1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngữ vựng tiếng lóng Sài Gòn

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Ly_Trung_Binh, 13/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ly_Trung_Binh

    Ly_Trung_Binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Ngữ vựng tiếng lóng Sài Gòn

    Tui chẳng biết vào đề làm sao cho nó ?ovăn vẻ? cả. Thôi thì nói ?otoạc móng heo? vậy, tui mới vào đây thấy đa số các bạn là người miền Bắc, còn tui lại là dân Sài gòn; đọc thấy có vài ý kiến khen chê, phân biệt, so sánh tiếng Việt ở địa phương này với địa phương nọ (chủ yếu là về từ vựng và phát âm), theo thiển ý của tui thì phuơng ngữ nào cũng có cái hay cái đẹp của nó cả, đều là vốn quý và bản sắc của dân tộc cũng như gắn liền với văn hóa địa phương, ta nên giữ gìn nó chứ không nên chỉnh sửa, cải tiến hay thống nhất làm gì cho nó mệt. Tui ít học chỉ biết nói thế thôi, bây giờ tui có mấy dòng tản mạn xin được viết hầu các bạn để các bạn phần nào làm quen với vốn từ vựng phong phú của tiếng Sài gòn (chủ yếu là văn nói và tiếng lóng), vốn là ngôn ngữ mà tui rất yêu quý vì cái đặc sắc của nó. Không ngoài mục đích duy nhất là để góp vui thôi, chứ về mức độ chính xác và khoa học thì tui không dám đảm bảo đâu hén.

    BÁ CHẤY CON BỌ CHÉT!

    Tui đố bạn dò bất kỳ cuốn từ điển tiếng Việt nào từ thuở De Rhodes đến giờ mà tìm ra được thành ngữ này. Nhưng nó hoàn toàn có thật và được nhiều bạn SG hay thốt ra cửa miệng. Ý nghĩa của nó đại khái giống như tính từ ?otốt?, ?ohay?, ?ođẹp?, ?ogiỏi? (tương đương tiếng Anh ?ogood? hay tiếng Pháp ?obon?). Có lẽ vì ngôn ngữ thường ngày chúng ta rất hay khen một cái gì đó (đa phần vì phép lịch sự) nên bất kỳ ngôn ngữ nào cũng dành cả một ?obồ? tiếng lóng để diễn tả khái niệm này (như trong tiếng Anh có tính từ ?ocool? hay động từ ?orock?, ?orule?,? chẳng hạn). Tiếng Việt xưa nay cũng có nhiều tính từ như ?ocừ?, ?ochiến?, ?ođỉnh?, ?ocực kỳ?, ?otuyệt cú mèo?, ?omê tơi?, ?otrên cả tuyệt vời?? Tuy nhiên tui xin cá với các bạn về khoản này thì tiếng lóng SG là phong phú và độc đáo nhất. Các bạn không tin à? Xem thử có bao nhiêu cách nói nhé!

    ĐỘC: không phải là độc hại, cũng không phải là độc địa. ?oHôm nay em bận cái áo này độc quá!? ?oThanh niên bây giờ toàn chơi hàng độc.? ?oEm ca bài này độc thiệt!? Nguồn gốc: từ ?ođộc đáo? (?).

    NGON: không phải ngon miệng đâu nhé! ?oThằng đó vớ đâu được cái xe ngon quá!? ?oMày tưởng mày ngon à?? Từ kép tương đương: ?ongon lành?. Gần đây có thêm từ ?ongon cơm?.

    ĐÃ: không phải như ?othỏa? trong ?ođã khát? hay ?osướng? trong ?ochà, đã quá!?. mà có ý nghĩa thứ ba giống như trên. ?oCon ghệ của mày đã quá!? ?oVụ này coi bộ đã nghen!?

    HẾT XẨY: từ này đã quá nổi tiếng, tương đương với ?ohết ý?. Nhưng bây giờ có vẻ đã ?oquá đát? rồi, ít thấy dùng nữa. Nguồn gốc: chịu không biết.

    SỐ DÁCH: từ hơi xưa, giờ ít dùng. ?oMua đồ ở tiệm đó là số dzách!? Nguồn gốc: phát âm tiếng Quảng Đông từ ?onhất? (số một). Từ tương đương: ?odách lầu? (Tàu) hay ?onăm-bờ oan? (Tây).

    DỄ SỢ: cũng nổi tiếng không kém. Thường dùng làm phó từ để nhấn mạnh tính tốt (đôi khi xấu). ?oAnh này nói chuyện có duyên dễ sợ!?. ?oCon bé dễ thương dễ sợ!? (!!!) Từ tương đương ?odễ nể?.

    DỄ TÈ: biến thái hiện đại của ?odễ sợ?. ?oTrời ơi, Beckham đẹp trai dễ tè luôn đó!? "Kìa, nhỏ này nó nói nhiều dễ tè không!" Nguồn gốc: dễ đoán nhưng hơi? khó nói!

    TUYỆT CHIÊU: phải công nhận là nghe ấn tượng hơn ?otuyệt vời? nhiều. Có thể làm phó từ. ?oÔng thầy Anh văn ổng dạy phải nói là tuyệt chiêu!? Nguồn gốc: chắc là phim kiếp hiệp rồi!

    MỘT CÂY: Phó từ, cách dùng hạn chế. ?oThằng này nó tán dóc một cây!?

    THẦY CHẠY: một từ rất mới, rất thời thượng, nghĩa giống như ?omột cây?. Thường nêu bật tính chất tiêu cực hơn là tốt. ?oThằng cha này nhậu phải nói là thầy chạy!? Nguồn gốc: rút gọn từ câu ?oÔng thầy cũng phải chạy? chăng?

    CHỚI VỚI: từ này chưa phổ biến lắm, tui chỉ mới nghe vài người nói thôi: ?oCon nhỏ Tomb Raider công nhận đẹp chới với luôn!?

    KHỦNG HOẢNG: một từ rất sáng tạo của dân SG, chỉ xuất hiện mới đây thôi nhưng rất phổ biến. ?oMày chưa đi Mũi Né à, đẹp khủng hoảng luôn!?

    KINH DỊ: từ mới, cũng như ?okhủng hoảng? (xin nhớ rằng các từ dùng trong trường hợp này đã bỏ đi tính chất tiêu cực của nó rồi, mà thường dùng làm phó từ để nêu bật tính tốt). ?oĐọc cuốn Harry Potter phải nói là hay kinh dị!?

    VE KÊU: cũng là từ thời thượng, rất phổ biến. Nói ra từ này người ta sẽ tưởng bạn là dân SG ngay. Thường làm phó từ. ?oTrời ơi, cái nào cái nấy bự ve kêu luôn!? Nguồn gốc: chắc là cảm hứng mùa hè đây!

    BÁ CHẤY: lại một từ đặc trưng SG. ?oCoi bộ phim hay bá chấy luôn!? Vui miệng có thể nói luôn ?oKhông biết bóng hồng này từ đâu tới mà đẹp bá chấy (con) bọ chét dzậy ta?? Nguồn gốc: chịu thua!

    Có khen cũng phải có chê, bây giờ nói về từ lóng phản nghĩa với các từ trên (có nghĩa ?odở?, ?otồi?, ?oxấu? kiểu như ?olousy? tiếng Anh) thì cũng nhiều không kém. (Miền Bắc có các từ gần tương tự là ?orởm?, ?ovớ vẩn?, ?obét dem?, ?ovứt đi?, ?odở hơi? và dĩ nhiên ?ocủ chuối?! ) Xin đơn cử:

    : một từ độc đáo của dân SG, đã có từ lâu, phổ biến hơn dạng từ kép tương đương là ?oí ẹ?. ?oMày đi coi đại nhạc hội hôm rồi chưa, chương trình ẹ lắm!? Nguồn gốc: chịu thua.

    OẢI: từ mới xuất hiện, nghĩa gốc là ?omệt mỏi? nhưng bây giờ thường dùng phổ biến với nghĩa xấu. ?oMón ăn này sao thấy oải quá đi!?, ?oNhìn mặt tụi bây oải quá!?. Nguồn gốc: ?ouể oải? (?)

    BÈO: nghĩa gốc trong ?ogiá rẻ như bèo? nhưng có thể dùng để chỉ chất lượng tồi, hạng thứ cấp: ?ohàng bèo?, ?oThằng này chơi bèo quá!?. Từ gần tương đương: ?obèo nhèo?.

    XÍ MUỘI: từ chỉ loại kẹo làm từ trái cây khô ướp mật đường. Khi chuyển sang tính từ thì mang nghĩa xấu: ?oCái chợ này bán toàn hàng xí muội không à!? Ghép thêm nữa: ?oToàn là hàng cà na xí muội!? Nguồn gốc: tiếng Tàu chăng?

    BÁ VƠ: phổ biến vào khoảng những năm 1980, bây giờ rất ít dùng. ?oTui là ghét mấy cái thằng bá vơ đó lắm!? (nếu dùng chỉ người thì gần nghĩa với ?ocha vơ chú váo?)

    MẮM VỐ: từ mới rất phổ biến vào những năm 1990 nhưng sau này ít dùng hơn. ?oĐúng là cái bọn mắm vố!?. ?oSao tui gặp toàn cái thứ mắm vố gì đâu à!? Nguồn gốc: một loại mắm địa phương (?)

    XI CÀ QUE: từ đặc trưng SG, chỉ người bị tật ở chân đi khập khiễng, nay thường dùng làm tính từ lóng mang nghĩa xấu: ?oAi thèm nghe cái đĩa nhạc xi cà que đó!? Từ tương đương ?oxi cà đơ?. Nguồn gốc: nghe giống tiếng Pháp chăng? (Chú ý: từ này đọc theo đúng giọng SG phải là ?oxi cà gue?)

    XI BA CHAO: cũng là một từ hết sức độc đáo nhưng ít phổ biến, không phải người SG nào cũng biết. ?oCái đám này toàn là thứ xi ba chao không!? Có người còn nói ?oxi ba đú?. Nghe ấn tượng ra phết, phải không nhỉ? Nguồn gốc: có lẽ các nhà ngôn ngữ học cũng chịu không đoán được.

    BA XÍ BA TÚ: nghĩa gần giống ?oxi ba chao?, thường mang thêm ý nghĩa ?olộn xộn?, ?ohỗn tạp?, ?ovớ vẩn?. ?oHắn toàn xài đồ ba xí ba tú?. Nguồn gốc: có người nói là từ tiếng Pháp ?oparci partout? không biết có đúng không?

    Thôi, tui chỉ nhớ được có bi nhiêu thôi. Hy vọng các bạn miền Bắc biết thêm được vài từ lóng thông dụng, khi nào ra thăm miền Nam nói ra cho dân SG nể chơi, hay ít nhất cũng không phải ngơ ngác khi người ta khen hay chê bạn. Và cũng hy vọng các bạn càng yêu tiếng Nam, như tôi yêu tiếng Bắc vậy, dù nó không phải là ngôn ngữ hàng ngày thân quen của mình.

    Nhân rằm tháng bảy chúc bạn một mùa bá chấy con bọ chét, mọi sự xi ba chao ba đú sẽ qua đi nhanh chóng!

    (Còn tiếp)
  2. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    hì hì ,mấy từ anh bạn nói tui nghe quen tai hì hì từ hồi lọt lòng mẹ
    đấy vì tui sinh và lớn lên tại Bến Tre cũng không xa Sài Gòn là
    mấy .Tui thì không có nói "bá chấy con bọ chét " mà nói là
    "bá chấy bù chét " hoặc "bá chấy bù chét chó " ,"mát trời ông địa"
    ,"tối trời 30 " ,"tùm lum tà la " ,tán xí lạng ,hết xí quách ... còn nhiều nữa nhưng thôi ngưng ở đây .
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
    Được Aozola sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 14/08/2003
  3. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Có thể những cách nói trên là của người miền Nam nói chung chứ không phải sở hữu riêng của người Sài Gòn hả bạn?
    Ở Bạc Liêu, Cà Mau, còn có từ "bảnh" = tốt, đẹp, ngon..., và "dữ dằn" để khen.
    Cũng hay có cách ghép THẤY + một từ mang nghĩa tiêu cực nhưng để khen. Vd. (đẹp) thấy ghê, .... thấy sợ, ... thấy lõng (dùng ở Bến Tre, khó giải thích!)
    Còn nhiều nữa, ''quá trời quá đất luôn'' nhưng chưa nhớ hết...
    ...........................
    Cù Lần
  4. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    thế còn xiềng thì thế nào nhỉ hehe , wá hay luôn và chỉ có người SG dùng ( tdev chính gốc trai gốc HN nhưng sống ở SG lâu lắm rồi hehe :) )
    1: - Mày thấy thằng đó láo ko ?
    2: - Ừ , chắc lát nữa nó bị đánh wá !
    1: - Xiềng
    hehehe chắc các bạn đã hiểu
  5. Ly_Trung_Binh

    Ly_Trung_Binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bạn cutan: tui ít có dịp đi các tỉnh Nam Bộ nên không rành về phương ngữ ở đó. Hầu hết những từ lóng SG thì hình như các địa phương khác đều hiểu và dùng, nhưng nguồn gốc của chúng thì tui đoán đa số là từ SG. Thường thì những từ có gốc ở địa phương khác rất ít từ trở nên thông dụng ở SG. Riêng từ ?obảnh? thì ở SG vẫn dùng ít nhiều theo nghĩa thông thường của nó (bảnh bao, ?obảnh tỏn?).
    Bạn Aozola: tui cũng có nghe ?obá chấy bù chét?, không biết cách nói nào là đúng?
    Bạn tdev : Nhân ví dụ chữ ?oxiềng? của bạn, hôm nay tui xin phép tản mạn một chút về vốn ngữ vựng diễn tả hành động bạo lực mà dân gian gọi là ?othượng cẳng chân hạ cẳng tay?, luật pháp gọi là ?ohành động cố ý gây thương tích? hay ?oxâm hại thân thể người khác?, giới chính trị gọi là ?ogiải quyết xung đột bằng vũ lực?, còn ngôn ngữ nghiêm chỉnh gọi là ?ohành hung? nhưng chúng ta đều gọi đơn giản là ?ođánh?, ?ođập?, ?onện?, ?odần? (?oDần cho nó một trận nhừ tử!?),?othịt? hay ?oxin tí huyết?. Riêng người SG thì mô tả hành động này thế nào nhỉ? Vô số cách.
    UÝNH (hay OÁNH): cách phát âm độc đáo của người miền Nam từ ?ođánh?. (Nếu đọc đúng giọng thì phải là ?oguýnh? hay ?ogoánh?) ?oVô cái xóm đó cẩn thận coi chừng bị guýnh đó!?
    ĐỤC: đã có từ xưa, bây giờ ít dùng hơn những từ khác. ?oMuốn ra về hay muốn ăn đục hả??
    DỌNG: cũng rất SG. ?oĂn nói đàng hoàng coi chừng tao dzọng dzô mặt đó!?
    BỤP: ?oNó mà dở trò là tao bụp liền!?
    TẮP: từ rất mới. ?oHắn vừa xuống xe lập tức hai ba đứa nhào vô tắp.?
    LUỘC: từ rất mới. ?oThằng cha đó không dám đi ra đường vì sợ bị luộc?. Từ này thường mang nghĩa rộng hơn (?othanh toán? hoặc ?othủ tiêu?).
    QUẤT: từ mới. ?oThằng đó dữ lắm, trái ý nó là nó quất liền!?
    CHƠI: ?oTụi bây có dám chơi nó không??
    VỚT: từ rất mới và thời thượng. ?oTụi nó vô đây lạng quạng là bị dzớt liền!?
    SỚT: còn mới hơn cả ?ovớt?. ?oTại gặp mày hiền chớ gặp tao là tao sớt nó liền!?
    SỰC: từ này ít thông dụng hơn, có vẻ bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông (= ăn). ?oSực nó đi anh em ơi!?
    Dân SG thường cũng dùng thêm thành ngữ độc đáo để nhấn mạnh. Ví dụ: ?oChơi nó khô máu luôn!? ?oĐừng có đụng vô, tao guýnh cho không còn cái răng ăn cháo bây giờ!?, vv...
  6. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    Mấy từ anh bạn nói không chỉ của riêng Sài Gòn đâu ,và
    nếu nói là xuất xứ từ Sài Gòn thì không hẳn đúng đấy ,dân từ các
    tỉnh phía Nam đổ về Sài Gòn làm ăn buôn bán dần dần thì các
    tiếng lóng cũng tự nhiên đi vào đời sống dân Sài Gòn thôi .Anh
    bạn thử tìm hiểu thử xem 10 hộ dân Sài Gòn thì quê thật sự của
    họ ở đâu ? Chắc chắn là phần đông số họ đều có quê từ các tỉnh
    phía Nam và vào Sài Gòn định cư làm ăn đấy .Nên nói tiếng lóng
    hầu hết xuất xứ từ Sài Gòn là không đúng lắm ,nói là tiếng lóng
    của miền Nam thì đúng hơn đấy .Tất cả các từ anh bạn viết ra
    thì người quê tôi vẫn dùng hằng ngày đấy .
    ở Bến Tre còn có nói là
    Xử : mày lạng quạng tao xử mầy bây giờ ,còn nhiều cách nói
    khác nữa ...
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  7. Ly_Trung_Binh

    Ly_Trung_Binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bạn Aozola: cám ơn góp ý của bạn. Vấn đề từ nào gốc ở đâu tui không phải là nhà nghiên cứu nên không dám nói chắc được, nhưng bạn là người Bến Tre vậy chắc bạn biết từ nào thông dụng ở SG mà chính gốc là của dân BT, bạn có thể dẫn chứng vài từ cho tui được không? (Từ "xử" thì tui cũng nghe nhiều rồi nhưng tui không dám chắc nó bắt nguồn từ BT hay không) Tui hỏi thế là vì tui rất muốn biết thêm thôi chứ không có ý gì đâu, nếu được bạn giúp tui nhé! Còn từ đây về sau khi tui nói "Sài gòn" thì xin các bạn hiểu rằng vì tui chỉ biết từ đó thông dụng ở SG nên chỉ dám nói vậy thôi, chứ tui không hề phủ nhận cũng rất có thể nó là của một địa phương khác ở miền Nam, tui không đi sâu về ngôn ngữ (mà chỉ góp vui là chính) nên không thể biết và nêu cụ thể được, các bạn thông cảm nhé!
    Nhân ví dụ của bạn về "tùm lum tà la" tui xin được tản mạn tiếp về vốn từ lóng mà không hiểu vì sao người VN lại rất hào phóng ban phát cho khái niệm "hỗn độn, mất trật tự" này. Người miền Bắc thường hay nói "lung tung beng", "lung tung xèng",... còn người miền Nam thì sao?
    LỘN XỘN: theo tui nhớ thì từ này là gốc SG nhưng hình như bây giờ người Bắc cũng hay xài, tuy nhiên nó không phải là từ lóng mà được dùng cả trong văn viết.
    TÙM LUM: cực kỳ phổ biến ở miền Nam. "Ai biểu cứ đi vay mượn tùm lum bây giờ nợ ngập đầu nè thấy chưa!" Thậm chí còn có cách dùng đặc biệt như sau: "Anh làm nghề gì?" - "Tui làm tùm lum nghề à!" "Nhậu xong tụi nó xách xe đi tùm lum chỗ."
    TÙM LUM TÀ LA: cách ghép từ kéo dài (xin lỗi tui không biết ngữ pháp gọi cái này là loại từ gì nên nói đại như vậy) của "tùm lum". "Ui, mày nói tùm lum tà la tao biết nghe đường nào đây?" Đặc biệt: những từ diễn tả khái niệm này rất hay được người SG kéo dài như vậy để nhấn mạnh (Ngay cả từ gốc Bắc "lung tung" tui đã từng nghe có người SG nói "lung tung lăng tăng" hay "lung tung xà bần" !! ). Xem các ví dụ dưới đây bạn sẽ rõ về cái sự kéo dài này.
    TÁ LẢ: tui nghĩ từ này là gốc SG nhưng không hiểu sao người Bắc cũng dùng nó để chỉ trò chơi bài "tiến lên" (có đúng không các bạn???) Có lẽ bắt nguồn từ cách nói "Chơi bài ta chặt tá lả" chăng? Còn nghĩa chính của nó khá thông dụng ở SG: "Thằng này nó cặp bồ tá lả à!"
    TÁ LẢ BÙNG BINH: cách nói kéo dài của "tá lả". Nguồn gốc: có lẽ căn cứ vào thực tế là ở bùng binh (lại một từ SG chỉ giao lộ có đảo ở giữa) thì xe đi qua đi lại tá lả chăng??
    LOẠN XÀ NGẦU: hơi cũ, giờ ít dùng. "Làm gì mà loạn xà ngầu lên thế ha?"
    BA XÍ BA TÚ: từ này tui có nói lần trước rồi.
    TÚA XUA: cũng là từ rất SG. "Nó cứ làm túa xua thế này là có ngày bị hốt đó!"
    TÚA XUA BÀ XÙA: cách nói kéo dài cũng rất phổ biến của "túa xua". "Cái đám đó toàn là dân túa xua bà xùa không à!"
    BÚA XUA: một cách nói khác của "túa xua".
    TỪA LƯA: từ rất mới. "Mày làm gì mà bày từa lưa ra vậy, lo mà dọn đi!" Nghĩa bóng: chỉ hành động uống rượu say rồi làm nhiều chuyện không hay (bày biện, ói mửa...) "Thằng đó có tiếng nhậu từa lưa, đừng có rủ nó đi !" Bạn nên nhớ từ độc đáo này vì hiện người SG rất hay dùng nó trong ngôn ngữ hàng ngày.
    TỪA LƯA HỘT DƯA: Vâng, bạn đã đoán đúng rồi, đây chính là kéo dài của "từa lưa". Nguồn gốc ư? Khi cắn hột dưa hấu người ta thường nhổ vỏ từa lưa ra chăng??
    Thôi, tui xin stop here, kẻo không lại từa lưa ra dông dài làm các bạn chán chết!
    Được Ly_Trung_Binh sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 21/08/2003
  8. ledinhkhoavn

    ledinhkhoavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    còn mấy từ: Ba zớ, xàm xí đú, tào lao mía lau,... :))

Chia sẻ trang này