1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngũ uẩn theo quan điểm sinh lý học và duy thức học (Luận văn tốt nghiệp -Ni sinh Thích Nữ Huệ Liên)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 02/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.4. Đánh giá ưu khuyết điểm hai môn:
    Không thể phủ nhận thành quả của Sinh lý học đã giúp y khoa, dược khoa và nhiều ngành liên quan, đạt kết quả trong chẩn đoán, điều trị phòng bệnh... một cách hữu hiệu. Sự phân tích tỉ mỉ, tìm hiểu quá trình vận động của cơ thể và hệ thần kinh nhằm giúp y sĩ giảm thiểu nỗi đau khổ về thân bệnh cho con người. Họ có thể thay thế các bộ phận trong cơ thể, phục hồi chức năng sống, đẩy lùi bệnh tật, phòng ngừa dịch họa có thể tàn sát hàng loạt nhân mạng. Bất kỳ nơi đâu, thành phần xã hội thế nào... mỗi khi có bệnh đều rất tin tưởng tìm đến điều trị. Vì khoa học này đã tìm được then khóa trong cấu trúc, cấu tạo và điều hòa chức năng của các cơ quan và sự ổn định về mặt sắc pháp. Dù được hình thành đã lâu, nó vẫn là một nghành khoa học đang pháp triển, luôn trẻ hóa để giải đáp những vấn đề y học hầu hoàn thiện cao hơn mục đích cứu người.
    Tuy nhiên sinh lý học chỉ dừng lại ở mặt sắc pháp, không thể đi sâu nghiên cứu Tâm pháp được. Rất chi tiết chính xác về cơ thể nhưng không thể bước ra khỏi tư duy đặt nền móng trên vật chất. Nếu không có chổ đặt chân đứng thì sinh lý học không thể tư duy, hoàn toàn bất lực và mất phương hướng. Một chuyên gia sinh lý học lỗi lạc vẫn phải làm mồi cho ngọn lửa tham, sân, si, ái, dục... thiêu đốt, vẫn tham đắm, chấp trước vào Ngã ?" Pháp một cách cực đoan. Họ thiết lập thành trì kiên cố để bảo vệ cái ta được cấu tạo bằng nguyên tố hóa học của họ, sành sõi về cấu trúc di truyền nhưng vẫn không giải thích được cơ chế nào xuất hiện thần đồng hay những người có năng lực siêu nhiên... đã từng làm đau đầu các nhà khoa học trong xã hội. Thế nên, về mặt tinh thần, sinh lý học không thể điều trị được tâm bệnh, chỉ có thể sử dụng hóa chất làm an thần kinh, giảm thiểu kích động cơ học. Cũng không thể giải thích vì sao con người phải chịu đau khổ triềm miên, vì sao trạng thái tâm lý vững mạnh có thể giúp chiến thắng bệnh tật. Không thể biết cơ chế nào làm chủ thân tâm, tư duy những điều cao thượng, khả năng lĩnh hội và phát triển tâm linh vô tận... Con người của sinh lý học chỉ tồn tại một thời sinh mạng, nếu đã chết mọi việc xem như không còn gì để bàn nữa.
    Ngược lại, Duy Thức học đơn giản trong mức độ tìm hiểu cấu trúc cơ thể nhưng hết sức thâm sâu về tâm linh: hành trang của tâm, lộ trình tâm, dòng tâm thức diễn biến, dòng sinh mệnh liên tục không ngừng nghỉ từ vô thỉ, siêu thế tâm, tâm chân như. Diễn biến tâm lý trong quá trình tu tập hay cấp độ tu chứng được diễn giải đầy đủ, hành trình gột rửa ô tâm được chỉ bày minh bạch và phân tích cặn kẻ. Duy Thức học cố gắng gột rửa tư duy của nhân loại ra khỏi sự tầm thường để đưa con người đến thực tại viên mãn, không phân biệt, kế đạt bởi thường - đoạn, lai - khứ, năng - sở. Dập tắt vọng tưởng điên đảo, hủy diệt gốc rể chấp thủ và chủ thể và đối tượng - nguồn gốc của nhận thức sai lạc có căn cội từ A-lại-da được các nhà tri thức truy tìm và chỉ rõ. Sau đó, đưa ra phương pháp cụ thể để ngăn ngừa tiêu diệt... được trình bày minh bạch qua quá trình tu tập đi đến cứu cánh, chân như, nhưng một khi những khái niệm, nhận thức được hành giả xem là sở đắc, sở chứng thì lập tức bị dập tắt hoàn toàn cho đến khi ?oVô đắc, dĩ vô sở đắc cố?, tức đạt tuệ giác, đắc quả chuyển y cũng là pháp ngã chấp pháp chấp để thành Phật, là mục đích cao tối thượng của Duy Thức học. Lý thuyết ?oTam giới duy tâm, Vạn pháp Duy Thức? và ?oTam tự tánh, Tam vô tánh? là những luận chứng đầy sức thuyết phục và trác tuyệt về phương diện mỹ học của giáo lý Phật Đà. Vì sao? khởi đầu đi từ thân tướng hữu lậu Ngũ uẩn đầm đìa phiền não chướng - sở tri chướng, các luận sư khuyến cáo, chứng minh bản chất giả tạm, vô thuờng của xác thân và hướng dẫn đi trên con đường gọi là ?oLộ trình giải thoát?. Cứ mỗi khi bám chân đứng được trên mảnh đất tâm ấy thì lập tức bị phủ nhận triệt để. Thiết lập rồi phủ nhận liên tục. Và một khi không còn gì để triệt tiêu nữa, hành giả đốn ngộ Duy Thức tánh, thể nhập thực tại tánh cảnh thì mỗi mỗi sự việc lại phục hồi như cũ.
    Núi ?" sông vẫn là núi ?" sông nhưng không phải là núi ?" sông của ngày xưa nữa. Vì Hữu lậu Ngũ uẩn trở thành Vô lậu Ngũ Uẩn, vì thức đã chuyển thành trí. Sắc ?" Tâm được triệt để phá hủy cũng chính là tận lực xây dựng. Đức Phật hiểu rằng chỉ ở cõi Dục giới mới pháp được Thắng tâm.
    Tuy nhiên, kinh sách tông Pháp tướng khó đọc, khó hiểu. Câu văn không phân đoạn rõ ràng, chữ dùng lại nghiêm cẩn, nghĩa chập chùng khô khan. Người sơ cơ khó thấy được chỗ hứng thú. Danh tướng lại tế mật, phức tạp, nhỏ nhiệm chi ly, nếu không đủ tinh lực thần khí sáng suốt sẽ khó lĩnh hội căn gốc. Nghĩa lý quá thâm trầm làm người đọc dễ nhận lầm, thần trí mịt mờ, có khi dụng công cả đời vẫn chưa đạt tới chỗ thâm yếu. Lời dạy của tông pháp tướng tinh mật mà thiết thực, lấy phân minh làm nguyên tắc, viết một chữ đặt một câu phải hết sức thận trọng, ngại ngần, không dám tùy ý thay đổi câu chữ sợ sai lầm mà phải đọa lạc và cô phụ tiền nhân. Viết đã khó nói càng khó hơn, mở miệng e lầm. Những tưởng là thông suốt nhưng diễn đạt lại lúng túng rối rắm, khiến người đối diện khó nghe khó hiểu. Người nói mê lầm, người nghe càng mờ mịt... chính vì những tệ ấy mà Duy Thức học ít người nghiên cứu tụ tập.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    II.3.4. Sự giao thoa của hai khoa học:
    Tuy khác nhau về phương pháp nghiên cứu nhưng vẫn chung mục đích là vì sự an lạc thân tâm cho chúng sinh nên có những điểm giao thoa giữa hai môn học này.
    Sắc pháp được cấu tạo bởi tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong hay cơ thể ở mức độ tế bào vẫn có sự hiện diện của các yếu tố vi lượng (khoáng chất vô cơ), đa lượng (hữu cơ); dịch lỏng (máu, chất dịch tiết); không khí (sự hô hấp, cung cấp oxy hóa); năng lượng để cơ thể duy trì nhiệt độ và hoạt động sinh tồn. Chính xác hơn, tứ đại hợp hòa sinh mệnh tồn tại, tứ đại phân ly thân mạng hủy diệt hay các ion điện tử của các nguyên tố liên kết bằng mối liên kết hóa học được bền vững thì cơ thể hoạt động, ngược lại là bệnh tật và tử vong.
    Thân người là vô thường, sinh diệt vô ngã, sắc thân giả tạo không thể trường cữu. Trong thành phần cấu trúc tế bào cơ thể đều song song hai quá trình tái tạo và hủy diệt hoạt động không ngừng nghỉ. Mầm mống diệt vong có sẳn trong mầm sự sống Sử hủy diệt kéo dài từ tuổi thơ đến già lão trong khi quá trình sinh trưởng chỉ phát triển ở giai đoạn thanh xuân.
    Sự tồn tại của sắc thân tùy thuộc và duyên sinh, nghiệp quả hay điều kiện môi trường tác động và dòng sinh mệnh là một trường tương tác với môi trường. Nhân duyên tác động lên sắc và tâm, y tha khởi tự tánh chính là tác động của nhân duyên đã ảnh hưởng đến dòng tâm thức khiến tâm không dừng nghĩ bởi sự huân tập và hiện hành của chủng tử. Đó cũng chính là sự vận chuyển của xung động điện qua điểm tiếp hợp của hai tế bào thần kinh (xinap) để đáp ứng khi cơ thể bị môi trường kích thích. Khi phát hiện điều này, con người cần chuyển những giao động vô ích thành sự tập trung năng lực để mở lối cho tri thức hiện lộ tiến đến chân trời cao thượng hơn là tư duy quẩn quanh bên những dao động sắc thân.
    Thân khổ do bệnh, tâm khổ do vô minh nên hai môn học đều nhất quán rằng chính tinh thần đóng vai trò then chốt để điều hành chi phối, ảnh hưởng, tạo tác. Hệ thần kinh trung ương, thần kinh cao cấp, thần kinh thực vật, các cơ quan... là căn để tâm và tâm sở hiện hành, huân tập chủng tử, điều khiển các hoạt động mang tính động vật và thực vật của con người. Khi một cá nhân chết đi, thế giới tánh cảnh vẫn tồn tại, sinh mệnh và những phần tử đã tham dự trong thế giới tánh cảnh trở vể trạng thái chủng tử tức hạt giống tại A-lại-da. Thân thể, ngũ căn, ngũ trần, ngũ thức... đều là chủng tử. Tuy ở hình thái chủng tử nhưng tất cả đều chuyển biến, sinh hoạt dưới định luật nghiệp báo. Khi đủ nhân duyên, một giai đoạn mới bắt đầu và dòng sinh mệnh lại tiếp tục. Điều này hoàn toàn trùng hợp với lý thuyết gen nằm trong nhiễm sắc thể dưới dạng mã di truyền trong ADN và khi hai giao tử khác phái gặp nhau (hiện diện trong tinh cha huyết mẹ) sẽ tạo hợp tử, một sinh mệnh bắt đầu với đầy đủ căn thân và hình dạng. Nếu không có điều kiện chúng sẽ tìm ẩn trong gen mà cấu tạo cơ bản của gen chính là các nguyên tố, nguyên tố do bởi ion điện tử cấu thành. Sự vận động của điện tử do năng lượng tác động. Có thể đưa đến kết luận năng lượng đồng dạng với nghiệp báo chăng? Vì năng lượng sinh ra do sự tương tác của các chất trong phương trình phản ứng hóa sinh, còn nghiệp báo là kết quả của các hành động thân khẩu ý.
    Khi Thiền quán các đề tài nhằm triệt tiêu Ngã ?" Pháp, sẽ đầy đủ súc tích hơn do tính chất chi tiết của sắc pháp và tâm pháp khi phối hợp hai môn này. Với thân vô thường là một tổ hợp duyên sinh, khi tâm hướng đến cấu trúc từng cơ quan ở mức độ vi mô hạt điện tử sẽ đặc sắc khi tiến xa hơn thói quen dừng ở: ?oBụi xương trắng phát tàn trong không khí? của Bất tịnh quán. Vì một hạt bụi xương ấy có mặt hàng triệu triệu điện tử của nguyên tố vô cơ. Cái gọi là Ngã mà ta yêu quí chỉ là một đám mây điện tử dầy đặc đang hoạt động tương tác trong không gian mà thôi. Với pháp vô ngã như thế, vạn vật trong vũ trụ này tồn tại dưới dạng vật chất cũng do nguyên tử cấu thành. Tồn tại dưới dạng khái niệm của tư duy, tâm thức lại do xung động điện trong tế bào thần kinh tích hợp nên các Pháp không có tự ngã. Không có cái chi gọi là ta hay của ta. Nhưng sự hiện hữu của ngã Pháp là có theo định luật duyên sinh thể hiện dưới hình thức tương tác bởi các quy luật tự nhiên về tâm sinh lý, vật lý và hóa học. Từ đây, có thể trả lời những câu hỏi từng ray rứt bao thế hệ: con người từ đâu đến? Khi chết con người về đâu? Con người có tồn tại hay không tồn tại... Một các cụ thể và khoa học.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    III. PHẦN TỔNG KẾT
    TRÌNH BÀY MỘT ĐƯỜNG LỐI MỚI CHO HÀNH TRÌNH TỰ ĐỘ - ĐỘ THA
    Thời đại khoa học kỷ thuật của thế kỷ XXI đặt con người trước ngưỡng cửa mới tùy theo yêu cầu từng vị trí mỗi người. Giờ đây vũ trụ dường như gần hơn bởi các cuộc thám hiểm không gian bằng viễn vọng kính và phi thuyền. Trái đất chỉ còn là làng địa cầu do mạng lưới thông tin hiện đại. Các nền văn minh trên thế giới không còn xa lạ. mỗi nền triết học là tài sản chung cho nhân hoại. Chúng ta may mắn được hấp thụ nền Phật học cao siêu, nền triết học Đông phương thâm áo. Nay trước yêu cầu cấp bách khi nền triết học duy vật của Tây Phương đi vào ngõ cụt, bế tắt và phá sản, họ tìm về phương đông để hấp thụ tinh hoa uyên bác của Phật giáo. Muốn nói cho Tây phương hiểu được Đông phương không gì bằng trang bị khoa học kỷ thuật và sinh ngữ để hướng dẫn họ. Giải thích Ngũ uẩn phải ca7n cứ từ vật chất đi dần đến tinh thần. Phải chứng minh vật chất ?" tinh thần có mối tương quan. Tinh thần hướng dẫn vật chất và vật chất là phương tiện giúp tinh thần thăng hoa.
    Đạo Phật đặt nền móng trên con người, lấy con người làm gốc. Vì Ngã chấp Pháp chấp mà con người bị trói buộc trong phiền não chướng, sở tri chướng. Cái Ngã bền chắc lạ thường, Pháp nào cũng tự Ngã mà có. Ngã chi phối mọi hành động, tư duy chí hướng của con người. Sử dụng sinh lý học hầu hiểu rõ mặt sắc pháp, biết nguồn máy người cần gia cố, bảo toàn những chức năng sống và hoạt động cho sự tồn tại của sắc pháp. Tu tập theo Duh Thức học là hành trì Ngũ Trùng Duy Thức quán để lộ Duy Thức tánh tức pháp Ngã thành Phật. Một đời sống giải thoát, tự tại, ung dung trong cõi ta bà ô trược mà hương diệu liên thơm ngát trong lòng.
    Có nên đặt vấn đề nhận thức lại tư tưởng của Chư Hiền được xem là khuôn vàng thước ngọc hàng ngàn năm qua và ngày nay có cần rập khuôn như thế? Thời đại nào sản sinh khuôn khẩu mấy. Phương pháp có thể thay đổi nhưng cứu cánh phải bất biến: cuộc đời là khổ, không, vô thường, vô ngã. Làm thế nào để ta hết khổ? Làm thế nào cho người hết khổ, Tinh tấn tu học giáo lý Đức Phật, Thánh chung cùng Cổ Đức đã dầy công kiến tạo và truyền thừa hầu quán triệt chân lý, rõ lẽ tử sinh, liễu biệt tánh-tướng để mang thân Ngũ uẩn đến môi trường nào và hoà và môi trường đó, làm hướng đạo sư cho chúng sinh đến bờ giải thoát chứ không phải là chuyên viên nghi lễ tế đàn. Ngoan ngoãn rập khuôn người xưa nay phủ nhận di sản truyền thừa đều là sở đoản mà người thừa kế cần phải tránh. Phát huy tuệ giác để đưa ta và người qua biển khổ chính là người đền ơn cổ đức vậy.
    Từ những thành tựu khoa học kỹ thuật có thể mượn điện tử để lý giải chủng tử, mượn dòng điện sinh học trong hệ thần kinh để mô tả dòng tâm thức hằng chuyển như bộc lưu, mượn năng lượng điện tử để giải thích thần thông của Chư Phật đã thể hiện trong kinh điển đại thừa, mượn sự hoạt hóa năng lượng lớp điện tử chuyển từ mức độ thấp lên mức độ cao để nói về nhận thức ba cõi Dục, Sắc, Vô Sắc (sự nhận thức do mức độ điện thế ion màng tế bào-sinh lý học), sự du hành vào cõi tam thiên đại thiên thế giới có gì bí ẩn nếu biết được then khóa để mở mức năng lượng sinh học cực đại cho tiểu vũ trụ này hòa nhập và đại vũ trụ kia (khi còn thị hiện tại thế, Đức Phật thường du hành đến các cõi trời, có thể ngài đã sử dụng điều này cũng như phi thuyền bay vào vũ trụ nhờ vào năng lượng do sự bắn pháp hạt nguyên tử). Phải biết cách dùng thuật ngữ Phật giáo để giải thích thành tựu khoa học và chứng minh rằng những thành quả con người ngày nay tự hào đã được Đức Phật liễu tri cách đây mấy ngàn năm. Phải thấy rằng đạo Phật là chân lý, vượt không gian và thời gian tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào trái đất không còn nhân loại bấy giờ đạo Phật mới không còn.
    Khoa học kỹ thuật tuy hiện đại nhưng thuộc về tri thức sinh diệt nên chịu quy luật vô thường. Khoa học phải luôn tìm tòi, khám phá, đổi mới để tồn tại nhưng có khi đưa đến tác động ngược làm hại con người, còn Phật giáo chỉ thuần giải thoát. Thế nên, Phật tử phải sống đúng chính pháp, trở về nguồn cội tự tâm, thấu đạt Phật lý, làm chiếc phao cứu tử cho chúng sinh nương cậy. Chỉ có đạo Phật mới giúp cho con người vượt thoát khổ đau, rời xa sinh tử. Truyền bá đạo Phật cần chuyển ngôn ngữ hàn lâm kinh viện sang ngôn ngữ phổ thông cho mọi đối tượng. Lời văn trong sáng, ý tưởng dồi dào dễ hiểu vẫn không dung tục tầm thường. Cần khéo léo chuyển tải Phật lý huân tập vào tàng thức để chuyển nhiễm ô thành thanh tịnh.
    ?oNgười khéo quán sắc, sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, sắc-tâm thanh tịnh?. ?oNgười tu đạo biết rõ tâm mình sẽ ít phí sức mà dễ thành công, người tu đạo không biết gì về tâm mình thì chỉ phí công vô ích?. Kinh nghiệm của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Thiền sư Thường Chiếu cùng hạnh nguyện Bồ Tát độ sinh là kim chỉ nam cho Phật tử hành trì.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. KINH PHÁP HOA ?" HT. Thích Trí Tịnh dịch
    2. KINH LĂNG GIÀ
    3. KINH GIẢI THÂM MẬT ?" HT. Thích Trí quang
    4. NHIẾP LUẬN ?" HT. Thích Trí Quang
    5. THÀNH DUY THỨC LUẬN ?" HT. Thích Thiện Siêu
    6. NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN ?" HT. Thích Quảng Độ
    7. DUY THỨC HỌC ?" HT. Thích Thiện Hoa
    8. VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG DUY THỨC HỌC ?" HT. Thích Nhất Hạnh
    9. LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA ?" TT. Thích Trí Quảng
    10. TÌM HIỂU DUY THỨC ?" TT. Thích Tâm Giác
    11. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC CỦA DUY THỨC ?" TT. Thích Phước Sơn
    12. DUY THỨC HỌC THÔNG LUẬN ?" GS. Thạc Đức
    13. QUÁN TÂM PHÁP ?" Minh Thiền
    14. DUY THỨC HỌC ?" Ni Sư Thích Nữ Như Thanh
    15. CHƯƠNG DUY THỨC ?" Ni Sư Thích Nữ Huyền Huệ
    16. BÁT THỨC QUI CŨ TỤNG TRANG CHỦ - Ni Sư Thích Nữ Huyền Huệ
    17. SINH LÝ HỌC Y KHOA - Trường DH Y - Dược TP. HCM
    18. GIẢI PHẨU HỆ THẦN KINH - Trường DH Y - Dược TP. HCM
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi đọc tiêu đề của bác lại tưởng Thích Nữ Huệ Liên nên vấn đề mời các bác trong box đến thảo luận, làm ý kiến tham khảo cho cô ấy làm luận văn tốt nghiệp.
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Trên phương diện sinh lý học, bà thầy nì "nẫn nộn nung tung" giữa TƯỞNG và THỨC (chắc là ni súng nục).
    Cái "nuận vzăn" nì là đề tài tốt nghiệp cử nhơn phựt giáo bi chừ thì grẻ wuá !
    Nếu dư nhà bác nào đã ngâm kí vzìa Đông y thì sẽ thấy cái "ngũ uẩn" trong Y học Đông phương với Duy thức học của nhà Thích thì chẳng có gì phải "bình lựng" nhều, bị cái nó y chang nhau.
    Đọc wua nhà cháu thấy bà thầy nì ngâm kíu Phật học bằng "nhãn căn" và "tàng thức" của mấy ông Tây bà Đầm !
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Dưới sự giúp đỡ của các Thầy?
  7. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy luận văn cũng được đấy chứ, nếu ai đã từng có lối tư duy lô gic phương tây đọc cũng được, còn giác ngộ thì Tây ta đều có cơ hội cả, tôi nghĩ thế.
  8. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác Đoài am tường văn hóa "nội địa" cho em hỏi cái nha.
    Người ta nói làm trai cho đáng nên trai.
    Xuống đông đông tĩnh lên Đoài Đoài yên?​
    Đoài ở đây vì sao lại là biểu trưng cho sự loạn ạ. Nhà cháu dốt lịch sử mong bác giảng cho cái.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Lối tư duy phương Tây thì cũng phụ thuộc vào sinh lý học phương Tây. Cụ nhiều râu nói thế.

Chia sẻ trang này