1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người chính trị viên trong quân đội??

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi doanbienthuy, 26/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doanbienthuy

    doanbienthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Người chính trị viên trong quân đội??

    vừa rồi có một nghị quyết 51về người chính trị viên trong quân đội nhân dân VN đồng chí nào có thể nói rõ về nội dung của nghị quyết đó ko?/
    Trích từ:
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NQ 51
    (Ngày 20-07-2005)
    1-ĐCSVN mà trực tiếp là và thường xuyên là Bộ Chính trị, ban Bí thư lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐNDVN
    2- Hệ thống tổ chức Đảng trong QĐ từ cao xuống thấp hoạt động theo cương lĩnh, điều lệ Đảng?Đảng uỷ QSTW do Bộ Chính trị chỉ định. Các cấp uỷ do đại hội cấp đó bầu.
    3- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng trong QĐ hoạt động theo nguyên tắc TCDC, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
    4- Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác CT trong toàn quân. Ở mỗi cấp có chính uỷ (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị
    5- Trong QĐ thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên

  3. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    [/QUOTE]

    Chính trị viên , Chính uỷ tôi đã dc nghe nói đây là 1 trong những chức vụ giáo dục tư tưởng văn hoá cho các chiến sĩ . Bất kỳ 1 đơn vị QD nào cũng có tham mưu về tư tưởng cho các chiến sĩ . Tư tưởng quan trọng lắm chứ bạn , công tác Đảng , công tác Đoàn . Đi đánh trận mà ko có 1 tư tưởng xác định rõ ràng , ko có 1 mục tiêu nhất định mình là người chiến sĩ thì mình chiến đấu vì mục đích gì hả bạn ?.Và nhiệm vụ của chính trị viên là thay mặt tổ chức Đảng giáo dục các chiến sĩ xác định rõ mình là chiến sĩ QDNDVN . Vì thế Tổng Cục Chính Trị là 1 Tổng Cục rất lớn và chức năng nhiệm vụ của Tổng Cục rất lớn quyết định ảnh hưởng đến ý chí , tâm lý chính sách Đảng của các chiến sĩ và quân đội ...
    Ví dụ trong Tổng Cục Chính Trị có các Cục Dân Vận , Cục Tư Tưởng Văn Hoá , Cục Binh Vận , Cục Chính Sách ..v..v..

  4. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    [/QUOTE]
    Thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ trong thời kỳ mới
    Ngày 27 tháng 02 năm 2006


    Nhân dịp Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị nói riêng và ngành Tổ chức cán bộ quân đội nói chung, đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống của ngành, báo Quân đội nhân dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đại tá Vũ Văn Luận, Cục trưởng Cục Cán bộ, TCCT.
    Phóng viên: Thưa đồng chí, xin được chúc mừng ngành công tác cán bộ nói chung và Cục Cán bộ nói riêng, vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành công tác cán bộ đã viết nên truyền thống: Trung thành, tận tụy, công tâm, gương mẫu, chủ động, sáng tạo. Xin đồng chí cho biết đôi nét về truyền thống quý báu đó?
    Đại tá Vũ Văn Luận: Ngày 28-2-1947, Phòng Cán bộ thuộc Chính trị Cục trong ?oQuân sự ủy viên hội? được thành lập theo Nghị định 243/NĐ của Bộ Quốc phòng, tiền thân của Cục Cán bộ ngày nay. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Cục Cán bộ và ngành tổ chức cán bộ quân đội, gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân.
    Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: ?oNgay những ngày đầu, từ khi mới thành lập quân đội, Bác Hồ và Trung ương Đảng ta đã rất coi trọng công tác cán bộ, coi công tác cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Đảng ta trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ, đề ra quan điểm, chính sách cho đến quy trình cụ thể, điều đó đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt cả quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta?. Đảng và Quân đội ta luôn xác định vị trí công tác cán bộ như vậy, chính là tiền đề quan trọng nhất để cơ quan cán bộ quân đội các cấp viết nên truyền thống ?oTrung thành, tận tụy, công tâm, gương mẫu, chủ động, sáng tạo?. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, cơ quan và đội ngũ những người làm tổ chức cán bộ trong quân đội luôn bám sát đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nêu cao tinh thần tận tụy, khắc phục khó khăn, bám sát cơ sở, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng quân đội. Thường xuyên đoàn kết thống nhất, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, công tâm, gương mẫu, gắn bó tình cảm với cán bộ, luôn được tổ chức và cán bộ tin cậy, được cấp ủy các cấp lựa chọn, sàng lọc, dìu dắt. Đồng thời, từ yêu cầu cao của công tác xây dựng và quản lý con người nên chỉ có thực sự chủ động sáng tạo, cơ quan cán bộ mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
    Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng cục Chính trị và cấp ủy Đảng các cấp; sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, nhà trường, Cục Cán bộ và ngành tổ chức cán bộ đã và đang không ngừng phấn đấu làm tham mưu cho các cấp ủy Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt cho quân đội, đáp ứng kịp thời về số lượng, cơ cấu, nâng cao chất lượng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, luôn có sự kế tiếp, phát triển vững chắc.
    PV: Thưa đồng chí, được biết những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân đội ta có rất nhiều kinh nghiệm quý về công tác cán bộ. Những kinh nghiệm nổi bật là gì?
    Đại tá Vũ Văn Luận: Đúng là trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, chúng ta có nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu về công tác cán bộ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Xin được nêu mấy kinh nghiệm lớn, đó là:
    - Quân đội ta đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, chủ động chuẩn bị từ xa để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quân đội, đáp ứng cho cả trước mắt và lâu dài. Trong chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã gọi trở lại quân đội nhiều cán bộ vừa chuyển ra sau hòa bình, đồng thời đề nghị Nhà nước động viên hàng vạn cán bộ ưu tú Dân chính Đảng, bác sĩ, kỹ sư vào quân đội; kịp thời huy động nguồn nhân lực tiềm tàng trong nhân dân, đáp ứng được nhu cầu cán bộ để xây dựng và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật và nhu cầu cán bộ cho chiến trường miền Nam.
    - Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng phải đi trước một bước, kết hợp chặt chẽ đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại trường và tại chức, với nhiều phương thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng, linh hoạt.
    Khi cả nước có chiến tranh, đã kịp thời chuyển hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo kiểu thời chiến, lấy đào tạo, bổ túc ngắn hạn, kết hợp với bồi dưỡng rèn luyện trong thực tế chiến đấu là chính; mạnh dạn đề bạt cán bộ tại chỗ lên và lần lượt đưa về trường để đào tạo cán bộ; chủ động gửi đi nước ngoài đào tạo cán bộ một số binh chủng, tạo cơ sở vững chắc phát triển lực lượng cán bộ lâu dài.
    - Thường xuyên có quy hoạch chủ động chuẩn bị cán bộ cho các hướng chiến trường, các chiến dịch, từng đơn vị. Trong mỗi trận chiến đấu đều có phương án chuẩn bị các thê đội cán bộ thay thế, trước mỗi chiến dịch đều có phương án dự trữ nguồn cán bộ để đáp ứng tình huống phát triển và tiêu hao.
    - Chăm lo lựa chọn, bồi dưỡng rèn luyện những người làm việc trong cơ quan cán bộ; Được chăm lo rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên, những người làm tổ chức cán bộ trong chiến tranh đã luôn tận tụy làm việc không quản ngày đêm, hết lòng chăm lo cán bộ, được tổ chức và cán bộ tin cậy, để lại cho các thế hệ những người làm công tác cán bộ noi theo, không ngừng phấn đấu vươn lên những tầm cao mới.
    PV: Xin đồng chí cho biết việc kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
    Đại tá Vũ Văn Luận: Thời kỳ nào công tác cán bộ cũng phải luôn bám sát và phục vụ đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, của quân đội, chủ động chuẩn bị cán bộ đáp ứng cho các tình huống trước mắt và lâu dài. Nếu như trong chiến tranh, khi phát triển lực lượng đột biến hoặc tiêu hao lớn, phải mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên, thông qua chiến đấu và lần lượt đưa về trường để đào luyện cán bộ, thì trong giai đoạn hiện nay, công tác cán bộ đang tập trung giải quyết số lượng, điều chỉnh cơ cấu gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ phát triển; đảm bảo cho đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, từng bước cân đối, đồng bộ. Chỉ đạo tổ chức thực hiện bằng nhiều phương thức, biện pháp tích cực việc tạo nguồn và giải quyết cán bộ cơ sở; đáp ứng đủ cán bộ các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, đơn vị mới thành lập; giải quyết được nhu cầu cán bộ cho các đoàn kinh tế-quốc phòng, tăng cường cán bộ cho các cơ quan quân sự huyện ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tạo nguồn cán bộ cơ sở tại chỗ vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo, cán bộ dân tộc thiểu số; mở ra nhiều hướng đào tạo sĩ quan dự bị đáp ứng cho cả lực lượng thường trực và bổ sung hàng vạn nguồn sĩ quan đăng ký vào ngạch dự bị.
    Quy hoạch cán bộ chủ trì là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ; cấp ủy các cấp đã thường xuyên xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ trì. Việc điều hành thực hiện quy hoạch cũng luôn được rút kinh nghiệm để ngày càng tốt hơn, bảo đảm sự kế tiếp liên tục vững chắc ở tất cả các cấp, trước hết là cấp chiến dịch, chiến lược. Mạnh dạn bổ sung nguồn cán bộ trẻ qua đào tạo cơ bản và hoạt động thực tiễn, tạo được một chức danh có nhiều nguồn, nhiều độ tuổi; quy hoạch sắp xếp cán bộ chủ trì vẫn luôn gắn chặt với việc kiện toàn cấp ủy; gắn với việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
    Ngày 20-7-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TW về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong QĐND Việt Nam; Đảng ủy Quân sự Trung ương đã xác định chủ trương triển khai thực hiện với phương châm: Tích cực, chủ động, đồng bộ, vững chắc, có quy trình và bước đi phù hợp. Do vậy việc sắp xếp, bổ nhiệm các chức danh Chính ủy, Chính trị viên phải chặt chẽ, đủ tiêu chuẩn, phải là những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị, có tính Đảng và nguyên tắc cao, thực sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết trong Đảng bộ và đơn vị, có đủ điều kiện và tín nhiệm làm bí thư cấp ủy.
    Hiện nay, quân đội ta đang thực hiện chủ trương đào tạo cán bộ theo chức vụ, có trình độ học vấn tương ứng, chuyên môn hóa ngày càng cao; triển khai đồng bộ các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, trước hết là chất lượng chính trị và trình độ kiến thức, năng lực, vừa phát huy được những kinh nghiệm truyền thống, vừa đáp ứng yêu cầu chỉ huy quản lý, chuyên môn kỹ thuật trong điều kiện của chiến tranh công nghệ cao. Trước đây, quân đội ta luôn nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hiện nay chúng ta vừa phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vừa phải huy động nguồn lực của đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, bao gồm cả phương thức hợp đồng thuê đào tạo kỹ sư công nghệ, thiết kế chế tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng, hiện đại hóa quân đội.
    Kế thừa và phát huy chính sách cán bộ trong thời chiến, hệ thống chính sách cán bộ quân đội đang tiếp tục hoàn thiện, vừa quan tâm chăm lo chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với cán bộ có công trong các cuộc kháng chiến, vừa tích lũy, nghiên cứu, đề xuất kịp thời các chính sách giữ gìn, thu hút cán bộ; chính sách đối với cán bộ công tác nơi khó khăn, gian khổ; triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở, đất ở, chăm lo sức khỏe cán bộ và đời sống gia đình cán bộ phù hợp với cơ chế mới.
    PV: Để thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy về cán bộ và công tác cán bộ, những vấn đề quan tâm nhất trong quản lý cán bộ và xây dựng ngành tổ chức cán bộ hiện nay là gì, thưa đồng chí?
    Đại tá Vũ Văn Luận: Trong điều kiện xây dựng quân đội thời bình, sẵn sàng đáp ứng các tình huống chiến tranh, trước sự tác động của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, công tác quản lý cán bộ càng phải chặt chẽ, quản lý toàn diện cả phẩm chất đạo đức, năng lực, các mối quan hệ của cán bộ. Khắc phục những biểu hiện dân chủ hình thức, cá nhân chủ nghĩa, cục bộ, địa phương, phải thực hiện đúng thẩm quyền quản lý cán bộ theo phạm vi phân công, phân cấp; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý cán bộ với quản lý đảng viên, sự quản lý của tổ chức, của quần chúng với từng cán bộ tự quản lý; chấp hành nghiêm chế độ kiểm tra cán bộ và công tác cán bộ, chế độ nhận xét đánh giá cán bộ định kỳ và đột xuất theo từng nhiệm vụ, từng công việc. Trong quản lý cán bộ, vấn đề quan trọng nhất là đánh giá đúng cán bộ, khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ chung chung, né tránh, thiếu nhất quán. Cần nắm vững và dựa vào tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ và sự tín nhiệm với quần chúng làm thước đo để đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.
    Để xây dựng cơ quan cán bộ vững mạnh toàn diện, đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy có những quyết định đúng và kịp thời trong công tác cán bộ, trước hết, phải xác định rõ tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể làm cơ sở phấn đấu thực hiện; xây dựng và thực hiện tốt các quy chế, quy trình công tác cán bộ; từng bước hiện đại hóa trang bị, phương tiện làm việc, cải tiến thủ tục hành chính cán bộ. Người làm tổ chức cán bộ trong Quân đội phải không ngừng tự rèn luyện, chăm lo, bồi dưỡng cho mình phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực trình độ công tác, đáp ứng tiêu chuẩn người cán bộ của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, đặc biệt chú trọng những phẩm chất: Trung thực, mẫn cán, công tâm; có nhãn quan chính trị, nhạy cảm; thực sự cầu thị, biết lắng nghe; hiểu biết rộng; có kỹ năng phân tích, xét đoán và năng lực khái quát, tổng hợp; có lối sống giản dị, lành mạnh, gần gũi và có tín nhiệm với quần chúng. Kịp thời phát hiện và loại trừ khỏi đội ngũ những người có biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, cục bộ, tính nguyên tắc không cao.
    Qua báo Quân đội nhân dân, tôi xin gửi lời cảm ơn các cấp lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong toàn quân và các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước đã nhiệt tình giúp đỡ Cục Cán bộ TCCT trong những năm qua.
    PV: Xin cảm ơn đồng chí!
    http://www.quandoinhandan.org.vn/news.php?id_new=57522&subject=3


  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Sự cần thiết của chế độ chính uỷ, chính trị viên:
    Trước tiên hãy xem xét quân đội Liên Xô:
    Từ tháng 10-1917, theo chỉ thị của Lenin, chức danh chính uỷ và chế độ chính uỷ bước đầu được xác lập trong một số đơn vị quân đội và hạm tàu.
    Đến tháng 4-1918, chế độ chính uỷ, chính trị viên gắn với hệ thống tổ chức đảng được thực hiện thống nhất trong các đơn vị Hồng quân công nông. Lenin coi đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Đảng CS lãnh đạo. Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Hồng quân đã phát huy tác dụng tích cực trong nội chiến cách mạng, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN.
    Những năm cuối thế kỷ XX, do mất cảnh giác, không kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, mắc sai lầm nghiêm trọng trong quyết định những vấn đề chiến lược, những người CS đã để cho lực lượng cơ hội xét lại thao túng; bỏ hệ thống tổ chức đảng, bỏ chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội, xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, hạ thấp vai trò công tác đảng, công tác CT trong Hồng quân và Hải quân Soviet, dẫn đến Đảng CS không nắm được quân đội.
    Vì vậy khi có biến cố xảy ra, mặc dù quân đông, vũ khí mạnh nhưng quân đội đã nhanh chóng bị vô hiệu hóa, mất mục tiêu chiến đấu, quay lưng lại với Đảng CS.
    Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chế độ XHCN ở Liên Xô bị sụp đổ
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Đối với QĐND VN
    Từ khí Đảng ra đời cho đến Cách mạng tháng 8 (1945), ở các đội Tự vệ đỏ, các đội du kích do Đảng tổ chức và lãnh đạo đều có chi bộ Đảng, đội trưởng và chính trị viên
    Tháng 1-1946, Ban chấp hành TW Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân uỷ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong QĐ.
    Ngày 22-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh xác định: ?oTừ cấp trung đội trở lên, bên cạnh người chỉ huy quân sự có chính trị viên?.
    Tháng 10-1946 đến đầu năm 1952 thực hiện chế độ chính trị uỷ viên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội.
    Tháng 1-1952 đến tháng 4-1981 thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện. Đoàn trưởng (đội trưởng) và chính uỷ (chính trị viên) phân công tổ chức thực hiện theo chức trách

  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hình như bây giờ không còn chế độ chính trị viên/chính ủy mà chỉ có phó chỉ huy về chính trị (cùng với phó chỉ huy về quân sự).
  8. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Đúng như thế.
    Tháng 12-1982, Bộ Chính trị bỏ hệ thống cấp uỷ Đảng từ Quân Uỷ TW đến cấp trên trực tiếp cơ sở, đồng thời bỏ hệ thống chính uỷ, chính trị viên ở tất cả các cấp trong quân đội.
    Sau hơn 2 năm thực hiện, vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực công tác Đảng, công tác CT trong QĐ bị giảm sút nghiêm trọng.
    Do vậy, tháng 7-1985, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết khôi phục hệ thống tổ chức đảng từ cơ sở đến Quân uỷ TW, kiện toàn hệ thống cơ quan chính trị, xác định chức danh phó chỉ huy về chính trị giúp người chỉ huy tiến hành công tác chính trị.
    Và đến nay đã là 20 năm rồi...
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 01/03/2006
  9. doanbienthuy

    doanbienthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn tất cả các bạn
  10. PCoptimizer

    PCoptimizer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bác nào giải thích rõ thêm cho tớ về cơ cấu và thành fần trong Đảng uỷ Quân sự TW nhé:Theo tớ hiểu thì Bí thư Đảng uỷ quân sự TW được quy định là Tổng bí thư,ngoại trừ trường hợp của cụ Giáp(trong tài liệu của tướng Nguyễn Nam Khánh có nói rõ về điều này),và Bí thư Đảng uỷ này cũng có vai trò tương tự như Tổng Tư lệnh QUân đội ở các nước khác.Ngoài Tổng bí thư và Bộ trưởng Quốc fòng ra thì nói chung,Đảng uỷ QUân sự TW còn bao gômg những đồng chí có chức danh như thế nào?Thông thường Đảng uỷ này có bao nhiêu thành viên?Danh sách cụ thể của Đảng uỷ trong Đại hội 8,9 vừa rồi?
    Mong được các bác trả lời giúp!

    Dường như là trong bài trên,tớ nhầm lẫn giữa QUân uỷ TW và Đảng uỷ Quân sự TW rồi,Tổng bí thư đồng thời là Bí thư QUân uỷ TW,chứ Đảng uỷ QUân sự TW thì có lẽ là Đảng uỷ của bộ Quốc fòng thôi.Nhưng nhân tiện,bác nào giải thích rõ về cơ cấu và danh sách thành viên trong 1;2 nhiệm kì vừa qua thì mới là hay nhất
    Tớ cũng muốn hỏi thêm điều này:trong các bộ khác,về mặt công tác Đảng,ngoài Đảng uỷ cấp Bộ ra,còn có Ban cán sự Đảng của Bộ,có lẽ ở Bộ QUốc fòng cũng có Ban Cán sự Đảng bộ QUốc fòng chứ nhỉ?Tên chính xác của cơ quan này (ban cán sự Đảng) ở Bộ quốc fòng tên là gì?Ở các bộ khác,theo thông lệ thường thấy thì Bộ trưởng là Bí thư ban Cán sự Đảng của bộ,còn 1 thứ trưởng(thường là Thứ trưởng thường trực) sẽ là Bí thư Đảng uỷ cơ quan bộ.Không biết ở Bộ quốc fòng,những ai là người đứng đầu 2 cơ quan này của Đảng?
    Được PCoptimizer sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 28/04/2006

Chia sẻ trang này