1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngôn ngữ ??ochợ??? xưa, ngôn ngữ ??ochợ??? nay

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Lissette, 23/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ ?ochợ? xưa, ngôn ngữ ?ochợ? nay

    Đã một thời, người Việt có tâm lý coi ?ochợ? và tất cả những gì liên quan đến ?ochợ? đều là thấp kém. Tâm lý này nảy sinh từ tính tự cấp tự túc của sản xuất nông nghiệp truyền thống.

    Chả thế, trong bảng trật tự tứ dân ?osĩ, nông, công, thương? thì ?othương? (người buôn bán) bị xếp dưới cùng - tức là có giá trị thấp kém nhất. Còn các cụm từ có ?ochợ? thì không có lấy một cụm từ nào có sắc thái ý nghĩa tốt đẹp cả: chợ búa, (đồ) hàng chợ, cơm đường cháo chợ, ồn ào như chợ vỡ, liếm lá đầu chợ ? Khi miêu tả hoặc thể hiện thái độ với người buôn bán và nghề buôn bán, người Việt lại càng không khoan nhượng trong việc dùng từ ngữ. Nào là ?odĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt? (lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn); nào là ?ogian tham mua quỵt bán lường?; nào là ?ođấu hàng xáo, gáo hàng dầu?, thệm tệ hơn nữa thì có ?ođồ hàng xén?, ?ođồ hàng tôm cá?, ?ođồ con buôn? ?

    Bên cạnh tâm lý trên, do tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa - một nền văn hóa gốc nông nghiệp nhưng rất coi trọng thương nghiệp - người Việt lại có một cách nhìn khác đối với nghề buôn nói chung và ?ochợ? nói riêng. Trong tiếng Việt, ta thường nói ?ophi thương bất phú? (không buôn bán không giàu). Khi đưa ra các tiêu chuẩn chọn địa điểm làm nhà thì tiêu chuẩn đầu tiên là gần ?ochợ?: ?onhất cận thị, nhị cận giang? (nhất gần chợ, nhì gần sông). Khi lấy vợ, đàn ông kén người đàn bà đảm đang tháo vát ngoài chợ: ?oTrai khôn kén vợ chợ đông?. Như vậy, đối với chợ và hoạt động buôn bán nói chung, người Việt có tâm lý hai mặt: nửa coi thường nhưng nửa kia vẫn coi trọng.

    Nếu đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ ?ochợ?, chúng ta còn thấy tâm lý trên được thể hiện một cách thú vị qua lối ?onói thách? và ?omặc cả? rất tiêu biểu và phổ biến trong mua bán.

    Theo cách hiểu thông thường, ?onói thách? là câu nói của người bán đặt giá cho hàng hóa cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó, làm cho người mua buộc phải trả giá thấp xuống. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này không đơn giản, chỉ là do người bán muốn thế, mà thực chất lại là từ phía người mua. Hẳn nhiên, đã đi mua thì ai cũng thích mua rẻ. Riêng người dân nông nghiệp Việt Nam, với túi tiền hạn hẹp, mọi thứ mua bán đều phải ?oquy ra thóc?; lại cộng với tâm lí ?oxót tiền?, ?okhông mua không chết?, hoặc bí quá thì ?otự làm lấy cũng xong?; thế nên họ đâu cần trả ngay một giá để mua mà thường bắt đầu trả bằng một cái giá rất thấp. Và người ta gọi cách trả giá dần từ thấp lên cao này là ?omặc cả?.

    Điều đáng nói ở đây chính là quy trình ?onói thách và ?omặc cả? diễn ra tương đối lâu trước khi có quyết định mua ?" bán.

    Xưa kia, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nông phẩm cũng không nhiều nên người có hàng đem bán là đã ?ooai? lắm. Người bán ỷ vào cái thế ?oai cần thì mua, đây chưa cần bán? mà ?onói thách? quá đáng. Mặt khác, người ta cho rằng tâm lý ?ochợ? xưa rất thuận lợi cho người bán vì ?otrăm người bán? mà có đến ?ovạn người mua?. Vì thế, nếu người bán chỉ ?othách? một lần thì người mua phải mặc cả nhiều lần cho đến khi mua được thì thôi. Tất nhiên, cũng có cả những trường hợp khi chợ đã vãn thì người bán không ?othách? mà người mua cũng mua được, mà chẳng phải ?omặc cả?. Bởi vì, rõ ràng biết rằng ?ocủa rẻ là của ôi?, nhưng với tâm lí ?omua vậy? của người mua và ?obán vậy? của người bán, việc mua bán vẫn diễn ra êm thấm.

    Hiện nay, lối ?onói thách? và ?omặc cả? truyền thống vẫn còn tồn tại, mặc dù tâm lí ?ochợ? nay đã rất thuận lợi cho người mua theo phương châm ?okhách hàng là thượng đế?.

    Nhìn khái quát có thể thấy phía người bán đã có nhiều ?onỗ lực? hơn, nhiều ?osáng kiến? để thu hút khách hàng hơn, thậm chí người bán còn cố để đạt được ?onghệ thuật? bán hàng nữa. Ở các chợ đô thị, qua khảo sát, chúng tôi thấy nhiều hình thức ngôn ngữ mới xuất hiện. Một trong những dạng nổi bật là lối thề thốt của người bán. Nguyên tắc chung của lời thề thốt này là khẳng định chất lượng của hàng hóa để thuyết phục người mua. Với nguyên tắc chung này, người bán thường có hai cách biểu hiện sau.

    Đầu tiên và dễ thấy hơn cả là cách người bán khen chất lượng hàng hóa của mình bằng việc nêu nguồn hàng tin cậy, cách chọn hàng kĩ lưỡng, vệ sinh hàng hóa sạch sẽ, cân đầy đủ ? Ví dụ: ?oHàng nhà em ngon nhất ?ochợ?, em phải cất công đi lấy tận lò, chọn kỹ từng quả một, không có hàng sai?, ?oRẻ thì nài chứ em không cân điêu đâu, bác cứ tin em, thiếu một em đền mười?, hoặc ?oKhông mua cũng phí, tiếc gì vài đồng, của rẻ là của ôi? ?

    Cách thứ hai cũng rất phổ biến là cách gián tiếp khen chất lượng hàng bằng việc khen người mua là ?osành?, là ?otinh mắt? khi chọn hàng nhà mình. Đây là phương thức đánh vào tâm lí người mua, làm cho người mua cảm thấy cần chứng tỏ mình đúng là ?osành? như lời khen: ?oChị sành thật, chị chọn đúng cái áo đẹp nhất hàng nhà em đấy, có đắt một chút nhưng mặc vừa như im, lại trẻ ra mấy tuổi? ?

    Có khi người ta còn dùng địa điểm bán hàng để gây độ tin tưởng cho người mua: ?oNgày nào em cũng bán ở đây, em mà bán sai thì ai dám mua?. Hoặc cũng có lúc, người bán lấy những người mua khác làm căn cứ, tạo lòng tin cho người mua: ?oChị X. ngày nào cũng lấy hàng nhà em?, ?oNghệ sĩ Y. toàn mua vải nhà em may quần áo biểu diễn đấy? ?

    Ngoài nguyên tắc lấy chất lượng lắm căn cứ, người bán còn lấy giá cả để thề nữa. Nào là ?ohàng nhà em giá mềm nhất chợ?, ?oBác cứ yên tâm về giá cả, em bao luôn cho bác?, ?oBác cứ sang các hàng bên, rẻ thì bác mua, bằng thì bác về mua cho em? ? Nào là ?oSáng sớm ngày ra, bác cứ giả em một vài lời, tiền còn nằm trong túi bác, em cứ nói thế chứ có lấy cả của bác đâu mà sợ?; ?oEm có bớt thì bớt tí chút thôi, quí cái vía bác nhanh nhảu, sáng sớm mở hàng bác cứ trả được giá là em bán, em không dám lấy lãi bác đâu? ?

    Thực chất, những lời thề kiểu như trên ít có giá trị chân thực bởi vì chúng không dựa trên một căn cứ thực tế nào hết. Nếu chỉ vì nghe những lời ?ongon ngọt? mà người mau cứ mua hàng sai, rồi lại cứ đem ra đổi thì liệu có đổi được không ? Chúng ta chấp nhận chúng như những lời đưa đẩy rào đón cần thiết trong mua bán mà cả người mua và người bán đều thấy cần phải có, tất nhiên không thể lạm dụng quá mức được, có khi chỉ vì nghe quá nhiều lời thề thốt của người bán mà người mua không muốn mua.

    Quả là, khi xã hội đã bước vào nền kinh tế thị trường thì những yếu tố ngôn ngữ trong văn hóa ?chợ? cũng có những biến động theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, mặc dù người bán đã có những cố gắng nhất định trong ?onghệ thuật? bán hàng để thuyết phục các ?othượng đế? mua hàng, thì vẫn phải thừa nhận rằng nỗi ám ảnh về một nền văn hóa coi thường nghề buôn bán vẫn còn nguyên trong tâm thức chúng ta ./.

    (sưu tầm)


    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Một lời góp ý với bạn Lissette nhé. Khi gửi bài bạn sưu tầm lên, trừ phi không rõ nguồn tin, bạn nên ghi tên tác giả và nếu được thì thêm nguồn của bài viết, bạn ạ.
  3. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    chợ = chơ
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  4. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    tớ cũng chả biết nguồn tin thế nào vì người ta cũng đề là sưu tầm :P hìhì còn nguồn gốc của web hay báo mà tớ lấy bài để post thì bí mật, ko công bố được :))
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  5. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    ah mà quên, okie lần sau hứa sẽ ghi rõ nguồn gốc hơn nếu có thể, tên tác giả nữa
    Nhắn depsi : "chợ" khi có gạch chân thì nhìn thành "chơ" thôi mà, bạn đọc title của topic có lẽ ko nhầm lẫn đến thế chứ (^_^) !!!
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  6. netinventor

    netinventor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    0
    Nếu không nguồn gốc, xuất xứ thì người ta gọi là hàng chợ đấy, bạn ạ! Nhưng nếu bạn sưu tầm thì tất nhiên bạn cũng có bản quyền trong việc sưu tầm, đó là tất yếu. Bây giờ có một loại chợ nghe cũng khủng khiếp lắm. Chợ Người đấy!!!
    antidisestablishmentarianism
  7. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    :)) nếu hàng chợ nhưng có giá trị thì cũng có thể chấp nhận được đúng ko nào ??? Liss nghĩ vấn đề khi bạn đọc một bài viết trên này, phần nội dung là cái quan trọng hơn cả (^_^)
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here

Chia sẻ trang này