1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngươ??i nước ngoa??i họ nói gi?? vê?? VN

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi hiepkhachxua, 31/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiepkhachxua

    hiepkhachxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Ngươ?i nước ngoa?i họ nói gi? vê? VN

    Hội thảo "Những bài học từ Việt Nam": Giữa ?othần kỳ? và ?onghịch lý?

    Nền kinh tế kém sức cạnh tranh, bộ máy nhà nước còn chưa theo kịp yêu cầu, tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc... Đó là những lời chúng ta đang tự nhận xét về mình. Vậy thế giới nghĩ gì về Việt Nam?


    Một cuộc hội thảo vừa được tổ chức tại Geneva sẽ cho thấy rõ những góc nhìn thẳng thắn (dĩ nhiên có thể khó nghe) về một Việt Nam hiện tại. ?oCác nhận xét của họ đều có lý? - TS Lê Đăng Doanh, một trong số ít người Việt được mời tham dự hội nghị, ghi nhận.

    Thưa ông, không phải ngẫu nhiên thế giới họ lại bỏ công bỏ tiền ra tổ chức hội nghị bàn về Việt Nam?

    Cụ thể là họ nói trong ba ngày liền, từ 14 đến 16/12/2006, ngay trước kỳ nghỉ Gáng sinh. Việt Nam đang nổi lên như một nền kinh tế đang phát triển nhanh trong khu vực. Có lẽ trong quá trình phát triển đầy ấn tượng đó, các chuyên gia nước ngoài, cụ thể là Viện Nghiên cứu phát triển thuộc Đại học Tổng hợp Geneva, đã thấy ở nước ta nổi lên rất rõ mối tương quan giữa hội nhập kinh tế, phát triển con người và quan hệ nhà nước - xã hội nên mới đứng ra tổ chức hội nghị.

    Họ thật sự đã mời được những chuyên gia am hiểu và nhiệt tình với Việt Nam và đưa ra chủ đề rất hay, rất sát sườn với người Việt mà ngay chính chúng ta - những người đang bị tác động - cũng chưa thử quan tâm, tìm hiểu thấu đáo: ?oHội nhập kinh tế quốc tế, phát triển con người và quan hệ nhà nước - xã hội ở châu Á: những bài học từ Việt Nam?.

    Hội nghị trên được tổ chức đúng thời điểm Việt Nam sắp được hưởng qui chế của nước thành viên WTO nhưng có vẻ nó nghiêng về phía lo ngại nhiều hơn?
    Nó nhấn mạnh cả bài học thành công và không thành công chứ không nhất quyết là bài học thành công, còn phần thất bại, chưa thành công chỉ nói sơ qua.

    Nước ngoài họ thu thập con số tăng trưởng nhưng lại rất quan tâm đến chất lượng tăng trưởng mà người dân được nhận, như dịch vụ y tế...

    GS Jean Daniel Rainhorn, người đã nghiên cứu 10 năm về hệ thống y tế từ thời bao cấp, cho rằng dẫu sao thời bao cấp người dân còn được chăm sóc y tế một cách tốt hơn. Ông Jean Daniel Rainhorn đã chụp được những bức ảnh hết sức chân thực: 2-3 bệnh nhân đang phải nằm ghép giường trong sự đau đớn của bệnh tật. Những bức ảnh và diễn giải thực tế của ông ấy đã gây xúc động mạnh cho cử tọa, và chính ông Jean Daniel Rainhorn cũng nói rất giận dữ vì phải chứng kiến cảnh như vậy và không kìm được mà dùng từ ?osống chết mặc bay?.

    Như vậy, ông Jean Daniel Rainhorn có cái nhìn thực tiễn và chân thực song ông không nhìn thấy được sức ép đối với hệ thống y tế ở Việt Nam là cực lớn. Mỗi năm chúng ta tăng dân số thêm cỡ 1 triệu người thì ngay cả nền kinh tế phát triển như Pháp cũng chưa chắc đã chịu nổi. Song, đúng là việc bác sĩ có thể vừa trực tiếp chữa bệnh, vừa trực tiếp thu tiền và có thể ăn hoa hồng trên số thuốc của bệnh nhân như ở ta là không thể chấp nhận được, rất tệ hại. Và đầu tư cho y tế của chúng ta, dù có tăng nhưng vẫn còn ít so với nhu cầu.

    Còn diễn giả Erlangger đã cảnh báo về cách thay đổi mô hình một số tổng công ty sang tập đoàn như một kiểu bình mới rượu cũ. Điều này không hẳn là sai hoàn toàn?

    Về nguyên lý, nếu chuyển đổi mà vẫn giữ bộ máy và cơ chế quản lý cũ thì sức cạnh tranh chưa hẳn đã được nâng cao. Phải xem trước đây mô hình cũ có hiệu quả không, và chuyển đổi rồi thì các chức năng và cơ chế thay đổi tốt cho hoạt động nào, có thực đáp ứng được sức cạnh tranh hay không. Chuyển đổi cho tăng sức cạnh tranh không chỉ là thay đổi cấu trúc bộ máy.

    Một trong những cảnh báo từ hội nghị trên là việc để quân đội tham gia kinh doanh. Ta phải ứng xử thế nào trước tình huống này vì sự thật trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã phải mất rất nhiều công sức mới cấm được quân đội làm kinh tế?

    Luật sư Nicolas Audier gọi đó là những tổ hợp quân sự kinh tế. Chúng ta sẽ phải cẩn thận, và trực tiếp là các doanh nghiệp quân đội phải cẩn thận vì nếu tham gia xuất khẩu, rất có thể họ sẽ vi phạm qui chế bình đẳng của WTO. Vì họ quan niệm các doanh nghiệp quân đội không phải thuê đất, có những ưu đãi nhất định về điều kiện kinh doanh, thuế, nên nó sẽ tạo ra bất bình đẳng. Bối cảnh Việt Nam khác nhưng đúng là Trung Quốc đã phải mất nhiều công sức để cấm quân đội tham gia kinh doanh. Trước kinh tế khó khăn, quân đội Trung Quốc được làm kinh tế nhưng đã làm rồi thì nảy sinh nhiều vấn đề, muốn cấm cũng rất khó.

    Ông bình luận thế nào khi tốc độ tăng trưởng và những điều kỳ diệu mà chúng ta đang nói lại đang đi cùng những bất cập, nghịch lý về chất lượng y tế, giáo dục, chỉ số phát triển con người, tham nhũng, quyền... mà các chuyên gia nói trong hội nghị?
    GS Lean Luc - Maurer, nguyên giám đốc Đại học Tổng hợp Geneva, đã tổng kết hai khái niệm ?okỳ diệu? và ?onghịch lý? đồng thời khi tổng kết về bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam. Ông đánh giá Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong một bối cảnh nhiều nghịch lý. Trong khi kinh tế tăng trưởng cao, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nghèo nhất hành tinh. Kỳ diệu và nghịch lý đan xen nên còn lâu Việt Nam mới có thể được coi là mô hình hoàn thiện, mẫu mực.

    Đó là quan điểm cá nhân của ông ấy, trong bối cảnh hội nhập, có lẽ ta cũng phải quen dần với những đánh giá của khách, dù nó là dễ hay khó nghe. Nói chung, theo tôi, bất cứ sự phát triển nào cũng là sự vượt lên các nghịch lý và bất cập. Thời nào cũng thế, có phát triển là có mâu thuẫn, không tránh khỏi bất cập. Song, cái quyết định là khi có nghịch lý, bất cập rồi thì có dám nhìn nhận để vượt lên nó hay không. Bất cứ sự kỳ diệu nào cũng đều chỉ có được khi vượt lên những nghịch lý như vậy.

    Sẽ khó vì ở Việt Nam những bất cập, bê bối hiện nay có tính hệ thống? Chúng ta đang có những nghịch lý lớn?

    Vấn đề là chúng ta có những nghịch lý không đáng có như y tế, giáo dục, yếu kém của hệ thống khoa học, tham nhũng và sự thoái hóa của một bộ phận quan chức đang nắm giữ quyền lực... Tôi nghĩ tương lai Việt Nam sẽ khác, bối cảnh kinh tế - xã hội sẽ tốt hơn, những bê bối, bất cập sẽ ít đi. Nhưng các chuyên gia nước ngoài cũng nói họ biết hệ thống chính sách của ta, họ biết luật chống tham nhũng của ta. Việt Nam không nên nghĩ đã ban hành luật chống tham nhũng là đủ rồi. Luật mới chỉ là trên giấy, họ quan tâm đến kết quả, họ chờ kết quả chứ không muốn nhìn giấy và nghe những lời hô hào.

    Người Việt nói chung không thích nghe chê, đặc biệt là phê phán, trong khi muốn phát triển thì không chỉ cứ ngồi nghe người ta khen được?

    Đấy, trong hội nghị, GS Lean Luc - Maurer đã cảnh báo điều này như một nguy cơ lớn nhất: Đó là khi tầng lớp tinh túy của xã hội, những người lãnh đạo trở nên tự mãn và tham nhũng, không nhìn thấy sự chênh lệch xã hội ngày càng bị nới rộng, bất công ngày càng sâu sắc, sẽ dẫn đến xung đột xã hội. Vị giáo sư này đã minh chứng cho lời nói của mình bằng những bài học cụ thể ở những nước như Indonesia, Philippines.

    Chuỗi ?okỳ diệu - ác mộng - khủng hoảng? đã diễn ra khi kinh tế các nước này tăng trưởng nhanh, trong khi thể chế chính trị không đủ năng lực phát hiện và xử lý kịp thời những tác động từ kinh tế, xã hội tới hệ thống chính trị quá chậm trong cải cách.

    Từ đó, GS Lean Luc - Maurer cảnh báo ?obất kỳ sự kiêu ngạo, ngộ nhận nào về những thành tích tiến bộ cũng dễ dẫn đến xơ cứng trong chính sách? và ?otự do hóa quá sớm với vai trò của nhà nước yếu kém sẽ dẫn đến trả giá, ngược lại, xơ cứng sẽ dẫn đến ác mộng?.
    Ông ấy lo ngại khi mâu thuẫn quá lớn, sự thất vọng của người dân quá lớn dễ khiến họ đi theo những tư tưởng quá khích, cực đoan, thậm chí bạo lực để tìm lối thoát, để thay đổi.


    Thông thường, qua những mổ xẻ hết sức thẳng thắn tại các hội nghị nước ngoài, sau đó là những giải pháp. Vậy các chuyên gia nước ngoài có đề xuất giải pháp gì không?

    Thật ra giải pháp thì không ai khác mà chính người Việt Nam phải lao tâm khổ tứ tìm ra. Người ta nói người ta phát hiện những vấn đề trong quá trình phát triển của ta (bên cạnh việc ca ngợi những thành tựu), còn giải pháp toàn cục, họ nói sẽ tiếp tục nghiên cứu. Nhưng ở bài diễn văn xuất sắc tổng kết hội nghị sau ba ngày làm việc, GS Lean Luc - Maurer đúc kết: Việt Nam đã nhận thức được những thách thức nhưng đang vật lộn với giải pháp.

    Ông ấy hiểu quá trình giải quyết là khó khăn vì chúng ta đang phải chiến đấu với những lỗi hệ thống của chính mình. Vấn đề tham nhũng, chất lượng giáo dục, y tế, bộ máy nhà nước là những nút cổ chai, chức năng của nhà nước cũng cần được định nghĩa lại, nhà nước phải có phản ứng linh hoạt hơn, sự tham gia của quần chúng phải sâu rộng hơn... Nhưng từ những kinh nghiệm nghiên cứu của mình, vị trí thức này cho rằng: nếu kịp thời cải cách, hiện đại hóa, thúc đẩy dân chủ, nhà nước pháp quyền thì Việt Nam có thể tránh được cái chuỗi ?okỳ diệu - ác mộng - khủng hoảng? đó.

    Đánh giá tổng quát về tính tích cực của hội nghị mổ xẻ ?onhững bài học từ Việt Nam?, ông có thể nói gì?

    Những vấn đề họ nêu hoàn toàn phù hợp với những cuộc thảo luận trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tức là vấn đề nằm trong hệ thống, cần có cuộc cải cách đồng bộ mang tính hệ thống. Điều này cần thời gian vài năm, và phải có quyết tâm với tinh thần đổi mới.

    Theo Cầm Văn Kình
    Tuổi Trẻ
  2. iso9002

    iso9002 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2001
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    6
    Bác bình luận vĩ mô quá, em thấy bọn Tây nó chê Việt ta làm ít, ăn nhiều, bao nhiêu chất xám tập trung vào đấu đá!!!
  3. larry_darell

    larry_darell Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    1. Bảo là người VN chúng mày hình như "không sợ chết", chưa thấy ở nước nào xe cộ kinh khủng như VN, xe cộ gì mà chả có hàng có lối, tôn ty trật tự, mạnh ai người nấy chen lấn... Sao ai cũng nhấn còi, nhất là ở ngã tư, người sau toét còi inh ỏi, trong khi người trước đang đợi đèn đỏ hoặc đang đợi người trước nữa đi khỏi... Mà đường chả có ai cũng còi, cả dọc đường bấm còi ầm ỹ...
    2. Bảo là sao có thùng rác mà lại cứ vứt rác ra đường, hoặc mang rác ra để chỗ nhà người khác...
    3. Bảo là sao ở VN sao sướng thế, thích tè đâu thì tè
    3. Bảo nhà cửa ở VN nom rất đặc biệt, như cái ngăn kéo dựng ngược....
    4. Vân vân và vân vân...
  4. hoangtulove

    hoangtulove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    1.128
    Đã được thích:
    0
    đọc bài này bùn cười wé
  5. larry_darell

    larry_darell Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    ]
    Ơ, em nói đúng mà, có gì đâu mà bác lại cười?
  6. etos

    etos Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    "Bác bình luận vĩ mô quá, em thấy bọn Tây nó chê Việt ta làm ít, ăn nhiều, bao nhiêu chất xám tập trung vào đấu đá!!!"
    hà hà.Bác này vui tính thật,nhưng đúng quá rồi...
  7. dinhtayto

    dinhtayto Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    2.382
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy bọn tây có vẻ nó khinh mình , mình sang nước nó thì nó coi mình như cỏ rác , còn nó sang nước mình thì mình lại coi là vip ! chán !

Chia sẻ trang này