1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người dân ??okêu trời???, cán bộ thì??? ??obình thường??? (?!)

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi lan123, 21/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Người dân ?okêu trời?, cán bộ thì? ?obình thường? (?!)

    ?" Người dân ?okêu trời?, các cán bộ thôn cũng đã phản ánh với chính quyền bằng cả đơn, và ý kiến về ô nhiễm ở đây trong nhiều năm qua. Thế nhưng khi làm việc với chúng tôi, lãnh đạo thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) lại cho là môi trường đã được xử lý cơ bản, còn Phòng TN&MT huyện Mê Linh lại nói là ?oKhông nhận đơn thư của dân? còn ô nhiễm thì? ?obình thường? (?!)

    Chúng tôi "kêu" nhiều rồi

    Sau mỗi câu chuyện về môi trường ô nhiễm, những người dân thôn Ấp Tre đều cho biết, họ đã ?okêu? nhiều năm nay rồi, nhưng chưa thấy ai về tìm hiểu thực tế như thế nào.

    Còn những cán bộ các tổ dân phố 9 và 10 cũng đều thắc mắc không biết vì sao bao nhiêu phản ánh của dân về môi trường ô nhiễm không được các cấp quan tâm đến.



    Ông Minh, tổ dân phố số 10 và ông Nguyễn Văn Quất, Bí thư tổ dân phố số 9 đang phản ánh với VietNamNet về tình hình ô nhiễm. "Chúng ta đã kêu nhiều rồi... kêu lắm cũng như cóc kiện trời"!. Ảnh: Duy Tuấn
    Tổ trưởng dân phố số 10 cho biết: ?oTrong 3 năm trở lại đây, vấn đề môi trường đã trở thành hệ thống trong các cuộc họp của thôn. Nhiều lần phản ánh với thị trấn Quang Minh và ngành môi trường bằng đơn, thậm chí trong các hội nghị hàng năm cũng đều đưa ra ý kiến để phản ánh về nguồn nước sinh hoạt nhưng chưa có đoàn nào về kiểm tra về môi trường và quan tâm thực sự. Gửi văn bản ra thị trấn, thị trấn cũng chỉ thu thập toàn bộ ý kiến rồi nói là sẽ báo cáo lên trên?.
    ?oVietNamNet là những người đầu tiên về đây tìm hiểu về ô nhiễm của người dân chúng tôi, trước đó chưa có ai về cả (...) Chúng tôi phản ánh sự thật về môi trường, ảnh hưởng tới cộng đồng như thế để các cơ quan chức năng xử lý nhưng chính quyền không thấy trả lời, không quan tâm mấy? ?" ông Minh, tổ trưởng dân phố số 10 nói thêm.

    Còn ông Nguyễn Văn Quất thì nói rằng: ?Đã kiến nghị với cấp trên nhưng họ chỉ nói tiếp thu và chỉ đạo? Mình kêu thế này như "cóc kiện trời", đến bao giờ mà môi trường ngấm vào sức khoẻ thì nó tan hại hết. Còn về các thế hệ sau nữa chứ?

    Người dân cứ nói với tôi là sao không phản ánh lên trên? Tôi nói là các bà kêu một nhưng tôi kêu mười bởi tôi còn kêu cho sức khoẻ gia đình chúng tôi nữa chứ?.




    Nước ở mương tiêu, điểm tiếp giáp với Đầm Và, thôn 1, xã Tiền Phong. Ảnh: Duy Tuấn
    Những cán bộ thôn ở đây cho biết, có thời điểm bức xúc của tập thể cán bộ và người dân lên tới cao trào đã có ý định bỏ tiền mua đá và xi măng bịt cống Đồng Diệc, không cho nước thải KCN chảy qua mương tiêu này nữa.

    Trong lần trở lại xã Tiền Phong mới đây nhất, chúng tôi nghe người dân tổ 9 nói rằng họ đang có ý định quyên góp mỗi nhà 10 nghìn đồng để mua vật liệu lấp cống, không cho nguồn nước ô nhiễm chảy vào đây nữa.

    Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc tháng 1/2008 về "Kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vê môi trường, tài nguyên nước và xả nước thải tại một số doanh nghiệp trên địa bàn" đã xử phạt 23 doanh nghiệp với tổng số tiền 226.750.000 đồng.

    Trong đó có rất nhiều nhà máy đang hoạt động tại KCN Quang Minh và các nhà máy trên địa bàn xã Tiền Phong.
    Còn ở thôn Ấp 1 (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội), nỗi bức xúc cũng tương tự. Kêu mãi không thấu, người dân cũng đã có ý định đắp ngăn dòng nước từ con mương tiêu chảy vào Đầm Và để khỏi ô nhiễm. Nhưng các cán bộ thôn này đã ngăn lại.
    Có một điều rất khó hiểu là việc người dân và cán bộ đã phản ánh nhiều lần với các cấp chính quyền, cả bằng lời, cả đơn thư nhưng không nhận được sự phúc đáp.

    Qua tiếp xúc với VietNamNet, ông Bí thư tổ 9 cũng đề nghị các cơ quan ngôn luận lên tiếng để các ngành chức năng biết để xử lý giúp dân. ?oChúng ta kêu mãi rồi nhưng hiệu quả thì chưa đáp ứng được. Mong môi trường được xử lý để người dân yên tâm?.

    Ở Ấp 1 (xã Tiền Phong), tình trạng cũng tương tự, đã mấy năm nay tất cả các cuộc họp của thôn đều nói nhiều đến chuyện môi trường đang bị ô nhiễm. Ông Quảng, thôn trưởng đưa cho chúng tôi xem bản báo cáo Đại hội nhân dân thôn năm nay, trong đó có đề cập đến vấn đề môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

    Họ đã phản ánh qua các cuộc họp cử tri đã mấy năm nay rồi thế nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết triệt để.

    Các cán bộ thôn cho biết, chính quyền thì chỉ hứa là sẽ báo cáo lên trên, cũng đã có người về lấy mẫu nước để thử. Thế nhưng chưa có bất kỳ phản hồi nào cho họ biết môi trường mà họ đang sinh sống bị ô nhiễm như thế nào, trong nguồn nước có những chất độc gì.

    Họ chỉ biết sống trong hoang mang và lo lắng.

    ?oDân phản ánh là việc của dân???!


    Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch UBND thị trấn Quang Minh. Ảnh: Thu Hương
    Làm việc với nhóm phóng viên, ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch UBND thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã khẳng định: ?oChúng tôi đã kiểm tra lại thông tin về làng ung thư qua các cán bộ thôn và sổ khai tử tại thị trấn. Tôi có thể khẳng định là không có làng ung thư.

    Trong 4 năm qua ở tổ dân phố số 9 và số 10 có 4 trường hợp chết là có nghi ung thư, không thể khẳng định vì không có hồ sơ bệnh án?.

    Những thông tin về ô nhiễm và bệnh ung thư ở các bài trước là do những cán bộ các tổ dân phố số 9 và số 10 cung cấp. Phóng viên cũng đã trực tiếp tìm hiểu ở người dân và gia đình họ.

    Thế nhưng không hiểu sao, khi được UBND thị trấn mời lên để khẳng định việc không có làng ung thư thì những cán bộ thôn này lại nói khác với những gì đã cung cấp trước đó cho chúng tôi. Tuy vậy, họ vẫn thừa nhận những thông tin trước đấy là sự thật.

    Biên bản được lập tại trụ sở UBND thị trấn về việc kiểm tra số người chết vì ung thư kết luận trong 24 trường hợp chết trong 4 năm thì có 4 người nghi ung thư nhưng không có bệnh án.

    Tuy nhiên, trong danh sách liệt kê lại có tới 5 trường hợp chết nghi ung thư và một người chết vì ung thư gan. Đó là chưa liệt kê trường hợp ông Nguyễn Văn Kho ung thư phế quản và anh Nguyễn Văn Thanh chết vì ung thư vòm họng.

    Về vấn đề môi trường, ông Hoan tiếp tục cho biết: Nước thải KCN một mặt tiêu về sông Cà Lồ ở phía bắc, một hướng nữa là nước chảy tiêu về khu vực Đầm Và, chảy qua đầm Vân Trì, chảy qua Đông Anh.

    Trước năm 2008 thì nước thải ở KCN chưa được xử lý. Việc nước thải hoà lẫn với nước sinh hoạt và có ảnh hưởng đến người dân tương đối trầm trọng.



    Nước có màu đỏ như thế này thường xuất hiện ở mương tiêu, thôn Ấp Tre thế nhưng ông chủ tịch thị trấn lại khẳng định: "Nước chỉ có màu vàng, làm gì có màu đỏ... dân phản ánh là việc của dân. Tôi khẳng định như thế". (Ảnh chụp lúc 18h20 ngày 18/9/2009) Ảnh: Duy Tuấn
    ?oTháng 2/2009, Nhà máy xử lý nước thải của KCN Quang Minh đã đi vào hoạt động, các doanh nghiệp phải đăng ký với nhà máy này để xử lý nước thải... Tuy nhiên thực tế bây giờ nước thải ra đã được xử lý hay chưa, xử lý như thế nào thì thị trấn chúng tôi không thể nắm được. Môi trường đã được cải thiện hơn các năm trước? ?" ông Hoan nói.

    Khi chúng tôi phản ánh lại những ý kiến của nhân dân về nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân đang hoang mang, ông Hoan lại tỏ ra khá bực tức: ?oNước trên mương chỉ có màu vàng, làm sao mà đỏ được? Các anh chị có quyền thu thập thông tin, còn tôi về việc này tôi trả lời thế? Dân phản ánh là việc dân phản ánh, còn tôi khẳng định việc đó??.

    Và ông chủ tịch thị trấn này cũng cho rằng màu nước bị vàng thời điểm này cũng có thể do bị ảnh hưởng của nước thải và cũng có thể là do ảnh hưởng của việc nhiễm sắt tự nhiên trong lòng đất (?!)

    Nói về việc những phản ánh của nhân dân trong nhiều năm qua, ông Hoan cho biết là chính quyền đều biết qua các lần tiếp xúc cử tri nhưng không hề có đơn của các thôn. Và UBND thị trấn cũng đã có báo cáo gửi các cấp có thẩm quyền để xử lý nước, rác thải ở KCN và đến nay đã được sự quan tâm của cấp trên.

    Đã có nhiều đoàn kiểm tra môi trường của huyện, thành phố về kiểm tra và môi trường đã tốt hơn nhiều (?!)

    ?oVấn đề môi trường thì rất nan giải. Về rác thải thì chúng tôi làm rất tốt nhưng nguồn nước thì chúng tôi không chủ động được? Còn các văn bản phản hồi của các cấp thì có nhưng không thể lấy ra được. Hẹn một buổi khác? ?" ông Hoan cho biết thêm.

    Phó Phòng TN&MT huyện Mê Linh: "Chưa có gì ghê gớm cả" (?)


    Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Phòng TN&MT huyện Mê Linh. Ảnh: D.T
    Ông Nguyễn Văn Hưng ?" Phó trưởng phòng TN&MT huyện Mê Linh cho biết: ?oỞ KCN Quang Minh thì qua kiểm tra chúng tôi chưa thấy có biểu hiện gì đáng ghê gớm cả, nó vẫn bình thường thôi. Các nhà máy hoạt động chưa thực sự. Chất thải sinh hoạt đã có cơ quan chức năng và các doanh nghiệp tổ chức thu gom?.
    Ông Hưng còn cho biết, UBND huyện không nhận được đơn thư hay báo cáo gì từ dân và UBND thị trấn Quang Minh cũng như xã Tiền Phong trong những năm qua. Qua các lần đi kiểm tra cùng với các đoàn thì thấy môi trường vẫn bình thường.

    ?oTôi đánh giá bình thường là vì cảm quan chứ thiết bị quan trắc môi trường thì Sở TN&MT mới có? Chúng tôi không có máy nên nhìn nhận là có thể cho phép? ?" ông Hưng cho biết thêm.

    Do không nhận được phản ánh về môi trường bị đầu độc từ người dân nên trong các lần kiểm tra, những cán bộ cấp huyện này chỉ làm việc với chính quyền địa phương mà không đi trực tiếp ở dân. Cũng như việc UBND thị trấn Quang Minh thường làm việc với các trưởng thôn. Còn thực tế người dân đang như thế nào thì chỉ có họ mới biết!
    ? Duy Tuấn ?" Thu Hương

  2. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    UBND TP. Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, quan trắc môi trường tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội).

    Ngày 12/10/2009, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký công văn số 9849 gửi Sở Tài nguyên môi trường và Công an TP.Hà Nội về việc ?oThanh tra, quan trắc môi trường KCN Quang Minh, huyện Mê Linh?.

    ?oBáo điện tử VietNamNet ngày 09/10/2009 có bài ?oÁn tử hình ung thư ở ngoại thành Hà Nội?? phản ánh tình hình ô nhiễm môi trường ở thôn Ấp Tre (tổ dân phố số 9, số 10 - PV), thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh và nhiều trường hợp bị ung thư mà nguyên nhân có thể do ô nhiễm môi trường từ KCN Quang Minh gây ra? ?" CV trích dẫn phản ánh của VietNamNet.


    Công văn số 9849 của UBND TP Hà Nội. Ảnh: Duy Tuấn


    Về việc trên, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng: Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với Phòng cảnh sát Bảo vệ môi trường, Công an Thành phố chủ động liên hệ ngay với các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên ?" Môi trường để xin ý kiến, tiến hành thanh tra, quan trắc toàn diện môi trường tại KCN Quang Minh và khu vực lân cận, nhất là đối với nước thải, khí thải.

    Trước đó, trong thời gian từ 05/10 đến 10/10, Báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại những khu vực dân cư, môi trường lân cận KCN Quang Minh, chủ yếu trên địa bàn thị trấn Quang Minh và xã Tiền Phong, huyện Mê Linh.


    Toàn bộ khu vực có môi trường ô nhiễm do ảnh hưởng của KCN Quang Minh sẽ được kiểm tra, quan trắc. Những người dân ở thôn Ấp Tre và các thôn ở xã Tiền Phong đang trông chờ vào kết quả thanh tra của Hà Nội. Ảnh: Duy Tuấn


    ?o? Báo cáo kết quả và đề xuất biện pháp xử lý khắc phục đối với UBND TP Hà Nội trước ngày 10/11/2009?, CV 9849 nêu rõ thời hạn của việc thanh tra.

    ?Duy Tuấn
    Tin liên quan
    Ám ảnh nước thải phía sau KCN Quang Minh
    Bài 2: Khi nông dân phải cắn răng xài sang
    Bài 1: Ngược Đầm Và đi tìm nguồn nước gây ô nhiễm
    Bài 3: ?oÁn tử hình? ung thư ở ngoại thành Hà Nội?
    Dân phản ánh là việc của dân, cảm quan thì bình thường
  3. noibai08

    noibai08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2008
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Ngày chúng tôi đến tìm hiểu về ô nhiễm ở thôn Ấp Tre (thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội) thì cũng là ngày ông Nguyễn Văn Kho, 62 tuổi bị chết vì ung thư. Ít ngày sau, người dân ở đây lại phải tiếp tục đưa tiễn anh Nguyễn Văn Thanh, mới 42 tuổi về nơi chín suối cũng vì bệnh ung thư, để lại người vợ với 2 con còn nhỏ.

    Một không khí hoang mang lo lắng bao trùm lên cả ngôi làng này vì họ đang phải đối mặt với một hiện tượng: hàng loạt người chết vì ung thư chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây. Mà phần lớn là đang trong độ tuổi rất trẻ.

    Họ không biết vì lý do gì, chỉ biết ?oán tử hình? xuất hiện từ khi KCN Quang Minh đi vào hoạt động, từ khi môi trường sống của họ bị ô nhiễm, nhất là nguồn nước, không khí.

    Hàng loạt người chết vì ung thư?

    Goá phụ Nguyễn Thị Thắm ở tổ dân phố số 9. Chồng chị, anh Thanh, vừa qua đời vì căn bệnh ung thư khi mới 42 tuổi. Ảnh: Thu Hương

    Trong mỗi câu chuyện phản ánh về môi trường ô nhiễm, đang bị đầu độc với phóng viên VietNamNet là những cái lắc đầu ngao ngán vì cả thôn Ấp Tre (bao gồm cả 2 tổ dân phố số 9 và số 10) trong 4 năm trở lại đây đã có rất nhiều người chết vì ung thư, tập trung chủ yếu ở tổ dân phố số 9.
    Theo thống kê của họ, con số lên tới hơn chục người, chủ yếu là đang trong độ tuổi còn trẻ. Đây là một hiện tượng lạ, chưa từng có ở làng quê này.
    Ngày chúng tôi có mặt thì người dân ở đây đang chuẩn bị đưa tiễn ông Nguyễn Văn Kho, 62 tuổi về với đất. Ông Kho chết vì căn bệnh ung thư thực quản.

    Anh Nguyễn Văn Bảo, con trai ông Kho vừa chỉ tay về phía dòng nước vàng khè vừa nói rằng, bố của anh bị ung thư là do môi trường ô nhiễm, chứ trước đây ông rất khoẻ. Nói rồi anh đưa cho chúng tôi xem hàng loạt những giấy tờ khi ông đang điều trị.

    Các kết quả xét nghiệm đều nói ông Kho bị ?oK thực quản?. Người bà con của ông là ông Nguyễn Hữu Có, 63 tuổi cũng chết vì căn bệnh u não vào năm 2009.

    Cách nhà ông Kho không xa là trường hợp của anh Nguyễn Văn Mạnh, ở tổ dân phố số 10. Người làng biết đến anh với hình ảnh một nguời đàn ông rất khoẻ mạnh, thậm chí để giữ sức khoẻ của mình, anh Mạnh không bao giờ dùng đến thuốc lá hay rượu bia.
    Thế nhưng căn bệnh ung thư dạ dày đến bất ngờ rồi quật ngã anh khi anh chỉ mới 39 tuổi.

    Chị Nguyễn Thị Loan, vợ anh Mạnh, cho biết, anh Mạnh không bao giờ có bệnh tật. Từ khi biết chồng bị ung thư, gia đình đã chạy chữa hết 200 triệu đồng nhưng rồi cũng không thể thắng được căn bệnh quái ác này. Đến tháng 11/2008 thì chồng chị mất.

    Chết vì ung thư ở trong độ tuổi còn trẻ còn có thêm trường hợp anh Nguyễn Văn Cúc, chết vì ung thư gan vào năm 2008 khi chỉ mới 39 tuổi; anh Nguyễn Văn Chúc, 43 tuổi, chết năm 2008 vì ung thư gan.


    Vợ của anh Nguyễn Văn Mạnh (chết vì ung thư dạ dày) đang ngồi kể với PV về cái chết của chồng mình. Ảnh: Duy Tuấn

    Ông Lưu Văn Luyện, có bố là Lưu Văn Tiêm bị chết vì ung thư dạ dày vào năm 2007 đã dẫn chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Đường, chủ tịch hội nông dân thôn, người có lẽ chịu cảnh mất mát đau thương nhất trong những người dân nơi đây.
    Đau đớn hơn nữa là những người này ?ora đi? trong độ tuổi còn rất trẻ, để lại những người vợ, người con rất đáng thương, người nhiều nhất mới 52 tuổi và người trẻ nhất mới 28 tuổi.
    Chỉ trong 2 năm, ông Đường đã 3 lần chịu cảnh mất người thân vì căn bệnh ung thư. Năm 2008, người em vợ của ông là Nguyễn Văn Hoàn 28 tuổi, đã chết vì ung thư gan. Đến tháng 5/2009, ông mất thêm người anh trai là Nguyễn Văn Chanh, 52 tuổi nhập Bệnh viện K (Hà Nội) vì nghi ung thư phổi, sau đấy bác sỹ kết luận là mắc bệnh Ap-xe phổi.

    Rồi mới đây nhất là người em trai của ông là Nguyễn Văn Thanh, cũng chết khi mới có 42 tuổi vì bệnh ung thư vòm họng.


    Máy lọc nước chỉ có mặt ở một số gia đình có điều kiện. Ảnh: Duy Tuấn

    Với phong tục không muốn lưu giữ những thứ liên quan đến người đã mất nên những giấy tờ trong thời gian điều trị ở các bệnh viện đã bị người nhà đốt đi. Có nhiều gia đình có người thân mất vì ung thư nhưng sợ chúng tôi không tin, họ đã viết giấy cam kết với chúng tôi, còn giấy tờ thì còn lưu ở các bệnh viện.
    Rồi những cái tên cả những người chết vì ung thư trong mấy năm trở lại đây lại xuất hiện nhiều thêm: ông Nguyễn Văn An, 70 tuổi, bị ung thư phổi; ông Ngô Văn An, 71 tuổi, bị ung thư dạ dày; anh Chu Văn Kích, 49 tuổi, ung thư gan; anh Lưu Văn Luật, 47 tuổi, bị ung thư dạ dày.

    Hiện tại ở tổ dân phố số 9 còn có bà Nguyễn Thị Cót, 70 tuổi đã phát bệnh ung thư dạ dày đã 4 năm nay và đang đối diện với cái chết trong nay mai.

    ?oÁn tử hình ai mà không sợ?

    Người bị chết vì ung thư ở cả 2 tổ dân phố thường phát bệnh rồi mất khá nhanh. Đa phần các bệnh có liên quan đến dạ dày, gan và phổi. Trong số 13 người mà người dân cung cấp cho chúng tôi thì có gần 10 người đang trong độ tuổi còn rất trẻ.

    Không chỉ người dân bình thường mà cả tập thể cán bộ của 2 tổ dân phố số 9 và số 10 cũng khiếp sợ khi nhắc đến căn bệnh ung thư đang bao trùm ở làng quê này.


    Những cán bộ tổ dân phố số 9 đang phản ánh với chúng tôi về môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề họ quan tâm, lo lắng nhất vẫn là việc hàng loạt người trong làng chết vì bệnh ung thư. Ảnh: Duy Tuấn

    Ông Ngô Văn Minh, Tổ trưởng tổ dân phố số 10 cho biết tổ của ông có ba ca ở độ tuổi chết trẻ do căn bệnh ung thư, còn phấn lớn tập trung ở tổ 9. Ông cho rằng từ khi có KCN Quang Minh thì mới nảy sinh ra bệnh ung thư, trước kia 5 - 7 năm mới có một người bị ung thư, hiện nay trong số người chết thì có tới 70-80% chết vì bệnh này (?).
    Còn ông Nguyễn Văn Quất - Bí thư chi bộ tổ dân phố số 9, nơi có nhiều người chết vì ung thư cũng có ý kiến như vậy. ?oThời gian gần đây số người chết vì ung thư rất nhiều, không biết do đâu? Chúng tôi cho rằng do từ nguồn nước và môi truờng mà ra đấy. Dân thì không biết thế nào, thường là chết rất trẻ, toàn ung thư mà còn mấy ông đang ọp ẹp nữa?.

    Ông Nguyễn Văn Quất, Bí thư chi bộ tổ 9: "Án tử hình ai mà không sợ... Chúng tôi cho là do nguồn nước và môi trường mà ra cả". Ảnh: Thu Hương

    Khi chúng tôi hỏi người dân có sợ không khi đối mặt với hiện tượng như vậy, ông Quất nói rằng: ?oChúng tôi sợ chứ, nó là án tử hình, ai mà chẳng sợ. Gay thế chứ lại! Chúng tôi lo lắng cho cộng đồng không khéo thành làng ung thư như ở Phú Thọ thì bỏ bố?
    Bệnh tình thì phải chữa thôi, các anh chỉ có đề nghị với các anh ở trên để xử lý KCN về khí thải, nước thải để khỏi ảnh hưởng tới cộng đồng. Các anh chỉ biết thế thôi. Rác thải thì xử lý được chứ còn nước thải và khí thải thì chịu?.

    Những người cán bộ này cũng đều nói rằng họ không thể biết được trong các nguồn nước và không khí thải ra từ các nhà máy trong mấy năm qua có chất gì, chỉ thấy hiện tượng người chết vì ung thư hàng loạt, nhất là năm 2009.

    Trong những thời điểm khí thải bị gió đẩy về có mùi rất khét, nước thì vàng, nhuộm cả cây. Không có ai dám khẳng định rằng trong khí thải, nước thải đấy trong những năm qua và giờ không có chất gây ung thư?

    Còn ông Lưu Văn Luyện đã tính đến phương án cuối cũng là phải bỏ làng đến vùng đất khác để sinh sống vì không thể chịu nổi sự ô nhiễm. Ông nói rằng để đảm bảo cho thế hệ con cháu được sống trong môi trường sạch, ông sẽ mua đất ở Lục Ngạn (Bắc Giang) rồi chuyển đến đó ở.

    Tạm biệt ngôi làng có hàng loạt người chết vì ung thư, ra về, chúng tôi cứ day dứt mãi những ánh mắt, câu nói chứa đựng sự hoang mang, lo lắng của người dân nơi đây. Họ vẫn chưa có nước sạch để dùng, cộng thêm sống chung với môi trường bị đầu độc. Họ đang ngày đêm lo sợ không biết ngày nào tử thần mang tên ung thư sẽ đến với gia đình mình?

    Đoàn kiểm tra Sở TN&MT Vĩnh Phúc năm 2008 đã phát hiện hàng loạt nhà máy đang hoạt động trên địa bàn huyện Mê Linh vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, khai thác khoan, xả nước thải. Ở xã Tiền Phong có 3 nhà máy thì đều chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước.

    Đặc biệt ở KCN Quang Minh có tới 18 doanh nghiệp chưa được phép xả thải vào nguồn nước, ngay cả chủ đầu tư là Công ty TNHH ĐT & PT hạ tầng Nam Đức cũng vi phạm nhiều điều pháp luật bảo vê môi trường, chưa có giấy phép xả nước thải (báo cáo kết quả năm 2008 của Sở TN&MT Vĩnh Phúc).

    Phòng TN&MT huyện Mê Linh cho biết, trong đợt kiểm tra của Sở TN&MT Hà Nội tháng 7/2009 tại KCN Quang Minh, mặc dù chủ đầu tư đã xây dựng hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải KCN Quang Minh nhưng vẫn chưa xin phép để xả nước thải ra môi trường.


    Muốn xác minh phải có công văn và được sự đồng ý của... người chết (?!)

    Chúng tôi đã đến Bệnh viện Bạch Mai để xác minh các thông tin về những trường hợp bệnh nhân nghi ung thư ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh từng điều trị tại đây. Tuy nhiên, sau 2 ngày đăng ký, được sự đồng ý của Giám đốc bệnh viện, chúng tôi mới được tiếp xúc với ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để làm việc.

    Phóng viên VietNamNet đã trình bày rõ, đây chủ yếu là những trường hợp đã chết, chỉ có một người còn sống và người nhà cho biết là bị bệnh ung thư. Cần xác minh những người đó đã từng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai hay không, được chẩn đoán bệnh gì?

    Ông Tuấn đã đồng ý với những yêu cầu của chúng tôi và hứa sẽ thông báo lại khi có kết quả vì phải mất rất nhiều thời gian tìm hồ sơ (trong khi ở Bệnh viện K chỉ cần một tiếng đồng hồ là xong).

    Tuy nhiên khi thông báo lại cho phóng viên thì bà Nguyễn Hương Giang, Phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai có ghi chú đằng sau giấy giới thiệu của PV: ?oKính đề nghị báo VietNamNet có công văn gửi Bệnh viện Bạch Mai ghi rõ mục đích xác minh thông tin bệnh nhân và ý kiến đồng ý của bệnh nhân về việc tiết lộ thông tin cá nhân?.

    Trong khi tại buổi trao đổi trước đó, chúng tôi đã cung cấp thông tin là các bệnh nhân này chủ yếu là đã chết hết. Còn về mục đích của việc xác minh thông tin, khi ông Tuấn yêu cầu cho biết, phóng viên cũng đã trình bày trước đó.

    ?Duy Tuấn ?" Thu Hương
    (Còn nữa)
  4. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hàng ngàn người dân, chủ yếu là các thôn Ấp 1 (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) và tổ dân phố số 9, số 10, thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đang ?okêu trời? vì phải sống chung với nguồn nước gây ô nhiễm. Nhiều lúc họ ngửi thấy mùi khét, cứ tưởng là chập cháy dây điện ở đâu, nhưng khi ra mới biết đó là khói từ các nhà máy ở KCN Quang Minh thải ra.

    Phải mua nước lọc để uống

    Chúng tôi tìm đến thôn Ấp 1, xã Tiền Phong đang lúc giữa trưa. Thấy có người tìm hiểu về môi trường, anh Hoàng Công Dũng, chị Quang Lai đang làm đồng đã bỏ dở công việc để phản ánh với chúng tôi. Những người nông dân này cho biết, nguồn nước ở Đầm Và mấy năm trở lại đây đã bị đầu độc nghiêm trọng do nước từ KCN Quang Minh chảy ra.

    Nguồn nước thải ở KCN Quang Minh chảy vào hệ thống mương của người dân đã khiến hàng ngàn người dân ở thôn Ấp Tre, thị trấn Quang Minh và các thôn ở xã Tiền Phong, nơi có Đầm Và chảy qua phải "kêu trời". Ảnh: Duy Tuấn

    ?oBẩn lắm, bẩn không thể tả được. Những khi nước thải được xả ra thì có mùi hôi và có màu vàng. Khi bơm lên đồng ruộng thì nước lại xuất hiện nhiều bọt bong bóng. Nguồn nước ô nhiễm đã từng làm cho lúa của hộ anh Trinh bị chết, sen trong đầm cũng chết? - vợ anh Dũng than vãn.
    Họ còn nói thêm rằng, nước từ khu công nghiệp Quang Minh thải ra đã gây ô nhiễm đầm này khiến nhiều người đi mò cua cá ở đầm về thấy ngứa ngáy.
    ?oCứ đến đợt mưa thì nước ô nhiễm lại được xả thải, có lúc đặc đen như dầu luyn hoặc dầu mỡ, có lúc lại màu vàng gỉ như sắt. Chúng tôi cũng chỉ biết kêu chán mỏi mồm, bây giờ đi làm đồng nước ngập đến đâu thì chân tay bị ngứa đến đấy? - chị Quang Lai cho hay.

    Ông Vương Duy Đương (Phó Chủ nhiệm HTX thôn Ấp 1), người đã nhiều lần thay mặt nhân dân phản ánh tình trạng ô nhiễm của nguồn nước đã viết đơn kiến nghị gửi cho Báo VietNamNet, phản ánh tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

    ?oNguồn nước ô nhiễm nặng bám vào đã làm chết cây và hoa màu chậm phát triển đã mấy năm nay. Nguồn nước trên là do nước thải ở KCN Quang Minh thải trực tiếp xuống đầm. Chúng tôi đã viết đơn đề nghị UBND xã Tiền Phong xem xét nhưng đến nay không thấy có phản hồi. Hơn 800 người dân chúng tôi đang rất hoang mang không biết thế nào?, ông Đương phản ánh.

    Đơn của ông Vương Duy Đương, Phó Chủ nhiệm HTX thôn Ấp 1, Tiền Phong gửi đến Báo VietNamNet về tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân. Ảnh: Thu Hương.

    Trưởng thôn Vương Duy Quảng đã đưa cho chúng tôi xem báo cáo của Đại hội nhân dân thôn năm nay, trong đó vấn đề được quan tâm nhất vẫn là nguồn nước ô nhiễm. Ông Quảng cho biết, người dân không dám dùng nước giếng khoan để uống như trước nữa mà phải bỏ tiền mua nước lọc đóng bình.
    Ước tính, khoảng 90% dân trong thôn phải mua các bình nước để uống vì sợ nguồn nước ngầm đã bị nhiễm chất độc.
    ?oNhiều lúc nước được xả thải từ khu công nghiệp ra bất ngờ. Dân cũng không thể biết nó ảnh hưởng như thế nào nhưng chỉ cảm thấy sợ bởi nhiều lúc nước đen sì như nước phân trâu, giếng khoan giờ chỉ dùng để tắm giặt và rửa ráy?, ông Quảng nói thêm.

    Ở tổ dân phố số 9 và số 10, thị trấn Quang Minh, tình trạng ô nhiễm, nhất là nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn. Nước con mương tiêu chảy qua đây đã ngấm vào mạch nước ngầm nên nhân dân ở đây đang rất khốn khổ về nước sinh hoạt.

    Có nhiều hộ đã phải bỏ ra 3-4 triệu đồng mua máy lọc nước để sinh hoạt. Tuy nhiên, số hộ có máy đắt tiền trên gần 400 hộ dân ở đây chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trước kia, chỉ cần khoan giếng khoảng hơn 10m là nước có thể dùng được, nay thì có khoan hàng chục mét người dân vẫn không an tâm.

    Mùa màng thiệt hại, cá mương không dám ăn

    Sau khi tiếp xúc với nhiều hộ dân ở 2 tổ dân phố của thôn Ấp Tre, chúng tôi có mặt tại hội trường của thôn này. Không chỉ người dân mà nhiều cán bộ thôn cũng đang ?okêu trời? vì môi trường bị đầu độc, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, cây trồng bị thiệt hại.

    Ngoài màu vàng của nguồn nước mương thì tại những bãi có nhiều cây cỏ, những loại váng của máy công nghiệp đọng lại trên mặt nước với rất nhiều màu sắc. Mới nhìn vào đã có cảm giác sợ hãi chưa nói đến việc những chất này ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của dân hay bơm lên ruộng đồng. Ảnh: Duy Tuấn

    ?oChắc chắn KCN Quang Minh ảnh hưởng môi trường rất nhiều đến đời sống người dân chúng tôi. Ví dụ: khí thải về mùa đông do không khí thấp, khi đó mùi hôi từ các nhà máy bay ra gây khó chịu, nguồn nước và không khí bị ảnh hưởng tương đối nặng nề? ?" ông Ngô Văn Minh, tổ trưởng tổ dân phố số 9 cho biết.
    Ông Minh còn nói rằng, mình đứng ra chịu trách nhiệm trước nhân dân nên rất lo lắng cho cuộc sống người dân. Như vườn cây ăn quả trước kia rất sai quả, bây giờ thì thưa dần, hoa màu cũng không đạt.

    Đây là vùng trồng cung cấp hành tây khá lớn nhưng trước kia 1 sào hành tây mỗi vụ dân thu hoạch được trên 2 tấn giờ chỉ thu hoạch xấp xỉ được 1 tấn/1sào. Nguyên nhân là do khí thải tác động nên hành tây bị quắt lá rồi chết, thối rất nhiều. Hồ sen chưa đến mùa cũng bị chết hoặc không ra hoa được.

    Khí thải từ các nhà máy ở KCN Quang Minh thải ra không khí. (Ảnh người dân Ấp Tre chụp năm 2008 cung cấp).

    Còn ông Nguyễn Văn Sỹ (Chủ nhiệm HTX thôn) thì nói rằng: ?oDo nước quá ô nhiễm nên nhiều người nông dân chúng tôi không dám lấy nước để tưới cây hành tây hoặc cây hoa màu, bí đao vì sợ lâu dài sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chúng tôi đang xây dựng 10ha rau an toàn và kiến nghị được dùng nước máy khoan để tưới cây rau sạch này?.
    Cùng chung một nỗi niềm lo lắng cho người dân, ông Nguyễn Văn Quất, Bí thư chi bộ tổ dân phố số 9 cũng cho biết: ?oNhiều lần khi ngửi thấy mùi khét lẹt người dân tưởng cháy dây điện chạy ra cửa xem thì mới phát hiện ra là không phải mà là khói từ phía khu công nghiệp Quang Minh bay tới. Trong các năm trước thì nhiều lắm, khói các nhà máy thải ra đen kịt. Người dân bức xúc quá đã dùng máy ảnh chụp lại để phản ánh lên trên?.

    Những người cán bộ thôn này không chỉ lo lắng cho dân mà còn lo lắng cho chính bản thân họ và người nhà nữa. Bởi môi trường trong lành bao năm của họ đang bị đầu độc.

    ?oTôi tuyên truyền với dân là không nên ăn cá ở trên mương tiêu này vì ô nhiễm nước trên mương ngấm vào con cá. Ăn vào không chết ngay mà nó ngấm dần gây bệnh. Cá đó có cho tôi cũng không dám ăn? ?" ông Quất tiếp tục bức xúc.

    Ông Ngô Văn Minh, tổ trưởng dân phố số 10 và ông Nguyễn Văn Quất, bí thư tổ dân phố số 9 đang phản ánh tình trạng người dân đang sống trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Duy Tuấn

    Còn bà Lưu Thị Thịnh, vừa có chồng chết vì ung thư cho biết thêm rằng: ?oTrước đây ở mương tiêu này trai ốc nhiều lắm. Những trưa hè, tôi chỉ cần mò một lúc là được cả thau. Thế nhưng từ ngày có KCN này tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của con trai nào nữa. Cá thì mổ ra là có mùi thối lắm, không thể ngửi được. Chưa kể những lúc có gió Nam thì nhà tôi phải hứng chịu mùi hôi thối kinh khủng?.
    Tuy nhiên, mối lo lắng về ô nhiễm nguồn nước, không khí, thiệt hại mùa màng chưa phải là lớn nhất. Gần 2000 người dân ở tổ dân phố số 9 và số 10 đang hoang mang, lo sợ hơn vì họ đang phải đối mặt với ?oán tử hình? mang tên? ung thư, khi chỉ trong 3 năm qua có hàng loạt người dân bị chết vì căn bệnh này, mà chủ yếu là những người còn trẻ.
    ?Duy Tuấn ?" Thu Hương
    (Còn nữa)
  5. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Người dân sinh sống bao đời xung quanh khu vực Đầm Và (huyện Mê Linh, Hà Nội) không khỏi bức xúc vì đầm nước ngọt chuyên cung cấp sen bao đời dần dần chết mòn vì ô nhiễm. Nguồn nước bây giờ không còn trong xanh để những người dân đi làm đồng uống trong những lúc nắng nóng nữa!

    Mọi nguyên nhân, họ, những người nông dân chân chất đều cho rằng do bị nguồn nước thải từ các nhà máy công nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mê Linh, nhất là KCN Quang Minh.

    Từ câu chuyện về ?ogóc đầm chết??

    Đầm Và, trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nay đã thuộc Hà Nội sau khi huyện Mê Linh được nhập vào Thủ đô. Bắt nguồn từ thôn Ấp 1 (xã Tiền Phong), đầm sen này chảy qua các thôn Do Hạ, Do Thượng? rồi đổ ra huyện Đông Anh.

    Bao đời nay, Đầm Và trở nên gắn bó với người dân xung quanh không chỉ do nó cung cấp sen mà còn là đầm nước trong vắt, trẻ con có thể tắm mát, người nông dân khi làm đồng mệt mỏi thường dùng nón lá múc nước để uống.

    Đầm Và ở khu vực thôn Do Hạ. Ông Nguyễn Văn Hồi, người khai thác sen cho biết, trong 2 năm 2008 và 2009, nhà máy mạ kẽm ở xã Tiền Phong đã phải đền cho ông 6 triệu đồng vì xả nước thải độc hại làm sen của ông bị chết. Ảnh: Duy Tuấn

    Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, từ khi các nhà máy công nghiệp mọc lên khu vực thượng nguồn và dọc theo Đầm Và, những gì đẹp đẽ mà đầm sen này mang lại cho người dân chỉ còn là trong ký ức.
    Chúng tôi tìm về Đầm Và trong những ngày cuối của nắng mùa hạ. Nơi đến đầu tiên là thôn Do Hạ, xã Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) - nơi có Đầm Và chảy qua.

    Gạt đi những giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Văn Hồi, người chuyên khai thác sen ở đây cho biết: "chỉ cách đây mấy năm thôi, nước đầm còn trong vắt, chúng tôi đi làm đồng còn lấy nước để uống, trẻ con trong làng thường ra tắm mỗi khi mùa hè đến. Còn cây sen thì khỏi phải nói, tốt lắm, cho rất nhiều hoa".

    Rồi người hái sen chợt thở dài và nhìn vào ?ocánh đồng sen? không còn được như trước nữa. Ông Hồi cho hay, mỗi khi trời mưa là nước thải từ nhà máy mạ kẽm đóng trên địa bàn và KCN Quang Minh xả ra lại chảy về làm dòng nước biến thành màu vàng, có cả váng.

    Khi xuống dầm hái sen, nếu đụng phải nước đầm thì có hiện tượng ngứa ngoài da. Đã nhiều lần sen trong đầm ở đây bị chết, nhà máy mạ kẽm này đã đền bù sen cho ông 2 lần vào đầu năm 2008 và 2009 với tổng số tiền là 6 triệu đồng.

    Góc Đầm Và trước nhà máy mạ kẽm mà người dân Tiền Phong thường hay gọi là "góc đầm chết" vì loài cây sống khoẻ như sen cũng không thể sống được vì ô nhiễm. Ảnh: Thu Hương

    Ông Hồi nói thêm, nguồn nước chính chảy vào Đầm Và là từ KCN Quang Minh, nơi đó có rất nhiều nhà máy. Và nước thải màu vàng từ trên đó chảy vào đầm trong mấy năm nay là rất lớn.
    Thấy chúng tôi tìm hiểu về con đầm, anh Ngô Quang Nam, một người dân ở thôn Do Hạ cũng cho biết thêm về ô nhiễm của nước đối với đồng ruộng. Anh nói rằng bao đời nay, Đầm Và là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp ở đây (xã Tiền Phong có 5 trạm bơm nước từ đầm sen này lên ruộng).
    Thế nhưng mấy năm trở lại đây, khi bơm nước từ đầm lên ruộng thì đều có hiện tượng sùi bọt bóng, người dân đi làm đồng phải đi ủng để khỏi bị nước gây ngứa vì đã rất nhiều người bị.

    ?oThường thì khi trời mưa thì các nhà máy lợi dụng để xả nước thải. Những lúc đấy do mưa nên sẽ làm loãng nồng độ nước thải của các nhà máy và người dân cũng không bơm lên ruộng những lúc đấy do đã có nước mưa. Muốn nhìn thấy màu nước thực sự thải thì phải đợi lúc mưa to? ?" anh Nam nói.

    Ở khu vực này có một góc đầm trước nhà máy mạ kẽm mà người dân thường gọi đó là ?ogóc đầm chết?. Sen cũng không thể sinh sống được ở góc đầm này. Góc đầm này rộng khoảng 300m2, nước một màu nâu đen và không có bất kỳ cây sen nào có thể sống được, cho dù sen là loài sinh sôi rất là khoẻ.

    Qua câu chuyện với những người dân thôn Do Hạ, chúng tôi được biết rằng nguồn nước chính chảy vào đầm là xuất phát từ KCN Quang Minh. Người dân trên đấy đang phải ?okêu trời? vì sống chung với ô nhiễm do nước thải của KCN này thải ra Đầm Và.

    Nhóm phóng viên bắt đầu ngược Đầm Và đi lên phía đầu nguồn, nơi có KCN Quang Minh với nguồn nước thải trực tiếp thải xuống mương tiêu ở thôn Ấp Tre, rồi vào con đầm này.

    Mục kích con mương bị? ?ođầu độc??

    Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi có mặt tại thôn Ấp Tre (nay đã chia thành tổ dân phố số 9 và số 10, thuộc thị trấn Quang Minh).

    Mương tiêu ở thôn Ấp Tre, thị trấn Quang Minh đã chuyển màu từ mấy năm nay và có rất nhiều váng trên mặt nước. Nguồn nước này chảy thẳng ra Đầm Và ở xã Tiền Phong. Ảnh: Duy Tuấn

    Chứng kiến con mương tiêu chảy giữa lòng tổ số 9 và số 10 có màu nước hơi khác lạ, lân la hỏi thì mới biết mương này đang bị ?ođầu độc? từ nước thải của KCN.
    Ông Lưu Văn Luyện, một người dân sống lâu năm ở đây, hiện là Chi hội phó, Hội Cựu chiến binh tổ dân phố số 10 cho biết: ?oHôm nay màu nước nó còn đỡ, thỉnh thoảng nước trong KCN Quang Minh thải ra còn ô nhiễm hơn. Lúc đấy nước mương mang màu vàng, có khi là màu đỏ, đục cả con mương tiêu này?.

    Ông Luyện còn cho biết, trước đây con mương này chuyên cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng người dân nhưng nay thì ô nhiễm quá nên không dám bơm lên tưới cây nữa. Đầu nguồn của nó là từ cánh đồng rộng nay đã biến thành KCN Quang Minh. Và bây giờ điểm đầu của mương tiêu xuất phát từ KCN này. Nước mương xuất phát từ đó, chảy qua thôn của ông rồi đổ thẳng ra Đầm Và.

    Thấy chúng tôi chưa tin, ông Luyện đã đưa đến điểm đầu nguồn của mương tiêu. Nước từ KCN, điểm trước nhà máy xử lý nước thải chảy vào mương, băng qua cống của đường tàu cạnh KCN, qua một cái cống nữa rồi nhập với mương nước bên cánh đồng của thôn Ấp Tre, chảy thẳng vào giữa thôn này.


    Nước ở đầm sen cạnh KCN Quang Minh và những hình ảnh về cây sen bị "bức tử". Nước thải chảy qua cống ở đường tàu trong nhiều năm qua cũng đã khiến thành cống chuyển màu. Ảnh: Duy Tuấn

    Màu nước từ nơi đầu nguồn này đều có màu vàng nâu, váng rất nhiều. Thành cống đã chuyển thành màu như gỉ sắt, từng lớp từng lớp bám vào. Cây cỏ dọc mương cũng đều bị một lớp màu vàng bám chặt gốc.
    Nằm giữa KCN Quang Minh và đường tàu là một đầm sen khá lớn. Tuy nhiên sen ở đây tán lá rất nhỏ, hầu như chết héo và không thấy bóng dáng một bông hoa nào. Chúng tôi hỏi về đầm sen này thì được biết sen không phát triển được là do nước quá ô nhiễm, nước thải ở KCN cũng chảy vào đầm này.

    Ông Ngô Văn Minh, Tổ trưởng tổ dân phố số 10 cho biết: ?oKhu vực có đường nước thải khu công nghiệp cứ đến mùa nóng thì nước chuyển thành vàng như gạch cua và trên mặt có rất nhiều váng?.

    Cùng chung một nỗi bức xúc về con mương bị ?ođầu độc?, ông Nguyễn Trọng Lợi (Trưởng ban công tác Mặt trận thôn) nói rằng:

    Ông Nguyễn Trọng Lợi cũng như hàng nghìn người dân ở thôn Ấp Tre đang rất lo lắng về môi trường bị "đầu độc".

    "Nhiều khi rác thải được họ chuyển ra bằng ô tô rồi đổ ra cánh đồng khi về đêm nên người dân chúng tôi khó biết được. Mùa khô nước khi đổ ra có màu vàng hồng sẫm, đôi khi như rửa sắt gỉ. Loài cây sống dai như cỏ và bèo tây cũng đều chết.
    Có thời điểm nước chảy đến đâu thì cỏ chết đến đấy. Đầm sen giữa mùa đã bị chết và không có hoa, nguồn nước xả thải này chảy từ đường ngầm qua đường tàu rồi ra cánh đồng, nhiều khi hiện tượng dầu chảy ra lảng vảng thành màu trắng bạc rồi bám vào cỏ. Đặc biệt không phải ngày nào họ cũng thải ra mà họ chỉ đổ thải trộm khi về đêm hoặc lợi dụng lúc trời mưa?.

    ?oTừ năm 2007, cá ở con mương tiêu của làng chết tiệt hẳn. Giờ chỉ còn cá rô phi và ốc bươu vàng là sống được. Lấy nước này mà tưới cây thì chỉ có chết? ?" ông Luyện, người dân sống cạnh con mương thở dài lo lắng.

    Không chỉ là những người nông dân chân chất, thấy sao nói vậy mà cả tập thể cán bộ thôn xóm của 2 tổ dân phố số 9 và số 10 đang ngày đêm lo lắng về cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm không khí và nguồn nước. Họ không biết cụ thể là chất gì, chỉ thấy rằng mới xuất hiện mấy năm trở lại đây từ khi KCN Quang Minh đi vào hoạt động.

    Sự ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng thực sự trực tiếp tới cuộc sống mà cụ thể hơn là sức khoẻ và cây trồng của hàng ngàn người dân.
    ?Duy Tuấn ?" Thu Hương
    (Còn nữa)
  6. noibai08

    noibai08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2008
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Ngay phía sau KCN Quang Minh là hàng nghìn người dân đang sống trong ô nhiễm bởi nguồn nước và môi trường ngày càng bị ?ođầu độc?. Phóng viên VietNamNet đã đến và ghi lại được những hình ảnh này.

    Phóng viên VietNamNet đã có chuyến ngược Đầm Và, tìm về nơi có dòng nước chính chảy vào đầm sen này và đã phát hiện ra những nỗi kinh hoàng đằng sau những nhà máy công nghiệp hiện đại ở KCN Quang Minh (thị trấn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội).


    Nước chảy qua cống đường tàu, qua cống mương đã có màu như thế này. Những cây cỏ đã bị các loại váng bám chặt... rồi nguồn nước này chảy thẳng vào mương tiêu ở tổ dân phố số 9, số 10, thị trấn Quang Minh và chảy ra Đầm Và. Ảnh: Duy Tuấn


    Nguồn nước thải chảy qua mương tiêu ở thôn Ấp Tre, qua Đầm Và rồi chảy qua các thôn Ấp 1, Ấp Giữa, Ấp Trung, Do Thượng, Do Hạ của xã Tiền Phong, qua Vân Trì rồi đổ ra huyện Đông Anh.



    Thành cống có nước thải KCN chảy qua đã chuyển màu vàng như gỉ sắt. Những khu vực xung quanh, nước cũng đều có những lớp váng với nhiều màu sắc. Ảnh: Thu Hương


    Theo người dân sống dọc theo nguồn nước này cho biết, từ khi xuất hiện KCN với nhiều nhà máy đi vào hoạt động thì cũng là lúc nguồn nước của họ bị biến đổi, nhất là trong mấy năm trở lại đây.

    Các nhà máy thường lợi dụng trời mưa để xả thải và khi đấy nước trên đầm có màu vàng như gỉ sắt. Khi tiếp xúc với nước này thì bị ngứa ngáy chân tay. Bơm lên ruộng thì xuất hiện các bọt bong bóng như xà phòng. Có thời điểm lúa của người dân thôn Ấp 1, xã Tiền Phong bị chết. Còn sen thì trong mấy năm nay chết rất nhiều, hoa ít.




    Làn nước trong xanh ở các con mương trên địa bàn Ấp Tre nay chỉ còn trong ký ức của hàng ngàn người dân sống quanh đây. Thay vào đấy là ô nhiễm và những hoá chất. Ảnh: Duy Tuấn


    Đặc biệt, ô nhiễm nghiêm trọng nhất là khu vực từ cống đường tàu và khu vực thôn Ấp Tre. Gần như điểm nào có nước thì ở đó có ô nhiễm. Không chỉ nước có màu vàng khè như gỉ sắt mà các loại váng, chất thải công nghiệp lâu ngày bám vào cây cỏ với màu sắc khá đa dạng.


    Nước ở khu vực cánh đồng cạnh đường tàu bị các chất trong nguồn nước thải của các nhà máy ở KCN Quang Minh "đầu độc". Những lớp váng trên mặt nước xuất hiện khắp nơi. Ảnh: Thu Hương


    Cạnh KCN là đầm sen khá lớn đã bị chết gần hết cho dù chưa phải cuối mùa. Nguồn nước thải đổ vào mương tiêu có màu vàng như gạch cua. Các thành cống mà nước chảy qua đã chuyển màu vàng hẳn. Trên mặt là những lớp váng dày đặc. Những đám có trên mương, rễ đã bị nhuốm một màu vàng.


    Cận cảnh một đầm nước có màu óng ánh như mỡ dầu của các loại máy công nghiệp. Ảnh: Duy Tuấn


    Ông Nguyễn Trọng Lợi, Trưởng ban công tác mặt trận ở tổ dân phố số 9, thôn Ấp Tre, cho biết, có thời điểm nước nhà máy thải ra có màu vàng đậm, chảy đến đâu cỏ, bèo tây và sen chết đến đấy. Cá trên mương cũng chết nhiều, người dân không dám ăn cá ở đây nữa.



    Và đây là nguồn nước khi đã chảy vào thôn Ấp Tre. Anh Nguyễn Văn Bảo vẫn đang đeo băng tang người cha vừa chết vì căn bệnh ung thư đang chỉ vào nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cạnh nhà anh. Anh cũng như hàng nghìn người dân nơi đây đều cho rằng từ khi xuất hiện KCN thì nguồn nước bắt đầu bị ô nhiễm và ngày càng nghiêm trọng. Và mấy năm trở lại đây, đã có rất nhiều người chết vì ung thư, phần lớn là trẻ. Ảnh: Duy Tuấn


    Bà Lưu Thị Thịnh, một hộ dân tổ 9, sống cạnh con mương tiêu cho biết: ?oTrước đây vẹm, ốc ở đây nhiều lắm, nhiều lúc tôi chỉ xuống một lúc mò là được cả thau vẹm. Thế nhưng từ khi KCN hoạt động xả nước thải vào mương thì không còn ốc hay vẹm nữa, cá chết hết. Mà có chúng tôi cũng không dám ăn. Còn mùi thối từ nguồn nước thì kinh khủng, những lúc gió nam về thì hướng nhà tôi phải chịu trận?.


    Màu nước thường thấy trên con mương tiêu ở Ấp Tre sau khi nhiễm nguồn nước xả thải của KCN Quang Minh. Ảnh: Thu Hương.


    Việc xả thải thường được các nhà máy tiến hành theo đợt, thường lợi dụng những lúc trời mưa hoặc tối trời. Ngày 17/9/2009, nhóm PV có mặt ở thôn này, ban ngày thì nước có màu vàng như gạch cua thế nhưng đến tối thì nước lại chuyển màu đỏ sẫm. Ông Lưu Văn Luyện, người sống cạnh mương tiêu cho biết màu nước đó chính là do KCN đã thải ra.


    Và đây là những lớp váng "như gạch cua" xuất hiện nhiều trên mương nước này. Ảnh: Duy Tuấn



    Người goá phụ này vừa mất đi người chồng vì căn bệnh ung thư - anh Nguyễn Văn Thanh, nạn nhân mới nhất của căn bệnh quái ác này khi mới 42 tuổi. Ảnh: Thu Hương.



    Hình ảnh những cột khói các nhà máy trong KCN Quang Minh thải ra không khí. (Ảnh do người dân Ấp Tre chụp năm 2008).



    Cảnh nước ở mương tiêu về đêm. Ông Lưu Văn Luyện, một người dân sống cạnh mương nước này cho biết, màu nước này là do các nhà máy xả trộm về đêm. Không biết trong đó ẩn chứa những chất độc gì nữa. Ảnh: Duy Tuấn.



    Mặt tiền KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Duy Tuấn

  7. noibai08

    noibai08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2008
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Đã quá hạn 1 tháng, đoàn thanh tra liên ngành môi trường KCN Quang Minh (huyện Mê Linh) vẫn chưa có báo cáo kết quả theo như chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội. Đặc biệt, việc quan trắc, lấy mẫu nước cũng chưa được tiến hành, nhất là trong thời điểm ô nhiễm nghiêm trọng tại đây mà VietNamNet đã phản ánh.

    Sau khi VietNamNet đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu dân cư phía sau KCN Quang Minh (đặc biệt là thôn Ấp Tre, thị trấn Quang Minh), chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được phản ánh của người dân nơi đây. Nhất là nguồn nước vẫn bị đầu độc, người dân vẫn đang rất bức xúc.

    Ngày 12/10, UBND TP. Hà Nội đã có công văn chỉ đạo Sở TN&MT, Cảnh sát môi trường Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, quan trắc toàn diện KCN Quang Minh. Hạn báo cáo kết quả và hướng xử lý trước ngày 10/11. Tuy vậy đã quá hạn 1 tháng, việc thanh tra vẫn chưa có báo cáo kết quả.


    Đã 2 tháng kể từ khi UBND TP. Hà Nội chỉ đạo "Thanh tra, quan trắc toàn diện môi trường KCN Quang Minh nhưng lực lượng chức năng vẫn chưa lấy mẫu để quan trắc. Hiện mới kiểm tra được 44 doanh nghiệp, trong đó có tới 40 doanh nghiệp vi phạm. Ảnh: Duy Tuấn


    40/44 doanh nghiệp vi phạm, xử phạt gần 500 triệu đồng

    Phóng viên VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn đối với ông Phạm Văn Khánh, Phó GĐ Sở TN&MT Hà Nội.

    Sau khi UBND TP Hà Nội có công văn chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan chức năng khác thanh tra, quan trắc toàn diện môi trường KCN Quang Minh như VietNamNet phản ánh, việc thực hiện theo chỉ đạo đến nay đã như thế nào?

    Xem xét trách nhiệm của Ban quản lý KCN Quang Minh

    Ông Khánh còn cho biết, Ngoài việc kiểm tra môi trường thì đoàn thanh tra liên ngành cũng phải làm rõ trách nhiệm đối với Ban quản lý KCN Quang Minh.

    Có nhiều DN chưa có báo cáo tác động môi truờng nhưng vẫn được giao đất, hoạt động. Xem trách nhiệm của BQL này đến đâu. Nếu mắc lỗi thì BQL phải chịu trách nhiệm chứ không chỉ là các DN đầu tư vào đấy.

    - Rất là cảm ơn báo, ngoài việc phản ánh của VietNamNet thì trách nhiệm của chúng tôi vẫn phải làm. Quan điểm của chúng tôi là phải kiểm tra tổng thể KCN này.

    Đến nay đã kiểm tra được 44 doanh nghiệp (DN) trên tổng số 123 DN tại KCN, đã xử phạt 40 DN với số tiền 492,8 triệu đồng. Trong đó có 9 DN chưa có thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường, 17 DN chưa có hệ thống và cũng chưa đấu nối với nhà máy xử lý nước thải tập trung.

    Ngoài xử phạt hành chính thì chúng tôi cũng yêu cầu 9 DN này liên hệ với Chi cục bảo vệ môi trường để làm thủ tục pháp lý về môi trường

    Tôi có hỏi vì sao 17 DN này không đấu nối, thì mới nghe anh em nói lại là khi tỉnh Vĩnh Phúc mở KCN thì các DN có nộp tiền cho tỉnh và tỉnh có cam kết với DN là đảm bảo đấu nối với hạ tầng. Họ cho rằng tỉnh Vĩnh Phúc phải có trách nhiệm đầu tư đấu nối hạ tầng cho các DN chứ họ không bỏ tiền nộp lần nữa.

    Quan điểm của Sở như thế nào với những DN này?

    - Tôi có nói lại với anh em, khi kiểm tra thì không có lý do gì cả, trách nhiệm là anh phải đấu nối, tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường khi đi vào hoạt động.


    Ông Phạm Văn Khánh, Phó GĐ Sở TN&MT Hà Nội: "Tôi đã chỉ đạo đơn vị quan trắc, sang tuần họ sẽ lấy mẫu nước thải, nước sinh hoạt, đất... ở môi trường xung quanh KCN Quang Minh để kiểm tra mức độ như thế nào". Ảnh: Duy Tuấn

    Trong các biên bản đều ghi rõ chậm nhất thì 31/12/2009 các DN phải thực hiện việc đấu nối, kể cả những đơn vị chưa làm thủ tục pháp lý. Trách nhiệm của nhà nước phải hậu kiểm. Nếu như lần thứ 2 kiểm tra mà vẫn chưa thực hiện thì phải phạt luỹ tiến, sau đó nếu vẫn không chịu thực hiện thì chúng tôi sẽ kiến nghị UBND thành phố Hà Nội đình chỉ hoạt động.

    Là người làm công tác quản lý về môi trường, ông có suy nghĩ gì đối với những hình ảnh, thông tin về ô nhiễm môi trường phía sau KCN Quang Minh?

    - Cái này thì tôi hứa với các bạn là sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất sau khi có kết quả phân tích, chứ bây giờ chưa có cơ sở gì để đánh giá cái đấy. Tuy vậy về cảm quan mà nói thì nước đã bị ô nhiễm. Còn ô nhiễm do yếu tố nào, hàm lượng bao nhiêu, độc hại như thế nào thì phải chờ kết quả mới trả lời được. Chúng tôi đang lo lắng nhất về ô nhiễm chất hoá học (DN dệt nhuộm, sơn, mạ kẽm?).

    Quá hạn vẫn chưa lấy mẫu quan trắc

    Thời gian vừa rồi dân vẫn gọi cho cho phóng viên phản ánh về tình trạng nước ô nhiễm vẫn được KCN xả ra môi trường và chưa có cơ quan chức năng nào về kiểm tra, tìm hiểu môi trường sống của họ? Tại sao đã gần 2 tháng rồi mà vẫn chưa có báo cáo, kể cả mẫu nước cũng chưa lấy?

    Sở Y tế Hà Nội sẽ kiểm tra thông tin về "làng ung thư"

    "Đối với phản ánh của VietNamNet về tình trạng ung thư ở thôn Ấp Tre thì rất rất đáng lo ngại. Hiện UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo.

    Việc kiểm tra để xem tác nhân gây ung thư nó từ đâu, trên tinh thần khách quan, nguyên nhân chính do đâu thì nơi đó phải chịu trách nhiệm", Phó GĐ Sở TN&MT Hà Nội cho biết.


    - Hôm 3/12, chúng tôi đã có báo cáo nhanh lên thành phố rồi, trên cơ sở đó thì đoàn liên ngành gồm: Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN và chế xuất, Sở Công Thương, Cảnh sát môi trường sẽ kiểm tra tổng thể 123 DN tại KCN Quang Minh, kể cả ban quản lý. Kết quả thì sẽ cố gắng hoàn thành trong tháng 12/2009 để báo cáo thành phố.

    Tuần sau chúng tôi sẽ chỉ đạo đơn vị quan trắc lấy các mẫu đất, nước thải, nước sinh hoạt? ở môi trường xung quanh KCN để quan trắc. Kết quả quan trắc thì nhanh nhất là 7 ngày, có những mẫu phân tích lâu. Khi có kết quả thì có thể so sánh với những tiêu chuẩn cho phép, vi phạm cái gì và như thế nào.

    Tại sao ngay trong thời điểm báo VietNamNet phản ánh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn nước sau KCN Quang Minh, UBND TP. Hà Nội cũng đã chỉ đạo kiểm tra, Sở TN&MT lại không cho lấy mẫu nước ngay lúc đấy mà đến bây giờ, khi phóng viên đề cập tới mới chỉ đạo cơ quan có chuyên môn lấy mẫu quan trắc. Như vậy có đúng với quy trình không?

    - Các anh phải thông cảm, không phải cái gì cũng thực hiện ngay được, cái gì cũng phải xem xét cụ thể. Trách nhiệm quan trắc đó, nếu theo quy định của pháp luật thì thuộc Ban QL KCN Quang Minh, trong cam kết cuối cùng về bảo vệ môi trường thì bao giờ cũng phải quan trắc 2 lần trong 1 năm và gửi báo cáo kết quả đó cho cơ quan quản lý nhà nước để nắm bắt được tình hình.

    Nhưng kể cả KCN có kết quả quan trắc gửi về thì mình vẫn làm tiếp để kiểm tra lại.


    Những người dân như chị Hiền, có người thân bị chết vì căn bệnh ung thư ở thôn Ấp Tre đang chờ vào kết quả đợt kiểm tra của các cơ quan chức năng. Họ đang hoang mang, lo sợ không biết khi nào "án tử hình" mang tên ung thư sẽ đến với mình. Ảnh: Thu Hương

    Việc quan trắc còn liên quan đến vấn đề kinh phí nữa, tất nhiên báo cáo thì thành phố sẽ cho, không có vấn đề gì cả. Hiện nay sẽ phải quan trắc môi trường xung quanh KCN, kiểm tra đánh giá toàn diện.

    Quan điểm kinh tế thì anh nào gây ô nhiễm anh đó phải bỏ tiền khắc phục, luật cũng quy định như thế.

    Đây là sự chỉ đạo quan trắc trực tiếp của thành phố, hạn báo cáo kết quả quan trắc, thanh tra môi trường toàn diện là vào ngày 10/11, nay đã qua 1 tháng vẫn chưa có báo cáo kết quả?

    - Chúng tôi đang giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường làm báo cáo về việc đã kiểm tra được 44 DN, còn báo cáo tổng thể thì chưa xong.

    Chậm nhất là 31/12 thì sẽ làm thanh tra và kiểm tra xong môi trường tổng thể KCN Quang Minh.

    Xin cảm ơn ông!

    Ông Doãn Hữu Hiệp, Đội phó đội 3.1, Phòng Cảnh sát môi trường, PC36, Công an TP Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã xem hết 5 bài báo phản ánh về tình hình ô nhiễm, xác định việc gây ô nhiễm là từ KCN Quang Minh ảnh hưởng đến dân nên chúng tôi đã tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trước để tìm ra nguồn gốc gây ô nhiễm. Còn việc kiểm tra trực tiếp ở dân thì chúng tôi đã có giao cho Công an huyện Mê Linh tiến hành, khi nào có kết quả thì họ sẽ báo cáo lên".
    "Cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục kiểm tra môi trường tại KCN này", ông Hiệp nói thêm.


    Duy Tuấn ?" Thu Hương
  8. thudohanoi_vn

    thudohanoi_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    0
    Mod vaò mà đọc báo kìa
  9. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Vụ việc đã có kết quả rõ ràng, đõng topic tại đây. Đề nghị không tiếp tục post chủ đề về các thông tin dạng đọc báo thế này.
  10. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Khoá topic với lý do: Đã xong
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này