1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người con gái mặc quần tổng hợp < thơ vui St dành tặng cho những người bạn >

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi Nokia8890, 07/12/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    VẦN THÔNG CỦA VẦN TRẮC:
    Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG.
    Vần thông có nguyên âm đứng cuối:
    É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau
    Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG,
    ... nhưng Y không thông được với E
    Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau
    Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)
    ĨA và UỆ thông nhau
    ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được.
    ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.
    ẤC và ỰC thông nhau
    ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau
    ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau
    ÓNG và ÚNG
    ẬT và ẮT
    ẬT và ỨT
    ÚT và UỐT vv...
    Tóm lại: vần thông của vần TRẮC không khác chi vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG.
    ***
    6) GIEO VẦN:
    Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN:
    1-- A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!
    Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.
    TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.
    TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv...
    2-- Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...
    Thí dụ: EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN
    ÂN vần với UÂN
    ƠN vần với OAN
    ON vần với UÔN
    VẦN GHÉP BẰNG 2 HAY 3 NGUYÊN ÂM VỚI 2 PHỤ ÂM:
    Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN.
    CHO NÊN: ƯƠNG vần với ANG,
    CŨNG NÊN nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.
    3-- VẦN GHÉP BẰNG 2 hay 3 NGUYÊN ÂM:
    Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ mà làm VẬN CĂN.
    Thí dụ: OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.
    UÂY vần với ÂY
    THÍ DỤ: IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả.
    I vần với IA
    Ư vần với ƯA
    Ô vần với UA vv...
    4-- Hai tiếng ĐỒNG ÂM và ĐỒNG NGHĨA thì không vần được!!!
    Hai tiếng ĐỒNG ÂM mà KHÁC NGHĨA thì vần được!!!
    Các bạn và các em đọc lại tất cả các bài đã "POSTED" để làm quen và có gì thắc mắc, cứ hỏi... Nhất Lang sẽ cố gắng trả lời theo khả năng của mình.
    Sau khi mọi người thông qua từ BẰNG & TRẮC, BỔNG & TRẦM, VẦN CHÍNH & THÔNG thì mình sẽ bắt đầu nói đến THƠ LỤC BÁT!
    Những bước trên là những điều căn bản mà các anh chị, các bạn, và các em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ.
    Nhất Lang mong rằng những điều ghi trên giúp ích được cho các anh chị, các bạn, và em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ. Bài kế tiếp Nhất Lang sẽ bắt đầu nói đến những loại thơ.
    Chúc tất cả vui vẻ và thành công!
    -Nhất Lang-
  2. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Phần 2 : Thơ lục bát
    Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính tông của Việt Nam. Thơ Lục Bát khác hơn Ngũ Ngôn hoặc Thất Ngôn của Hán văn ở chỗ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn chỉ có CƯỚC VẬN (vần ở cuối câu), còn Lục Bát có cả CƯỚC VẬN & YÊU VẬN (CƯỚC VẬN là vần ở cuối câu, còn YÊU VẬN là vần ở giữa câu, nghĩa là vần của chữ thứ 6 của câu Bát). Vần Cước còn gọi là vần CHÂN, chân thì ở cuối, và Vần Yêu còn gọi là vần LƯNG, lưng thì ở giữa.
    Lục Bát là thể loại thơ cứ 1 câu 6 chữ rồi đến 1 câu 8 chữ, cứ như thế mãi...
    Vì có YÊU VẬN cho nên cứ 3 câu lại đổi vần 1 lần, bắt đầu từ câu Bát (câu thứ nhì của bài). Vì có thể đổi vần, loại thơ này mỗi bài có thể viết đến hàng ngàn câu. Những bài Lục Bát dài ta gọi là Lục Bát Trường Thiên hay Lục Bát Tràng Thiên.
    Thông thường, trong thơ LỤC BÁT, chúng ta chỉ dùng mỗi vần BẰNG... tuy nhiên, vẫn có trường hợp người ta dùng vần TRẮC.
    Nhất Lang xin phép dùng bài Lục Bát nắn của nhà thơ TÚ XƯƠNG để làm mẫu:
    NHỚ BẠN
    Ai về còn nhớ ai KHÔNG?
    Trời mưa một mảnh áo BÔNG che ĐẦU.
    Nào ai có tiếc ai ĐÂU,
    Áo bông ai ướt, khăn ĐẦU ai KHÔ?
    Người đi Tam Đảo Ngũ HỒ,
    Kẻ về khóc trúc, than NGÔ một MÌNH.
    Non non, nước nước, tình TÌNH,
    Vì ai ngơ ngẩn, cho MÌNH ngẩn ngơ.
    Chú ý những chữ in to.
    Câu LỤC đầu gieo vần ở chữ KHÔNG, chữ thứ 6 của câu Bát "BÔNG" theo vần chữ KHÔNG, cuối câu BÁT này lại đổi sang vần mới là ĐẦU... cứ như thế, cứ 3 vần lại đổi 1 vần khác. Nhớ kỷ, chúng ta nhất định phải đổi vần, nếu cứ dùng vần cũ tiếp theo kế hoặc vài câu kế đó thì âm điệu của bài thơ sẽ bị nhàm chán.
    Trong bài trên, tác giả đã dùng TRÙNG TỪ hai lần; theo luật thì không đúng, nhưng trong trường hợp này tác giả đã cố ý dùng như thế để khơi lại chủ ý của mình; nếu các bạn đọc kỷ và chia bài thơ ra làm hai đoạn 4 câu, thì sẽ nhìn ra cách hành thơ rất là đặc biệt!
    TRÁNH DÙNG ĐỘC VẬN TRONG THƠ LỤC BÁT:
    Theo luật của thơ Lục Bát, cứ mỗi 3 câu ta phải gieo vần mới; nếu cứ dùng 1 vần bài thơ sẽ trở nên nhàm chán.
    Thí dụ như đoạn thơ này:
    Casino! CASINO!
    Lắng nghe giới trẻ trầm TRỒ ngợi KHEN.
    Ngày đêm lắm kẻ bon CHEN,
    Ôi thôi đủ cả sang HÈN ăn QUEN.
    Bài cào, xì dách, đỏ ĐEN,
    Bảy lửa, bảy trắng, chớp ĐÈN reo VANG.
    ...
    Từ chữ KHEN cho đến chữ ĐÈN, tác giả đã dùng liên tục 6 chữ cùng 1 vần... tuy thơ có ý, nhưng cách dùng chữ và VẦN đã làm giảm đi âm điệu của bài thơ. Ở vị trí chữ thứ 6 và thứ 8 của câu Bát, ta không thể dùng 2 chữ có cùng một vần, đọc nghe không xuôi lại không thể gieo vần mới.
    Thơ Lục Bát khởi ở tiếng BẰNG, nên thông thường trong câu thơ nào tiếng thứ nhì cũng là tiếng BẰNG. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người ta dùng tiếng TRẮC, như khi dùng TIỂU ĐỐI (tiểu đối là cách đối trong câu... chia câu thơ ra hai đọan bằng nhau thành hai vế đối) hoặc trường hợp người ta gặp phải danh từ đặc biệt như:
    "Hà Nội băm sáu phố phường,"
    Ta cũng có thể đổi thành:
    "Hà Thành băm sáu phố phường,"
    Thế nhưng người ta vẫn muốn giữ nguyên hai chữ Hà Nội, nên đành phải dùng cách ngoại lệ!
    Còn một cách ngoại lệ khác, thường gặp trong CA DAO như:
    "Trai khôn tìm vợ chợ ĐÔNG,
    Gái khôn tìm CHỒNG giữa chốn ba QUÂN."
    Thay vì chữ cuối của câu LỤC vần cùng chữ thứ 6 của câu BÁT, nhưng trường hợp này lại trái hẳn, chữ cuối của câu LỤC này lại vần cùng chữ thứ 4 của câu BÁT theo sau, và cấu kết của câu BÁT cũng thay đổi... thay vì chữ thứ 4 là TRẮC và thứ 6 là BẰNG, nhưng ở đây lại trái ngược Tuy không sai, nhưng chúng ta không nên dùng cách này nhiều trong 1 bài thơ!!!
    Có người cho rằng nếu chữ thứ 2 là tiếng TRẦM, thì chữ thứ 6 nên là tiếng BỔNG, nhưng theo Nhất Lang thì trường hợp này không phải là vấn đề quan trọng (nếu ta bố trí chữ được như thế thì hay, còn không thì câu thơ vẫn không bị trúc trắc), mà chỗ quan trọng là chữ thứ 6 và 8 trong câu BÁT, như Nhất Lang đã nói qua trong bài nói về VẦN. Giờ viết lại thí dụ để nhắc nhỡ các bạn và các em:
    ĐÚNG:
    Đêm nay trăng tỏ sao MỜ,
    Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em TÔI.
    SAI:
    Đêm nay trăng tỏ sao MỜ,
    Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em VỀ.
    Các bạn và các em đọc kỷ xem nơi nào trong câu thơ có vấn đề!!!
    Để nhắc lại: Tiếng bổng của vần BẰNG là những tiếng KHÔNG CÓ DẤU HUYỀN, và tiếng TRẦM là những tiếng CÓ DẤU HUYỀN.
    Luật TRẦM và BỔNG chỉ nhất định áp dụng ở chữ thứ 6 và thứ 8 của câu BÁT trong thơ LỤC BÁT!!! Nếu chữ thứ 6 là TRẦM thì chữ thứ 8 PHẢI là BỔNG, nếu chữ thứ 6 là BỔNG thì chữ thứ 8 nhất định PHẢI là TRẦM.
    Xem lại:
    ĐÚNG:
    Đêm nay trăng tỏ sao MỜ,
    Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em TÔI.
    SAI:
    Đêm nay trăng tỏ sao MỜ,
    Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em VỀ.
    CHỜ và TÔI - 1 là tiếng TRẦM và 1 là tiếng BỔNG, hai chữ không bị chõi nhau...
    CHỜ và VỀ - cả 2 đều là tiếng TRẦM, làm mất di âm điệu của thơ.
    Thêm một thí dụ:
    SAI:
    Cỏ lay khẻ gọi chân NGƯỜI,
    Đừng đi nhanh nhé bỏ RƠI tình TÔI.
    Nghe qua lời thơ rất khá, nhưng cấu kết có trục trặc.
    Nếu ta sửa lại vài chữ thế này thì câu thơ đọc nghe êm tai hơn...
    Cỏ lay khẻ gọi chân NGƯỜI,
    Đừng đi nhanh quá, đừng RỜI xa TÔI.
    *Tuy vậy, khi gieo vần mới bằng chữ TÔI, thì chúng ta nên cẩn thận, cần phải dùng vần chính, vì nếu dùng vần thông chúng ta lại có thể lập lại âm ƠI, thành ra lại bị trùng vần liên tục.
  3. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    1) LUẬT BẰNG TRẮC
    LUẬT ĐỊNH CHO CÂU LỤC:
    Tiếng thứ 2 BẰNG, tiếng thứ 4 TRẮC, tiếng thứ 6 BẰNG và VẦN
    Đây là "công thức" mà các bạn và các em có thể học thuộc và dựa theo khi làm thơ Lục Bát:
    Cho câu LỤC:
    TD B TD T TD B(vần)
    TD = Tự Do, nghĩa là BẰNG hay TRẮC cũng được.
    B = BẰNG
    T = TRẮC
    LUẬT ĐỊNH CHO CÂU BÁT:
    Tiếng thứ 2 BẰNG, tiếng thứ 4 TRẮC, tiếng thứ 6 BẰNG và VẦN, tiếng thứ 8 BẰNG và VẦN.
    Cho câu Bát:
    TD B TD T TD B(vần) TD B(vần)
    LỤC và BÁT hợp thành:
    TD B TD T TD B(vần*)
    TD B TD T TD B(vần*) TD B(vần**)
    Những điều trên là LUẬT BẰNG TRẮC nhất định cho thể thơ LỤC BÁT; làm thơ không đúng theo luật ấy là trái luật!
    2) VẦN
    Trong hai câu thơ LỤC và BÁT, câu LỤC chỉ có 1 vần ở cuối câu (chữ thứ 6) gọi là CƯỚC VẬN, mà câu BÁT thì lại có 2 vần ở giữa và cuối câu (chữ thứ 6 và 8) gọi là YÊU VẬN và CƯỚC VẬN hoặc VẦN LƯNG và VẦN CHÂN.
    Câu LỤC đầu có vần BẰNG đứng cuối và vần cùng chữ thứ 6 của câu BÁT theo sau... câu BÁT này lại có vần BẰNG đứng cuối (vần mới) và vần cùng chữ BẰNG cuối của câu LỤC theo kế... chữ cuối của câu LỤC này lại tiếp tục vần cùng chữ BẰNG thứ 6 của câu BÁT theo kế đó... và câu BÁT này PHẢI có 1 vần BẰNG mới để đổi sang vần khác cho đoạn thơ sau. Nếu vần cuối này không được thay đổi mà cứ tiếp tục kéo dài thêm như thí dụ trên thì bài thơ sẽ trở nên nhàm chán và mất đi âm hưởng của thơ.
    3) ĐỐI
    Thơ Lục Bát có 2 câu dài và ngắn khác nhau, cho nên khi ta muốn đối, phải dùng TIỂU ĐỐI, tiểu đối là cách đối trong một câu, mà không dùng BÌNH ĐỐI như trong thơ THẤT NGÔN hoặc BÁT NGÔN, hai câu đối nhạu Khi dùng tiểu đối, người ta chia đều câu thơ ra hai đoạn... như trong câu LỤC, người ta chia ra thành 3 và 3, mỗi vế có 3 chữ đối nhau... như trong câu Bát, người ta chia ra thành 4 và 4, hai vế đối nhau.
    Thí dụ:
    "Trơ như đá, vững như đồng,"
    hay
    "Lấy tình thâm, trả nghĩa thâm,"
    hoặc
    "Khi gió gác, khi trăng sân,"
    Để nhắc lại về điều ngoại lệ mà Nhất Lang đã nói ở trên là ngoài danh từ riêng, khi đối người ta có thể dùng chữ TRẮC ở chữ thứ 2 trong câu như câu đối thứ 3 trên.
    Thêm một thí dụ:
    "Trăng xanh gửi mộng, lan vàng hòa thơ."
    Có rất nhiều cách đối: đối chữ, như: mẹ và cha, anh và chị, anh và em... đối vần: TRẮC và BẰNG, đối ý: nghịch và thuận vv...
    LỤC BÁT còn có các loại BIẾN THỂ, những loại này thường gặp trong Ca Dao, Bài Hát, Hò Vè vv...
    Đây là 1 thí dụ mà chúng ta đã nghe từ nhỏ:
    "Con cò, cò bay lả, lả bay la,
    Bay qua, qua cửa Phủ, Phủ bay về, về Đồng Đăng."
    Đây là thí dụ cách dùng chữ TRẮC trong thơ LỤC BÁT:
    Yêu là thương, yêu là HẬN,
    Là đợi chờ, là hờn GIẬN vu VƠ.
    Yêu là lệ đẩm hoen MỜ,
    Dở thương, dở hận, dở CHỜ, dở KHÔNG!
    *Khi dùng loại biến thể trên, hai câu đầu có sự thay đổi ở vị trí vần luật, như chữ ĐỢI và HỜN ở vị trí thứ 2 và thứ 4 so với thường lệ.
    Mong rằng những điều trên giúp ích cho các anh chị, các bạn, và các em.
    Thân mến chúc tất cả thành công.
    -Nhất Lang-
  4. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Phần 3 : Thơ song thất lục bát
    Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt thi.
    Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ý.)
    Dưới đây là thí dụ của thể Song Thất Lục Bát:
    *Chú ý và ghi nhớ các chữ viết "HOA".
    NIỀM ĐAU CỦA CÁT
    Đâu ai HIỂU niềm ĐAU, của CÁT,
    Cứ âm THẦM rào RẠT thâu ĐÊM.
    Sóng ra biển, cát lại CHÌM,
    Muốn đi tìm sóng, biết TÌM nơi ĐÂU!
    Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,
    Cã một ĐỜI sóng TẠT mưa TRÔI.
    Đêm qua được sóng trao LỜI,
    Đêm này lại ngóng ánh NGỜI lao XAO.
    Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,
    Vẫn âm THẦM rào RẠT thâu ĐÊM.
    Sóng ơi, cứ tạt, cứ DÌM,
    Miễn sao ta được sóng TÌM đến THĂM.
    Ta yêu SÓNG từ TRĂM vạn KIẾP,
    Đừng như THUYỀN nối TIẾP ra ĐI.
    Thuyền rời cát chẳng buồn CHI,
    Sóng xa, cát sẽ phế ĐI kiếp này!
    CẤU KẾT:
    Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ TRẮC, tiếng thứ 5 là chữ BẰNG, và tiếng thứ 7 là chữ TRẮc và VẦN.
    Câu THẤT dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC, vần cùng chữ thứ 7 của câu THẤT trên, và tiếng thứ 7 là chữ BẰNG, tạo vần cho chữ cuối của câu LỤC theo sau.
    Hai câu Lục Bát thì theo luật của Lục Bát mà chúng ta đã biết qua.
    Trong câu THẤT trên của đoạn 2 và các đoạn theo sau, mọi điều vẫn giữ nguyên, nhưng chữ thứ 5 phải theo vần của chữ thứ 8 trong câu BÁT trên (chữ cuối của đoạn đoạn trên, hay khổ trên.
    "Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,"
    Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 của câu 2 này lại là chữ BẰNG và VẦN cùng chữ cuối của câu 3, tức câu LỤC theo sau.
    "Cứ âm THẦM rào RẠT thâu ĐỆM"
    ***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối Hán văn, vì luật BẰNG TRẮC được áp dụng trong Song Thất ở chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật thì chữ thứ 3 và chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.
    Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát... chữ cuối của câu LỤC vần với chữ THẤT của câu THẤT dưới (câu THẤT thứ nhì):
    "Sóng ra biển, cát lại CHÌM,
    Muốn đi tìm sóng, biết TÌM nơi ĐÂU!"
    Tiếng thứ 5 của câu Thất theo kế vần với tiếng cuối của câu Bát trên: (tức câu THẤT thứ nhất của đoạn sau... và là câu thứ năm trong bài):
    "Muốn đi tìm sóng, biết TÌM nơi ĐÂU!
    "Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,"
    Tiếng cuối của câu Thất này lại tiếp tục vần với tiếng thứ 5 của câu Thất theo sau như lúc bắt đầu.
    ĐỐI: Thơ Song Thất Lục Bát có hai câu Thất, cho nên nếu người ta muốn đối, thì có thể dùng bình đối, như:
    "Quê hương BẠN kề BÊN biển BẮC,
    Đất nước TÔI xa LẮC trời NAM."
    BÌNH ĐỐI là một cách đối một câu chọi một câu (không như TIỂU ĐỐI: hai vế của một câu đối nhau trong Lục Bát)
    ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất trên là chữ TRẮC, nhưng trong trường hợp KHÔNG CÓ ĐỐI ở câu THẤT dưới, thì chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ BẰNG. Ở đây chúng ta lại có thể dùng chữ thứ 3 này theo vần chữ cuối của khổ trên, thay vì phải là chữ thứ 5 như luật bình thường.
    *Điều giúp các bạn và các em dễ nhớ luật SONG THẤT là "cấu kết của 2 câu này đối nghịch nhau":
    TRẮC, BẰNG, TRẮC (luật của câu trên)
    BẰNG, TRẮC, BẰNG (luật của câu dưới)
  5. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Phần 3 : Thơ mới
    Thơ Mới bao gòm nhiều dạng thơ tự do như các loại 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 chữ và thậm chí lên đến 11 chữ.
    Như Nhất Lang nói qua, cho dù là thể loại tự do người yêu nghệ thuật vẫn phải theo quy tắc nghệ thuật. Thơ tự do là thơ không theo NIÊM LUẬT bắt buộc, nhưng vẫn phải theo VẦN và kiểu cách ra sao là do biệt tài của mỗi người, của mỗi thi nhân.
    (Ở đây Nhất Lang chỉ nói đến loại thơ thông dụng nhất trong lãnh vực tình yêu là loại thơ Bát Ngôn - 8 chữ - Các loại khác xin các bạn xem ở bài nói về Thơ Tự Do.)
    Một trong những loại Thơ Mới là thể loại thơ 8 chữ, một thể loại thơ mang đầy tư tưởng lãng mạn, phát xuất từ văn học Tây phương, đã được du nhập và Việt hóa từ loại thơ "vần cuối câu" của Pháp thành loại thơ 8 chữ vào khoảng những năm 1930-1940.
    Thơ Mới không có chiều sâu bằng Thi Ca dân tộc; tuy nhiên nó đặc biệt "quan tâm" nhiều đến lãnh vực tình yêu!
    Qua cái tên chúng ta cũng hiểu được Thơ Mới hãy còn non nớt lắm, thế nhưng Nhất Lang tin rằng trong tương lai, ở thế hệ mai sau, Thơ Mới sẽ được biến hóa hay hơn và được xử dụng trong những tác phẩm lớn.
    Với tin thần yêu mến nghệ thuật văn thơ, Nhất Lang xin được ghi lại đây những gì mình học hỏi được và kinh nghiệm được trong những năm qua. Nếu gọi là hiểu biết thì thời gian ấy hãy còn chưa đủ, Nhất Lang chỉ mong được làm một việc gì nhỏ nhoi để gọi là góp phần gìn giữ những gì cha anh mình đã tìm tòi và để lại cho con em đời sau.
    Thông thường thì loại thơ này mỗi câu có 8 chữ, thỉnh thoảng cũng có những câu có đến 9, 10 hoặc cả những 11 chữ. Vì cũng là thể loại tự do nên khi làm thơ BÁT NGÔN ta có thể bắt đầu bằng bất cứ hình dạng nào, hoặc chữ BẰNG ở cuối câu đầu, hoặc chữ TRẮC ở cuối câu đầu.
    Trước khi đi vào cách làm thơ, Nhất Lang xin gửi đến các bạn một vài điều cần nhớ:
    Cho dù là thể loại tự do, không theo khuôn khổ, trong thơ BÁT NGÔN có một điểm cần xem như luật định - Nếu chữ cuối câu được xếp bằng chữ BẰNG thì chữ thứ 6 của câu nhất định phải là chữ TRẮC, và ngược lại, nếu chữ cuối câu là chữ TRẮC thì chữ thứ 6 của câu nhất định phải là chữ BẰNG -- Không theo luật định này thì bài thơ rất là trúc trắc khó đọc vì bị mất đi âm điệu.
    Ngoài ra, chúng ta nên chọn chữ sao cho BẰNG và TRẮC khá cân bằng... nếu một câu thơ có đến 6 hoặc 7 chữ cùng loại (6 - 7 chữ BẰNG hoặc 6 - 7 chữ TRẮC) thì nên cẩn thận kẻo âm điệu của bài thơ bị lạc, đọc nghe không giống thơ nữa. Tuy thế, ta không nhất định phải dùng đúng 4 chữ BẰNG và 4 chữ TRẮC, 3 và 5 cũng đã đạt lắm.
    Dưới đây là những cách làm thơ BÁT NGÔN (thơ 8 chữ). Nhất Lang sẽ tìm những thí dụ thích hợp và "E***" bài lại sau cho các bạn xem.
    Chú thích:
    td = dùng chữ tự do - hoặc BẰNG, hoặc TRẮC
    B = BẰNG
    T = TRẮC
    V = Vần
    1)
    td td td td td B td T
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T
    td td td td td T td B(V)
    Cách thức trên được gọi là Tứ Tuyệt (4 câu cho mỗi đoạn) và theo dạng trốn vần như các bạn đã thấy trong một số bài thơ Thất Ngôn của Hán văn. Nếu muốn làm dài hơn các bạn có thể theo cách thức này, đổi vần cho mỗi đoạn mới và cứ thế mà làm - bài thơ có nhiều đoạn 4 câu thì gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên.
    2)
    td td td td td B td T(V*)
    td td td td td T td B(V**)
    td td td td td B td T(V*)
    td td td td td T td B(V**)
    Cách thức trên cũng gọi là Tứ Tuyệt và theo dạng cách vận - cách vận nghĩa là vần cách 1 câu hay vần xen kẽ. (chữ Trắc cuối câu 1 vần cùng chữ TRẮC cuối câu 3, chữ BẰNG cuối câu 2 vần cùng chữ BẰNG cuối câu 4. Nếu muốn làm bài Trường Thiên thì các bạn cứ theo kiểu mẫu trên mà chọn vần mới và làm tiếp theo.
  6. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thí dụ cho cách thứ 2:
    QUÊN
    Đã hẹn với em rồi, không tưởng TIẾC
    Quãng đời xưa, không than khóc vì ĐÂU
    Hãy buông lại gần đây làn tóc BIẾC
    Sát gần đây, gần nữa, cặp môi NÂU.
    Đêm nay lạnh, tìm em trên gác TỐI
    Trong tay em dâng cả tháng năm THỪA
    Có lẽ đâu tâm linh còn chọn LỐI
    Để đi về cay đắng những thu XƯA.
    Trên nẻo ấy, tơi bời, em đã BIẾT,
    Những tình phai, duyên úa, mộng tan TÀNH.
    Trên nẻo ấy, sẽ từ muôn đáy HUYỆT
    Ái ân xưa vùng dậy níu chân ANH.
    Không, em ạ, không còn can đảm NỮA
    Không, nguồn yêu suối lệ cũng khô RỒI
    Em hãy đốt giùm anh trong mắt LỬA
    Chút ưu tư còn sót ở đôi MÔI...
    Hãy buông lại gần đây làn tóc RỐI,
    Sát gần đây, gần nữa, cặp môi ĐIÊN.
    Rồi em sẽ dìu anh trên cánh KHÓI
    Đưa hồn say về tận cuối trời QUÊN.
    -của Vũ Hoàng Chương-
    Dưới đây là cách đảo ngược của kiểu mẫu trên:
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    Cách này không khác chi cách trên, chỉ là đổi nghịch!
    3)
    td td td td td B td T
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T
    Cách thức trên thường được dùng cho những bài Tứ Tuyệt Trường Thiên, và theo dạng liên vận - liên vận nghĩa là vần liên tục hay nói rõ hơn là vần theo sát từng đôi.
    Chữ cuối câu 1 là chữ TRẮC, không vần cùng chữ khác... chữ cuối câu 2 là chữ BẰNG và vần cùng chữ cuối câu 3, cũng là chữ BẰNG, chữ cuối câu 4 là chữ TRẮC, chữ này có "nhiệm vụ" gieo vần và tạo mối liên quan cho đọan theo sau, nghĩa là chữ này sẽ phải vần cùng chữ TRẮC cuối câu 1 của đọan theo sau. Cứ như thế mà làm dài ra cho đến khi bài được kết thúc... chữ TRẮC cuối câu sau cùng sẽ không vần cùng chữ nào cả!
    Dưới đây là thí dụ cho cách thức trên:
    GIÃ BIỆT NÀNG THƠ
    Giã biệt nhé, nàng thơ thanh nhã,
    Ánh trăng vàng, anh xin trả cho em.
    Cứ những đêm gió mát với trời êm,
    Đình vọng nguyệt, trăng kia soi gót ngọc.
    Đường lữ thứ, anh một mình cô độc,
    Kiếp phiêu bồng nhớ mãi ******** thơ.
    Nắm thơ kia, anh góp nhặt từng tờ,
    Mang theo cả, làm hành trang kỷ niệm.
    -của Nhất Lang-
    Ta cũng có thể đổi ngược lại như sau:
    td td td td td T td B
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td dt T td B
    Cách làm không khác nhau, ngoại trừ BẰNG đổi thành TRẮC, TRẮC đổi thành BẰNG ở những vị trí có vần và cần âm điệu.
  7. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một thí dụ của cách thức trên:
    TẶNG CHO ANH
    Bài thơ này Nhỏ viết đã mấy hôm
    Nửa muốn tặng, nửa muốn mình Nhỏ đọc
    Nhưng thôi đi... Nhỏ chịu làm cô ngốc
    Đọc anh nghe với cả tấc lòng thành
    Tin không nè, Nhỏ cầu phúc cho anh?
    Tâm Nhỏ đó sẽ luôn dành riêng chỗ
    Như biển kia quen rồi nghe sóng vỗ
    Hình bóng anh, Nhỏ giữ mãi chẳng mờ.
    Nhỏ nguyện mang tâm sự của cát bờ
    Nằm lặng lẽ nghe trùng dương trách cứ
    Cất giùm anh những ngày sầu cô lữ
    Giữ toàn vui... anh đẹp mộng song hành.
    Giữ nụ cười cho đời đẹp như tranh
    Nhỏ tiếp tục đi kiếm tìm hạnh phúc
    Để cho anh...mai này còn có lúc
    Nhớ thật nhiều cô nhỏ thích chiêm bao.
    -của LaLan-
    4)
    td td td td td B td T
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(B)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T
    Cách thức trên được vẽ theo dạng Nhiều Câu ( không chia ra vế từng 4 câu) Cũng có thể đổi ngược.
    5)
    Một dạng Nhiều Câu khác:
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T
    Hay là:
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td T td B
    Cách thức dưới đây do Nhất Lang tự chế cho có chút ràng buộc:
    td td td td td B td T(v)
    td td td td td T(v) td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B(v) td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td td T(v) td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td td B(v) td T
    Một thí dụ:
    TÔI DDÃ BẢO
    Tôi đã bảo tôi đa tình lãng TỬ,
    Yêu thương rồi, đừng trách CỨ chi TÔI.
    Em như thuyền, ngày ấy nhẹ nhàng TRÔI,
    Chừng biển động, em rằng TÔI gọi SÓNG.
    Cố nhân ơi, nhớ chăng chiều gió LỘNG?
    Gã đa tình nối từng CỌNG tóc MAI.
    Thả diều lên theo gió tận ngàn MÂY,
    Thơ đề lá, tặng ai CÀI tóc RỐI!
    Em thường bảo, "đa tình không có TỘI,
    Chỉ vô tình mới có LỖI mà THÔI".
    Duyên không tròn, giờ mai trúc lìa ĐÔI,
    Em lại nỡ mang tình TÔI lăng MẠ.
    Khi gần nhau, em gọi mời đon ĐẢ,
    Lúc xa rồi, em độc CÁ ao TÔI.
    Trong tình trường, nam, nữ... cũng thế THÔI,
    Ý niệm đẹp là xa RỒI vẫn GIỮ.
    "Yêu anh lắm, chàng đa tình lãng TỬ,
    Em ghi hoài lời tình TỰ anh TRAO;
    Dù một giây trong ân ái ngọt NGÀO,
    Mai có thác, em mang THEO xuống MỘ".
    Có phải chăng lời tình ai ấp Ủ,
    Hay chỉ là trận cuồng LŨ si MÊ?
    Rồi giờ đây, khi hồn mộng quay VỀ,
    Em đổ tại, vì trời KHUYA, phận GÁI!
    -của Nhất Lang-
  8. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Theo thường lệ thì trong Thơ Mới chỉ có CƯỚC vận, không có YÊU vận, nghĩa là vần ở cuối câu chứ không có vần ở giữa câu. Như Nhất Lang đã nói, vì muốn có chút ràng buộc nên đã chế ra thể loại này, dựa theo một điểm của thơ SONG THẤT LỤC BÁT.
    ĐIỀU NGOẠI LỆ
    Mỗi thể thơ đều có những điều ngoại lệ --- dưới đây là hình thức ngoại lệ của thể loại này:
    td td td td td B td T(v)
    td td td td T(v) T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td B(v) B td T(V)
    td td td td td B td T(V)
    td td td td T(v) T td B(V)
    td td td td td T td B(V)
    td td td td B(v) B td T
    Theo thể SONG THẤT thì chữ TRẮC cuối câu trên vần cùng chữ TRẮC thứ 5 của câu dưới! Trường hợp chúng ta không tìm ra vần cho chữ thứ 6 của câu 2 hoặc chữ thứ 6 của câu 4 trong mỗi đoạn thì chúng ta có thể tạo vần ở chữ thứ 5 như trong thơ Song Thất Lục Bát. Sự tương tự của Song Thất Lục Bát và loại 8 chữ này là ở lý lẽ VẦN Ở CHỮ THỨ 5 TỪ ĐẦU CÂU HOẶC CHỮ THỨ 3 TỪ CUỐI CÂU.
    Một thí dụ có điều ngoại lệ:
    Đê Mê
    Nép nhìn em trầm mình trong suối NƯỚC,
    Anh ngây hồn như lạc BƯỚC cung TIÊN.
    Nhìn tay em phác nước đỉnh non HIỀN,
    Anh như thấy một đào NGUYÊN trước MẶT.
    Cả không gian, thời gian như im BẶT,
    Chỉ hồn anh đang đuổi BẮT hồn ANH.
    Trong đê mê, anh phát giác hồn MÌNH,
    Đang đắm đuối, trườn GHỀNH và xuống THÁC.
    Đỉnh non lam tỏa mùi hương ngào NGẠT,
    Anh thả hồn theo cung NHẠC du DƯƠNG.
    Rời cung tiên lại lạc đến thiên ĐƯỜNG,
    Anh ngất lịm trong mơ MÀNG hoan lạc.
    -của Nhất Lang-
    Trong thí dụ trên có một điểm ngoại lệ; chữ GHỀNH nằm vào vị trí thứ 5 chứ không phải thứ 6 trong câu như thường lệ
    Tuy thế, câu thơ vẫn không bị trúc trắc!
    Muốn tránh khỏi trường hợp NGOẠI LỆ trên, ta có thể sửa cả câu thơ lại thế này:
    Thay vì: Đang đắm đuối, trườn GHỀNH và xuống thạc
    Ta sửa lại: Đang đắm đuối, đang trườn GHỀNH... xuống thạc
    ***KHI CÓ THỂ Nhất Lang sẽ "e***" và thêm vào bài mẫu cũng như các thể loại tự do khác.
  9. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Phần 4 : Thơ tự do

    Từ cái tên, ta đã biết thơ tự do là những thể loại không nhất thiết phải theo một thể luật nào, mà cách hành thơ và bố trí chữ ra sao thì tùy thuộc vào người làm thơ. Tuy nhiên, một bài thơ hay, một bài thơ đi vào lòng người, ngoài hồn và ý, bài thơ còn phải có vần có điệu, có bổng có trầm, và cần có công phu chọn lọc, từ, ý, đối từ, đối ý vv... Những căn bản trên là nững yếu tố cần thiết khi làm thơ!
    Dùng lời sâu xa hay đơn giản, cô đọng hay mộc mạc thì tùy thuộc vào kiểu cách của mỗi một người làm thơ, quan trọng là làm sao cho người đọc hiểu được điều mình muốn nói, nếu không thì bài thơ ấy chỉ cho một mình tác giả đọc mà thôi.
    Thơ tự do có rất nhiều hình dạng: có loại mỗi câu chỉ có 2 chữ, 3 chữ và lên đến 11 chữ; những loại có từ 9 chữ trở lên chỉ thường có trong các tuồng hát mà thôi. Các loại 2 và 3 chữ rất ít người làm, thông dụng là các loại từ 4 chữ trở lên đến 8 chữ - 8 chữ là loại thơ mới và đặc biệt đào sâu vào tư tưởng Tình yêu và lãng mạn. Vì loại thơ này có tính cách đặc biệt, nên Nhất Lang ghi lại ở một chủ đề khác là "Tập Làm Thơ Mới"!
    Vần và âm điệu trong thơ tự do được xếp ra sao là do nơi sáng tạo của mỗi người làm thơ.
    Nhất Lang đem vào đây một ít bài theo các dạng tự do để các anh chị, các bạn và các em tham khảo.
    CHỢP GIẤC ĐI EM
    Anh đã đến cạnh bên
    Sao vẫn còn trằn trỏc
    Cho hao mòn dóc ngọc
    Nàng ơi hãy vui lên!
    Anh đã đến cạnh bên
    Cho hồn em thôi lạnh;
    Từ rày sẽ ở cạnh
    Tăm tối chẳng còn len.
    Anh đã đến cạnh bên
    Bằng khối xương và thịt;
    Cả đời cho em hết...
    Thôi, chợp giấc đi em!
    -của Nhất Lang-
    *Bài trên theo dạng ngũ ngôn vần TRẮC (hai câu 2 và 3 của mỗi đoạn có chữ cuối câu là chữ TRẮC và vần nhau, những chữ BẰNG cuối câu của mỗi đoạn tạo vần cho chữ cuối câu 1 của đoạn khác.)
    ĐÊM DÀI
    Sao biếc đầy trời,
    Sầu trông viễn khơi.
    Đêm mờ yên lặng,
    Nhìn hạt sương rơi.
    Đêm nay mình anh,
    Dưới trăng vàng tơ mành.
    Nhớ hồn em trong mơ,
    Buồn viễn vọng đợi chờ.
    Đây nghe trăng vàng rụng,
    Trên dám cỏ chiều sương.
    Đây nghe lòng rung động,
    Lẩn thẩn trót canh trường.
    Nào biết đến đời mô,
    Chúng ta còn gặp gỡ.
    Ghé muôn bến sông hồ,
    Mà anh còn bỡ ngỡ.
    Đời lặng dòng nhẹ trôi,
    Thuyền trôi theo dòng đời.
    Đêm buồn lan khắp xóm,
    Bờ tre cũng nín hơi.
    -của Khổng Dương-
  10. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bài trên được làm theo thể phối hợp 4 chữ và 5 chữ cho mỗi câu, lúc thì 3 vần, lúc thì 2 vần cho mỗi đoạn và liên vận cách vận lẫn lộn, cũng có những câu cùng một đoạn lại không có cùng số chữ. Thế nhưng bài thơ vẫn không bị trúc trắc vì có vần và âm điệu!
    HỜN AI MÀ LẮM THẾ?
    Hờn ai mà lắm thế
    Để cho dạ rối bời
    Để cõi hồn chơi vơi
    Giọt sầu rơi khóe mẳt
    Hờn ai mà lắm thế
    Có phải hờn sóng triều
    Cứ để bờ cô liêu
    Mãi rong chơi cùng gió?
    Hờn ai mà lắm thế
    Để đôi má thôi hồng
    Để lệ như nước sông
    Để lòng thêm bối rối?
    Hờn ai mà lắm thế
    Đến lệ chẳng ngừng rơi
    Cho tóc cũng rối bời
    Môi son không còn đẻp
    -của Nhất Lang-
    *Bài trên theo dạng ngũ ngôn tự do 2 vần, hay nói cách khác là liên vận BẰNG (nghĩa là 2 chữ cuối của 2 câu liên tục có cùng vần, và là vần BẰNG.) Mỗi một đoạn đều bắt đầu bằng câu (lời) tựa.
    Dưới đây là một thí dụ được mang ra từ Ca Dao Việt Nam:
    Gió đánh cành TRE,
    Gió đập cành TRE,
    Chiếc thuyền anh vẫn le TE đợi NÀNG.
    Gió đập cành BÀNG,
    Gió đánh cành BÀNG,
    Dừng chèo anh hát, cô NÀNG hãy nghe.
    * Loại thơ trên mỗi khổ có 6 câu, cứ 2 câu 4 chữ, (có vần cuối câu) lại đến một câu 8 chữ, có YÊU vận lẫn CƯỚC vận như câu BÁT trong thơ Lục Bát. Yêu vận của câu Bát này vần theo cước vận của câu 4 chữ trên - nghĩa là chữ thứ 6 của câu này vần theo chữ cuối của câu 4 chữ ở trên. Chữ cuối của câu Bát này (gọi là cước vận) tạo vần mới cho câu 4 chữ theo sau, và nửa khổ sau cứ theo cấu trúc của nửa khổ trước!

Chia sẻ trang này