1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngũ uẩn theo quan điểm sinh lý học và duy thức học (Luận văn tốt nghiệp -Ni sinh Thích Nữ Huệ Liên)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 02/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3. DUY THỨC HỌC
    Giáo pháp do Phật thuyết giảng có ba thời: Có, Không, và Trung Đạo. Có là đề cập đến Uẩn, Xứ, Giới; Không nghĩa là Không Uẩn, không Xứ, Không Giới; Trung đạo nghĩa là chẳng phải Có chẳng phải Không. Thời thứ nhất dùng Pháp phá Ngã; thời thứ hai dùng Không phá Pháp; thời thứ ba phá cả Ngã-Pháp. Tùy căn cơ trình độ Đức Phật diễn n1i giáo pháp hơn 49 năm không ngoài mục đích: phá Ngã chấp, Pháp chấp để thành Phật. Duy Thức học là giáo pháp thuộc thời thứ ba không ngoài mục đích cao thượng này.
    II.3.1. Định nghĩa:
    Tiếng phạn Màtratà nghĩa là Duy, Vijñapti nghĩa là Thức. Duy là duy nhất, riêng biệt; Thức là hiểu biết, phân biệt. Ngoài Thức ra không một pháp nào có thật nên gọi là Duy Thức.
    Duy Thức học là một danh số phức hợp, nếu chia gọn thành ba yếu tố, chia rộng thành tám yếu tố:
    · Ba yếu tố:

    1. Sơ năng biến: thức thứ 8
    2. Nhị năng biến: thức thứ 7
    3. Tam năng biến: sáu thức trước.

    · Tám yếu tố:

    1. Nhãn thức
    2. Nhĩ thức
    3. Tỷ thức
    4. Thiệt thức
    5. Thân thức
    6. Ý thức
    7. Mạt-na thức
    8. A-lại-da thức.

    · Duy Thức học là môn khảo sát vạn pháp trong vũ trụ nên thường chia thành năm nhóm:

    1. Tâm pháp
    2. Tâm sở hữu pháp
    3. Sắc pháp
    4. Tâm bất tương ứng hành pháp
    5. Vô vi pháp
    Bốn nhóm trước thuộc về sự, nhóm sau thuộc về lý hay bản thể của các pháp. Thức cũng chính là Tâm, theo tinh thần của kinh nhấn mạnh nghĩa tập khởi tạo tác, nên gọi là Duy tâm. Theo tinh thần của luận nhấn mạnh nghĩa hiểu biết phân biệt, nên gọi là Duy Thức. Nghĩa của kinh bao gồm cả Nhân-Quả, nghĩa của luận chỉ giới hạn ở nguyên nhân.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.2. Lịch sử truyền thừa:
    Sự hình thành Duy Thức pháp tướng ở Ấn Độ:
    Đức Phật là người đầu tiên trình bày lý Duy Thức trong các kinh. Đứng về mặt hệ thống hóa, triển khai tập thành thì sau khi Đức Phật diệt độ khoảng 900 năm, Duy Thức pháp tướng tông ra đời do công huân của Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước, Thế Thân là những luận sư cự phách của Duy Thức Tông.
    Tiền thân của Duy Thức là tông Du già (Yogacara). Tông này đặt cơ sở giáo nghĩa trên bộ Du già sư địa luận do Bồ Tát Di Lặc đích thân trình bày và Bồ Tát Vô Trước thọ giáo vào cuối thế kỷ thứ IV. Theo truyền thuyết, Đại sư Vô Trước vì muốn thông hiểu pháp Không quán của Đại Thừa đã vận dụng thần thông lên cung trời Đâu Suất thỉnh giáo Bồ Tát Di Lặc. Nhưng các học giả về sau cho rằng những bộ luận đều do ngài Vô Trước trước tác từ sự tổng hợp học thuyết các bậc tiền bối rồi gán cho Di Lặc hoặc luận sư Di Lặc là nhân vật lịch sử đã sáng tác và ngài Vô Trước sao chép lại. Ngài Vô Trước tập thành bộ Du già sư địa luận gồm 100 quyển, 15 địa và thành lập Du già tông chuyên giảng dạy pháp quán hạnh. Ngài truyền lại cho em là Bồ Tát Thế Thân đã bỏ Tiểu Thừa sang Đại Thừa. Bồ Tát Thế Thân hệ thống hóa các yếu điểm lý Duy Thức trong luận Du già thành hệ tư tưởng. Học lý Duy Thức được hình thành và thay thế hẳn tông Du già.
    Về sau, luận sư Hộ Pháp (TK VI) là đệ tử của Bồ Tát Thế Thân; Luận sư Giới Hiền (TK VI, VII) là đệ tử ngài Hộ Pháp đã xiển dương giáo nghĩa Duy Thức tại Ấn Độ.
    Sự hình thành Duy Thức pháp tướng ở Trung Hoa:
    Trước khi Pháp tướng tông hình thành do ngài Huyền Trang (602-664) khởi xướng thì đã có tông Nhiếp Luận (Samparigrana) lấy bộ Nhiếp Luận làm cơ sỏ giáo lý tư tưởng. Ngài Huyền Trang nhập Trúc cầu pháp, tu học 17 năm tại Ấn Độ và tham học Duy Thức với luận sư Giới Hiền. Khi về nước Ngài thuyết giảng và truyền bà tư tưởng qua bộ Thành Duy Thức Luận (vijñappatimatra) đệ tử là ngài Khuy Cơ tập thành bộ luận Duy Thức thuật ký.
    Như vậy, tông Pháp Tướng đã thay thế tông Nhiếp Luận vào đầu TK VII. Sau Khuy Cơ có ngài Viên Trắc (613-696), Huệ Chiểu (651-714), Trí Chu (668-723) truyền bá tư tưởng Duy Thức cho đến thời đại Thái Hư Đại Sư cận đại Trung Hoa Dân Quốc giữa TK XX(1919).
    C. Sự truyền thừa ở Việt Nam:
    Theo truyền sử Phật giáo ở Việt Nam, tông Duy Thức không được thành lập nhưng tư tưởng Duy Thức manh nha được từ khi Phật giáo du nhập vào và được các bậc Cao Tăng Thạc Đức dùng dạy cho đệ tử. Như Thiền Sư Thường Chiếu chủ trương sự tu học chứng ngộ cần căn cứ trên nền tâm học vững vàng mới thành tựu được. Biết rõ tâm tức thấy sự liên hệ giữa chủ thể và khách thể, tức Duy Thức học.
    Thế kỷ XX, Ngài Huyền Cơ khởi xướng học lý Duy Thức, xem như sánh vai với các ngài Thế Thân, Huyền Trang, Khuy Cơ. Hòa Thượng Thích Trí Độ, một học giả uyên bác, lỗi lạc về Phật Pháp, Ngài dịch bộ Lăng Nghiêm và bộ Thành Duy Thức. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Giáo sư Thạc Đức, Hòa Thượng Thích Từ Thông, Thượng Tọa Thích Thiện Nhơn, Thượng Tọa Thích Nguyên Ngôn... đã xiển dương giáo lý Duy Thức.

    D. Điển Tịch: gồm 6 bộ kinh và 11 bộ luận.
    Kinh:
    1. Hoa Nghiêm Kinh
    2. Giả Thâm Mật Kinh
    3. Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm Kinh
    4. Đại Thừa A-Tỳ-Đạt Ma Kinh
    5. Lăng Già Kinh
    6. Hậu Nghiêm Kinh

    Luận:

    1. Du Già Sư Địa Luận, Bồ Tát Di Lặc giảng, Huyền Trang dịch
    2. Hiển Dương Thành Giáo Luận, Vô Trước tạo, Huyền Trang dịch
    3. Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, Thế Thân tạo
    4. Tập Lượng Luận, Trần Na tạo, Chân Đế dịch
    5. Nhiếp Đại Thừa Luận, Vô Trước tạo, Huyền Trang dịch
    6. Thập Địa Kinh Luận, Thế Thân tạo, Bồ đề Lưu Chi dịch
    7. Phân Biệt Du Già Luận, Bồ Tát Di Lặc tạo, chưa đến Trung Quốc
    8. Quán Sở Duyên Duyên Luận, Trần Na tạo, Huyền Trang dịch
    9. Duy Thức Nhị Thập Luận, Thế Thân tạo, Huyền Trang dịch
    10. Biện Trung Biên Luận, Bồ Tát Di Lặc tạo, Huyền Trang dịch
    11. A-Tỳ-Đạt Ma Tập Luận, Vô Trước tạo, Huyền Trang dịch.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.3. Ngũ Uẩn theo Duy Thức Học:
    Thức là sự phân biệt, sự hiểu, sự lĩnh hội... là tâm hay ý thức. Khi dùng những từ này người ta hay có khuynh hướng nghĩa rằng thức là chủ thể nhận thức, chủ thể tư duy. Theo Duy Thức, thức bao hàm chủ thể và đối tượng nhận thức: nhận thức cái gì? Phải có chủ thể và đối tượng mới hình thành nghĩa Thức. Đây là điều căn bản của Duy Thức học. Nghiên cứu Duy Thức phải thấy rằng, luận sư bắt đầu bằng sự phân tích cách thức sử dụng khái niệm và ngôn từ nhưng đến tận cùng biên giới của thế giới hiện tượng thì tận lực đả phá và triệt tiêu hoàn toàn mọi phân tích, khái niệm, ngôn từ để mở đường hiển lộ chân đế tức thực tính vạn pháp, bản thể chân thực của thức tức chân như.
    Như vậy, Thức gồm 2 phần: Sở phân biệt là cảnh vật như: núi, sông, ruộng, vườn... Năng phân biệt là tác dụng phân biệt, nhận thức cảnh vật. Sở phân biệt hay Năng phân biệt cũng đều là thức, tất cả sự vật do Thức biến hiện không thực có, vì mê lầm nên chấp Ngã ?" Pháp. Chấp Ngã vì cho rằng thân mạng hữu tình có quyền tự chủ, tự tạo, sai khiến, sắp xếp mọi công việc. Chấp Pháp vì tin rằng Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Nghiệp (công dụng) là có thực. Trong kinh nói Ngã ?" Pháp vì muốn chúng sanh hiểu nên giả danh như thế, kỳ thực không chấp Ngã ?" Pháp như thế gian
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.3.1. Thức năng biến thứ nhất:
    · A-lại-da: Trung Quốc gọi là Tàng, Thức này có thể chứa tất cả pháp như kho tàng, gọi là tàng thức. Tàng thức không có giới hạn. Năng Tàng: thể tính chứa chủng tử các pháp. Sở Tàng; chổ chứa chủng tử. Ngã ái chấp Tàng; bị Thức thứ hai chấp làm Ngã.
    · Dị Thục thức: dị thời nhi thục, dị loại nhi thục, biến dị nhi thục.
    · Nhất thế chủng thức: các Pháp hiện hành trong thế gian và xuất thế gian đều có chủng tử. Chủng tử là nhân, hiện hành là quả.
    Đó là tên gọi của Tự Tướng, Quả Tướng, Nhơn Tướng của A-lại-da là bản chất hiện hữu của sinh mệnh và môi trường, trong đó sinh mệnh tồn tại. Tác dụng A-lại-da là năng trì và năng biến tức khả năng duy trì căn thân và khả năng phát hiện hiện tượng từ chủng tử thành hiện hành. Sự phát hiện theo lý nhân duyên và nghiệp báo. Như vậy, sinh mệnh và sinh hoạt của sinh mệnh là những pháp hiện của A-lại-da theo tổng thể giá trị của nghiệp báo đã qua. Phải có căn thân, khí thế gian, Thức mới duy trì và bảo tồn sự hiện hữu của sinh mệnh và thế giới. Trong đó, thế giới A-lại-da là thế giới tánh cảnh, là tương phần của A-lại-da, là đối tượng sở duyên cho kiến phần dựa trên nguyên tắc tự biến và cọng biến để pháp hiện sinh mệnh và duy trì chủng tử, thân thể, giác quan, môi trường vật lý bằng hiện hành. Từ vô thỉ đến nay thức này vẫn hằng chuyển biến, mỗi niệm, mỗi sanh diệt tương tục, không gián đoạn, hằng chuyển nên chẳng đoạn diệt, liên kết biến chuyển không diệt nên không thường. Vì có hai mặt Nhiễm - Tịnh nên khi đạt quả vị A-La-Hán mới xả bỏ được danh xưng A-lại-da (Nhiễm) còn nguyên vẹn phần thanh tịnh tức Đại Viên Cảnh Trí.
    A-lại-da là chủ nhân ông của các thức, là nền tảng của mọi thức vì những thức này chỉ phát hiện sau khi A-lại-da đã được an lập.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.3.2 Thức năng biến thứ hai:
    Tiếng Phạn là Mạt-na, Trung Quốc dịch là Ý, nhưng không phải là ý thức (thức thứ sáu), vì tính tư lương nỗi bật của nó. Năm thức trước đều có chỗ y cứ, bên ngoài thấy được nên gọi là sắc căn, còn căn cứ của ý thức không có cơ sở rõ ràng và dùng thức thứ bảy là căn cứ nên gọi là tâm căn hay căn của thức thứ sáu. Ý thức và Mạt-na đều có tính tư lương nhưng Mạt-na chỉ tư lương A-lại-da lấy đó làm tự ngã mà không tư lương pháp khác. Còn ý thức thì tư lương tất cả pháp trong ?" ngoài. Do chấp A-lại-da làm ngã nên có bốn món phiền não tương ứng: Ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. đều do chấp ngã sinh ra. Chừng nào ngã chấp này còn hiện hữu, dù hình thái chủng tử hay hiện hành, chừng ấy A-lại-da vẫn còn là nạn nhân của luân hồi sinh tử. Đối tượng của Mạt-na là kiếp phần của A-lại-da, lấy A-lại-da làm chổ sở y, rồi cho đó là Ngã. Theo Duy Thức học, đấy là nguồn gốc của sự lầm lẫn trong nhận thức. Ác nghiệp và thiện nghiệp trong quá trình sinh mạng cứ tiếp tục do sự lầm lạc này. Nếu tu tập thiện nghiệp, A-lại-da sẽ thanh tịnh, vô minh tiêu tan và Mạt-na bị xóa bỏ. Đây chính là bình đẳng tánh trí.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.3.3. Thức năng biến thứ ba:
    Tác dụng không giống nhau nên chia sáu loại: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Sáu thức có điểm tương đồng nên có tên gọi tổng quát là thức năng biến thứ ba. Do sáu căn sai biệt nên có từng tên gọi. Do biện biệt cảnh thô phù bên ngoài nên gọi liễu biệt cảnh thức tánh tướng đều liễu cảnh. Tương ứng 51 tâm sở nên tác dụng của thức này có thể đưa đến giác ngộ, niết bàn (thiện), vô minh luân hồi (ác), hay không công dụng chi cả (vô ký)
    A. Biến hành:
    Biến tướng khắp hết và thường có trong tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), không gian (ba cõi chín địa), khắp các tánh (thiện, ác, vô ý). Khi sáu căn tiếp xúc sáu cảnh (Xúc) đưa đến móng nghĩ (Tác ý) tất cảm thấy sướng, khổ, chẳng sướng chẳng khổ (Thọ), cảnh ấy in bóng lại (Tưởng) sinh sự nghĩ ngợi ứng phó (Tư). Biến hành có mặt trên cả ba thức năng biến.
    B. Biệt cảnh:
    Khi đối cảnh khởi mối ham muốn mong cầu (Dục), lại thấy hiểu hơn hết mà không bị duyên ngoài lay động (Thắng giải), mỗi cảnh lại rõ ràng không quên (Niệm) qui tụ niệm tán loạn về thuần nhất (Định) sẽ phát sinh trí tuệ đối với cảnh đó (Huệ).
    C. Thiện:
    Đối với chân lý đáng tin sinh lòng tin (Tín), đối với pháp lành hết sức hành trì (Tinh tấn), đối với việc hiền thiện mà không làm được trong tâm sinh hổ thẹn (Tàm) lời phê bình bên ngoài đối với việc xấu xa, đáng khinh sinh chỗ bẽn lẽn (Quí). Cảnh đáng ưa không sinh ham thích (Vô tham), cảnh đáng ghét không sinh giận dữ (Vô sân), cảnh giới không bị mê hoặc (Vô si), thâm tâm thanh thoát chẳng hôn trầm (Khinh An), chăm chú hành trì không sao lãng (Bất phóng dật), bình đẳng mà chẳng gây hại (Bất hại). Đây là những điều mang đến thuận tiện, lợi ích cho bản thân và tha nhân trong đời này, đời sau.
    D. Căn bản phiền não:
    Cảnh giới đáng ưa sinh lòng ham thích (Tham), cảnh giới không thích sinh lòng giận dữ (Sân), không rõ sự lý (Si), cậy giỏi khinh người (Mạn), không tin và sự chân chính (Nghi), trước lẽ chân chính mà chấp trước điên đảo (Ác kiến). Ác kiến có 5 loại: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ. Đó là những tâm sở gây cho chân tâm phiền não, tán loạn, bất an.
    E. Tùy phiền não:
    Từ căn bản phiền nạo sanh khởi, nhân tố sai khác của căn bản phiền não xuất hiện một cách bình đẳng nên gọi là tùy. Căn bản phiền não là gốc, tùy phiền não là cành lá. Do giận khi gặp nghịch cảnh (Phẩn) lưu lại mãi trong tâm (Hận) che đậy tội lỗi của mình (Phú) sinh lòng buồn phiền bực dọc (Não), ganh ghét đối kỵ (Cuống) nịnh hót để đạt danh lợi (Siểm) làm tổn hại người khác (Hại), ỷ có tài rồi khinh người (Kiêu). Đây là Tiểu tùy, Trung tùy có hai là Vô tàm, Vô quí trái với tàm quí. Đại tùy có tám: lao chao, dao động (Trạo cử), tối mờ (Hôn trầm), không tin (Bất tín), trể nãi (Giãi đãi), buông lung (Phóng dật), không nhớ (Thất niệm) rối loạn lăn xăn (Tán loạn), hiểu biết không chân chánh (Bất chánh tri).
    F. Bất định:
    Trước đã làm sau sinh hối hận ăn năn (Hối) làm thân tâm mệt mỏi chỉ mơ màng giấc ngủ (Miên), tư tưởng suy tìm lý nghĩa thô sơ (Tầm) hoặc suy tìm tinh tế (Tứ). Những hình tượng này chưa phân định hẳn là thiện hay ác nên gọi là Bất định.
    G. Thành lập nghĩa Duy Thức:
    Đề cập ba Thức năng biến tức chỉ cho tám thức. Sở biến tức hai phần kiến, tướng, sở y tức tự chứng phần của ba thức năng biến, vì nó làm chỗ nương tựa cho kiến và tướng phát sanh. Đã có hai phần bị biến hiện là kiến và tướng bên ngoài, tất phải có hai phần năng biến bên trong là tự chứng phần và chứng tự chứng phần. Bốn tướng được thành lập như thế, sanh ra biến hóa vô cùng.
    Ngã-Pháp là cái bị biến của hai phần kiến-tướng trong Thức. Nói ?ochuyển biến? tức nói tám thức và tâm sở tương ứng đều có thể biến thành kiến-tướng; kiến phần hay chấp lấy tướng nên gọi là sở phân biệt. Ngã là tướng năng thủ thuộc kiến phần biến ra. Vì hai phần kiến tướng có thể biến ra nghĩa của ngã-pháp, nên có thể nghĩ rằng ngã pháp do kiến phần biến ra đều không có, thế nên có thể bảo ?oTất cả đều do thức biến?.
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    III.3.3.4. Tam lượng: có 3 hình thái nhận thức.
    Hình thái nhận thức thứ nhất là hiện lượng. Nhận thức trực tiếp không qua trung gian suy luận hay diễn dịch. Nhận thức thuần túy cảm thọ, không có tính cách phán đoán và ước lượng. Đây là trường hợp năm thức đầu, có khi cộng tác với thức thứ sáu là Ý thức cho tác dụng nhận thức trực tiếp không lẫn lộn yếu tố suy luận. Thức thú sáu có nhiều hình thái nhận thức nhưng hiện lượng là một trong những hình thái ấy.
    Hình thái nhận thức thứ hai là tỷ lượng mang tính phân biệt, suy đoán, thức thứ sáu mang hình thái này. Đây là kết quả của tác dụng so sánh phân biệt, ước lượng, suy luận. Hình thái nhận thức thứ ba là phi lượng. Hiện lượng sai gọi là tợ hiện lượng, tỷ lượng sai gọi là tợ tỷ lượng. Phi lượng chẳng qua là tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng. Mạt-na thức có hình thái nhận thức là phi lượng.
    III.3.3.5. Tam cảnh: có 3 đối tượng nhận thức.
    Tánh cảnh hay lĩnh vực tự thân của thực tại. Trong lĩnh vực này sự vật đúng là lĩnh vực trong thực tại của chúng, không bị biến hình bở tác dụng phân biệt tỷ giảo của nhận thức con người sự vật đây là tự thân thực tại, chính là Duy Thức tánh.
    Đối chất cảnh là đối tượng của mọi thức trừ thức thứ tám. Đây là lĩnh vực của ý tượng. Những ý tượng này được cấu tạo trên căn bản hữu chất tánh cảnh, là đối tượng của thức. Do vô minh và ô nhiểm của nhận thức, không mấy khi thức đạt đến bản thân của thế giới tánh cảnh. Thức kiến tạo một thế giới đối chất cảnh gồm ý tượng tạo nên trên căn bản tánh cảnh; nhận thức thế giới này là đối tượng của ý thức. Thức này do tác dụng của phân biệt, suy luận, tạo nên thế giới biến kế chấp mà nền tảng là sự tưởng tượng về tính cách đồng nhất và bất biến của các hiện tượng.
    Độc ảnh cảnh là thế giới ảnh tượng do ý thức tái thiết khi vắng mặt cảm giác. Nó hoạt động độc lập không cộng tác với năm thức đầu. Đây là đối tượng là tánh cảnh (trường hợp tri giác thuần túy) hay đối chất cảnh (trường hợp tưởng tượng), mộng mị, hồi tưởng).
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    III.3.3.6. Tam tự tánh:
    Chìa khóa nhận thức luận Duy Thức là khái niệm về Tam tự tánh của sự vật và nhận thức.
    · Biến kế sở chấp: vạn pháp không hiện hữu theo cách thức chúng ta khái niệm chúng. Thế giới khái niệm không là thế giới thực tại. Sự vật trong thực tại hiện hữu theo cách thức của chúng, không thể nắm bắt bằng khái niệm hay diễn tả bằng ngôn từ, chúng là thế. Nhận thức sự vật không đúng với những đặc tính, đó là biến kế sở chấp, một cái nhìn méo mó theo lăng kính vọng tưởng phân biệt. Đặc tính của thức là biến kế sở chấp vì có mặt chủ thể và đối tượng phân biệt. Chỉ có Trí hay Tuệ giác mới không có chủ thể và đối tượng.
    · Y tha khởi: tính cách tương liên, tương sinh, tương thành của vạn vật. Y tha khởi gần như đồng nghĩa với duyên khởi, phá vỡ dần dần tính cách biến kế sở chấp mà nhận thức đã khoát lên cho thực tại. Phải thấy rằng không có sự vật nào không hiện hữu với những sự vật khác, không thể vượt khỏi luật tương duyên tương sinh. Cái này hiện hữu dựa vào những cái khác, nương nhau mà tồn tại. Sự sinh, trượng, hoại, diệt của các pháp tác động vào nhau nên đặc tính của các pháp lá Y tha khởi.
    · Viên thành thật: sự vắng mặt vĩnh viễn của biến kế sở chấp nơi Y tha khởi. Do đó, Viên thành thật và Y tha khởi không phải một không phải khác. Liên hệ giữa hai loại giống như liên hệ giữa vạn vật vô thường và tính cách vô thường của vạn vật, không thể thấy cái này nếu không thấy cái kia. Viên thành thật là chân tướng của thực tại cũng chính là y tha khởi, không thể thấy tự tính viên thành thật nếu không thấy tự tánh y tha khởi, cũng như sóng và nước vậy.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.3.7. Tam vô tính:
    Sau khi thành lập Tam tự tính, Đức Phật lại tuyên lập thuyết Tam vô tánh: Tướng vô tánh, Sanh vô tánh, Thắng nghĩa vô tánh. Chính vì biến kế sở chấp tự tánh hình thành Ngã ?" Pháp tánh nên Đức Phật đưa ra thuyết tướng vô tánh nhằm triệt tiêu chấp Ngã ?" Pháp vì y tha khởi tự tánh tạo khái niệm Duyên sanh tánh mới có thuyết Sanh vô tánh để giải trừ. Viên thành thật tự tánh khiến chúng sanh chấp vào khái niệm đắc ly ngã pháp tánh nên Thắng nghĩa vô tánh được dùng để đối trị.
    Thắng nghĩa vô tánh là không có tánh chấp trước, chấp Ngã ?" Pháp, chấp Có ?" Không, tức Ngã ?" Pháp tánh đều không, chẳng thêm chẳng bớt, tức Chân Như.
    Theo Bát Nhã Kinh, cạnh khái niệm Không có khái niệm Vô Không, Theo Duy Thức, cạnh khái niệm Tam tự tánh có khái niệm Tam vô tánh. Kinh Kim Cang thuyết: ?oPhàm sở hữu tướng vô thị hư vọng?, Tam vô tánh đích thực là vô không, là xa lìa cái xa lìa. Sự cẩn mật, phòng vệ, ngăn ngừa không cho khái niệm hóa cái tuyệt đối được thể hiện theo nguyên tắc phá trừ tà kiến để nhìn thấy thực tại và những khái niệm về thực tại của Tam tự tánh phải tự hủy diệt để Duy Thức tự do hiển lộ. Khái niệm ngôn từ phải tưong hủy, tương diệt để nhường chỗ cho Tuệ giác vô niệm và vô phân biệt. Đó chính là chỗ Phật mật ý thuyết tam vô tánh.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.3.8. Chuyển Bát Thức thành Tứ Trí:
    - Chuyện A-lại-đa thành Đại viên cảnh trí: thức năng biến thứ nhất là bản thể các pháp, nó hiện hữu là cái pháp hiện hữu. Hành tướng Năng duyên-Sở duyên của nó nhỏ nhiệm khó biết, nó huân tập căn thân và thế giới vào Tàng thức rồi đưa Ngũ uẩn vào vòng luân hồi. Khi tu tập đến địa vị A-La-Hán, Bích chi Phật, Bồ Tát, Như Lai, xa lìa tạp nhiễm phân biệt, chẳng vong chẳng ngu, tất cả tánh tướng thuần tịnh viên đức, chủng tử thanh tịnh, có thể hiện có thể sinh các ảnh Phật, thân Phật, cõi Phật không hở không dứt, cùng tột như gương lớn hiện hình ảnh, đó là Đại viên cảnh trí.
    - Chuyển Mạt-na thức thành bình đẳng tánh trí: thức năng biến thứ hai là năng lực chấp ngã chấp pháp của bản thể. Nó là nguyên nhân hìnht hành nhân sinh quan, vũ trụ quan, tạo nên quan niệm bỉ thử và thế giới sai biệt, làm cho đau khổ thành hình. Trên bước đường tu tập nhờ công năng quán trì ngã chấp-pháp chấp ở mức độ vi tế được tiêu trừ, trở thành vô lậu. Khi ấy tự - tha, hữu tình ?" vô tình đều bình đẳng, tùy tâm sở thích của chúng hữu tình mà thị hiện thọ dụng thân và độ khác nhau để thể hiện tâm đại từ đại bi. Đó là Bình đẳng tánh trí.
    - Chuyển Ý - Thức thành Diệu quan sát trí: quá trình chuyển Thức thành Trí do công năng tu tập, quán hạnh của thức thứ sáu. Ban đầu điều phục phần hiện hành ngã chấp, pháp chấp, kế tiếp là đoạn trừ hai món chủng tử phân biệt Ngã ?" Pháp, sau đó đoạn trừ hoàn toàn chủng tử câu sanh, cuối cùng đoạn trừ hoàn toàn vi tế pháp chấp, chuyển thức thành trí. Khi đó trí này có công năng khéo léo quán sát các pháp tự tướng, cọng tướng vô ngại mà chuyển. Nhiếp môn vô lượng tổng trì, phát sinh công đức, đạt thanh tịnh giải thoát. Diệu quan sát trí chiếu soi căn cơ chúng sanh trong đại thiên thế giới, thể hiện tác dụng sai biệt vô biên đều được tự tại, tùy căn cơ thuyết pháp hóa độ, khiến chúng hữu tình được lợi ích, an lạc.
    - Chuyển Tiền ngũ thức thành Thành Sở tác trí: khi ở địa vị phàm phu, năm thức trước không có công năng tu tập, chỉ do thức thứ 6 tu tập và thành Phật quả. Khi thức thứ 8 chuyển thành Đại viên cảnh trí các căn hoàn toàn thanh tịnh thì năm thức trước chuyển thành Thành Sở tác trí. Vì lợi ích chúng hữu tình, khắp mười phương thị hiện các thứ, biến hóa ba nghiệp theo sức bổn nguyện mà thực hành.
    Như vậy, các thức chuyển các hữu lậu thành Trí. Trí không phải thức mà nương nơi thức chuyển, vì thức làm chủ nhân nên mới chuyển thức đuợc. Ở vị hữu lậu: trí hèn thức mạnh; ở vị vô lậu: trí mạnh thức hèn. Khuyên chúng hữu tình nương trí bỏ thức nên luận sư nói thức thành trí.

Chia sẻ trang này