1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Bình Xuyên

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi brucelee1306, 26/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    À , về Huỳnh Văn Nghệ thì theo wikimedia nói cha HVN là 1 võ sư, vậy HVN được cha truyền dạy võ nghệ từ bé. Nơi HVN sống là đất Bình Dương, vậy em suy là võ nghệ của Tám Nghệ có thể là võ phái Tân Khánh Bà Trà rất nổi tiếng ở đất Bình Dương , hầu hết các võ phái ở phương Nam đều chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng võ Thiếu Lâm vì miền Nam có rất nhiều dân di cư là người Hoa, trong đó có các thủ lĩnh phong trào Thiên Địa Hội hầu hết đều là những cao thủ võ lâm. Phải nói là em thích nhân vật Tám Nghệ nhất vì Tám Nghệ văn võ song toàn, vừa giỏi võ, vừa giỏi thao lược, lại có tài làm thơ hay, ít có tay hảo hán nào văn võ toàn tài như Tám Nghệ. Có nhiều bài thơ của HVN rất hay nhưng em ko tiện post lên vì sợ lạc đề!
  2. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    bạn hỏi giám đốc đài truyền hình HTV ,ông Huỳnh văn Nam là bít HVN học võ gì thui mừ
  3. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Cụ Minh xúi bọn trẽ VVN biểu tình thử xem sao. Thiếu gì chuyện để phản đối trong thời buổi hiện nay.
    Hôm nọ đọc bài nầy, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070430_30april.shtml , có phần góp ý của ông Janitor, suy nghĩ thêm về các thế hệ đàn anh, trong đó rất nhiều tay sẳn sàng chọt quậy khi có thể - và thoả hiệp hèn hạ khi có thể, và nhận ra rằng, tuổi tác và tư cách không đi chung với nhau.
    Được vove sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 06/05/2007
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy vove ạ... hihi ... và rồi tuổi tác của vove cũng sẽ như thế mà thôi, cứ mỗi tuổi tăng mỗi giảm tư cách nhỉ ?
  5. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi! Bác có bà con gì với thằng Nguyensg ko, sao Avatar của bác chung ý tưởng với nó vậy?
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, viết quá dỡ, không rõ ý. Ý của em là: không nhất thiết phải nghĩ là các thế hệ đi trước hay các người đứng tuổi lại có tư cách hơn đám trẽ. Tư cách và tuổi tác chẳng liên quan nhau.
    Cho nên, có thể em càng già, càng mất tư cách, hoặc cũng có thể càng già, càng có tư cách.
    Tuy nhiên, em không bao giờ nghĩ mình có tư cách, nên gắng giữ mình, chẳng dám khoe mẽ, ngay cả võ đạo võ đức, em cũng chẳng dám nhận ạ :-)
  7. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Đây là tiểu sử của Ba Dương
    Dương Văn Dương (còn gọi là Ba Dương; 1900?"1946) là thủ lĩnh của lực lượng quân sự kháng chiến chống Pháp gọi là lực lượng Bình Xuyên trong những năm 1945-1946.
    Ông sinh quán ở Bến Tre nhưng lên Sài Gòn làm ăn từ nhỏ. Lúc trẻ, ông chăn vịt chạy đồng khắp miền đồng ruộng Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, nhờ đó học võ ở nhiều thầy và sau làm thầy dạy võ gần cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy, Nhà Bè, kiêm nghề bảo hiểm bình dân cho các chủ ghe thương hồ trên kinh Cây Khô, ngay cửa ngõ Sài Gòn. Ông được miêu tả là người nghiêm nghị, ít nói, nhưng hòa nhã, thân thiện, lạc quan và kiên trì, tài đức song toàn.
    Ông xưng "anh chị" trong giới giang hồ ở Chánh Hưng, Chợ Lớn; trong đám "em út" có Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), Hai Vĩnh (Mai Văn Vĩnh), Bảy Môn, Năm Hà (Dương Văn Hà) ? sau này phần lớn đều theo kháng chiến chống pháp.
    Ông nổi tiếng là tay giang hồ hảo hớn. Do uy tín trong giới anh chị giang hồ, ông từng được mời làm bảo kê bến xe Tây Ninh - Nam Vang một thời gian. Ông được xem là thủ lãnh của giới lục lâm thảo khấu Nam Bộ bấy giờ.
    Năm 1940 cùng với em ruột (có tài liệu là cùng cha khác mẹ) là Năm Hà vào làm công nhân cho hãng đóng tàu Nichinan của Nhật (có khuynh hướng thân Nhật. Sau đó Ba Dương lập ra Thanh niên cảm tử đoàn (còn gọi là hải quân Bình Xuyên) toàn là dân thuộc giới giang hồ, em út ông, trụ sở đặt tại chợ Tân Qui (thuộc Nhà Bè).
    Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ông bỏ làm việc ở hãng đóng tàu Nichinan về Tân Qui sau khi cướp được một số súng của quân đội Nhật để võ trang cho lực lượng mình gọi là Bộ đội Ba Dương.
    Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông dạy võ cho Thanh niên Tiền phong Cần Giuộc, tham gia cướp chính quyền. Sau khi quân Anh ?" Pháp gây hấn, Dương Văn Dương thống nhất Bộ đội Ba Dương và một số các lực lượng quân sự tự phát lại thành bộ đội Bình Xuyên. Tháng 11 năm 1945, ông được cử làm chỉ huy trưởng các lực lượng Nhà Bè, Tân Thuận, Bình Đông ở Mặt trận số 4, bao vây mặt nam Sài Gòn.
    Sau khi Nguyễn Bình, đặc phái viên Trung ương, vào Nam Bộ, các lực lượng vũ trang chống Pháp được tổ chức lại. Lực lượng do Dương Văn Dương lãnh đạo, là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Bộ, được tổ chức thành các chi đội, hợp thành Liên khu Bình Xuyên. Tháng 12 năm 1945, Dương Văn Dương được Nguyễn Bình chỉ định chức vụ làm khu bộ phó khu 7 (phụ trách địa bàn Đông Nam Bộ).
    Đầu năm 1946, Dương Văn Dương chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Không may, ông bị máy bay Spitre của Pháp bắn chết tại ấp Bình Phương, xã Châu Bình vào ngày 20 tháng 2 năm 1946, tức ngày 19 tháng 1 năm Bính Tuất (có tài liệu cho rằng ông tử trận vào mùng 6 Tết Bính Tuất, tức ngày 7 tháng 2 năm 1946).
    Lực lượng Bình Xuyên sau đó được tổ chức chính quy và được đặt tên là trung đoàn Dương Văn Dương.
    Ngay sau khi ông tử trận, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã truy phong ông là liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam, là vị tướng được truy phong đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho một con kinh ở Mộc Hóa, Tân An (tên cũ là Lagrange). Tên này còn được giữ lại cho đến ngày nay.
    Ngày 7 tháng 4 năm 2000 Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên đường Dương Văn Dương cho một đường hẻm mới được mở rộng từ năm 1996, dài khoảng 450 mét, nằm trên địa bàn phường 16 quận Tân Bình, nay thuộc quận Tân Phú
  8. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Bảy Viễn (1904-1970) là tên của một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp, sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.
    Tung hoành ngang dọc
    Bảy Viễn tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh).
    Năm 1921, Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp.
    Năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung người khác và bị phạt giam 2 tháng tù.
    Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang (súng). Tuy nhiên, đến năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công về đất liền sau 4 lần thất bại.
    Năm 1942, Bảy Viễn bị bắt trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu. Tòa án tuyên phạt 12 năm khổ sai cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm.
    [sửa] Tham gia kháng chiến
    Năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành Chi đội trưởng Chi đội 9 thuộc Liên khu Bình Xuyên, do Ba Dương (tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy.
    Ngày 20 tháng 2 năm 1946 Ba Dương hy sinh trong một trận chống càn của Pháp ở Bến Tre khi chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Sau khi Ba Dương hy sinh, Bảy Viễn vận động để nắm chức Tư lệnh Bình Xuyên nhưng một số cán bộ chỉ huy trưởng các chi đội Bình Xuyên đã không tán thành.
    Ngày 12 tháng 4 năm 1946, Nguyễn Bình, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam bộ ký quyết định phong cho Năm Hà (tức Dương Văn Hà em cùng cha khác mẹ với Dương Văn Dương) làm Tư lệnh lực lượng Bình Xuyên thay cho Ba Dương.
    Tháng 5 năm 1946 Nguyễn Bình ký quyết định phong cho Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7 với ý định tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên và để Bảy Viễn không bất mãn bỏ kháng chiến về với Pháp.
    Tháng 12 năm 1947, Trung tá Savani (Phòng Nhì Pháp) cho người bí mật tiếp xúc với Bảy Viễn để chuẩn bị lập Chiến khu Quốc gia Rừng Sác.
    Cuối tháng 5 năm 1948 Bảy Viễn mang hai đại đội võ trang mạnh, thân tín nhất, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sác, vượt sông Soài Rạp, băng qua lộ 4, xuôi theo dòng kênh Dương Văn Dương (Lagrange) đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu bộ trưởng Chiến khu 7.
    Tại cuộc họp Trung Tướng Nguyễn Bình quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên phiên chế thành các Trung đoàn Vệ Quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và ********* của Phòng nhì Pháp. Bảy Viễn phản đối quyết liệt.
    Về thành
    Rạng sáng ngày 27 tháng 5 năm 1948, Bảy Viễn đã âm thầm rút quân Bình Xuyên rời chiến khu Đồng Tháp đến Đông Thành nơi Chi đội 4 của Mười Trí (bạn thân Bảy Viễn) đóng quân và cho bạn biết ý định về hợp tác với Pháp. Mười Trí không ngăn cản nhưng âm thầm phân tán lực lượng võ trang của Bảy Viễn. Cho nên khi rút về tới xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Bảy Viễn chỉ còn có hai trung đội.
    Sau khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá.
    Năm 1952, Bảo Ðại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng 2 sao (Général de Brigade).
    Bị trấn áp và lưu vong
    Năm 1955 quân đội Ngô Ðình Diệm tảo thanh quân Bình Xuyên và các giáo phái, Bảy Viễn đào thoát sang Pháp.
    Năm 1970 Bảy viễn qua đời tại Paris.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Không thấy ông vove trả lời. Tui có ý kiến thế này. Tui không thích nguyen (vì hắn ta quá đáng). Nhưng tui cũng không thích cái cách của cái đám khi ngồi với nhau nói xấu một vấn đề không sao. Nhưng khi nguyen cũng nói xấu cách đó thì lại hè nhau ra chửi.
  10. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Chửi là đúng rồi! Vì lần nào nó nói về vấn đề đó là cố tình tung ra cái ý tưởng chống Cộng ra liền, nếu nó bàn luận nghiêm túc thì có ai nói gì nó đâu! Cái thứ đồ đi bám đít ngoại bang quay lại chửi đồng bào mình thì đi đâu ai cũng ghét, nói thật, ban đầu dù biết là nó *********, nhưng tui cũng ko thấy ghét nó lắm, nhưng càng về sau nó càng thể hiện bản chất là 1 thằng bán nước thực sự, nó post hình bôi bác Hồ Chủ tịch, từ đó tui mới thấy ghét nó! Bác nghĩ xem , ở VN có rất nhiều người cũng ko ưa CS nhưng ko ai lại có 1 tư tưởng bệnh hoạn như nó, mở miệng 1 cái là tuyên truyền chủ nghĩa chống Cộng. Nếu bác còn nói chuyện được với nó thì bác nói với nó là : "anh em sẽ bỏ qua cho nó nếu nó chịu nói chuyện đàng hoàng, từ bỏ cái ý tưởng bệnh hoạn đó thì sẽ vẫn coi nó là người VN, vẫn thảo luận bình thường như bạn bè, còn ko thì.......miễn!"

Chia sẻ trang này