1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngược dòng ngôn ngữ

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Lissette, 22/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Ngược dòng ngôn ngữ

    Ngược dòng ngôn ngữ

    Hoài Việt


    Tìm lại những từ thuần Việt xa xưa, nhìn nhận nó trong dòng chảy ngôn ngữ dân tộc chẳng những thấy rõ gốc gác từ nguyên mà còn cho người hậu thế thời hiện đại này một cảm giác lý thú khi lội ngược dòng thời gian, lội ngược dòng ngôn ngữ Việt. Điều này đặc biệt trở nên sống động đối với thế hệ người Việt sinh ra và trưởng thành ở xứ người, bị tách rời môi trường ngôn ngữ dân tộc thuần nhất.

    Có rất nhiều từ cổ nay không dùng đơn lẻ nữa, ví như át nghĩa là ướt, ắng nghĩa là đứt, bặt tiếng, âu nghĩa là lo lắng, ca nghĩa là to, lớn, nhiều... Bây giờ không ai nói "Trời mưa át quá" chẳng hạn. Hầu hết những từ cổ trong quá trình phát triển ngôn ngữ hàng nghìn năm nay vẫn còn đó như một thành tố phụ trong những từ ngữ như ướt át, Lo âu, Im ắng, ắng lặng. Các từ ngữ "Cưu mang", "Yêu dấu", "Dặn dò", "Nghèo khó"... tương tự như thế. Người ta thấy những từ cổ Cưu nghĩa là Mang, Dấu nghĩa là Yêu, Khó nghĩa là Nghèo, Khổ dường như chỉ còn là thành tố phụ trong những từ ngữ ấy song về phương diện tư từ không thể thiếu được. Ví như nói: "Tình cảnh đứa con hư ấy khiến người mẹ lo âu mỏi mòn" chẳng hạn sẽ giàu biểu cảm hơn, gần với người Việt hơn. Trong dặn dò mà bỏ thành tố phụ dò thì hình như nói và nghe đều không thuận với người Việt.

    Cho đến thế kỷ 18, khi mà văn học dân tộc xuất hiện hàng loạt thi hào thơ cổ điển như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, tiếp sau là Nguyễn Khuyến và hàng loạt thi phẩm hữu danh và khuyết danh nổi tiếng thì người ta vẫn thấy nhiều từ cổ tồn tại một cách hữu cơ nhuần nhị trong cấu trúc thơ. Ví dụ từ cổ Dấu nghĩa là yêu thì trong câu thơ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong bài Vịnh Cái quạt "Chúa dấu vua yêu một cái này", hai từ cổ Dấu và mới Yêu cũng song hành tồn tại như thế. Dẫn thêm từ cổ Tây nghĩa là Riêng, sau này có từ ngữ riêng tây quen thuộc. Bà Đoàn Thị Điểm khi dịch thơ Hán tự Chinh Phụ Ngâm của Đặng Tần Côn cũng vẫn sử dụng từ cổ đó trong câu thơ: phép công là trọng niềm tây sá nào - niềm tây đây là tâm sự gia đình riêng tư. Có những từ cổ gần như mất hẳn trong vốn từ ngữ hiện đại song nếu không biết từ nguyên thật khó lòng thấy hết nghĩa và cái hay của thơ ca dân tộc. Ví như từ Nương Long chỉ vùng ngực người phụ nữ chẳng hạn. Câu thơ trong bài Vịnh Thiếu nữ ngủ ngày "Yếm đào trễ xuống dưới nương long" - chữ nương long dường như đã mất hẳn trong ngôn ngữ hiện đại. Từ cổ Son nghĩa một mình, giờ đây có lẽ cũng chỉ còn trong ngôn ngữ đời sống dân gian chỉ người con gái chưa có chồng. Người ta có thể nói với một cô gái: "Lúc còn son rỗi, cố gắng mà học, đến khi chồng con rồi thì học khó vào lắm". Thơ ca dân gian có bốn câu kể một chuyện hóm hỉnh, tình tứ:

    Mình bảo với ta mình hay còn son
    Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
    Con mình những trấu cùng tro
    Ta đi gánh nước tắm cho con mình

    Từ ngữ cổ không chỉ là tiếng nói dân tộc thời hồng hoang lịch sử hoặc thời lịch sử phong kiến hàng nghìn năm. Nghe lại, đọc lại người Việt vẫn thấy sự gần gũi, sống động không chỉ vì kết cấu nhiều từ ngữ còn bóng dáng nó mà còn bởi từ ngữ cổ mang tâm hồn Việt đã chảy trong dòng ngôn ngữ Việt, trong thơ ca Việt và trong đời sống người Việt.



  2. {^_^}

    {^_^} Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Đi ngược dòng để "về nguồn" chút nhé, ai biết chỉ giúp:
    - Cây cối: Hình như cối cũng là cây ?(cối là cây to)
    - Đường sá: Sá là đường chăng? (trong câu phố sá mở mang có phải ý muốn nói ở đây là đường phố?)
    - Xe cộ: Cộ cũng là xe (tui đọc ở đâu là cộ là xe được làm bằng 2 thanh gỗ rồi kéo đi trên đất, cộ là xe không có bánh).
    -Chùa chiền: Chiền cũng là chùa đúng không?
    - v.v.....
    Lâu không thấy Cùlần, Tháihồnganh, yahaha22 vào đây chơi nhỉ, nhớ các bác!
    {^_^}
  3. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Cái cộ này là cái dùng để đập lúa rồi. Đúng là có một cái gọi là cái cộ, được đặt trên hai thanh trượt giống như xe trượt tuyết, nhưng không dễ kéo nó trên đất đâu, người ta kéo nó trên sình hoặc là trên những cây lúa, nó lướt đi rất dễ. Ở miền Nam người ta dùng nó để đập lúa
    Hạ Vy
  4. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn (^_^) đã nhắc nhở! Thật ra lúc này mấy bài viết của tôi hay bị đưa vô nhà đá quá nên tôi đâm nản, chẳng muốn viết gì thêm. Ngay như trong làng Tiếng Việt này, bài "Sự uyển chuyển trong cách dùng tiếng Việt" của tôi cũng đang bị tạm giam vô thời hạn. Bài này trước đó nằm yên ổn cả 2 tuần lễ, chả bác Mod nào quan tâm. Gần đây ai đó nổi hứng đã đưa nó vào trại giam. Tôi nghiệm ra rằng nếu tôi chả viết gì nữa thì lợi cho cả hai: lợi cho tôi khỏi tốn thì giờ viết bài và lợi cho các bác ấy khỏi mất công đọc rồi "xử lý". Nói nôm na bây giờ tôi thuộc loại thành viên bị liệt nửa người, chỉ đọc mà không viết, như thế được dzui dzẻ cả làng! Tôi thấy các Mods cứ tham gia viết bài (hoặc trích lại từ nơi khác) và các thành viên bình thường (như tôi) tham gia đọc bài. Như thế TTVNOL vừa có nhiều bài hay, vừa được lòng mọi người, kể cả "người ta".
    Đáp lại lời mời của bạn nên tôi vào chơi tí chút. Tôi xin ra về kẻo ở lại nói thêm thành ra lạc đề mất!
    THÁI HỒNG ANH.
  5. {^_^}

    {^_^} Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Gởi THA:
    Ô hô, bài "Sự uyển chuyển trong cách dùng tiếng Việt" của bạn đang bị tạm giam vô thời hạn à? Nó bị giam ở đâu, bạn cho tui biết để tui ghé thăm (có phải đã nghỉ mát ở đại dương không? Ai ra tay vậy?)... Chán thế đấy bạn ạ, chắc hẳn nó chứa đựng những N**, HCM... nên mới thảm thế...
    Tui yêu quý "Trí Tuệ" của thời xa xăm... (ừ, sao mà nhớ nó quá) và chán ghét "Trái Tim" của hiện tại... Xô bồ xô bộn quá!!!
    "Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?"
    ?oMệt quá đôi chân này?... Thôi thì các bạn đi chơi loanh quanh có mỏi chân thì vào đây nghỉ mệt nhé, hãy sưởi ấm box TV lạnh lẽo này, tui cũng mới biết box không lâu... (Trước khi bài của bạn bị MOD xoá thì cũng có vài người đồng cảm rồi,hì... "Hãy quên buồn đi, hãy quên sầu đi"... vào chơi nhé...)
    Có thể mời bạn vào đây chơi( cũng toàn chuyện tào lao trên trời dưới đất, không biết thích hợp với bạn không: http://www.vnequation.de/forum/index.php?action=recent)
    Gởi Mods: Hãy thương tình nương tay và cùng anh em chúng tui đàm đạo! Có gì đâu mà xóa bài của bác Thái đi vậy, tâm huyết của thành viên cả mà, đôi khi các bạn không hài lòng nhưng xin các bạn đừng gò bó quá...
    "Hãy giữ cho tiếng Việt mãi trong sáng!" (câu này ở đâu nhỉ! hì)
    Lạc đề chút vậy. Thông cảm nhé Lissette!
    {^_^}
  6. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn {^_^} đã có nhã ý muốn đi thăm nuôi đứa con tinh thần của tôi đang bị tù đày. Nó bị giam ở đâu? Ai ra tay bắt nó? Ban quản trị "trái tim" có tác phong làm việc giống công an nhà nước ta, không phải khi nào cũng cho người nhà được biết thân nhân mình bị giam ở đâu. Kẻ ra tay bắt người lại ít khi ra mặt. Lý do bắt thì rất chung chung. Dzậy đó!
    Quả thực thằng con tôi có phát biểu vài câu về cách dùng tiếng Việt của HCM và N**. Nói về cách nói, cách viết của HCM thì lâu nay thiếu gì người nói. Ngay như bác Giáo Hoàng thuở còn làm lý trưởng làng Tiếng Việt đã trích lại một bài báo với chủ đề tương tự và đã được bạn Cù Lần hưởng ứng nhiệt tình lắm. Còn N** lâu nay ít ai nói tới vì ổng mới lên gần đây mà thôi. (Giả sử một kẻ vô danh (như bạn) hay tiểu tốt (như tôi) có tài văn chương chữ nghĩa như Nguyễn Du đi nữa cũng chẳng có ai muốn bàn đến cách viết và nói của bạn và tôi làm gì.)
    Cách đây không lâu tôi tính bỏ TTVN dọn nhà qua VNequation nhưng thấy cả hai đều là "cá mè một lứa" hết cả, đều cấm nói bất cứ thứ gì liên qua đến chính trị. Đấy là họ nói ngoài miệng thế thôi chứ thực ra nếu bạn nói tốt cho "người ta" thì họ cũng lờ đi, coi như bạn chả sai phạm nội quy gì cả. Cái lưỡi không xương là như thế!
    Còn chuyện hai chữ TT, "trí tuệ" là chuyên và "trái tim" là hồng. Hễ "hồng" được chú trọng hơn "chuyên" thì đời hết vui, tình hết đẹp!
    Tôi biết tôi đã đi quá xa chủ đề của bác Lissette nhưng vì muốn giữ lễ với bạn Vô Danh nên đã thất lễ với bác Lissette. Sau đây tôi xin trích lại một bài báo (nếu bị xoá cũng chả mất công viết)có liên quan phần nào đến chủ đề của bác Lissette gọi là để tạ lỗi với bác Lissette về cái chuyện thất lễ của tôi.
  7. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Trong tiếng Việt, nếu không rành chữ Hán, đôi khi ta lúng túng không biết từ ngữ nào là thuần Việt, từ ngữ nào là Hán-Việt. Đặc biệt khi gặp một từ Hán-Việt mà ý nghĩa của nó không giống với ý nghĩa nguyên thuỷ của từ Hán, ta đâm ra nghi ngờ không biết nó có thật sự là Hán-Việt hay chính là thuần Việt. Bài báo sau đây tôi nghĩ là một bổ sung nhỏ cho bài báo ở trên của bác Lissette.
    (Mấy lời giới thiệu vừa rồi của tôi chẳng qua chỉ là để "xào nấu lại" cho hợp với chủ đề của bác Lissette. Nếu nghe không xuôi tai, mong các bác thông cảm!).
    Bây giờ mời các bác thưởng thức:
    TỪ HÁN-VIỆT, NHỮNG KHÍA CẠNH VIỆT-HÓA!
    Mở đầu cuốn Hán - Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh viết: "Bỉ nhân khi mới nghiên cứu quốc văn, đã lấy sự không có từ điển làm điều rất khốn nạn...". Ngày nay, từ khiêm xưng bỉ nhân rất xa lạ với người Việt. Còn để diễn tả tình trạng lúng túng khó khăn, chẳng ai dùng từ khốn nạn cả. Bộ tiểu thuyết Les Misérables của Victor Hugo, trước kia cũng có người dịch là Những kẻ khốn nạn, về sau phải chỉnh sửa thành Những người khốn khổ. Bởi lẽ, khốn nạn trong từ Hán - Việt không còn giữ nguyên ý nghĩa gốc Hán là "khó khăn, khổ sở" mà đã biến nghĩa và đổi cả mầu sắc tu từ: "hèn mạt, đáng khinh".
    Cũng cần lưu ý rằng hàng loạt từ cực kỳ thông dụng mà không ít người cho rằng là từ thuần Việt, thực ra cũng mang gốc Hán: ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, thím, dì, áo, quần, bàn, ghế... Thế nhưng, ngôn ngữ Việt Nam không phải là ngôn ngữ Hán. Về căn bản, ngữ pháp Việt khác xa ngữ pháp Hán. Và trong quá trình vay mượn từ Hán, biến từ Hán thành từ Hán - Việt, dân tộc ta đã Việt hóa bằng nhiều cách.
    Trước tiên là Việt hóa về mặt ngữ âm: từ Hán chuyển thành từ Hán - Việt được đọc theo âm Việt (thường gọi là âm Hán - Việt) theo một hệ thống quy luật nhất định. Để nắm rõ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1979). Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự Việt hóa gốc Hán về các mặt kết cấu, ý nghĩa và mầu sắc tu từ.
    Thay đổi kết cấu
    Từ Hán - Việt có nhiều thay đổi về mặt kết cấu nếu so với từ gốc Hán. Dễ thấy nhất là xu hướng rút gọn hàng loạt từ ghép thành từ đơn: văn (văn chương, văn học), chế (chế biến, chế tạo), lệnh (mệnh lệnh), đảm (đảm đương), hạn (kỳ hạn), hỗn (hỗn hào), điệu (yểu điệu), nghiệt (khắc nghiệt), v.v. Đã rút gọn thế rồi, người Việt lại phát triển thành từ ghép Việt Nam theo công thức: từ Việt + từ Hán. Theo đó, biết bao từ mới xuất hiện như: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động...
    Ngay cả những từ ghép mang gốc Hán hoàn toàn, khi trở thành từ Hán - Việt thì đã chuyển hóa vị trí. Người Trung Quốc viết động dao, còn người Việt là dùng dao động. Thí dụ về sự chuyển hóa vị trí như thế có rất nhiều: náo nhiệt (Hán: nhiệt náo), di chuyển (chuyển di), tố cáo (cáo tố), phóng thích (thích phóng), tướng mạo (mạo tướng), cứu vãn (vãn cứu), quyền lợi (lợi quyền), tiến cử (cử tiến)... Dĩ nhiên, chẳng phải từ ghép nào cũng có thể thay đổi vị trí. Điều này thường xảy ra trong trường hợp từ ghép được cấu tạo bởi hai từ đơn âm đồng nghĩa.
    Lại có những từ ghép cũng hoàn toàn mang gốc Hán, song người Việt thay hẳn một yếu tố nào đấy để dùng riêng. Nếu Hán ngữ dùng hộ sĩ thì Việt Nam dùng hộ lý (ghi chú: trước kia ở Trung Quốc cũng có từ "hộ lý" nhưng dùng chỉ vị quan cấp dưới thay thế vị quan cấp trên để giải quyết công việc lúc quan cấp trên vắng mặt). Chúng ta dùng từ họa sĩ, song Trung Quốc dùng từ họa sư/họa công. Chúng ta dùng từ tường tận, song Trung Quốc dùng tường tế...
    Thậm chí, những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, rất bền vững là thành ngữ, thì cũng phải thay đổi lúc thành ngữ Hán trở thành thành ngữ Hán - Việt. Những từ nằm trong ngoặc đơn ở các thí dụ sau là gốc Hán: tác oai tác quái (tác uy tác phúc), khẩu Phật tâm xà (Phật khẩu xà tâm), du thủ du thực (du thủ hiếu nhàn), thập tử nhất sinh (cửu tử nhất sinh), an phận thủ thường (an phận thủ kỹ), thượng lộ bình an (nhất lộ bình an)...
    Thay đổi ngữ nghĩa
    Có thể nói rằng hầu hết từ ghép gốc Hán được nhân dân ta vay mượn thì đã thay đổi nghĩa hoặc ít hoặc nhiều. Với những từ ghép đa nghĩa, lắm khi chúng ta chỉ chọn một số ý nghĩa nào đấy mà thôi. Chẳng hạn từ phù phiếm, ta chỉ dùng nghĩa bóng (không thiết thực) mà không dùng nghĩa đen (ngồi thuyền dạo chơi). Hoặc từ bác sĩ thì gốc Hán gồm ba nghĩa: 1. Chỉ một chức quan được đặt ra từ đời Tần: ngũ kinh bác sĩ, quốc tử bác sĩ; 2. Chỉ người thành thạo một nghề gì: trà bác sĩ (người chuyên bán trà); 3. Chỉ học vị: Pháp học bác sĩ, y học bác sĩ. Thế nhưng, Việt Nam dùng từ bác sĩ với một nghĩa rất hẹp, chỉ người tốt nghiệp đại học y khoa (y học bác sĩ). Trong khi đó, tiếng Hán hiện đại lại có từ y sinh để chỉ thầy thuốc (bác sĩ).
    Nhiều trường hợp, khi vay mượn từ gốc Hán, người Việt chủ động phát triển thêm một vài nghĩa không có trong tiếng Hán. Từ Hán đinh ninh vốn có nghĩa "dặn dò", lúc trở thành từ Hán - Việt thì có thêm nghĩa mới là "yên trí". Hoặc từ bồi hồi vốn có nghĩa "đi đi lại lại", người Việt còn hiểu là "bồn chồn, lòng dạ không yên".
    Táo bạo nhất là cách thay đổi toàn diện ý nghĩa: hình thức vay mượn, song ý nghĩa lại khác hoàn toàn. Như khôi ngô, từ Hán có nghĩa "to lớn", còn từ Hán - Việt lại có nghĩa "thông minh". Hoặc mê ly, từ Hán có nghĩa "mơ hồ, không rõ", từ Hán - Việt có nghĩa "rất hay, rất hấp dẫn". Hoặc lẫm liệt, từ Hán có nghĩa là "rét mướt", từ Hán - Việt có nghĩa "oai phong". Với những trường hợp này, sự Việt hóa đã đạt đến mức triệt để.
    Thay đổi mầu sắc tu từ
    Thông thường, với hai từ đồng nghĩa (một từ Hán - Việt và một từ Việt), thì dùng từ Hán - Việt mang tính trịnh trọng hơn, hoặc văn hoa hơn. Thí dụ các cặp từ này: phụ nữ/đàn bà; nhi đồng/trẻ em; phu nhân/vợ; mẫu tử/mẹ con; trường thọ/sống lâu; từ trần/chết...
    Tuy nhiên, có những từ Hán - Việt lại mang mầu sắc tu từ trái ngược so với từ gốc Hán. Đáo để vốn có nghĩa "đến cùng", song trong ngôn ngữ Việt Nam lại là "riết róng, đanh đá". Thủ đoạn chỉ có nghĩa "phương pháp, kỹ pháp", song đối với chúng ta thì đây là từ chỉ "mưu mẹo, mánh khóe" theo nghĩa xấu. Dã tâm trong tiếng Hán chỉ mang nghĩa "tham vọng", song biến thành từ Hán - Việt thì có nghĩa "lòng dạ hiểm độc". Trường hợp từ khốn nạn mà chúng tôi dẫn ở đầu bài này thì trong tiếng Hán chẳng mang sắc thái nào đặc biệt, nhưng với dân ta, đây lại là từ dùng để nhiếc móc, chửi rủa!
    Qua những điều vừa nêu, bạn đọc đủ thấy rằng: Từ gốc Hán được Việt hóa để trở thành từ Hán - Việt không còn là... từ Hán. Đề tài này nếu được khai triển dưới nhiều góc độ khác, chắc chắn sẽ đem lại vô số điều thú vị và hữu ích cho công cuộc "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".
    Võ NgânVương
    (Tạp chí Tài hoa trẻ)
  8. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Đôi lời với các bạn yêu tiếng Việt, trong đó có những người bạn tôi đã từng chào hỏi và quý mến.
    Có lần tôi nói tôi bộc trực nghĩ chi nói nấy. Hôm nay tôi cũng muốn nói toạc móng heo sau nhiều tuần có vào xem nhưng chẳng còn hứng thú gì để viết bài.
    Theo suy nghĩ của tôi và tôi biết nhiều người tạm gọi là lớn tuổi, thì Trái Tim không còn phù hợp nữa, họ cảm thấy chán và bỏ đi, là chuyện đương nhiên. Chẳng cần nói ra, mọi người có thể hiểu nguyên nhân vì đâu.
    Tôi thì chỉ biết trái tim chứ hồi vàng son của trí tuệ tôi chưa hay. Chỉ khi vụ scandan đóng cửa từ phía nhà nước, tôi mới quan tâm. Nhưng sau thời gian làm quen hào hứng, là thất vọng chán nản.
    Có thể những người chủ xị của TTVNOL cho là mục đích chính của mình là tạo cái room để con nít chat chăng? Nên không quan tâm đến 'chuyện người lớn'?
    Bản thân tôi chẳng e ngại để nói ra là tôi có 3 nick khác nhau trên đây, cũng vì yêu thích mạng này, và vì cái chính sách nội quy nó buộc tôi phải thay hình biến dạng như thế.
    Cái bọn lảnh đạo thì nói mà làm gì. Nhiều người tâm huyết, nhiều bài viết góp công góp ý. Thế mà... Nói thẳng ra, đặt ra nội quy cái ............... gì cho nó phức tạp rập khuông, mạng này có chính thức đâu, tạm bợ thôi, thế thì bảo vệ cái gì? Cù lần cở tôi còn dự đoán được là không bao giờ có giấy phép để mà hoạt động đâu. Thế thì đúng đấy.
    Viết bài này là góp tiếng nói với các bạn Tiếng Việt. Có thể là lời chào cuối cùng.
    ...........................
    Cù Lần
    Được E***or sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 03/12/2002
  9. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay tôi mới vào đây không biết có vụ bài của bác Thaihonganh bị xoá. Không hiểu là ai xoá thế? Để tôi xem có gì sẽ khôi phục lại cho bác. Chúc các bác khoẻ, vui vẻ.

    :: Giáo Hoàng ::

  10. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Với tư cách là người xây dựng box Tiếng Việt thì tôi rất quý bác Culan và cảm ơn những gì bác đóng góp cho box.
    Nhưng với tư cách quản trị mạng thì tôi thành thực nói với bác rằng bác đã lầm, và sự việc không như bác nghĩ đâu.
    Và mong các bác vẫn còn ngồi đây để đọc được những dòng này của tôi.
    :: Giáo Hoàng ::

Chia sẻ trang này