1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người con gái mặc quần tổng hợp < thơ vui St dành tặng cho những người bạn >

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi Nokia8890, 07/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    ĐÊM MÙA HẠ
    Tháng tư đầu mùa HẠ
    Tiết trời thực oi Ả
    Tiếng dế kêu thiết tha
    Đàn muỗi bay tơi TẢ.
    Nỗi ấy ngỏ cùng ai?
    Cảnh này buồn cả DẠ
    Biến nhắp năm canh chầy
    Gà đà sớm dục DÃ.
    -của Nguyễn Khuyên
    *Bài trên được làm theo dạng ngũ ngôn 5 vần TRẮC - nghĩa là bài thơ khởi ra bằng vần TRẮC ở cuối câu và trọn bài mang vần TRẮC. Nếu ta đếm thì sẽ thấy bài thơ có 5 vần TRẮC, 3 chữ BẰNG ở cuối 3 câu xen kẽ không kể trong luật vần.
    LẠC LÕNG
    Vẫn còn nhau trong gang TẤC,
    Vẫn còn nhịp rung đôi MÔI,
    Thế mà hồn ta lạc MẤT,
    Để mắt nhìn nhau... xa XÔI!
    -của Nhất Lang-
    *Bài trên được làm theo dang LỤC NGÔN hay nôm na thì ta gọi là thơ 6 chữ: loại này chỉ quan trọng vần cuối câu, Nhất Lang dùng cách vận của cả TRẮC và BẰNG.
    Thơ tự do là những bài thơ như trên, người làm thơ không phải theo niêm luật nhất định nào, tuy nhiên vẫn phải xem trọng vần điệu và âm thanh cũng như đối!
    KẾT HỢP MỚI của Nhất Lang
    Từ những học hỏi và kinh nghiệm bấy lâu nay ở nơi những tâm trạng buồn vui, sướng khổ, ngọt bùi, cay đắng, hạnh phúc & tột cùng đau tủi vv... Nhất Lang cho rằng sự kết hợp của nhiều thể loại trong một bài thơ sẽ mang đến những điều mới lạ trong ý thơ và trong âm điệu của thơ. Vì ý niệm ấy, Nhất Lang sáng chế ra một sự kết hợp của các thể loại, vừa theo thể luật, vừa theo thể tự do và hoàn toàn tùy thuộc vào sự sắp xếp của người làm thơ. Loại thơ này chỉ đòi hỏi một điều là phải nắm vững luật gieo vần, để sự kết hợp về vần điệu không bị rời rạc!
  2. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Một thí dụ:
    LỠ CHUYẾN ĐÒ XƯA
    Bỏ đò, bỏ bến, bỏ dòng sông,
    Cô lái năm xưa đã lấy chồng.
    Ngớ ngẩn mình tôi... chiều gió lộng,
    Hỡi đò, cô lái có còn KHÔNG?
    Hết rồi lời hẹn bên SÔNG,
    Người xưa giờ đã thay lòng còn đâu!
    Kim ô đã lặn xuống cầu,
    Cớ chi tôi mãi âu sầu vì AI?
    Giấc mơ cũ giờ BAY theo gió,
    Nàng đi rồi phương đó xa xăm.
    Mắt vời trông cõi mù tăm,
    Chúc nàng hạnh phúc, trăm năm bên người!
    -của Nhất Lang-
    Các anh chị cùng các các bạn và các em xem cách kết hợp về vần điệu ở những cuối câu của mỗi đoạn thơ hay mỗi thể thơ. (Nhất Lang dùng chữ HOA ở những nơi quan trọng để dễ tham khảo.)
    ***********
    Đến cùng tất cả các anh chị, các bạn và các em!
    Tâm nguyền của Nhất Lang đã gửi trọn đến các anh chị, các bạn và các em trong những bài viết mà Nhất Lang đã đăng. Bao nhiêu đó là tất cả những căn bản về cách làm thơ mà Nhất Lang hiểu được; mong rằng nhiều hay ít cũng có thể giúp được tất cả phần nhỏ nhoi nào trong việc tìm hiểu thơ văn nước nhà.
    Người yêu mến và hiểu được nghệ thuật này luôn có trách nhiệm giữ gìn và lưu truyền hiểu biết của mình lại, nên Nhất Lang chỉ làm việc mà mình nên làm, không hề có một tâm ý gì khác hơn. Nay đã làm xong trách nhiệm của kẻ học làm thơ trước thời gian ước đoán, Nhất Lang đang sẵn sàng chờ đón "sự gì" sẽ đến cùng mình!
    Gửi đến tất cả những gì Nhất Lang trân trọng nhất!
  3. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Phần 5 : Hoạ đáp thơ
    Họa đáp thơ và đối thơ không giống nhau, họa đáp thơ là cách phụ họa, tô vẽ cho một đề thơ, là đáp ý và lời của một bài thơ đã được đề ra, là phản lại ý của một bài thơ đã được đề ra! Còn ĐỐI khác hơn ở chỗ luôn luôn dùng từ và ý "khác chiều" để so sánh hai điều hợc hai ý tương đương.
    Có nhiều cách họa đáp thơ:
    - Họa nguyên vận - nghĩa là theo vần của bài đề từ trên xuống dưới - nếu giữ được nguyên cả những từ mang vận thì càng hay.
    Thí dụ:
    LẠC BƯỚC (bài của CaoNguyen)
    Tôi lạc bước vào nơi Hiền Quán
    Cảnh muôn màu, một thoáng trời mơ
    Cổng thênh thang hùng dũng đợi chờ
    Tôi bỡ ngỡ... cứ ngờ tiên cảnh
    Nơi rừng xa núi cao hiu quạnh
    Quán Tựu Hiền bối cảnh vui tươi
    Với những cô tỷ muội mỉm cười
    Nét kiều diễm tiên trời hạ giáng
    Cả nam nữ thơ văn trí vạn
    Tánh hiền hòa hình dáng thanh cao
    Đón khách xa tấp nập ra vào
    Như huynh đệ lời trao tình thắm
    Tôi lãng tử phương xa ngàn dặm
    Thích giang hồ thưởng ngắm trời xa
    Chiều hôm nay lạc bước ngang qua
    Xin Hiền Quán ly trà... nếu được
    Gởi lại đây tạ ơn... lời trước
    Sáng ngày mai rời bước lãng du
    Ly trà thâm... ghi mãi cho dù
    Đời lãng tử phiêu du vô định...
    (bài họa của Nhất Lang theo sau)
    Anh Lữ Khách, trưởng huynh Hiền Quán,
    Xin nghiêng mình đón bạn đường xa.
    Nữ Nhi Hồng thay rượu Quỳnh Hoa,
    Mời nhắp cạn... họa thơ ngắm cảnh.
    Cảm ơn huynh đèo ngang không chạnh,
    Hiền Quán tôi hân hạnh đón mời.
    Đã ghé qua xin chớ vôi rời,
    Các hiền muội... sớm mai sẽ tạn.
    Xin vạn tạ lời huynh tán thán,
    Tụ Hiền môn tài cán là bao.
    Nào dám đâu nhận chữ Thanh Cao,
    Duyên kỳ ngộ, tri giao đã ấm.
    Huynh, lãng tử phương xa ngàn dặm,
    Tôi, lữ hành ngàn dặm đã qua.
    Đêm nay sơ ngộ dưới trăng tà,
    Nâng chum tửu, quan hà... chậm bước.
    Duyên lãng tử mấy khi có được,
    Tôi cầm bầu cạn trước một tu.
    Đường quan san sương gió mịt mù,
    Mấy lúc được tạc thù mà định...
    * bài họa của Nhất Lang ngoài theo vần, còn giữ nguyên thể loại thơ. Ta không nhất định phải theo cùng thể loại, nhưng trong cách thức này thì phải theo vần.
  4. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Lĩnh vực cao nhất của cách họa này là giữ nguyên từ có vận của bài đề - những từ mà Nhất Lang dùng màu cho các bạn nhìn thấy rõ - muốn họa như thế rất khó, nên ta chỉ cố giữ được từ nào hay từ ấy!
    (CaoNguyen họa đáp lời)
    Nguyên xin chào trưởng huynh Hiền Quán
    Hân hạnh này muôn vạn của Nguyên
    Đã dừng chân mang đến nhiễu phiền
    Nữ Nhi Hồng... rượu tiên nào dám
    Nhưng huynh đã một ly đàm phán
    Vậy Nguyên này xin cạn một ly
    Rượu của huynh thật quả diệu kỳ
    Hương thơm ngọt nồng di tâm quản
    Huynh Lữ Khách thật là hào khoán
    Trăng chẳng tàn... anh phán lời thơ
    Gió ngừng trôi, mây sẽ đợi chờ
    Khi anh ghép vần thơ chung rượu
    Hân hạnh nhiều cùng anh thi tửu
    Sơ ngộ này vĩnh cửu không phai
    Tạm biệt anh vào sớm ngày mai
    Đường lãng tử bao dài... mãi nhớ...
    * bài trên họa lại theo lối khác, một lối đáp lời mà không theo vận.
    NẾU THẬT CUỘC ĐỜi CÓ KIẾP SAU (của LaLan)
    Nếu thật cuộc đời có kiếp sau,
    Nhỏ mong được hóa kiếp sang giàu.
    Sẽ gom mua hết buồn nhân thế,
    Để người vui sống chẳng còn đau.
    Nếu thật cuộc dời có kiếp sau,
    Nhỏ mong tình ái mãi đẹp màu.
    Dù mư, dù nắng, tình đừng nhạt,
    Yêu đến trọn đời ẫn còn nhau.
    Nếu thật cuộc đời có kiếp sau,
    Nhỏ hứa sẽ ngoan, sẽ thuộc làu.
    Nhớ hoài nhớ mãi lời mẹ dạy,
    Hông để tuổi khờ vụt qua mau.
    Nếu thật cuộc đời có kiếp sau...
    *Bài trên tác giả cố ý để một câu thòng, cố ý buộc người họa phải theo mình...
    (Bài họa theo của Nhất Lang)
    Ne^'u tha^.t cuo^.c ddo*`i co' kie^'p sau...
    Anh mong được ở cạnh "người giàu".
    Được nàng san sẻ buồn nhân thế,
    Được sống bên nàng... chẳng mất nhau.
    Nếu quả cuộc đời có kiếp sau,
    Anh mong tình ái thắm một màu.
    Màu tím thủy chung và chờ đợi,
    Hay màu xanh lá, chẳng phai mau.
    Nếu quả cuộc đời có kiếp sau,
    Anh mãi làm mây trắng năm nào.
    Sẽ là lữ khách ru tình mộng,
    Chẳng để tuổi khờ vụt qua mau!
    - Họa nghịch vận - nghĩa là không theo vần từ trên xuống như cách thức trên mà theo vần từ dưới lên, tức là dùng vần cuối cùng của bài đề mà theo cho câu thơ thơ đầu của mình, cứ như thế mà đi ngược lại!
  5. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cả hai cách thức trên đòi hỏi bài họa phải có số câu bằng bài đề, nếu không sẽ không cân đồng thì mất hay.
    Nếu dùng hai cách trên mà còn họa lại lần thứ nhì thì người ta gọi là TỤC VẬN.
    - Họa đáp ý - họa đáp ý không cần theo vần, cũng không cần theo thể loại, miễn sao đáp được ý bài đề là đủ. Giống như bài thứ nhì của CaoNguyen ở trên. Nói cách khác là họa theo lối hồn ai nấy giữ, thể thức ai nấy theo, nhưng phải theo "ý tứ" và "tình điệu".
    CÓ THỂ NÀO (của MC_TT)
    Có thể nào
    Tâm hồn mình nhung ngớ
    Một người chưa từng gặp
    Để đêm về
    Nghe lòng sao thương nhớ
    Có thể nào
    Chỉ vì những vần thơ...
    Đêm không ngủ
    Mong chờ từng đêm một
    Có thể nào
    Tim vỗ nhịp yêu đương
    Có thể nào? Có thể nào?
    Hình như là có thể...
    Vì anh ơi...
    Bé đã yêu anh, tự lúc nào
    Trong tiềm thức.
    Có thể lắm...
    Những đêm dài rạo rực,
    Xác lẫn hồn...
    Anh cũng thức trong đêm.
    Nhắm mắt lại...
    Lòng nhung nhớ dâng thêm,
    Khi mở mắt...
    Hồn dường như đang mộng.
    Có thể lắm...
    Nếu em yêu mến giọng,
    Điệu thơ tình...
    Anh viết nhịp yêu đương.
    Có thể lắm...
    Vì anh cũng vấn vương,
    Này bé hỡi...
    Anh đã yêu thương bé!
    -của Nhất Lang-
    Có thể nào
    Anh vì em nhung nhớ
    Có thể nào
    Anh thức trọn vì em
    Có thể nào
    Tay trong tay chung lối
    Có thể nào
    Ta chung bước chung đường
    Có thể nào
    Tình trong mơ như thật
    Có thể nào
    Ôm em chặt không anh?
    Có thể nào
    Tìm môi hôn trong mộng
    Có thể nào...
    Có thể nào...
    Anh yêu em không nhỉ?
    -của MC_TT-
    Em hỏi gì
    Mà hỏi nhiều thế nhỉ?
    Em hỏi gì
    Mà hỏi kỷ thế kia?
    Hãy hỏi lòng,
    Trong những thoáng canh khuya;
    Em có nhớ...
    Chàng đa tình lãng tử?
    Em hỏi gì
    Không gỏi lòng em thử,
    Em hỏi gì
    Không thử tự hỏi em.
    Những đêm khuya,
    Có xõa tóc bên rèm?
    Có thương nhớ,
    Cánh bằng ngàn dặm gió?
    -của Nhất Lang-
  6. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Những bài trên họa theo lối hồn ai nấy giữ, nên rất khó mà họa cho hay, cho khéo!
    - Họa đối ý - họa đối ý là cách họa nghịch lại, hay đối lại ý của bài đề, loại này tùy theo cách thức thích hợp, hoặc theo vần, hoặc không!
    - Họa thể hình - một cách thức họa theo hình thể hay dạng của bài thơ đề, không nhất thiết phải theo vần suốt, nhưng phải dùng vần cuối bài đề để chuyển tiếp vận cho bài thơ họa.
    ANH CÓ BIẾT (của LaLan)
    Anh có biết chờ anh bao mùa hạ
    Nước mưa đong đã thành biển mất rồi
    Anh đi mãi không về nơi hò hẹn
    Để mình em vô vọng ngắm nhìn trời
    Bài thơ tình héo như cánh phượng rơi
    Sân trường cũ con ve buồn lột xác
    Cái của lớp mà anh thường liếc mắt
    Giờ không anh bao lớp bụi nhạt nhoà
    Hè nay về em lặng lẽ nhặt hoa
    Gom góp lại cho mình vài kỷ niệm
    Và bất chợt mưa về như nuối tiếc
    Hứng mưa trời... nỗi nhớ vẫn còn đong...
    *Bài thơ trên được làm theo thể phối hợp của cách vận BẰNG, và tự do.
    (bài họa của Nhất Lang)
    Anh cũng đã mấy mùa đông hoài vọng,
    Ngóng về quê thương nhớ tuổi học trò.
    Những hẹn hò... sân trường... hàng phượng vỹ,
    Cả dáng hình kiều mỹ lẫn ngây ngô.
    Bài thơ tình "Cánh Phượng Tặng Tiên Cô",
    Anh vẫn giữ bên hành trang kỷ niệm.
    Đôi mắt xưa với nụ cười tủm tỉm,
    Vẫn mang theo, năm tháng chẳng nhạt nhòa.
    Hè lại về, tuy người ở phương xa,
    Hồn thơ cũng bay về trong gió thoảng.
    Cài tóc em yêu một nhành hoa phượng,
    Như thuở nào đã cài tóc tiên cô!
    * Bài trên làm theo lối họa thể hình, chỉ cần chuyển vận ở câu đầu, và sau đó thả hồn theo nhịp điệu, không quan trọng đến vần.
    - Họa chuyển vận - nghĩa là dùng vần cuối của bài thơ đề, chuyển vần ấy vào câu thơ đầu của mình và tùy theo THUẬN hay NGHỊCH ý mà họa. Loại hoạ đáp này rất là thông dụng hiện nay, chỉ cần biết CHUYỂN VẦN, còn thể loại thơ thì không quan trọng.
  7. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thí dụ:
    LẠC BƯỚC VƯỜN THƠ (của VongHoaiNhan)
    Vọng Hoài Nhân mãi mơ màng,
    Vô tình lạc bước Thiên Đàng gia thơ.
    Nhìn trời, ngắm cảnh... không ngờ,
    Giữa trần gian có một vườn thơ tiên.
    Không đâu có những muộn phiền,
    Hoài Nhân quên hết triền miên nỗi sầu.
    Mai Quế Lộ sẵn một bầu,
    Nghiêng đầu dốc rượu, xin chào Thơ Gia.
    (Nhất Lang họa đáp, dùng vần cuối chuyển tiếp - vần thông của âm a)
    Không thiên đàng, chẳng phải mơ,
    Huynh đang đứng giữa vườn thơ dương trần.
    Không xa lắm, chẳng mấy gần,
    Huynh đang lạc chốn cung Tần cõi mơ.
    Thế gian lắm chuyện không ngờ,
    Hai ta chẳng hẹn mà chờ nơi đây.
    Quỳnh Mai tưởu một chum đầy,
    Ngiêng mình đáp lễ Vọng Hoài Nhân huynh!
    * Hai câu chót đáp lại vừa theo ý vừa theo nghệ thuật. Bài thơ họa bị PHẠM một lỗi là dùng ĐIỆP VẬN - điệp vận là sự trùng vần của hai đoạn thơ không cách nhau mấy vế. Tuy nhiên, trong thơ họa đáp, đôi khi khó mà tránh khỏi!
    Trích cuối đoạn CHUYỆN ĐÓA QUỲNH MAI (của LaLan & Nhất Lang))
    ... ...
    Ba lần dang dỡ dòng thơ,
    Chắc vì duyên tận nên mơ chẳng tròn.
    Trăng ngà đã khuất triền non,
    Rượu Quỳnh cũng cạn, chỉ còn chút hương.
    Ngắt cành mai đọng hơi sương,
    Cài lên mái tóc, dặm đường nhớ nhau.
    Chia ly nghe dạ dàu dàu,
    Vòng tay tiễn biệt ngày sau vẫn nồng.
    Không duyên chẳng vẹn tơ hồng,
    Lời thơ ngày cũ sang sông theo người.
    Mai này cách biệt phương trời,
    Nhìn mai nhớ cảnh bồi hồi đêm nay.
    Nam Kha tỉnh giấc còn say,
    Mộng đi còn lại tóc mây bên thềm.
    -LaLan-
    ----------
    Mưa rơi lã chã trong đêm,
    Khóc tình dang dỡ, khóc duyên không tròn.
    Trăng đêm đã rụng sườn non,
    Quỳnh tương tuy cạn, nhưng còn chất hương.
    Anh về gói kỷ vào rương,
    Cùng một mớ tóc... vấng vương đêm ngày.
    Tim sẽ khắc đêm này trọn kiếp,
    Dẫu cho tình chẳng hiệp keo sơn.
    Với tay vuốt mái tóc vờn,
    Trong anh nấc nghẹn nỗi hờn thiên cung.
    Đàn đã lỡ, dây chùng phím lạc,
    Hai nẻo đời trôi dạt từ đây.
    Nam Kha tỉnh giấc còn say,
    Mộng tan theo gió, Quỳnh Mai rã rời!
    -Nhất Lang-
  8. silver_wing

    silver_wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thông thường thơ họa rất quan trọng về cách gieo vần, lắm khi người hoạ gặp phải loại vần mà người ta gọi là TỬ VẬN, nghĩa là vần chết, vần không có lối thoát, vần khó tìm ra chữ thay thế. Khi muốn học thơ, ta nên tránh dùng những từ ngữ hóc búa, những từ độc nhất, không có cách họa đáp!
    * Khi họa đáp thơ, nếu ta dùng sự phối hợp của nhiều thể thơ thì sự uyển chuyển về vần điệu sẽ rộng rãi hơn. Các anh chị, các bạn và các em chỉ cần đọc kỷ về cách gieo vần trong bài đầu, và cách xử dụng vần của các thể loại, khi am hiểu sẽ biết cách ap dụng. Nhất Lang sẽ tìm ít bài thí dụ về cách họa này cho các bạn tham khảo sau.
    - CHUYỂN VẬN từ một bài thơ cùng thể loại rất đơn giản, cứ theo vần cuối cùng của câu thơ cuối của bài đề, hay bài ta họa theo, mà tiếp vận theo thể thức của loại thơ ấy mà thôi!
    - CHUYỂN VẬN từ một bài thơ khác thể loại, ta cần xác định hai điều là vần cuối của câu cuối của bài đề, hay bài thơ ta họa theo, là BẰNG hay TRẮC, và thể loại thơ mình muốn dùng là gì, mà theo vần luật của nó!
    - Nếu tiếng cuối của bài đề, hay bài ta họa theo là BẰNG, và tiếng cuối của câu đầu tiên trong bài mình cũng là BẰNG, thì ta dùng tiếng ấy mà lấy vần cho tiếng cuối trong câu thơ đầu của bài họa!
    - Nếu tiếng cuối của bài đề, hay bài ta họa theo là TRẮC, và tiếng cuối của câu đầu tiên trong bài mình cũng là TRẮC, thì ta cũng theo cách thức trên mà tạo vần TRẮC mới!
    - Nếu tiếng cuối của bài thơ đề, hay bài ta họa theo là BẰNG, mà ta lại muốn dùng TRẮC ở cuối câu đầu thì ta theo phương thức sau: dùng chữ BẰNG ở cuối bài thơ trên mà tạo vần BẰNG cho tiếng thứ 3 (từ cuối câu đếm ngược lại), hoặc tiếng thứ 3 (từ trước đếm tới).
    Như sau:
    Vấn vương thốt tiếng từ ly... nghẹn lời. (câu cuối của bài trên)
    Đường khuya mưa rơi tầm tã, (câu đầu của bài họa theo) - chữ RƠI nằm vào vị trí thứ 3 từ cuối câu đếm ngược lại!
    - Nếu tiếng cuối của bài thơ đề, hay bài ta họa theo là TRẮC, mà ta lại muốn dùng BẰNG ở cuối câu đầu, thì ta cũng dùng cách tạo vần TRẮC cho chữ cuối của bài trên cùng chữ thứ 3 (từ cuối câu đếm ngược, hay từ đầu câu đếm tới như cách thức trên).
  9. HuhnKind

    HuhnKind Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    khiếp chú Sliver gì gì ơi, anh nghĩ chú post bài vào đây không hợp vị lắm đâu !!Đang toàn thơ, tự nhiên được một bài văn ặc ặc.. dài thê thảm và ảm đạm
    Chú có thể mở một topic mới mà, okie ??
    HuhnKind
  10. Nokia8890

    Nokia8890 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    7.668
    Đã được thích:
    0
    Thơ em, Đỗ Phủ cũng im ro
    Lý Bạch ngay râu đứng thập thò...
    Thôi Hiệu dâng ly hầu rượu, quạt
    Vương Duy điếu đóm, ngáp buồn xo!
    Tố Như chạy mặt, ôm Từ Hải
    Nguyễn Bính te tua, nhảy xuống đò
    Chị Điểm, Cậu Luân teo vịnh nguyệt
    Xuân Hương, Chiêu Hổ hết đường mò
    Tài hoa như...em mà nghèo mạt
    Tại thơ em...bán hông ai mua
    Giọt nước mắt tiễn đưa với ước mơ.Lời yêu chưa kịp nói còn đâu nữa ? Giờ ta đã mất nhau với nỗi đau.Đời anh tựa chiếc lá bay lẻ loi

Chia sẻ trang này