1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngũ uẩn theo quan điểm sinh lý học và duy thức học (Luận văn tốt nghiệp -Ni sinh Thích Nữ Huệ Liên)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 02/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bà?i luẶn nà?y rươ?m rà? quà.
    Rùt gòn lài chư?ng 2 trang A 4 là? 'ược.
    Đf̣t nhưfng cài gì? thuẶc vĂ? Y khoa, TĂm lỳ hòc, Sinh vẶt hòc..và?o nhưfng chương riĂng.
    Đòc nguyĂn bà?n giẮng như và?o 'àm rư?ng dĂ?u dò, phì cĂng sức chf̣t bò? hà?ng ngà?n cĂy mà? chì? thu 'ược mẶt ìt trĂ?m hương thứ phĂ?m.
    Lày PhẶt thứ tẶi cho con...
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu biết nhà bác nói "cong" móc máy nhà cháu, dưng nhà cháu cứ giảng thẳng !
    Nói dư nhà bác thì chả phải chỉ có Đoài mờ cả Đông cũng là biểu chưng cho cái sự loạn.
    Còn thực chất Đông với Đoài ở trong câu ca dao đó chỉ là bểu thị cho phương hướng theo ngôn từ của phong thủy.
    Nhời người xưa thì "ý tại ngôn ngoại", chả đâu cứ "toạc móng heo" ra dư thời bi chừ. Nhà bác nói đến từ "loạn" cũng đúng dưng hổng phải ở cái "cong vẹo" của nhà bác, mờ ý các cụ nói vzìa bản lãnh của "giai thời loạn" !
    Nhà bác tự nhận là "dốt Sử" thì có nhẽ chả phải chỉ có mỗi Sử không thì phải !?! Nhân đây nhà cháu cũng để nhà bác nghe thêm một câu của các cụ xưa :
    "Yêu nhau đứng ở đằng xa
    Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần"​
    Hình tượng của nhà bác cực kỳ sinh động. Mờ nhà bác cho là thu được "thứ phẩm" thì e còn quá rộng tay ! He he he !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 24/10/2008
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn :
    "Mang thân làm kiếp con người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi từ vô thỉ đến nay, đếm sao hết những bộ cốt hài gửi lại cõi Ta Bà này. Trực nhận điều ấy, có ai không thao thức tìm con đường giải thoát chân chính đề phá tan vô minh, tìm cho được chủ nhân đích thực của luân hồi dấu mặt trong xác thân này."
    ------------
    Cái này là Tham.
    Còn vướng quá nhiều vào Si, Tham...như vậy à ?
    Tìm minh đạo là điều tốt, nhưng mà cố tìm cho được là Tham. Bởi vì bản chất thực sự của vạn vật là không thể hiểu hết.
    "Tìm cho được" chủ nhân đích thực...là ngông cuồng...là biểu hiện của Si... Đi tìm sự hoàn hảo, sự chính xác tuyệt đối sao ?
    Cao cấp Phật học như vậy sao ? Thất vọng ...
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Cô ấy viết không sai đâu, chỉ có mấy thằng rảnh hơi vạch lá tìm sâu là giỏi hơn cô ấy. phải không hởi các bà tám trên diễn đàn,
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    hehe..hay quá...có Sân rô?i...đu? bộ Si, Tham , Sân rô?i nhé...
    Mục đích cu?a ngươ?i post ba?i(topic) na?y lên đây la? đê? ngươ?i khác soi rọi, nếu không thi? cứ việc đê? trên ba?n thơ? ma? cúng Phật.
    Co?n chi? nói "không sai" hay "sai" thi? dêf quá...
    Có ngươ?i nghe ba?i thơ xong ..phán :"hay, rất hay !"
    Ho?i hay ơ? chôf na?o ? Không biết . Chi? câ?n nói "hay" la? đu?....
    "Bơ?i vi? tui nghe thấy hay nên nó hay ! "
    "Bơ?i vi? tác gia? cu?a nó nô?i tiếng nên nó hay !"
    Va? vi?.....
    a?..có lef chạm va?o con cái cu?a Phật nên pha?n ứng binh vực đô?ng môn hơi dưf dội..
    Được AcommeAmour sửa chữa / chuyển vào 20:08 ngày 26/10/2008
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    hề hề hề đệ không sân, đệ là thiên lôi mà, he he he
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Thật ra bài luận văn này chỉ có hai phần thôi.
    Phần 1:
    Là một đống hổ lốn, kiến thức Phật giáo linh tinh, không có giá trị gì ngoài việc làm người đọc rối trí, tất nhiên là đưa người ta vào cõi Bất minh, ngược hẳn với Chính đạo của Phật là Minh.
    Phần 2:
    Rất hay bởi vì nó là kiến thức khoa học của nhân loại về Sinh vật học, Y học, Tâm lý học...Tuy nhiên cái này là của Nhân chứ không phải của Phật.
    Bình luận:
    Khi thái tử Tất đạt đa bỏ ngai vàng để cứu rỗi linh hồn nhân loại, chắc cũng cách đây hơn 2000 năm. Tất nhiên thời đó Sinh vật học, Y học, Tâm lý học ...chưa phát triển như trong phần 2.
    Vậy thì việc đưa những thành tựu của Khoa học vào trong Phật pháp, nhằm chứng tỏ Phật luôn thay đổi theo nhân sinh, chứng tỏ Trường của Phật dạy tất cả mọi môn khoa học. Chỉ cần học ở đây là biết tất cả.....sẽ đưa đến hệ quả vô cùng quái đản sau :
    -Một người nào đó muốn chế tạo vũ khí hạt nhân, sẽ được hướng dẫn:" Anh đừng có học trường Vật lý chi cho mệt, cứ vào học trường của Phật, một thời gian ngắn anh sẽ thành chính quả ...sẽ sử dụng thành quả của anh vào Việc...
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Dạ; "nẫn nộn nung tung" giữa tưởng và thức là chuyện bình thường. Em sẽ post thêm một số ý của các dịch giả made in Việt khi dịch về tưởng và thức
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    I. Ngũ uẩn
    Hiểu Vô Ngã hay nói chuyện Vô Ngã không có nghĩa là thành A La Hán liền đâu nhé bạn! Hiểu là một chuyện, tu tập chứng đắc là một chuyện khác. Ở đây không có chuyện "kiến tánh thành Phật".
    Theo giáo lý Nguyên Thủy thì tất cả các pháp đều có, trừ cái Ta (ngã), vì cái Ta chỉ là một ảo tưởng (illusion), một giả danh (désignation) của 5 uẩn. Nhưng 5 uẩn là gì? Là phật tử lâu năm chắc chắn bạn biết 5 uẩn là gì, nhưng ở đây tôi xin định nghĩa lại.
    Năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Uẩn (P. Khanda, Skt. Skandha) Pháp dịch là "agrégat" có nghĩa là một nhóm, một tổng hợp.
    +Sắc uẩn: Tức thân thể con người, được cấu tạo bởi bốn đại (đất, nước, gió, lửa), nếu kể chi tiết thì gồm 32 thứ: tóc, tai, mũi, lưỡi, tim, gan, ruột, phổi... Sắc uẩn tương đối cụ thể, dễ nhận biết nên không cần nói nhiều.
    + Thọ uẩn: Là những cảm thọ (sensation) phát sinh do sự tiếp xúc giữa 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Có 6 loại thọ: nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ, ý thọ. Tính chất của 5 loại thọ đầu có thể là: lạc (dễ chịu), khổ (khó chịu), xả (không khổ, không sướng). Riêng ý thọ, theo Duy Thức, có thể có 5 tính chất: lạc, khổ, xả, ưu (buồn) và hỷ (vui).
    Khi mắt nhìn lên mặt trời bị chói và nhức, đó là nhãn thọ khổ. Khi tai nghe nhạc êm dịu, thoải mái, muốn nghe nữa, đó là nhĩ thọ lạc. Khi nghe tin người thân chết, sanh ra buồn khổ, đó là ý thọ ưu.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    + Tưởng uẩn: Tưởng (P. Sanna, Skt. Samjna) được dịch là tri giác (perception) có nghĩa là sự biết (tri) của các giác quan (căn). Tri giác được phát sanh do sự tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần. Và như thế cúng ta có đến 6 loại tưởng.
    Mắt thấy sắc. Sự thấy của mắt gọi là nhãn tưởng.
    Tai nghe tiếng. Sự nghe của tai gọi là nhĩ tưởng.
    Mũi ngửi mùi. Sự ngửi của mũi gọi là tỷ tưởng.
    Lưỡi nếm vị. Sự nếm của lưỡi gọi là thiệt tưởng.
    Thân xúc chạm vật. Sự xúc chạm của thân gọi là thân tưởng.
    Ý biết các pháp. Sự biết của Ý gọi là ý tưởng.
    Chữ Ý ở đây là ý căn (manas, organe mental) và các pháp là những gì thuộc tâm linh như: ý nghĩ, ý niệm, ý tưởng...
    Những sự thấy, nghe, ngửi,..., biết ở đây chưa tạo nghiệp, vì nó không có khả năng tác ý mà chỉ là sự cảm nhận đơn thuần, vô tư của 6 căn đối với 6 trần. Nếu nói theo Duy Thức thì nó có thể được xem như là hiện lượng (pratyaksapramana).
    Tới đây cần định nghĩa lại vài danh từ thông dụng: ý thức, ý niệm, ý tưởng, ý nghĩ. Bốn danh từ này đều liên quan đến Ý, tức ý căn (manas). Trong ngôn ngữ việt nam, khi nói đến chữ "ý nghĩ", ta có thể hiểu theo hai chiều: chủ thể (sujet) và đối tượng (objet).
    1/ Chủ thể: Ý căn (chủ thể) suy nghĩ (động từ).
    2/ Ðối tượng: Ý nghĩ (danh từ) là những điều do Ý căn nghĩ ra.
    Thông thường chữ "ý nghĩ" được hiểu theo nghĩa thứ hai.
    Ý niệm và ý tưởng cũng vậy. Ý niệm có thể được hiểu là:
    1/ Ý căn ghi nhớ (se souvient).[1]
    2/ Những điều ghi nhớ (souvenir) bởi Ý căn.
    Ý tưởng có thể được hiểu là:
    1/ Ý căn thâu nhận (perçoit).
    2/ Những điều thâu nhận bởi Ý căn (perception).
    Khi Ý-tưởng-một điều gì đó, chúng ta cho cái "điều-gì-đó" là ý tưởng.
    Khi Ý-nghĩ-một điều gì, chúng ta cho cái "điều-gì" này là ý nghĩ.
    Khi Ý-niệm-một điều gì, chúng ta cho cái "điều-gì " này là ý niệm.
    Ý tưởng, ý nghĩ, ý niệm thường được chúng ta xem là những sản phẩm của Ý, hay nói dễ hiểu hơn là của tâm. Nhưng thực ra chúng không phải là sản phẩm của Ý mà là những đối tượng của sự tưởng, nghĩ, niệm của Ý.
    Thay vì hiểu ý tưởng là sự tri giác của Ý, chúng ta lại cho ý tưởng là một sản phẩm của Ý, đồng nghĩa với tư tưởng. Ðể tránh trường hợp khó xử này, chúng ta có thể tạm gom cả 3 thứ: ý tưởng, ý nghĩ, ý niệm, đối tượng của ý thành một loại: ý trần. Chữ ý trần này chỉ là một thuộc phần của pháp trần tức đối tượng tổng quát, bao la của Ý.

Chia sẻ trang này