1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngu?i vi?t n?t nh?c ni?m tin

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi ATC, 06/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Người viết nốt nhạc niềm tin
    Nhạc sĩ Đỗ Minh, 77 tuổi, sáng tác không nhiều nhưng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng qua bài hát Ca ngợi **********************. Được sáng tác vào năm 1951, bài hát này, theo ông, là tình cảm của những người trong kiếp nô lệ lầm than hướng theo Đảng như hướng theo ánh sáng.

    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, nhạc sĩ Đỗ Minh sáng tác âm nhạc không nhiều, nhưng một số tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng: Ca ngợi **********************; Buổi sáng lên nương; Chiều biên giới; Những bàn chân không mỏi... Lời và nhạc của ông mang âm hưởng dân gian với giai điệu thanh thoát, dễ thuộc, dễ hát. Đặc biệt, Ca ngợi ********************** là một ca khúc xuất sắc trong những ca khúc viết về Đảng ta. Bài hát có sức khái quát lớn, có sức sống lâu bền, được phổ biến rộng rãi trong các thế hệ những người cách mạng...

    Đỗ Minh sinh năm 1926 trong một gia đình công giáo toàn tòng ở miền quê Hải Triều, Hải Hậu, Nam Định. Làng quê ông thời đó đông dân mà đói nghèo, vất vả. Nghề chính của người dân ở đây là đi biển và làm muối. Muốn tạo dựng cho con một cuộc sống tốt đẹp, cha ông, ông Đỗ Văn Rị, trùm xứ đạo Hải Triều và người anh trai Đỗ Văn Hy cũng là thầy tu xứ đạo vận động ông đi học để sau này về nối nghiệp. Học văn hóa xong, Đỗ Minh về phục vụ trong dàn nhạc thánh ca của nhà thờ. Lúc đó chưa thật hiểu làm cách mạng là thế nào, nhưng chứng kiến cảnh người dân bị đói khổ và đàn áp, ông đã tham gia Hội Sinh viên cứu quốc, Đội du kích vũ trang làm liên lạc, đưa thư, tin tức từ Ninh Bình - Phát Diệm - Nam Định - Hà Nội - Thái Bình. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, đội du kích vũ trang của ông là lực lượng nòng cốt cùng với nhân dân đòi ruộng đất, phá kho thóc của địa chủ chia cho dân. Sau đó, ông được bổ sung vào lực lượng bộ đội địa phương rồi lần lượt qua các chức vụ tiểu đội trưởng, chính trị viên trung đội thuộc trung đoàn 17, Đại đoàn Quân tiên phong. Vốn có năng khiếu âm nhạc lại hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa quần chúng, ông được điều về làm công tác tuyên truyền ở Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị). Đã quen với cuộc sống sôi động ở đơn vị cơ sở, ít lâu sau, Đỗ Minh xin được trở về Đại đoàn 308, tham gia chiến đấu trong chiến dịch biên giới, trung du và sau này là chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm tháng phấn đấu không mỏi mệt đã tích tụ trong ông, người lính, người chiến sĩ vốn xuất thân từ vùng công giáo xứ đạo một chất nhựa sống mới.

    Năm 1951, đơn vị của Đỗ Minh đóng quân thuộc huyện Đại Từ, thủ đô kháng chiến. Thời kỳ này, Đảng chuẩn bị ra hoạt động công khai. Bài hát Ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam (sau này mới đổi tên bài hát thành Ca ngợi **********************) ra đời trong hoàn cảnh ấy.

    Nhạc sĩ Đỗ Minh tâm sự: - "Tôi viết bài Ca ngợi ********************** là để nói với chính tôi, với đồng đội, với đồng bào về những tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng, của mọi người dân đối với Đảng. Đó cũng chính là niềm tin hướng mình theo Đảng. Tôi lớn lên từ quê hương nghèo đói. Có Đảng, đi theo Đảng người dân có được cuộc sống đổi đời. Tôi hướng theo Đảng như mọi người trong kiếp nô lệ lầm than hướng theo ánh sáng".

    Nhạc sĩ Đỗ Minh cho biết, ông không mất nhiều thời gian để sáng tác bài ca này. "Xúc cảm về Đảng luôn luôn dào dạt, đầy ắp trong tôi dù mãi 16 năm sau (3-1-1967) tôi mới trở thành đảng viên. Chất liệu cuộc sống khiến tôi vừa đàn, vừa xướng âm, vừa ghép lời của bài hát, rồi chỉ cần tu chỉnh thêm chút ít".

    Bài hát ra đời được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng. Ban đầu là những đồng đội trong đơn vị bắt ông dạy hát, tập hát, sau đó lan truyền rộng rãi. Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo in bài hát này để phổ biến, cổ vũ tinh thần chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

    Giờ đây, đã ở tuổi 77, nhưng ông vẫn một tuần hai buổi, có mặt trên bục giảng của Trường Nghệ thuật Việt Bắc ở TP Thái Nguyên, nơi ông đang sống để truyền lại cho thế hệ sau những điều tâm huyết nhất. Ông còn dành thời gian sưu tầm, giới thiệu các làn điệu dân ca Việt Bắc, đồng thời dạy cho các cháu nhỏ học sinh yêu âm nhạc khắp quanh xóm, ngoài phố. Chị Trương Thị Bình, người con dâu út của nhạc sĩ Đỗ Minh, nói: "Cha tôi là người sống đức độ, yêu lao động. Có thể nói, không lúc nào ông chịu ngơi tay. Hết quây quần với lũ trò nhỏ bên cây đàn, lại đi xách nước, chặt củi... Niềm vui của cụ là lao động..."

    Ông là người hạnh phúc nhất vì ông đã sống cuộc đời vì mọi người và nói hộ niềm tin của hàng triệu trái tim.

    Hải Linh

    (Theo ND)


    ATC

Chia sẻ trang này