1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngư lôi siêu tốc của Iran

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hanoi341956, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoi341956

    hanoi341956 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ có thể bạn HP nhầm lẫn tý chút chăng. Theo như tôi được biết thì:
    1. Loại ngư lôi Schkval của Nga không dùng động cơ pe rô xít mà dùng động cơ hoả tiễn. Có thể thấy rõ cảnh tập trận của Iran trên truyền hình khi họ bắn loại ngư lôi này xuống nước thì đằng sau nó là một đuôi lửa đặc trưng của tên lửa. Ngư lôi bình thường dùng chân vịt (như một loại tàu ngầm nhỏ thôi) và có hai loại: phương Tây dùng động cơ điện chạy bằng ác qui để quay chân vịt, an toàn nhưng hạn chế về tầm bắn và tốc độ; Nga dùng pe ro xít là một chất rất dễ tự phân huỷ và giải phóng nhiệt năng, chính nhiệt năng này làm quay một đọng cơ nhiệt dẫn động chân vịt loại này có tốc đọ cao và tầm bắn xa nhưng rất dễ gây tai nạn.
    2. Loại Quỷ biển Caspien mà bạn nhắc tới có lẽ không phải là tàu đệm khí. Tôi nghĩ thuật ngữ tàu đệm khí (aircushion) dùng để chỉ loại phương tiện có quạt gió để tạo áp lực dưới đáy bên trong một vách cao su (skirt). Loại Quỷ biển...lại khác, nó không tạo áp lực bên dưới đáy phương tiện bằng quạt gió mà lợi dụng hiệu ứng bề mặt. Túm lại nó như một cái tàu bay thường nhưng bay sát mặt nước (hoặc đất), khi ấy lực nâng khí động học sẽ tăng đột biến.
    Rất có thể là tôi không hiểu rõ lắm, xin bạn xem xét.
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hôm trước thấy trên TV nó có vài chiếc FAC giống Svetlyak của mình
    ----------------------------------------------------------------------------
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Con này giống em patrol mình tặng chú Miên có cải tiến thêm chút.
  4. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
  5. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Cười lăn cười bò!
    Ku bù lu bù loa lâu không vào đây thì phải, nên không biết rằng ku HP là giáo sư hiện đang công tác tại nhà máy bê tông Chèm, chuyên nghiên cứu xào nấu ra những món mới. Hôm trước có Su hào với Xơ mít. Rồi xe tăng bay, rồi tăng nọ tăng kia. Hôm nay lại tới cái gì mà tàu đệm khí, quỉ biển. Chắc nghe dân ta dịch hoovercraft là tàu đệm khí nên xào luôn thành quỉ biển với wing-ground effect. Rồi lại còn lôi quả tàu đệm khí xào xáo ra để hùng hồn tuyên bố là Iran phát triển hệ thống đối kháng điện tử gì gì đó. Cả thế giới này dở hơi, có mỗi Iran là tỉnh nên phát triển đúng hướng. Rồi lại còn cái gì mà tuyệt mật, kín kín hở hở, mà chỉ có mỗi HP biết, giống hệt cái hồi ku xào nấu cái xơ mít 31. May đời CIA không rước cái ông giáo sư xào nấu này đi qua Mẽo, nếu không thì Nga lại bị lộ ối bí mật tuyệt mật mất.
    Dog đi, ku mệt chán buồn đau với dở hơi quay lại. Túm lại thì dog với dở hơi vẫn cứ là như thế.
    LMFAO
  6. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Caspian Monster (Kaspian Monster - KM)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Name of ekranoplan: KM
    Dimensions LxBxH, m: 98.38.22
    Maximum displacement 500 MT
    Cruising speed 550 km/h
    Range 2000 km
    Seaworthiness 3.5 m
    Nguồn: http://aquaglide.ru/history_e.htm
  7. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Shkval
    http://www.periscope.ucg.com/mdb-smpl/weapons/minetorp/torpedo/w0004768.shtml
    [​IMG]
    CHARACTERISTICS
    DIMENSIONS:
    Length 26 ft 11 in (8,200 mm)
    Diameter 1 ft 9 in ( 533 mm)
    Weight 5,953 lb (2,700 kg)
    PERFORMANCE:
    Speed
    Maximum 230 mph (360 kmh; 100 m/sec; 200 kts)
    Some reports say in excess of 300 mph (483 kmh)
    Exit from tube 50 kts (93 kmh)
    Range
    80 percent Pkill 7,655 yd (7,000 m)
    WARHEAD:
    Explosive
    Weight 463 lb (210 kg)
    Type TNT
    Fuze contact/proximity
  8. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Ngư Lôi Siêu Bọt.
    Vấn đều được đặt ra là, nước có mật độ cao tạo thành lực cả lớn. Lực cản có hai phần: ma sát dọc ngư lôi và áp lực cao mũi ngư lôi. Năng lượng của động cơ ngư lôi bị sóng chấn động phân tán.
    Ngư lôi siêu bọt dựa trên những tiến bộ kỹ thuật để đặt ngư lôi trong khối khí lớn (siêu bọt). Ví quyết công nghệ là cái mũi, nó làm giãn nước ra rất nhanh, tránh được truyền sóng thất thoát năng lượng. Nước bay hơi ở đây tạo thành cái bọt lớn chứa ngư lôi. Các giá đỡ để ngư lôi định vị trong bọt khí, ít lực cản và ma sát.
    Ngư lôi siêu bọt có tốc độ cao, giúp các tầu ngầm Diesel rẻ tiền tiếng ồn lớn ưu thế hơn các tầu ngầm tấn công xịn trong đối kháng. Với tầm bắn đến 50km, tốc độ 300km, nó tiêu diệt địch trước khi đạn có tốc độ tối đa 80 hay 100km của địch đến đích. Ngày nay, ngư lôi siêu bọt không còn là bí mật công nghệ của riêng Nga. Trong chiến lược đối trọng, tạo thành khối lục địa châu Á, người Nga đã chuyển hạn chế kỹ thuật này cho một số nước, Tầu Ẫn và Iran.
    Nhược điểm của nó là động cơ sử dụng peroxit, động cơ này dễ phát nổ, nên chỉ được dùng trong các hệ thống vũ khí đắt giá nhất, đảm bảo an toàn.
    Tối qua vừa xem Iran thể hiện tầu đệm không khí tốc độ cao. Rõ ràng, người Iran đã đặt chiến lược đúng. Hầu hết các nỗ lực của họ không phải là các hệ thống răn đe, đất đối đất đầu đạn lớn bắn xa như Iraq hay Tầu. Mà nỗ lực của họ tập trung vào hệ thống đối kháng điện tử chống chiến hạm. Đây là xu hướng nòng cốt của khoa học vũ khí ngày nay. Tầu đệm không khí tốc độ cao trước đây là một độc quyền tuyệt mật của Nga, hoạt động trong biển Caspi (gần Iran). Người Nga đã chế ra những thứ bay nhanh như máy bay và to như tầu thuỷ (trọng tải 500 tấn, sau này, một sự án tầu cứu hộ trọng tải 3000 tấn bỏ dở). Trên lưng là một dàn 6 ống phóng tên lửa hạng nặng. Tầu ngày nay của Iran nhỏ hơn, được chế tạp phức tạp hơn, mục tiêu là tránh radar.
    chao ban HP, minh da doc nhieu bài cua ban minh danh gia su hieu biet cua ban rat rông rai. Dung rang là bi'' quyet cua loai ngu* lôi này là cai'' mu~i và chi? nguoi Nga moi'' co'' thê? ve~nhung cai'' mui~nhu thê'' thôi, còn nhung nhà thiê''t kê'' khac'' vu''t xo'' hê''t. Thua ban HP, loa.i ngu* lôi này chi? co thê? ba''n toi'' 6,9km thôi a. Ba.n tôt'' nghiê.p truong nào thê'' dê? to'' da(ng ki''.
  9. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Tham khảo thêm nguyên lý hoạt động.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Super_cavitation
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Vịt đã được trình bầy trong topic HK100 phần 1. Đây là các thiết bị sử dụng hiệu ứng mặt đất. Khi gần mặt đất, cánh máy bay tạo ra lực nâng và lực đảm bảo cho ổn định lớn gấp bội. Điều này cho phép chế tạo các thiết bị bay là là mặt đất có tải rất lớn. Con Quỷ biển Caspi trên 500 tấn. No hoạt động như máy bay thường, cấu tạo cánh của thiết bị trên được goi là kiểu Nga. Đây là kiểu thành đạt nhất được chọn ngày nay. Lipspic là người chế ra cánh máy bay xuôi sau lừng danh (MIG-15..MIG-19 bên Nga, TA-182 Đức hồi thế chiến, mang tên ông Lipspic). Ông đã lang thang lận đận mang một kiểu cánh khác cho vịt từ Đức, Mỹ, Ahh rồi lại về Đức. Nhưng các hậu duệ của công ty ông đã dùng kiểu Nga sau này, sau khi ông mất.
    Kiểu cánh Nga đó được gọi là Ekran. Nó khác xa hoàn toàn các tầu đổ bộ dùng đệm không khí. Các tàu đó chỉ đi được vài chục km/h, còn Ekran đi đến 500km/h.
    Về ngư lôi siêu bọt.
    Các thiết bị chiến đấu cho tầu ngầm được thử nghiệm trên tầu ngầm tấn công Komsmoless. Đây là chiếc tầu ngầm tấn công có hệ động lực và vũ khí mạnh nhất từ trước đến giờ. Tầu đã bị chìm, nguyên nhân trực tiếp do thuyền trưởng không quyết đoán, tổ chức cứu cháy kém hiệu quả. Nhưng nguyên nhân xa hơn là hệ động lực quá mạnh dồn nén trong kích thước nhỏ, đây là tầu thử ngiệm đầu tiên và duy nhất của lớp tầu này. (tầu có hệ thống làm lạnh và cứu cháy bằng khí truyền nhiệt frêon). Hai lò phản ứng cung cấp 450.000kw(bằng nhà máy điện Phả Lại). Tầu di chuyển trong lòng biển lâu dài 70km/h và cao nhất trên 100km/h.
    Tầu tác chiến được từ độ sâu 600 mét, di chuyển bình thường ở 1000 met và lặn sâu nhất 1250 mét(đều gấp 3 đến 4 lần các tầu ngầm mạnh nhất ngày nay, khoang cứu hộ cuối cùng rời tầu ở độ sâu 600 mét, sau đó tầu chìm xuống 3000 mét). Với các điều kiện đó, các ngư lôi siêu tốc và tên lửa chưa hoạt động được. Điều đó đã dẫn nến việc các ngư lôi siêu tốc và tên lửa được mang bởi các ngư lôi rất lớn, hoạt động tầm xa, dùng peroxit.
    Ngay cả tầng đẩy dùng siêu bọt cũng đã được thử nghiệm tầm hàng chục km. Sau này, các tầng đẩy siêu bọt chỉ hoạt động ở khoảng cách gần, trong tầm hoạt động của các hệ thống tác chiến tầm ngắn (các tầng đánh chặn tên lửa và ngư lôi của chiến hạm). Ở tầm đó, nó mới thể hiệu ưu việt nhất thế mạnh của mình. Còn các tên lửa có cánh hoặc ngư lôi peoroxit mang tầng đẩy siêu bọt đến.
    Theo những phân tích, có khả năng Kursk đã phát nổ do rò rỉ peroxit. Nó đang thực hiện việc phóng ngư lôi vào một chiến hạm nổi khác cách gần 50km. Cũng có thể nó phát nổ do nguyên nhân khác, nhưng cả khoang ngư lôi phát nổ theo đã làm tầu chìm tức khắc.
    So sánh động cơ sử dụng peroxit và động cơ nhiên liệu rắn:
    Về năng lượng. Đến thập kỷ 1970, nhành công nghiệp hoá hữu cơ đã cho ra những chất polyme tốt, thích hợp cho việc làm chất kết dính nhiên liệu rắn. Chúng ổn định với nhiệt độ, áp suất trong khi cháy và các điều kiện bảo quản rộng. Cho phép bảo quan dơn giản lâu dài, thời gian chuẩn bị chiến đấu ngắn và việc chuẩn bị chiến đấu đơn giản. Chúng cũng bền về mặt hoá học để trộn được các chất khác nhau, hốn hợp ổn định lấu dài. Đóng góp quan trọng nhết là bột kim loại mịn, thứ không thể trộn vào với chất kết dính cao su tự nhiên trước đây, vốn dượ lưu hoá bằng lưu huỳnh. Bột bari cho năng lượng mạnh, nhưng độc và đắt. Nên phổ biến sử dụng bột nhôm. NHiên liệu rắn phổ biến ngày nay dùng chất kết dính là polyurethan hoặc polybutadien. Chất ỗxy hoá thường dùng là NH3NO3, chất này có năng lượng cao, dễ làm tinh khiết, mà tinh khiết là điều kiện quan trọng để nhien liệu chạy ổn định. KClO4 cũng được dùng, chất này ổn định nhiệt và cho năng lượng cao hơn, nhưng khó kiẻm soát tính tinh khiết, điều này làm giá thành tăng lên. Nhiên liệu rắn còn có thêm khoảng dưới 5% các phụ gia khác, đây là các bí mật công nghệ, hoàn thiện tính năng của hỗn hợp chính. Ví dụ như cải thiện độ bề cơ học, thay đổi tốc độ cháy, ổn định hoá học để bảo quản lâu dài, hoặc thay dổi một số tính chất của thành phần chính để dùng cho các điều kiện cháy trong những loại động cơ khác nhau.
    Về mặt năng lượng, nhiên liệu rắn sử dụng bột nhôm có tỷ lệ năng lượng / khối lượng tốt hơn perõit. Nhưng nhược điểm cuả nó là khi đã khởi động thì nó sẽ hoạt động cho đến hết, rất khó thay đổi công suất hay dừng lại. Điều này lại hạn chế hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Động cơ của ngư lôi có thời gian làm việc lâu, do đó, ổn định thanh nhiên liệu rắn cháy trong thời gian đó gặp nhiều khó khăn. Vì vậy động cơ này áp dụng phổ biến trong tên lửa dối không hoặc tên lửa đạn đạo có thời gian làm việc của động cơ ngắn, tầng cuối của những tên lửa có thời gian bay lâu hay ngư lôi.
    Động cơ nhiên liệu lỏng thì chất perỗit có dự trữ õy tốt nhất. Nhiên liệu lỏng điều khiển lực đẩy động cơ thuận tiện, thích hợp với những động cơ hoạt động lâu. Tuy nhiên, peroxit rất nguy hiểm, khi tiếp xúc với các chấy chay, như dầu, nó bùng cháy dữ dội ngay. Ngư lôi của Anh-Mỹ có đặc điểm chung là tốc độ rất chậm, nên như cầu sử dụng chất này không cao. Động cơ peroxit đạ được Nhạt Bản thử chế tạo sử dụng trong thế chiến. Nhưng sau nhiều nỗ lực, người Nhạt cũng không đưa vào thực tê hoạt dộng được, kể cả loại "ngư lôi" có người điều khiển.
    trích :
    Tôi nghĩ có thể bạn HP nhầm lẫn tý chút chăng. Theo như tôi được biết thì:
    1. Loại ngư lôi Schkval của Nga không dùng động cơ pe rô xít mà dùng động cơ hoả tiễn

    Động cơ peroxit là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng có lẽ không khác nhiều động cơ hoả tiễn. HP có nhầm cũng ít thôi, vì hoả tức là lửa, tiễn tức là tên.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 05:39 ngày 24/04/2006

Chia sẻ trang này