1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngu?i mang di?u hát x?m lên sân kh?u hi?n d?i

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi ATC, 03/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Ngu?i mang di?u hát x?m lên sân kh?u hi?n d?i

    Người mang điệu hát xẩm lên sân khấu hiện đại
    Phong trào tìm về các thể loại nhạc truyền thống đang lên ở TPHCM và đó là niềm vui bất ngờ cho bất cứ ai quan tâm đến sức sống của các giá trị truyền thống. Một trong những nghệ sĩ hát xẩm thành công nhất hiện nay tại TPHCM là Anh Tấn thuộc Nhà hát Ca Múa Nhạc Bông Sen, TPHCM. Trước đây hát xẩm những người hành khất mù biểu diễn như một phương tiện kiếm sống. Họ thường mang theo "bầu đoàn thê tử" đi qua các đường phố vừa hát vừa chơi đàn bầu hay đàn nhị. Anh Tấn không khiếm thị và anh cũng không biểu diễn trên đường phố, anh là một ca sĩ chuyên nghiệp trên sân khấu.
    Anh Tấn cho biết: "Lần đầu tiên lên sân khấu hát xẩm, tôi không tin rằng khán giả sẽ thích thể loại này." Tuy nhiên sau đó anh đã mê hoặc khán giả bằng Mục Hạ Vô Sinh, nhạc phẩm đã đoạt giải nhất tại cuộc thi Giai điệu quê hương. Những giai điệu trầm ấm ngân vang khiến khán giả cảm nhận được độ sâu của nội dung ca từ. Anh Tấn không hát để tìm kiếm giải thưởng, mặc dù đó là một vinh dự lớn đối với anh. "Tôi hát chỉ để đáp ứng niềm đam mê của mình, để thu băng gửi cho mẹ tôi để người thân của tôi biết rằng những giai điệu truyền thống của quê hương không bị mất đi."
    Sinh ra ở vùng đất quan họ ở Hà Bắc, Tấn cho biết chèo và những điệu dân ca dường như có sẵn trong dòng máu của anh. Lên 12 tuổi, Anh Tấn lên Hà Nội học đàn nguyệt tại Khoa Nhạc cụ dân tộc thuộc Nhạc viện Hà Nội. Anh đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan độc tấu nhạc dân tộc toàn quốc năm 1988 và Huy chương bạc tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1999.
    Mặc dù đàn nguyệt là "ngón nghề" chính của Tấn nhưng anh đặc biệt thành công với thể loại hát xẩm. Như một cách lý giải điều này, anh nhắc lại những giai điệu xẩm thường vang lên ở đình làng quê anh và rồi hồi ức lại mang đến cho anh cảm hứng để hát, để khán giả hiện đại thêm yêu và hiểu giá trị của hát xẩm.


    ATC

Chia sẻ trang này