giỏằa tiỏng Anh và PhĂp. Chưnh chỏằ "et" 'Ê làm cho cĂch thỏằf hiỏằ?n khĂc nhau rỏằ"i 'ỏƠy chỏằâ. Chúng ta 'ang bàn vỏằ ngôn ngỏằ mà, mà ngôn ngỏằ là hơnh thỏằâc, hơnh thỏằâc khĂc nhau thơ là khĂc nhau chỏằâ ỏĂ?
    HặĂn nỏằa, lẵ do: ranh giỏằ>i giỏằa "tỏằô" và "ngỏằ 'oỏĂn" 'ôi khi khó phÂn biỏằ?t là chặa 'ỏằĐ mỏĂnh 'ỏằf thỏằĐ tiêu khĂi niỏằ?m "tỏằô". Cỏằâ theo bĂc, thơ tỏằô nay, chúng ta hÊy cạng gỏằi "'ỏằTng ngỏằ", "tưnh ngỏằ", "ngỏằ nỏằ'i" (không phỏÊi tỏằô nỏằ'i), "liên ngỏằ" (không phỏÊi liên tỏằô). Và thỏ thơ trung tÂm cỏằĐa "'ỏằTng ngỏằ" là mỏằTt "'ỏằTng ngỏằ". Có phỏÊi là rỏc rỏằ'i hặĂn không nào? Nỏu thỏ, tôi chỏÊ hỏằc ngôn ngỏằ nỏằa, lỏĂi uỏằ'ng bia vỏằ>i bĂc vỏưy.
    Kưnh.
  4. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Một vấn đề quan trọng và thú vị trong Ngữ Dụng Học là Nguyên tác cộng tác trong hội thoại của Grice, có thể Esu sắp giới thiệu.
  5. yeungon1

    yeungon1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc lại mấy cái định nghĩa kia sao nó lằng nhằng quá, esu à. Tôi không nhớ chính xác nhưng thấy người ta định nghĩa đại khái thế này. (sẽ chỉnh lại sau nếu tìm lại đưọc)
    Dụng học (pragmatics) nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống, giải đáp vấn đề tại sao con ngưòi lại có thể hiểu nhau khi giao tiếp bằng ngôn ngữ.
    (Đây rồi! Đầy đủ bằng tiếng Anh: Pragmatics is often defined as the study of language use, and contrasted with semantics, the study of sentence meaning. In a narrower sense, pragmatics is the study of how linguistic properties and contextual factors interact in the interpretation of utterances, enabling hearers to bridge the gap between sentence meaning and speaker?Ts meaning.)
    Đăng tiếp đi chứ esu, nguyên tắc cộng tác đâu rồi, để anh em rộng đường ... phản biện!
    Được yeungon1 sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 19/01/2005
  6. muabanmai

    muabanmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Xin lôfi, pha?i xóa vi? ba?i lơf tay gư?i hai lâ?n.
    Được muabanmai sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 21/01/2005
  7. yeungon2

    yeungon2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Tôi có tranh luận gì với bạn trưóc đó đâu nhỉ. Tôi chỉ đăng cái định nghĩa Pragmatics bằng tiếng Anh nhưng không trích dẫn thôi mà.
    Esu yêu cầu là thế những esu làm như thế nào hả bạn? Esu đăng bài là chính và esu có nói nó ở nguồn nào đâu!
    Bạn không tin đây là chốn giang hồ thật à? Mời bạn vào chủ đề ngôn ngữ học giang hồ của nhà ngôn ngữ học không giang hồ HCMPusan đọc bài viết dài dòng đó xem cái kiểu làm thư mục sách thảm khảo nó có đúng phong cách giang hồ không? Liệt kê dăm ab quyển đã tham khảo ở cuối bài trong khi trong bài lai không có trích dẫn nào thì liệt kê làm gì? Để khoe ta đã đọc từng đấy sách à? Làm thế nào để bạn đọc có thể kiểm chứng là tác giả có tham khảo những sách vở đã liệt kê?
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  9. muabanmai

    muabanmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Ấu trĩ quá. Hay là lúc nào bạn trích sách thì bạn có ý khoe mẽ, tôi thì không bao giờ có ý vậy. Hay bạn nghĩ chỉ mới mấy cuốn giáo trình cơ bản tôi đưa ra mà bạn đã nóng mặt bảo tôi khoe rồi.
    Đúng "phong cách giang hồ" mới kinh chứ! Nếu các mem khác của box bảo rằng ở đây chỉ có những kẻ giang hồ kiểu như bạn, và không có chỗ cho những người như tôi thì tôi sẵn sàng ra đi.
    Bạn không nên lý sự cùn khi tranh luận. Nếu bạn là người có hiểu biết thực sự về ngôn ngữ học thì tôi nghĩ bạn sẽ không tranh luận với tôi theo kiểu như thế này. Bạn bảo đã đọc sách của Saussure rồi cơ mà, thế thì bạn không giang hồ lắm đâu. Vả lại, bạn cũng có vẻ chịu đọc tài liệu tiếng Anh, hãy đem lý luận mà bạn đã từng tung ra hù dọa người khác để nói chuyện với tôi. Tôi không sợ những câu hỏi chẳng đâu vào đâu của bạn, mà thấy hơi buồn cười. Vì sao ư? Bạn có vẻ thích "tình huống" nhỉ? Bạn tưởng đưa tôi vào ma trận những câu hỏi của bạn thì tôi chết trong đó chắc..
    Tôi không nói tất cả những gì đưa ra trong box này đều cần phải trích dẫn nguồn. Nhưng ở phần lý thuyết về ngôn ngữ thì cần phải có. Đó không chỉ là vấn đề bản quyền mà còn là quyền lợi cho người đọc. Không phải để bắt bẻ nhau có đúng là đã đọc sách ấy hay chưa, nghĩ như bạn thì banana quá! Và bạn nên nhớ, hãy chính xác tới mức cao nhất bạn có thể, chúng ta cần làm thế vì chất lượng của diễn đàn này nữa bạn ạ.
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này sẽ được đặt tên lại là:
    Ngôn ngữ học cho mọi người - sưu tầm (mục lục trang 1)
    ...để khỏi bắt bẻ. Nhân tiện, đề nghị các bác đừng lạc đề.

Chia sẻ trang này